- Biển số
- OF-104819
- Ngày cấp bằng
- 4/7/11
- Số km
- 3,288
- Động cơ
- 876,373 Mã lực
Trận này cụ Baoleo và Ngao5 có kể rồi cụ:Nó là thế này:
Sự kiện VBB
Cụ này là hàng xóm nhà em.
Sĩ quan hải quân có số má nhưng về hưu chỉ mang hàm đại uý.
Cụ chính là một trong những chiến sỹ trên hai con tàu phóng lôi đã chiến đấu cảm tử sự kiện Vịnh Bắc Bộ 1964.Theo lời cụ kể lại thì tàu của cụ được lệnh lao thẳng vào sát khu trục hạm Maddox để phóng ngư lôi.Tàu đã bắn trúng được phần đuôi tàu đối phương,gây hư hỏng nhẹ.
Sau đó máy bay từ tàu sân bay và hoả lực trên Maddox quần cho các cụ tơi tả.Người bị thương,tàu hỏng máy,súng pháo tanh bành bay hết.Các cụ nằm im trên tàu tự trôi mặc cho số phận định đoạt.Lênh đênh thế nào mà sau tàu dạt được vào cửa Xuân Trường-Thanh Hoá.Và các cụ được tiếp đãi như những người anh hùng,mà cấp trên đã đề nghị phong Anh Hùng thật.
Đúng là số phận các cụ ạ.Cụ kể đáng lẽ ra phải tạm nghỉ trên bờ tĩnh dưỡng thì ok.Nhưng cụ lại sung phong ra biển đi làm nhiệm vụ tiếp.
Lần này địch quân cho mồi nhử tàu ta vào trận địa mai phục sẵn.Hoả lực mạnh đã nhấn chìm tàu ta.Các cụ may mắn sống sót nhưng bị đưa lưới vớt lên rồi đưa lên tàu Mỹ.Từ đây các cụ được đưa đến Honolulu rồi đưa đến giam ở Hawai đến 1973 thì được trao trả theo hiệp định Paris.
Em hỏi cụ:Bọn Mỹ nó có tra tấn bác không?.Ông bảo:Nó có đánh cái éo gì đâu.Nó đưa tao vào một cái phòng điện sáng chói chang.Hỏiên gì?Đơn vị nào?.......
Lúc đó tao khai quấy quá cho xong.Nó bảo:Ông không phải chối ông thuộc đơn vị này,tàu của ông số hiệu này,ảnh chụp tàu ông đậu ở cảng đây phải không!Thế là hết bài!
Rồi nó đưa về Hawai cho ăn uống bơ sữa,thịt thà chả thiếu thứ gì.
Ông còn kể:Nó hiện đâij lắm,cho máy bay bay khắp đảo phun cái thuốc gì ấy mà tiệt chả thấy muỗi mắt gì cả.
Chuyện em nghe từ ông những năm 197x nhớ đâu em kể nấy,cccm thông cảm!
2 năm sau là nó trả, chả có Hawai đâu! Trận này 3 tàu mình đánh đội sau:Bài 5: Bình luận của baoleo về trận hải chiến ngày 01/07/1966:
(với tư cách người cùng đơn vị và Quân chủng):
Đây là một trận đánh mà Hải quân ta tổn thất nặng. Do tính toán không tốt, đã để một biên đội 3 tàu phóng lôi đơn độc đánh vào cả một biên đội tàu khu trục của Mỹ có máy bay hộ tống. Địch không những không bị bất ngờ mà còn chủ động vờ chạy để lừa tàu ta đuổi theo ra xa bờ, rồi gọi máy bay tới đánh trả.
Khi phát hiện thấy biên đội đã ra quá xa bờ, địch kéo đến nhiều tàu, Sở chỉ huy muốn gọi tàu về, nhưng đã mất hoàn toàn liên lạc. Chỉ còn cách duy nhất là theo sát trận đánh ngày càng xấu đi từ thông tin quan sát bằng mắt do Sở Chỉ huy tiền phương đặt tại hầm-chiến hào tại Đồ Sơn và các nơi khác báo về.
Trận chiến quyết liệt, địch bủa vây, lực lượng pháo bờ và pháo đảo chỉ dương mắt nhìn, vì ngoài tầm đạn.
Sở Chỉ huy không có phương tiện liên lạc, cũng không có tàu ứng cứu - cứu hộ. Chỉ còn cách ôm gối, cúi đầu khóc nghe thảm cảnh do các đài quan sát mắt báo về. Tàu ta bị chìm, chiến sỹ phải rời tàu trên các ván gỗ, áo phao, trôi nổi nhưng không ai ra cứu. Phải mãi tới đêm và hôm sau ta mới cho tàu hải quân và ngư dân ra tìm, hi vọng còn tìm được ai đó trôi nổi, nhưng biển đã xoá đi tất cả, như là không hề có một trận đánh hết sức quyết liệt mới chỉ vài giờ trước đó.
Phải chăng ta đã không dám đưa tàu ra tiếp cứu- hay gọi không quân ta đến hỗ trợ chống lại máy bay địch? Đó là câu hỏi còn bỏ ngỏ cho đến tận hôm nay.
Vậy, kinh nghiệm rút ra l:à tuyệt đối không được đánh ở địa hình trống trải và phải đảm bảo thông tin liên lạc. Ngày nay, Hải quân VN đã được trang bị các phương tiện hiện đại, ngay như liên lạc giữa Sở Chỉ huy với Trường sa cũng gần như không còn là vấn đề. Tuy nhiên, không được chủ quan, vì địch có thể dùng phương tiện chế áp điện tử cắt liên lạc.
Do đó, phải có các biện pháp thông tin khác bổ sung như dùng pháo hiệu, súng, cờ hiệu, khói, ...
Và cái hận trong trận này là: Mỹ dùng trực thăng, thả thang dây, bắt sống toàn bộ thủy thủ đoàn của 3 tầu phóng lôi trên, ngay trước mắt và trong tầm quan sát của HQ ta, mà ta chỉ trơ mắt ra nhìn.
Sau trận này thì thôi, HQ ta không đem tầu ra đánh nhau 1 lần nàovới Hải quân Mỹ nữa, mà chỉ dùng tầu tham gia bắn máy bay.
Lại nói về thủy thủ đoàn của 3 tầ. Sau khi bị bắt đem về Đà Nẵng- Mỹ hỏi cung và thủy thủ đoàn cả 3 tầu khai tuốt tuồn tuột về trận 2/8/1964 và khẳng định với phía Mỹ là không hề có trận 4/8/1964. Biên bản hỏi cung này sau đó lộ ra, các nghị sỹ tiến bộ Mỹ mới đấu tranh và chính quyền Giôn Sơn đã phải nhận; sự kiện 4/8/1964 là dỏm.
(còn tiếp, phần 3 với nội dung: CUỘC TRAO ĐỔI TÙ BINH HI HỮU TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ)
U.S. Navy carrier aircraft patrolling off of Haiphong, North Vietnam, identify three North Vietnamese torpedo boats, which fire torpedoes from long range at the destroyer USS Rogers and the frigate USS Coontz. U.S. Navy F-4 Phantoms subsequently sink the enemy boats. American ships rescue 19 North Vietnamese survivors. They are exchanged for U.S. POWs in 1967 and 1968.1
1Edward J. Marolda, By Sea, Air, and Land: An Illustrated History of the U.S. Navy and the War in Southeast Asia (Washington D.C.: Naval Historical Center, 1994), 96.
Chỉnh sửa cuối: