Về dân Nghệ Tĩnh nói chung, em có mấy nhận xét như sau:
1. Cần cù, chịu khó, có ý chí phấn đấu
Cái này do vị trí địa lý, đầt đai cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt nên không làm là chết đói. Cái tính cần cù này không chỉ ở lao động, sản xuất mà còn trong học tập, nghiên cứu. Tính cách này hình thành hàng trăm năm, qua đời này, kế thừa sang đời khác. Nó thành 1 nét văn hóa của người Nghệ. Đó là lý do người Nghệ học giỏi, nhiều nhà khoa học (nghiên cứu khoa học mà không cần cù, chịu khó mà bốc mắm).
Học cũng là một lý do để thoát nghèo của người dân ở đây.
Các bác nhìn đám đồng nghiệp của bác làm kỹ thuật mà xem. Nhận nhiệm vụ là hùng hục làm, khi cần thì làm thâu đêm suốt sáng.
PS thêm: các bác chủ doanh nghiệp, kỹ thuật nên chọn vài người dân miền Trung làm key.
2. Tính cộng đồng cao
Các này nhiều bác nói rồi. Tính cộng động và địa phương rất cao, tính từ địa phận Tĩnh Gia (Thanh Hóa) trở ra và đèo Ngang (Quảng Bình) trờ vào.
Đoạn còn lại thì lại quay lại bè phái (cũng là tính cộng đồng) đâm chém lẫn nhau.
Khi đi ra ngoài, chỉ cần 1 người thành công là kéo cả họ hàng hàng hốc đi theo, nếu có điều kiện.
3. Bộc trực, thẳng tính
Dân Nghệ khá thẳng tính, thích thì nói thích, ghét thì bảo ghét. Khi ghét thì cho tiền cũng "quẹt khu" mô!
Cần gì thì nói thẳng. Nấu không ngon thì bảo không ngon, chứ không kiểu "món này nấu hơi mặn nhỉ?"
Cái tính 2 và tính 3 này dẫn đến nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các khu công nghiệp không thích tuyển người Nghệ Tĩnh. Làm thì rất siêng nhưng hễ có chuyện gì không vừa ý là kéo nhau đình công và biểu tình.
4. Đua đòi
Tính cách này có khía cạnh tích cực (đua nhau học hành, đua nhau đi XKLĐ rồi gửi tiền về cho bố mẹ xây cái nhà cực to, trong khi các cụ chỉ cần 1/20 diện tích cái nhà đó là đủ), cũng có khía cạnh tiêu cực (đua đòi mua sắm).
Mua sắm ô tô là một ví dụ, thay vì mua xe cô phù hợp túi tiền thì thường phải sắm một cái xe phải trên 1 cái chuẩn nào đó khá xịn. Ví dụ như xe máy là phải honda, ô tô là phải Toyota trở lên. Hàng xóm có xe thì mình có xe, không có tiền thì đã có ngân hàng.
5. Đàn ông thương con, đàn bà thương chồng
Cái này là em đúng kết thôi. Đàn ông dân Nghệ có thể hay nhậu nhẹt, hay phá phách bên ngoài nhưng về nhà khá chăm con. Có thể tắm rửa, nấu ăn, dạy dỗ con một cách rất nhẹ nhàng và tận tâm. Đàn ông xứ Nghệ cũng khá chịu khó làm việc nhà, tuy nhiên tỷ lệ chưa cao để hình thành một đặc tính chung của đàn ông xứ Nghệ như các bác Nghệ hay rêu rao: Cầm vàng còn để vàng rơi/Lấy chồng xứ Nghệ đời đời ấm no.
Đàn bà xứ Nghệ bình thường không thể hiện tình cảm nhiều với chồng. Nhưng họ luôn sát cánh bên chồng nhưng lúc khó khăn. Cũng như ý trên, cái này chỉ là ý kiến cá nhân em cảm nhận được. Có một điều lạ là dù nổi tiếng với món gió Lào nắng nóng, nhưng da con gái Vinh cứ trắng một cách mặn mà!
Theo em, người Nghệ trước đây gia trưởng, nhưng thế hệ trẻ bây giờ đã thay đổi rất nhiều.
Còn vụ xe ô tô, nếu có 1 bình chọn cơ quan có tỷ lệ nhân viên có xe ô tô cao nhất nước, em xin mạnh dạn đưa ra cái tên: Đại học Vinh ạ!