Cụ chuẩn như Lê Duẩn !!
Vin hiện là ông vua trong ngành BĐS Việt Nam với Villa, căn hộ, TTTM, nghỉ dưỡng...Song hành với đó là Sun group phân khúc cao cấp.
Theo đánh giá đã tiệm cận mức bão hòa. Làm vẫn ra lợi nhuận đấy nhưng nhu cầu giờ thấp hơn rất nhiều. Làm nữa lợi nhuận không còn được nhiều như xưa.
Vậy, lý do chuyển hướng là hoàn toàn đúng đắn với 1 tập đoàn tên tuổi. Thế nhưng cuộc chơi nào cũng có 2 mặt. Thành công thì cả làng điều vui nhưng nó mà chết thì...chả mấy chốc về ZERO.
Ai làm ngành công nghệ điều biết, nó không hề đơn giản. Bởi vốn đầu tư cho R&D như cái hố đen không bao giờ cạn. Chưa nói đến khâu sản xuất, vận hành, thử nghiệm...và cuối cùng hoàn thiện, đưa sản phẩm lên kệ. Bán được hay không là câu chuyện khác???
Trở lại vấn đề em đánh giá then chốt ở đây tại sao VIN lại dám chơi canh bạc rủi ro này?? Theo em có 2 lý do chính
1. Biết trước những chính sách. Nắm được cũng như có thể gây được ảnh hướng tới những quyết định này.
Nói nôm na 1 trường hợp dễ hiểu là xe máy. Gần đây có ý kiến dự thảo cấm xe máy(chạy xăng) trong thành phố. Nếu được áp dụng vậy ai sẽ là người có lợi??
Hoặc siết mạnh hàng tiểu nghạch, trốn thuế cửa cơ quan PL. Để giúp các mặt hàng sx trong nước phát triển.
2. Trứng đặt vào nhiều rổ khác nhau hoặc là không để trứng vào cùng một rổ.
Dù biết ngành nào cũng đã có nhưng khi ta làm 10 cái, chả lẽ không được 2-3 cái thành công hay sao?? Và khi thành công thì nó đủ sức kéo lại các ngành kia phát triển.
Mô hình xã hội mới có thế thấy hàng xóm, nhà chị na nổi bật hiện nay là tay to nhất điều đang sở hữu DN công nghệ.. Alibaba/Tencent/Baidu/Netease/...
Cuối lời, em đánh giá cách làm như hiện nay của Vin là lao đầu vào chỗ chết. Tuy nhiên nếu đây là cách làm Clear USD của mình thì ok.
Em trả lời về 2 điểm của cụ và kết luận cụ nêu:
1. Biết trước chính sách: Cái này khi cụ làm lớn thì đương nhiên cụ phải biết, đây là Thiên thời, nhưng Chính sách thường là thứ được tính ra từ phản ứng với Xu thế, mà Xu thế thì giờ ai cũng biết, sắp tới là trí tuệ nhân tạo, điều khiển tự động, những cái này phục vụ mục đích thay thế con người triệt để hơn để tăng hiệu suất lên cao hơn, nới rộng giới hạn của con người hơn. Thế giới đều chuyển mình theo xu thế này, nên chính sách của Việt Nam cũng theo xu thế này. Doanh nghiệp càng to, chiếm tỷ trọng trong nền kinh tế thì càng được tiếp cận với chính sách từ sớm, thậm chí từ khi chính sách còn đang được thai nghén, ở một góc nhìn khác, doanh nghiệp quan trọng có thể xúc tiến thúc đẩy hay tạo ra chính sách, miễn là nó thoả mãn yêu cầu từ đường lối của Nhà nước.
Ở tầm cỡ của Vin thì em nghĩ chắc cũng được tham gia thúc đẩy chính sách rồi, chứ không chỉ là biết trước chính sách, quan trọng là mức độ nhiệt thành của Vin với Nhà nước đến đâu, doanh nghiệp về cơ bản chạy theo lợi nhuận, nhưng trên thế giới có không ít doanh nghiệp mang tư tưởng dân tộc rất sâu sắc, nếu Vin có tư tưởng này thì Vin còn được quan tâm chiếu cố nhiều hơn từ Nhà nước.
2. Trứng đặt vào nhiều rổ: Cái này nó ở góc độ đầu tư thôi cụ, nhưng không phù hợp với vị trí được tham gia chính sách, vì tham gia ý kiến là phải để phương án đó thành công, việc chung thành công và việc riêng thành công, Nhà nước cần vốn xã hội, doanh nghiệp cần cơ chế vận hành, đấy là cái thiết thực mà doanh nghiệp lớn đang chơi, đã chơi với nhà nước rồi thì sẽ biết phải đặt trứng vào đâu, nên mục này em nghĩ nếu đúng như cụ nói thì Vin chưa phải là cỡ doanh nghiệp tham gia chính sách mà chỉ là cỡ doanh nghiệp nghe ngóng chính sách thôi, như vậy thì phần em nghĩ tại mục 1 lại không đúng, và như thế thì không làm to được.
Kết luận của cụ: Cách làm hiện nay của Vin là lao đầu vào chỗ chết. Em thấy không hẳn như vậy, ngành công nghệ cao, R&D vốn tốn tiền vì nói thẳng R&D là mày mò tìm kiếm kết quả tốt hơn, như ngày xưa ông Edison làm hàng ngàn thí nghiệm mới ra được cái đèn điện, nên R&D là mục không ai có thể biết khi nào có kết quả, nhưng không làm thì lại biết rõ là không bao giờ có kết quả, nên R&D vẫn phải được đầu tư, dù nó quá tốn kém. Một người làm giàu rất nhiều năm thì không có chuyện làm để bay hết tiền trong tay cả, chuyện bay hết tiền trong tay chỉ là kết quả rủi ro mà họ không ứng phó cứu vãn được mà thôi. Nhưng khi đánh giá đầu tư mạo hiểm, người ta đánh giá đối tượng có lịch sử phát triển thế nào, sự chuẩn bị ra sao, xu thế thời cuộc thế nào, hỗ trợ từ xung quanh ra sao, em dẫu chả phải chuyên gia, nhưng em nghĩ cách làm của Vin cũng khá chắc chắn chứ không có chuyện đâm đầu vào chỗ chết. Họ đã bỏ tiền xây dựng quan hệ với các ĐH hàng đầu của Việt Nam để cùng nghiên cứu, đã bỏ tiền ra mua công ty công nghệ của nước ngoài, có tham dự vào chính sách của NN và lợi dụng được hỗ trợ của NN, những mảng đầu tư khác của họ vẫn còn kết quả tốt nên em nghĩ họ chưa chắc đã là đâm đầu vào chỗ chết. Hơn nữa, tầm này thì NN cũng không thể để Vin chết được, chỉ tính đóng góp giải quyết lao động thôi cũng không hề nhỏ, mà chủ trương của TT là tháo gỡ cho Doanh nghiệp, một cách nói khác của việc kiện toàn hệ thống luật pháp thủ tục của NN để doanh nghiệp đỡ rối, (đương nhiên vẫn có khe có thể lách, tránh thế quái nào được
).
Cuối cùng, em nghĩ thời gian sẽ trả lời tất cả, em cũng phỏng đoán như cụ thôi, nhưng trong trường hợp nó làm ăn tốt và lớn mạnh, cả em và cụ cũng được hưởng lợi gián tiếp từ nó