[Funland] Vĩnh biệt nhà văn Nguyễn Huy Thiệp

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,007
Động cơ
524,099 Mã lực
Năm 2005 , Nguyễn Ngọc Tư có truyện ngắn " Cánh đồng bất tận ", mọi người xôn xao cho rằng cụ Nguyễn Huy Thiệp có người thừa kế, nhưng tiếc là chị này sau tập " Cánh đồng bất tận " thì cũng không có nhiều tác phẩm nữa.
 

musiclife

Xe tăng
Biển số
OF-82743
Ngày cấp bằng
14/1/11
Số km
1,496
Động cơ
426,968 Mã lực
Cây đại thụ truyện ngắn sau Dương Thu Hương
 

NguyenMinhNgoc

Xe tăng
Biển số
OF-90161
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
1,425
Động cơ
556,169 Mã lực
Một bài báo hay
Bài báo có nhắc đến lời một nhà văn lão làng: "Sau Nguyễn Huy Thiệp, ai cũng cảm thấy mình không thể viết như trước được nữa.”
Hình như đó là Nguyễn Khải.
Một người viết hay như ông mà phải thốt lên như thế, đủ thấy tác động lớn của Nguyễn Huy Thiệp đối với văn học VN nói chung và đối với giới viết văn nói riêng hết sức lớn như thế nào!
Và quan trọng là phát biểu ấy không xa thực tế. Cách viết cũ vẫn còn ở những ai đó, nhưng không được người đọc quan tâm nữa. Người đọc đòi hỏi những tác phẩm mới. Khẩu vị của họ thay đổi. Một số nhà văn lớp sau ông mạnh dạn khai phá những lối đi mới, dù có người thành công, có người không, một số nhà văn lớp trước ông tự mình thay đổi, chính Nguyễn Khải cũng vậy.
Không một giải thưởng nào so sánh được với ảnh hưởng ấy của Nguyễn Huy Thiệp.
 

dung.nv

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-363720
Ngày cấp bằng
20/4/15
Số km
5,672
Động cơ
320,739 Mã lực
Giọng văn NHT là điển hình của tinh cách người Việt, đời sau phải nói xấu, bôi bác tượng đài cũ để hòng nâng mình lên. Ko ăn thua đâu. Thói hám danh và tự tôn là đặc tính của người văn nghệ sỹ, ai cũng thế, nhưng ở NHT được đẩy cao hơn bằng việc ông liên tục công kích hoặc phủ nhận tiền nhân hay những cả những nhà thơ văn cùng thời với mình.

NHT cháu chả đọc bao giờ, trước cấp 3 cũng loáng thoáng được nghe giảng về ông này, nhưng đọng lại lời thày chỉ là chút miêu tả về một anh giáo viên ở vùng rừng thiêng nước độc Sơn La ji đó, bất đác chí, nghiện ngập thuốc phiện, có giọng văn sâu cay, hay chửi đời chửi XH qua văn vì ông ấy bị bất lực yếu sinh lý sớm, theo phân tâm học Freud thì ô NHT là 1 người đàn ông mang bệnh tình dục, 1 dạng ức chế tình dục..Khả năng của NHT cũng chỉ vừa phải, sức tư duy cũng chỉ vừa vừa ở mức độ truyện ngắn viết từ chút kinh nghiệm sống cóp nhặt, vụn vặt ở vùng cao, ko ở tầm nhà văn lớn với tầm tư duy, sức tưởng tượng lớn để viết nên những tiểu thuyết dài, cấu trúc phức tạp có nhiều tuyến nhân vật, sự kiện, lớp lang.

Dù sao ô NHT cũng mất rồi, RIP ông.
2 phần 3 bài viết của cụ là nói về đời tư của NHT, trong khi đó, may mắn thay, em không tìm hiểu gì về cá nhân ông
 

NguyenMinhNgoc

Xe tăng
Biển số
OF-90161
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
1,425
Động cơ
556,169 Mã lực
Giáo sư Peter Zinoman, Trưởng khoa Sử học của Đại học Berkeley, người đã dịch Kiểm sắc và nhiều truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp sang tiếng Anh viết: "Điều nổi bật về Nguyễn Huy Thiệp là hầu như mọi người đều đồng ý rằng ông đã tạo nguồn cảm hứng cho giới độc giả tinh tường nhận ra ông là một nhà văn xuất sắc mang tính khai phá của thời hậu thuộc điạ. Việt Nam vừa mất đi một bậc thầy văn học thực sự."
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,406
Động cơ
551,993 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Kìa trăm năm
Tài mệnh là gì
Chỉ thấy đớn đau

Nụ non lá xanh
Nhờ mưa mang sữa cho
Nhờ đất mang lương thực cho
Chẳng chịu cho ai hái
Ai hái cũng phí
Nhan sắc mỹ miều cũng qua thôi
Phẩm hạnh thanh sạch cũng nhạt thôi
Càng lớn càng cả thẹn
Cố tả được vẻ đẹp này
Gắng vẽ được ý tứ này
Ai tương tư cho rầu lòng
Ngủ thì thôi, tỉnh lại nhớ
Ấy là trời buộc
Cô quạnh vì nàng
Ta đi săn, đi câu
Vẻ đẹp hoàn hảo
Vẻ đẹp thiên kim
Bao giờ bốc mộ
Nhỏ cho một giọt nước mắt

Kìa trăm năm
Tài mệnh là gì
Chỉ thấy đớn đau

(Kiếm sắc)
Em đọc cụ Thiệp trong cuốn này có đoạn gì vua bảo với ông Lân:

"Ta chỉ ghét bọn có chữ thôi, còn ngươi là con nhà võ thì sợ gì. Bọn có chữ chúng nó thối lắm, ngụy biện xảo trá tinh vi. Người ngợm ốm o, như dòi bọ hèn hạ cả"

Tự dưng liên tưởng đến bọn nhà văn Annam, anh nào anh nấy quả thực không có ai béo tốt cả. Mà đất nước mình thành như bây giờ, cũng phần lớn là do bọn có chữ ấy cả. Trong ấy có cả cụ Thiệp.
:D:D:D
 

Vo_thuong

Xe điện
Biển số
OF-457826
Ngày cấp bằng
30/9/16
Số km
3,576
Động cơ
384,127 Mã lực
Tuổi
54
Tối qua đọc điếu văn của Hội nhà văn trong lễ tang ông, em vác về cho cụ nào quan tâm. Cảm ơn bác Thiều - CT Hội nhà văn.


BAN CHẤP HÀNH HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM
*****
ĐIẾU VĂN ĐỌC TẠI TANG LỄ NHÀ VĂN NGUYỄN HUY THIỆP

Vào hồi 16h45 phút, ngày 20 tháng 3 năm 2021 (tức ngày 08 tháng 02 năm Tân Sửu), nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng đi về cõi vĩnh hằng. Trên tất cả các báo chính thống và mạng xã hội ngập tràn thông tin về sự ra đi của ông cùng những đánh giá về vị trí của ông trên văn đàn nước Việt, ngập tràn lời chia buồn và tiếc thương. Chỉ điều ấy thôi đã nói lên ảnh hưởng lớn lao của ông trong đời sống văn học và đời sống xã hội nước nhà.
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp sinh năm 1950 ở Thái Nguyên, quê gốc ở Hà Nội. Thuở nhỏ, ông cùng gia đình di tản qua nhiều vùng quê ở Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc. Ông tốt nghiệp khoa Lịch sử, Đại học Sư phạm Hà Nội rồi đi dạy học hơn 10 năm ở một vùng núi phía Bắc. Sau đó ông trở về Hà Nội và chính thức bước vào con đường của một nhà văn.
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đến với văn chương khá muộn. Nhưng khi “Những ngọn gió Hua Tát” và những truyện ngắn khác của ông xuất hiện thì cũng là lúc cơn bão mang tên Nguyễn Huy Thiệp trỗi dậy, thổi qua cánh rừng đời sống văn chương Việt và nó làm tất cả rung lên. Kể từ năm 1975 cho tới lúc này, chưa có nhà văn nào có khả năng làm thay đổi một cách sâu sắc thi pháp và tinh thần văn xuôi Việt Nam như ông. Và cho tới lúc này, ông vẫn là người trị vì ngai vàng trong thế giới truyện ngắn Việt Nam đương đại.
Chúng ta có thể nói: văn của ông là sự trần trụi đến nghiệt ngã, nhưng đó là sự trần trụi của một người dám nhìn thẳng sự thật và gọi đúng tên sự thật.
Chúng ta có thể nói: văn của ông là sự nổi giận tựa cơn hỏa hoạn, nhưng đó là sự nổi giận của lương tâm trước sự suy đồi và giả dối của con người.
Chúng ta có thể nói: văn của ông là sự đau đớn đến kinh hoàng, nhưng đó là sự đau đớn của tình yêu thương con người.
Những tác phẩm của ông mang vẻ đẹp của một lưỡi dao mổ: chói sáng, chính xác và đau đớn. Con dao ấy đã phẫu thuật những khối u ẩn giấu trong tâm hồn con người. Nó làm con người đau đớn đến mức tưởng không chịu nổi để rồi được bình phục và lớn lên.
Chỉ khi mang nỗi đau đớn tận cùng về con người, ông mới có thể viết những thiên truyện buốt lạnh đến rùng mình. Sự buốt lạnh đến rùng mình ấy chính là lời cảnh báo cao nhất về lương tri. Có lẽ lúc đó, đối với ông, nước mắt than khóc hay những lời an ủi hão huyền chỉ là sự phù phiếm đối với một nhà văn khi nghĩ về, và khi nói về đồng loại của mình.
Đọc những thiên truyện của ông, người đọc nhiều khi mang cảm giác kinh hãi, kinh hãi bởi họ nhận ra những vùng tăm tối đầy man dại còn đâu đó trong chính con người họ. Để từ đó, họ được thức tỉnh và biết hành động để phục sinh nhân tính của mình. Chính thế mà nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nói : “Khó nhất không phải là tiền bạc, khó nhất không phải là tri thức, mà khó nhất là đạo đức, nhà văn chỉ là người đi tìm đạo cho dân chúng”.
Đấy là bản tuyên ngôn của ông về sứ mệnh người cầm bút. Và ông đã đi trên con đường ấy từ khi cầm bút cho tới khi giã từ cuộc sống thế gian mà không hề nao núng, không hề đổi thay cho dù trên con đường ấy quá nhiều chông gai, quá nhiều thách thức cùng biết bao mê dụ. Ông khắc nghiệt với con người bởi ông yêu con người. Ông chống lại sự đồi bại của con người để bảo vệ chính con người.
Nhưng trong các truyện ngắn của ông, có một dòng chảy lớn mang tinh thần thi ca với những vẻ đẹp huy hoàng trùm lên những số phận thấp hèn, bất trắc trong Những ngọn gió Hua Tát, Muối của rừng, Chảy đi sông ơi, Con gái thủy thần… Dòng chảy kỳ vĩ đó làm cho con người thấy ấm áp, thấy yêu thương và thấy được những giấc mơ làm người đẹp đẽ của mình trong mọi hoàn cảnh. Ông thực sự mang đến cho văn xuôi Việt Nam đương đại một giọng nói khác biệt và đặc biệt với ngôn ngữ tinh xảo, kỳ lạ, ám ảnh và đầy bí ẩn.
Trong cuộc sống đời thường, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp sống lặng lẽ và khiêm nhường. Ông im lặng trước mọi khen chê, mọi đố kị, mọi khiêu khích thậm chí cả những khiêu khích trong chính lúc này và cả những đe dọa. Ông thường ngồi chìm sâu giữa một đám đông, với dáng hình như cố thu nhỏ để khỏi ai nhìn thấy. Nhưng từ nơi chốn ấy, ông phóng chiếu một cái nhìn xuyên qua đời sống để thấu hiểu nó, giải phẫu nó, phán xử nó để cuối cùng được yêu thương nó.
Với những gì ông đã viết cho cuộc đời này, ông đã được nhận Huân chương Văn học Nghệ thuật Pháp (2007), Giải thưởng Premio Nonino (Italy, 2008). Nhưng giải thưởng lớn nhất cho những sáng tạo của ông chính là bạn đọc. Họ đã trao huân chương cho ông bằng chính trái tim mình.
Chúng ta nói về ông lúc này khi ông đã không còn ở chốn trần gian không phải để tôn vinh hay ngợi ca ông, bởi ở chốn vĩnh hằng kia không bao giờ xuất hiện khái niệm tôn vinh hay ngợi ca. Bởi chỉ những văn bản nghệ thuật mà ông làm ra mới có thể minh chứng ông, bảo vệ ông giữa muôn vàn náo loạn. Chúng ta nói về ông lúc này là để nói với chính chúng ta, về sự dấn thân, về lương tâm và lòng quả cảm của một người cầm bút.
Và lúc này chúng ta nghe, những ngọn gió ngân vang
Trên những ngọn núi, những cánh rừng Hua Tát
Cùng tiếng rì rầm mãnh liệt của những dòng sông
Chảy qua đêm tối về biển cả không gì ngăn được

Đâu đấy trên những cánh đồng nhớ thương hoàng hôn đau đớn
Một đám mây mang tên Nguyễn Huy Thiệp
Thả xuống những cơn mưa của tự do và lấp lánh
Trong dội vang tiếng sấm dọc chân trời

Lúc này trong những ngôi nhà nhỏ bé và mờ tối, những nhân vật của ông
Đang thắp những ngọn nến và cất lời cầu nguyện
Ông đã từng bước vào những ngôi nhà trong đêm đầy gió
Với đau khổ, yêu thương đến bầm nát tim mình

Hãy thanh thản ra đi, Nguyễn Huy Thiệp, hỡi chàng hiệp sỹ
Cùng thanh gươm ngôn từ hắt sáng ban mai
Những cánh đồng đang dâng hương như mùa xuân thứ nhất
Trên mỗi dấu chân chàng một ký tự sinh ra

Xin vĩnh biệt nhà văn Nguyễn Huy Thiệp!
(Viết xong lúc 6h43 phút sáng ngày 24.3.2021 tại 65 Nguyễn Du, Hà Nội)
 

NguyenMinhNgoc

Xe tăng
Biển số
OF-90161
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
1,425
Động cơ
556,169 Mã lực
Tối qua đọc điếu văn của Hội nhà văn trong lễ tang ông, em vác về cho cụ nào quan tâm. Cảm ơn bác Thiều - CT Hội nhà văn.


Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đến với văn chương khá muộn. Nhưng khi “Những ngọn gió Hua Tát” và những truyện ngắn khác của ông xuất hiện thì cũng là lúc cơn bão mang tên Nguyễn Huy Thiệp trỗi dậy, thổi qua cánh rừng đời sống văn chương Việt và nó làm tất cả rung lên. Kể từ năm 1975 cho tới lúc này, chưa có nhà văn nào có khả năng làm thay đổi một cách sâu sắc thi pháp và tinh thần văn xuôi Việt Nam như ông. Và cho tới lúc này, ông vẫn là người trị vì ngai vàng trong thế giới truyện ngắn Việt Nam đương đại.
....
Và lúc này chúng ta nghe, những ngọn gió ngân vang
Trên những ngọn núi, những cánh rừng Hua Tát
Cùng tiếng rì rầm mãnh liệt của những dòng sông
Chảy qua đêm tối về biển cả không gì ngăn được

Đâu đấy trên những cánh đồng nhớ thương hoàng hôn đau đớn
Một đám mây mang tên Nguyễn Huy Thiệp
Thả xuống những cơn mưa của tự do và lấp lánh
Trong dội vang tiếng sấm dọc chân trời

Lúc này trong những ngôi nhà nhỏ bé và mờ tối, những nhân vật của ông
Đang thắp những ngọn nến và cất lời cầu nguyện
Ông đã từng bước vào những ngôi nhà trong đêm đầy gió
Với đau khổ, yêu thương đến bầm nát tim mình

Hãy thanh thản ra đi, Nguyễn Huy Thiệp, hỡi chàng hiệp sỹ
Cùng thanh gươm ngôn từ hắt sáng ban mai
Những cánh đồng đang dâng hương như mùa xuân thứ nhất
Trên mỗi dấu chân chàng một ký tự sinh ra

Xin vĩnh biệt nhà văn Nguyễn Huy Thiệp!
(Viết xong lúc 6h43 phút sáng ngày 24.3.2021 tại 65 Nguyễn Du, Hà Nội)
Bài điếu văn hay quá, tâm huyết quá.
Thời gian sẽ chứng tỏ giá trị của các truyện ngắn của ông. Chúng sẽ được đọc mãi đọc mãi bởi các thế hệ người Việt Nam, và rất có thể, 300 năm nữa, chỉ còn có chúng trong vô vàn các tác phẩm hôm nay, vẫn được tái bản và bày bán trên các kệ sách.
 

hóng với

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508488
Ngày cấp bằng
5/5/17
Số km
2,106
Động cơ
204,553 Mã lực
Truyện Nguyễn Huy Thiệp hay mà.
Nguyễn Khải vẫn hơi gượng ép. ( Chưa thoát ).
Dương Thu Hương chủ yếu là mất phương hướng. ( bi quá).
Nguyễn H Thiệp có đủ nhưng dòng chẩy cuộc sống vẫn trôi, dù có vật vã.
Cảm nghĩ của một người đọc thôi.
 

DE.VN

Xe tăng
Biển số
OF-719166
Ngày cấp bằng
7/3/20
Số km
1,153
Động cơ
91,315 Mã lực
Nơi ở
Nơi đất trời giao hoan
Bài điếu văn hay quá, tâm huyết quá.
Thời gian sẽ chứng tỏ giá trị của các truyện ngắn của ông. Chúng sẽ được đọc mãi đọc mãi bởi các thế hệ người Việt Nam, và rất có thể, 300 năm nữa, chỉ còn có chúng trong vô vàn các tác phẩm hôm nay, vẫn được tái bản và bày bán trên các kệ sách.
Một đoạn trong Chút thoáng Hồ Xuân Hương, cụ Thiệp vẽ Tổng Cóc như thể ông Cóc đang sống ở xã hội đương thời:

Tổng Cóc thở dài. Đã từ lâu khi ông ra đường ông đều xâu theo vài ba chuỗi tiền Cảnh Hưng vào cạp quần, ông buộc nó cả vào bụng. Ông coi tiền như rác bùn nhưng cũng coi nó như vua chúa. Đồng tiền giúp ông hiểu rõ đời hơn theo cung cách riêng của nó. Hôm ở hội Gióng có bà quận chúa họ Trần nổi tiếng kiêu kỳ, võng lọng nghênh ngang, coi người như rơm rác. Bà đánh bạc thua, sĩ diện muốn gỡ bạc nhưng chẳng có tiền, cũng chẳng dám vay các bậc công hầu. Ông thấy điều đó và giữa đám hội ông thản nhiên di đến ghé vào tai bà nói nhỏ:

– Tâu lạy quận chúa, quận chúa sẽ đủ tiền đánh cho hết hội.

Quận chúa đưa đôi mắt sắc như dao nhìn kỹ Tổng Cóc, rồi kéo ông ra một góc:

– Nếu ông có cho ta vay thì ta cũng chẳng có tiền để trả! Chồng ta là quan thượng thư nhưng chẳng bao giờ cho ta tiền cả.

– Tâu lạy quận chúa, quận chúa có thứ bán được tôi mua.

Quận chúa đỏ mặt, bà im một lát rồi ỡm ờ:

– Thế ông mua gì mà trả thế nào?

– Tâu lạy quận chúa, nụ cười quận chúa đáng tràm quan tiền. Tôi xin trả gấp hai lần số đó.

Đêm đó, Tổng Cóc lần đầu được ngủ với một bà lớn quyền thế nghiêng trời. Cành vàng lá ngọc cũng chẳng khác gì con đỏ. Hôm sau hai người gặp nhau. Quận chúa nửa đùa nửa thật:

– Ta ngủ với ông mà cứ kinh hoàng tưởng như ông hiếp dâm ta!

Tổng Cóc đáp lại quận chúa:

– Tâu lạy quận chúa, việc mua bán đã xong rồi!

Tổng Cóc uống chén rượu nữa. Ông lấy cái tráp sơn đen đựng tiền dùng những ngón tay thô ráp lần từng đồng. Ông chán ghê gớm. Trong cuộc đời mình ông vất vả nhiều, ông đã buôn một bán mười, đã thu tô cấy rẽ, đã toan tính từng nước cờ đời nhưng trong mình vẫn cứ tê tái cảm giác thua cuộc thế nào. Ông thấy trong đời toàn những thằng ác, thằng hèn nhưng lại ranh khôn như cáo. Ông sợ nhất bọn nho giả, sợ đám chiêu ấm và bọn tập tọng văn chương. ở trong cuộc đời, chúng lấy lý đạo dồn ông vào bẫy thiện tâm tín nghĩa, làm cho ông lơi cái sắc cái lạnh vốn có ở ông. Đúng lúc mà ông do dự thì chúng phỗng sạch, đôi khi đã dăm ba lần ông suýt trở nên tay trắng. Sợ thật, ông thấy gai người. Ông mà thất bại, ông mà ăn đất thì chết ráo hết cả nhà. Ông chịu Xuân Hương ở chỗ bà luôn thất bại ở trong cuộc đời mà vẫn thăng bằng, mà vẫn không có cảm giác thua cuộc. Ông ngờ ngợ bà to lớn hơn ông, bà mạnh mẽ hơn, sống có dũng hơn. Trong cõi nhân gian, tất cả mọi sự nghiêm chỉnh cũng là khôi hài, nên có cơ hội cần phải cười ngay, thế nhưng không hiểu tại sao ông không cười được.
 

Vo_thuong

Xe điện
Biển số
OF-457826
Ngày cấp bằng
30/9/16
Số km
3,576
Động cơ
384,127 Mã lực
Tuổi
54
Em đọc truyện của NHT từ hồi còn khá bé, hình như là tầm những năm cuối cấp 3, đầu đại học. Mặc dù vẫn thấy hay nhưng chưa thấm mấy, chỉ ấn tượng nhất là Không có vua. Hôm nay lại lôi những truyện cũ của ông đọc lại như Những người thợ xẻ, Thương nhớ đồng quê ... thì hiểu hơn là tại sao người ta lại phong ông là "Ông vua truyện ngắn" !
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,007
Động cơ
524,099 Mã lực
Gửi các cụ link bài viết về Nguyễn Huy Thiệp em đọc trên face của nhà báo Hoàng Tư Giang.


" NGUYỄN HUY THIỆP
-Thomas A. Bass
(Nguyễn Trung Kiên dịch)

Nguyễn Huy Thiệp gặp chúng tôi trong trang phục áo sơ-mi trắng dài tay, hở cổ, quần dài xanh đậm và đôi dép xăng-đan. Mặt lấm tấm mồ hôi, ông xin lỗi vì đã đến muộn, giải thích rằng ông vừa đạp xe 15 km trên chiếc xe đạp mà ông vẫn đạp quanh Hà Nội để tập thể dục, kể cả vào ngày mà nhiệt độ lên tới 30 độ C với độ ẩm cao. Thiệp giới thiệu với tôi vài số tạp chí tiếng Việt đăng bài ông viết, kể về việc ông viết truyện ngắn nổi tiếng ‘Tướng về hưu’ của mình như thế nào. Tôi cảm thấy những bài báo này thể hiện một bước ngoặt đầy hạnh phúc trong cuộc đời của ông. Sau ba mươi năm sống trong sự thờ ơ của nền chính trị tại Việt Nam, cuối cùng ông cũng nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm.
Thiệp có gò má cao đặc trưng của người miền Bắc, trên khuôn mặt tròn với vẻ tinh quái ở tuổi 65. Ông luôn mỉm cười. Ông pha trò. Hãy tưởng tượng Picasso được cấy ghép từ Riviera đến Hà Nội với đôi mắt nâu luôn liếc nhìn. Thiệp nói lắp, như thể những câu nói được kéo dài từ tận tám trăm năm trước, khi những người nô lệ Chàm được đưa lên phía bắc Hà Nội, nơi họ định cư tại ngôi làng là quê hương của Thiệp ở ngoại ô thành phố và mang theo đạo Phật, mà mẹ của Thiệp và sau đó chính ông bắt đầu tu tập. Tôi để ý thấy Thiệp có cái *** tai to và dài ẩn dưới mái tóc nâu bạc, mà người Việt quen gọi là ‘tai Phật’.
Là nhân vật hàng đầu của phong trào Đổi mới những năm 1980, mặc dù có lẽ không nổi tiếng ở ngoài nước như Bảo Ninh hay Dương Thu Hương, nhưng Thiệp là nhà văn Việt Nam nổi tiếng nhất. Ông là người định hình phong cách văn chương xuất sắc, và là người sáng tạo ra lối kể chuyện đa nghĩa – một cú hích để đẩy nền văn chương Việt từ chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa sang chủ nghĩa hiện đại. Sau khi Thiệp xuất hiện trên văn đàn, không người cầm bút nào có thể tiếp tục viết theo lối cũ mà họ từng theo trước đó. Ông định nghĩa lại các chuẩn mực bằng cách lần lượt công bố các truyện ngắn mà ngay lập tức trở thành kinh điển.
Thiệp bắt đầu sự nghiệp thành công nhanh chóng của mình từ năm 1987, và đến năm 1988, ông đã xuất bản tuyển tập truyện ngắn và được mọi người ca tụng là là ‘năm của Nguyễn Huy Thiệp’. Năm 1989, bộ phim “Tướng về hưu” ra mắt, đến năm 1990 thì Thiệp được kết nạp vào Hội Nhà văn. Nhưng đây cũng là năm mà các tuyển tập truyện ngắn của ông bắt đầu biến mất khỏi các cửa hàng sách. Báo 'Nhân dân', tờ báo của đảng, đã đăng hai bài viết công kích Thiệp, cho rằng ông đã ‘phản bội Cách mạng Việt Nam bằng cách lật đổ những anh hùng thiêng liêng trong lịch sử Việt Nam’ và rằng ông đã 'bị lừa gạt bởi ảo ảnh hão huyền của Sài Gòn trước năm 1975’. Chiến dịch tố giác tiếp tục cho đến năm 1991, khi công an đột kích vào nhà Thiệp, mang theo sách và bản thảo của ông, và tạo ra một bước ngoặt trong cuộc đời ông. Đây cũng là một bước ngoặt của nền văn học Việt Nam, khi cuộc thử nghiệm 5 năm ngắn ngủi của đất nước với công cuộc Đổi mới đã kết thúc bằng thời đại đen tối vẫn tồn tại cho đến ngày nay.
Thiệp nói: “Tôi muốn có một cuộc sống bình thường”, nhắc lại điều mà tôi nhận ra rằng đó là câu thần chú của mọi nghệ sĩ, nhà văn Việt Nam, những người hy vọng tránh được tù tội. ’Tôi không cảm thấy thoải mái với các chính trị gia. Đó là cách truyền thống của người dân ở đây để tránh xa chính trị’.
Tôi đã sắp xếp để dành buổi chiều cùng Thiệp tại quán cà phê Nhân, nơi gặp gỡ yêu thích của ông trong thành phố. Nơi lui tới của các nghệ sĩ và nhà văn này nằm trong một tòa nhà gần Hồ Gươm, trung tâm lịch sử của Hà Nội. Sau hai mươi phút đạp xe từ ngoại ô vào thành phố, Thiệp gọi một cốc sắn dây, rất tốt để làm mát cơ thể đang quá nóng.
Ông nói: “Lịch sử gia đình tôi là nguồn cảm hứng cho truyện ngắn ‘Tướng về hưu’. Ông tôi có hai bà vợ. Bà vợ thứ hai thật độc ác, giống như người vợ trong câu chuyện. Bà ấy tàn nhẫn đến mức bố tôi buộc phải rời miền Bắc để vào Sài Gòn. Ông làm thuê cho cộng đồng người Hoa và sau đó vào đại học để học kỹ thuật. Ông nhận được công việc giám sát viên đường sắt thuộc địa, nơi ông chuyên xây dựng cầu và đường. Người Pháp đã trả công xứng đáng cho ông. Ông ở lại miền Nam cho đến năm 1945 thì gia nhập lực lượng cách mạng và về sống ở miền Tây Bắc, nơi ông làm việc cho toà án. Ông là một cán bộ quan trọng, cưỡi ngựa và mặc một bộ đồ trắng’.
Thiệp kể về việc cha ông gặp rắc rối như thế nào khi đưa ra đề nghị thả một nhóm tù nhân. Sự việc này tái xuất hiện trong một câu chuyện khác của Thiệp. Thiệp nói, gia đình ông là một trong những gia đình lâu đời nhất ở Hà Nội. Họ có thể tìm dòng dõi của mình từ tám trăm năm trước. Họ bắt đầu mất dần từng mảnh đất trong các cuộc chiến tranh tại Việt Nam trong thế kỷ XX. Không còn lại gì, cho đến khi một thửa đất - mảnh vườn ngoại ô Hà Nội, nơi gia đình thường lui tới để nghỉ ngơi để trốn cái nóng của thành phố, được trả lại cho họ vào năm 1960. Đây là nơi Thiệp hiện đang sinh sống.
Tôi nhận ra rằng mình đang nói chuyện với một nhà quý tộc trên chiếc xe đạp, một người Hà Nội già đang lăn lộn khắp thành phố hệt như một tay bán hàng rong, ngoại trừ chiếc xe đạp của ông là một chiếc đắt tiền với đôi lốp xe sáng bóng. Không có tài liệu tiểu sử nào về Thiệp mà tôi từng đọc nhắc đến cha ông đang cưỡi ngựa hay bận bộ đồ trắng. Các tài liệu ấy chỉ nhắc đến mẹ ông và cách bà bị buộc phải rời khỏi thành phố và sống như một nông dân ở nông thôn trong cuộc chiến tranh chống Mỹ.
Xem ảnh do một người bạn chung chụp, tôi mới biết có bức tượng Phật khổng lồ đang ngự trong vườn nhà Thiệp. Ông nói: “Tôi dựng tượng Phật năm 1991. Tôi dựng nó khi đang gặp khó khăn. Đó là phản ứng của tôi với chính quyền. Mất ba tháng rưỡi để xây dựng bức tượng và tốn kém như xây một ngôi nhà. Tôn giáo đã giúp tôi cân bằng những xung đột quanh mình’.
Tôi đề nghị ông giải thích. Thiệp nói: “Năm 1991, công an đã đột nhập vào nhà tôi. Họ lấy tất cả sách báo và bản thảo của tôi và buộc tội tôi phá hoại sự thành công của chủ nghĩa xã hội. Tôi đã bị thẩm vấn trong mười ngày liên tiếp. Họ đối xử với tôi như một kẻ bất đồng chính kiến. Tôi đã bị sốc. Đây là một lời cảnh tỉnh cho tôi.’
Đổi mới, một sự thử nghiệm ngắn ngủi của Việt Nam, giống perestroika, đã kết thúc. Thiệp nói: “Đây là lúc chính quyền bắt đầu khủng bố các tác giả ở Việt Nam. Tôi nhận ra công việc của mình có thể ảnh hưởng đến gia đình. Họ gọi tôi là kẻ phản bội. Họ đối xử với tôi như một nhà bất đồng chính kiến. Tôi quyết định hành động chậm lại. Tôi sẽ tạm dừng trong bài viết của mình. Rủi ro quá lớn.’
Ông nói: “Tôi không ngừng viết, nhưng đã ngừng ngây thơ. Tôi sẽ viết một cách thận trọng hơn. Tôi sẽ kiềm chế trong việc viết lách của mình. Tôi sẽ cẩn thận hơn. Tôi đã thay đổi chủ đề và ngôn ngữ của mình. Trước đây tôi là người lập dị và kiêu ngạo. Bây giờ tôi sẽ cẩn trọng hơn.”
Thiệp bắt đầu viết những bài luận khó hiểu về Phật giáo và che giấu những tuyên bố của mình bằng tư tưởng bí truyền. “Tôi quyết định viết những câu chuyện lạc quan hơn, những câu chuyện tươi sáng hơn,” ông nói.
Tôi hỏi rằng công an văn hóa có trả lại sách và bản thảo cho ông không. ‘Không, họ không trả. Dù sao thì chúng cũng là rác rưởi’, ông nói về những bài viết đầu tiên của mình.
Tôi dừng lại một chút, trước khi nhớ ra rằng Thiệp đang nói về những truyện ngắn xuất bản trước năm 1991, hay nói cách khác, về những truyện ngắn đã giúp ông nổi tiếng.
Ông nói: “Chính trị ở phương Đông giống như một con rồng. Khi nó vui, bạn có thể chơi đùa với nó, nhưng khi nó tức giận, nó có thể ăn tươi nuốt sống bạn".
Ông quay lại nói về bức tượng Phật trong khu vườn của mình. “Viết lách giống như một tôn giáo. Nhà văn ngồi thiền, phải giữ sự thiền định của mình. Bạn sẽ bị tổn thương nếu bạn đánh mất tâm trí thiền định của mình”.
Khi Thiệp đến thăm Hoa Kỳ vào năm 1998, nhiều người với niềm hi vọng được đến gặp một tác gia lớn đã bị thất vọng. Ông rất khó hiểu và phức tạp với triết lý của mình đến nỗi những người phiên dịch của ông đã dịch sai ý. Thiệp càng để tâm trí mình chìm đắm trong những trừu tượng Phật giáo, thì các nhà kiểm duyệt càng chiến thắng.
Tôi hướng cuộc trò chuyện trở lại sự nghiệp ban đầu của ông. Ông nói: “Trước năm 1991, tôi viết bằng bản năng. Tôi thích viết khi còn nhỏ, mặc dù cha tôi phản đối việc tôi trở thành nhà văn.’ Nền văn học của Thiệp pha trộn các tác phẩm kinh điển của Trung Quốc với văn học Pháp. Ngoài ra còn có một số lượng lớn những câu chuyện dân gian Việt Nam, mà Thiệp được nghe trong suốt một thập kỷ sống ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam. ‘Tôi muốn kết hợp hai nền văn hóa Đông và Tây,’ ông nói về một bộ ‘Tổng tập’ của mình gồm gồm năm mươi truyện ngắn, bảy vở kịch dài và đầy đủ, nhiều bài tiểu luận, ba tập kịch bản phim, và một cuốn tiểu thuyết được xuất bản bằng tiếng Pháp, Nos Vingt Ans [Tuổi hai mươi yêu dấu].
*
Thiệp được nuôi dưỡng bởi một người mẹ theo đạo Phật, người ông ngoại đã giới thiệu văn học Trung Quốc cho ông, và những người thầy khác, bao gồm một linh mục Công giáo và các giáo sư của ông tại Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, nơi ông học lịch sử. Sau khi tốt nghiệp năm 1970, Thiệp được đưa đến sống giữa người H'mông và các dân tộc thiểu số khác ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam. Ông ở đó trong một thập kỷ, dạy các lớp phụ đạo cho cán bộ cộng sản. Ông thích tìm hiểu về thế giới đầy linh hồn của những người miền núi, và dường như, họ đánh giá cao việc tìm hiểu về thế giới thần thoại của ông. Phương pháp dạy của Thiệp là mượn sách ở thư viện tỉnh, vốn đã sơ tán lên núi để bảo quản. Ông đã đọc rất nhiều tài liệu và lịch sử thế giới và sau đó kể những câu chuyện về những cuốn sách này cho học sinh của mình. Dostoevsky và Camus trộn lẫn với các chủ đề về kinh tế và triết học biến thành những bài giảng tuyệt vời. Thiệp không cần phải mượn chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. Ông đã sống chung với nó.
Năm 1980, Thiệp rời khỏi rừng vì đói và chán chường. Ông làm thêm bảy năm nữa với tư cách là một họa sĩ, thợ đá và buôn hàng chợ đen, trước khi đăng truyện đầu tiên trên báo ‘Văn nghệ’, tờ báo chính thức của Hội Nhà văn Việt Nam. Ông nói: “Vào năm 1986, điều kiện xã hội ở Việt Nam rất tồi tệ. Xã hội hỗn loạn và nghèo đói. Vì mất đi sự hỗ trợ từ Liên Xô, Việt Nam đã mở cửa với thế giới bên ngoài. Viết lách trở nên dễ dàng hơn. Trước năm 1986, các nhà văn đã từng bị bắt. Nhưng sau năm 1986 và sự khởi đầu của công cuộc Đổi mới, xã hội đã có sự cởi mở và việc viết lách trở nên khả thi”.
Thiệp nói về truyện ngắn đầu tiên của mình, công bố năm 1987: “Tôi thật may mắn. Thời điểm của tôi đã đến. Tôi viết bằng bản năng. Tôi đã viết bởi niềm vui của việc viết lách. Mọi người chờ đợi những câu chuyện của tôi ra mắt.”.
Thiệp hoạt bát khi nói chuyện. Ông cười nhiều và giậm chân để nhấn mạnh.
Tôi hỏi Thiệp liệu ông có gặp khó khăn khi tác phẩm của mình được xuất bản sau khi nhà ông bị công an văn hóa khám nhà hay không. "Đúng vậy, sau năm 1991 có lệnh bí mật của lãnh đạo. Không ai có thể nhắc đến tên tôi hoặc xuất bản tác phẩm của tôi. Tác phẩm của tôi đã bị ‘kiểm duyệt’. Ngày càng mất nhiều thời gian hơn để xuất bản”.
Ông nói: “Tôi đã cố gắng điều chỉnh tác phẩm của mình cho phù hợp với nhu cầu xã hội. Tôi tự kiểm duyệt nội dung. Đôi khi nó đã được sửa chữa bởi các biên tập viên. Thông thường, họ quá nhiệt tình hoặc quá sáng tạo, đặt bình luận của họ lên đầu các câu chuyện của tôi. Tôi phải chấp nhận rằng những câu chuyện của tôi sẽ bị kiểm duyệt bởi những tay kéo kiểm duyệt vốn không biết văn học là gì. Văn học Việt Nam ra đời trong thời đại cách mạng. Nó đã được sử dụng như một công cụ chính trị, điều này làm cho nó trở nên đẫm mùi ý thức hệ. Nó không đủ tinh tế. Rất khó để trở thành một nhà văn ở Việt Nam."
*
Khi bóng tối dần buông xuống thành phố, chúng tôi quyết định đi dạo quanh Hồ Hoàn Kiếm, cách quán cà phê vài bước chân. Thiệp mở khóa xe đạp và dắt nó theo. Bờ Hồ tấp nập người tan sở, các đôi uyên ương hẹn hò, những người cùng nhau chơi cờ tướng, tập Thái Cực Quyền, hay tản bộ trong không khí ấm áp vào buổi tối như chúng tôi.
Tôi đang nhìn chằm chằm ngôi đền nhỏ nằm trên hòn đảo xanh tí hon đánh dấu trung tâm lịch sử của Hà Nội thì Thiệp đề nghị chúng tôi sang đường. Các dòng xe máy và ô-tô lao vun vút qua chúng tôi. Thiệp đạp xe đến trước cửa một khách sạn mới sang trọng, Apricot, được đặt theo tên của phòng trưng bày nghệ thuật Hà Nội đã tài trợ cho hoạt động sang trọng này. Ông chủ khách sạn, người tình cờ đang đứng trên bậc thềm, chào đón Thiệp một cách trang trọng và mời chúng tôi vào trong tham quan. Thiệp gửi xe đạp cho người gác cổng.
Chúng tôi bước vào sảnh đợi gắn đèn chùm với một nghệ sĩ dương cầm đang biểu diễn trên chiếc đại dương cầm, và dạo qua những bức tranh về đời sống nông thôn Việt Nam. Chúng tôi đi thang máy lên tầng hai và đi bộ về phía trước. Ở đây chúng tôi tìm thấy một loạt các tủ kính trưng bày với hàng chục đĩa sứ. Phòng trưng bày các tác phẩm nghệ thuật của Thiệp cho thấy ông làm gì khi ông không viết. Các đĩa màu trắng được minh họa bằng những hình vẽ đậm màu xanh lam — chân dung tự họa, vài dòng thơ, hình ảnh những người làm việc trên cánh đồng, hình ảnh minh họa từ các câu chuyện và thần thoại Việt Nam. Một vài tấm hình vẽ Thiệp trong thời gian bị bệnh gần đây. Một chiếc đĩa vẽ một người phụ nữ đang đốt sách. Hình ảnh bắt nguồn từ một câu chuyện dân gian về một bác sĩ đã chết, và vì ông đã chết, người vợ của ông cho rằng những tác phẩm của ông là vô giá trị. Mặt sau những chiếc đĩa có những dòng chữ thảo là những đoạn trích từ nhật ký hoặc những suy nghĩ hay bình luận của Thiệp về cuộc sống hàng ngày của ông.
Bây giờ tôi mới nhận ra nguồn gốc của nụ cười nhăn nhúm của Thiệp. Bị kiểm duyệt chặn kể chuyện, ‘Picasso của Hà Nội’ của chúng ta sinh tồn bằng cách bán những chiếc đĩa đã được ông vẽ trang trí. Ông cũng đã mở quán ăn. Từ nhiều năm nay, Thiệp mở quán ăn bình dân Hoa Ban bên bờ sông Hồng. Người dân địa phương gọi quán ăn này là ‘Kiếm sắc’, tên của một trong những câu chuyện nổi tiếng của Thiệp. Nhưng cái tên, theo tiếng lóng của Việt Nam, cũng có nghĩa là ‘chặt chém’ hoặc ‘bán quá đắt’.
Tôi hỏi chủ nhân của Khách sạn Apricot xem những chiếc đĩa sứ của Thiệp có phải là bộ sưu tập lâu dài của khách sạn không hay chúng được bán. Ông nói: “Điều đó phụ thuộc vào giá cả”.
Tác phẩm gây dư luận của Nguyễn Huy Thiệp là bộ ba truyện lấy bối cảnh những năm 1800, có tên là ‘Kiếm sắc’, ‘Vàng lửa’ và ‘Phẩm tiết’. Các truyện ngắn này khiến cho các nhân vật lịch sử của Việt Nam trở nên sinh động. Bằng cách ‘trần tục hóa’ những nhân vật này, Thiệp bộc lộ sự tàn bạo và yếu đuối của họ. Trong ‘Vàng lửa’, người lính đánh thuê đóng vai người kể chuyện của Thiệp kết luận rằng Việt Nam là ‘cô gái đồng trinh bị nền văn minh Trung Hoa cưỡng hiếp. Cô gái ấy vừa thích thú, vừa nhục nhã, vừa căm thù nó’.
Người kể chuyện của Thiệp nói rằng đứa con của cô gái bị cưỡng hiếp này chính là Nguyễn Du. Nguyễn Du là nhà thơ nổi tiếng đã viết nên thiên sử thi ‘Truyện Kiều’ của Việt Nam. Bản thân Kiều đã là một câu chuyện về sự cưỡng đoạt. Nó kể về câu chuyện của một thiếu nữ trẻ tự nguyện trở thành gái mại dâm ở Trung Quốc để cứu cha mình khỏi bàn tay của chủ nợ. Phăng, người kể chuyện, nói: “Nguyễn Du là đứa con của cô gái đồng trinh kia, dòng máu chứa đầy điển tích của tên đàn ông khốn nạn đã cưỡng hiếp mẹ mình”.
Cuộc tấn công vào bậc đại thi hào của Việt Nam đã gây sốc cho độc giả của Thiệp, nhưng Thiệp nghĩ rằng ông chỉ đơn thuần chỉ ra điều hiển nhiên. Có nên cảm thấy lạ lùng chăng khi mà pho sử thi dân tộc của Việt Nam, bài thơ mà mọi trẻ em Việt Nam học thuộc lòng, lại kể về câu chuyện của một cô gái bị bán vào động mại dâm ở Trung Quốc? Phăng nói: “Cộng đồng Việt là một cộng đồng mặc cảm. Nó nhỏ bé xiết bao bên cạnh nền văn minh Trung Hoa, một nền văn minh vừa vĩ đại, vừa bỉ ổi lại vừa tàn nhẫn…”
Câu chuyện đầu tiên và vẫn là câu chuyện nổi tiếng nhất của Thiệp là ‘Tướng về hưu’, tác phẩm được ông đăng trên báo ‘Văn nghệ’ năm 1987. Truyện kể về một vị tướng già, không thích hợp với cuộc sống ở Việt Nam hiện đại, trở về đơn vị rồi hy sinh. Bản chất hám lợi của nước Việt Nam đương thời được thể hiện rõ qua người con dâu của vị tướng già tên là Thủy. Đây là nhân vật mà Thiệp nói được lấy nguyên mẫu từ lịch sử gia đình của chính mình. Thủy là một ‘phụ nữ hiện đại’, một bác sĩ tại một bệnh viện phụ sản, người đã mang thai nhi bị bỏ ra khỏi bệnh viện để mang về nhà cho chó béc-giê ăn – đàn chó mà cô nuôi để bán trên thị trường chợ đen. Bị kẹt giữa bi kịch gia đình này này là người con trai bất hạnh của vị tướng già, người cố gắng hài hoà, nhưng không thành công, giữa bản năng thương mại của người vợ và quy tắc đạo đức lỗi thời của cha mình.
Câu chuyện đầy tính khiêu khích này được xuất bản chỉ vì Nguyên Ngọc - mới được bổ nhiệm làm Tổng Biên tập báo ‘Văn nghệ’ - đã tìm thấy nó trong đống bản thảo và dám in nó. Sau một thập kỷ sáng tác trong thầm lặng, Thiệp đã có rất nhiều truyện ngắn sẵn sàng công bố, và Nguyên Ngọc đã công bố chúng, nhiều nhất có thể, liên tiếp và nhanh chóng, cho đến khi ông bị sa thải vào năm 1988. Điều này đánh dấu sự kết thúc cho sự bùng nổ văn hóa ngắn ngủi của Việt Nam, và chẳng bao lâu nữa, công an văn hóa sẽ tìm gặp Thiệp.
Năm 2008, hai mươi năm sau khi bị sa thải, Nguyên Ngọc đăng một bài luận về văn học Việt Nam đương đại trên ‘Journal of Vietnamese Studies’. Ông nói rằng Việt Nam thời hậu chiến đã sản sinh ra ba nhà văn lớn: tiểu thuyết gia Bảo Ninh, người không còn công bố tiểu thuyết, Phạm Thị Hoài, sống lưu vong ở Berlin, và Nguyễn Huy Thiệp, người hiện đang nghiên cứu triết học Phật giáo và vẽ trên đĩa sứ. Cho đến khi Thiệp xuất hiện trên văn đàn, văn học Việt Nam bị mắc kẹt trong một chuỗi lặp lại vô tận của những câu chuyện theo phong cách hiện thực xã hội chủ nghĩa về những người lính dũng cảm và những người nông dân cao quý. Độc giả quá ngán ngẩm, khiến tờ ‘Văn nghệ’ buộc phải đình bản bởi không còn đủ tiền để mua giấy và trả tiền in.
Điều đầu tiên Nguyên Ngọc thực hiện với tư cách là Tổng Biên tập mới của tờ báo là tiếp cận với đống truyện bị từ loại vì chúng phản ánh quá trung thực những vấn đề nhức nhối của cuộc sống. Ngay sau khi được giới thiệu trên văn đàn, truyện ngắn ‘Tướng về hưu’ đã xô đổ chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Nó đã du nhập vào văn học Việt Nam những chủ đề hiện đại và môi trường xung quanh của cuộc sống hiện đại. Không còn có một quan điểm trung tâm hay thẩm quyền đạo đức nào nữa. Thay vào đó là sự mơ hồ và tất cả những bóng mờ cùng sự thỏa hiệp của hiện tại. Thiệp đã quay ngược về quá khứ trong văn học Việt Nam, diễn giải lại nó, và phóng chiếu nó về tương lai mà ông đã cố gắng sáng tạo ra, trong một đợt công bố hàng loạt truyện ngắn mới, tất cả các thể loại văn học đặc trưng cho công cuộc Đổi mới của Việt Nam những năm 1980. Ông kể những câu chuyện về cuộc sống hàng ngày làm rung chuyển khung hình, để những khoảng trống của sự tự ngẫm nghĩ xuất hiện trong thực tế được chấp nhận. Ông diễn đạt lại những câu chuyện dân gian Việt Nam với guồng quay hiện đại. Nhưng gây sốc hơn cả là ba câu chuyện lịch sử dẫn đến việc ông bị công an văn hóa khám nhà.
Nguyên Ngọc cho biết, các tác phẩm của Thiệp ‘gây xôn xao dư luận’ của Thiệp, và đã giúp Nguyên Ngọc chứng kiến số lượng phát hành báo ‘Văn nghệ’ của ông tăng vọt. “Tất cả các nhà văn, mặc dù họ có thể không nói một cách cởi mở như vậy, nhưng đều nhận ra một điều rất quan trọng: họ không thể viết theo cách mà họ từng viết trước đây."
Những xáo trộn do cú gây chấn động văn đàn của Thiệp được Nguyên Ngọc gọi là ‘văn học sử thi đầy tính trữ tình cách mạng’ của Việt Nam. Thay vì những câu chuyện về những người lính dũng cảm và những người nông dân cao quý, những thể loại mới đã được phát minh hoặc hồi sinh, bao gồm ‘phóng sự tiểu thuyết’, hồi ký, phóng sự phi hư cấu và ‘ một vụ mùa bội thu của truyện ngắn’. Ngoại trừ các tác phẩm của Bảo Ninh và Phạm Thị Hoài, ‘sức mạnh của tiểu thuyết để khái quát về xã hội vẫn còn rất yếu’, Nguyên Ngọc nói. ‘Văn học đã chọn một thể loại khác để làm công việc mà tiểu thuyết chưa thể làm được, một thể loại mà tự nó, do đặc điểm riêng của nó, đòi hỏi sự khái quát: truyện ngắn’.
Nguyên Ngọc nói: “Nhà văn nổi bật nhất… vẫn là Nguyễn Huy Thiệp, và bên cạnh là Phạm Thị Hoài. Từ rất sớm, ông đã bắt đầu viết từ nhiều góc độ khác nhau, sử dụng một cách tiếp cận đa diện đến mức khiến độc giả thường xuyên sửng sốt… Trong quá trình đó, ông đã khởi xướng dòng văn học Việt Nam hiện đại mà chúng ta có thể gọi là ‘văn học tự vấn’. Nhờ đó, một luồng sinh khí mới đã lan tỏa trong văn học Việt Nam, từ văn học, sự tự vấn đi vào xã hội… Có thể nói đây là lần đầu tiên trong văn học, người Việt Nam dấn thân vào việc tự vấn một cách dứt khoát như vậy".
*
Đây là một đoạn trích đã được chỉnh sửa từ cuốn sách của Thomas A. Bass, 'Censorship in Vietnam: Brave New World' (Nhà xuất bản Đại học Massachusetts: 2017).
(Nguồn: https://mekongreview.com/nguyen-huy-thiep...)
 

NguyenMinhNgoc

Xe tăng
Biển số
OF-90161
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
1,425
Động cơ
556,169 Mã lực
Phạm Thị Hoài thì so thế nào với cụ Thiệp được. Nhớ mỗi Maria Sến, văn hay thế thôi, chứ độ sâu sắc phản ánh xh con người VN thi sao bằng dù chỉ 1 truyện ngắn cụ Thiệp. Bảo Ninh cũng chỉ có Nỗi buồn chiến tranh, một góc nhìn thật hơn, nhân bản hơn về Chiến tranh VN, nhưng cũng dưới tầm cụ Thiệp, một bách khoa thư về văn hóa, con người và xh vn.
Muối của rừng, Những ngọn gió hua tát, Mưa Nhã Nam, Vàng lửa, Phẩm tiết, Kiếm sắc, Thương nhớ đồng quê, Những bài học nông thôn, Con gái thủy thần, Những người thợ xẻ, Nguyễn Thị Lộ, Một thoáng Xuân Hương, Nàng Sinh, Tướng về hưu... sẽ bất hủ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top