Copy bài này để thấy nếu vn còn thủ cựu, ôm đồm giấc mộng kinh tế nhà nước là chủ đạo với khẩu hiệu quả đấm thép thì đừng nói cạnh tranh với ai vì tự tay bóp mình đã chết rồi chả cần ai cạnh tranh cả cũng đủ chết
Hãy cứ là CNXH, hãy cứ là 1 đoảng CS leader nhưng nếu ko thay đổi tư duy về kinh tế NN...vn còn mãi tụt hậu. Chỉ cần cổ phần hóa, tư nhân hóa mạnh mẽ nền kinh tế thì chỉ sau 5 năm VN sẽ có mức tăng trưởng 7-8% còn sau 7-8 năm trở ra sẽ là trên 10%...hãy cứ nhìn tốc độ tăng trưởng của khối DNTN như HPG HAG VIC MSN. Tư nhân hóa, rao bán khoán cho thuê DNNN và đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân chính là con đường mà Nhật đã tiến hành để nhanh chóng vươn lên thành cường quốc.
Kinh tế / Thị trường
Chuyên gia Việt giải mã sự phát triển nhanh chóng của Campuchia
(Thị trường) - Nguyên nhân chính là Campuchia đã có một nền kinh tế thị trường, không bị rơi rớt của chế độ kế hoạch tập trung, quan liêu bao cấp.
PGS.TS Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công thương) nhận xét như vậy khi lý giải về sự phát triển nhanh chóng của đất nước Campuchia.
PV: - Kinh tế Campuchia đang có những bước phát triển nhanh chóng cả về tốc độ tăng trưởng, thu hút FDI, công nghiệp ô tô và cả xuất khẩu lúa gạo... Năm 2014, kinh tế Campuchia tăng trưởng dẫn đầu ASEAN. Ông có bất ngờ trước sự phát triển nhanh chóng của Campuchia? Vì sao Campuchia lại có sự phát triển vượt bậc như vậy?
PGS.TS Nguyễn Văn Nam: - Trước đây Campuchia là nước nghèo nhưng họ cũng đã được hơn 20 năm ổn định. Mặt khác, Campuchia từng là nền kinh tế nông nghiệp hoàn toàn kiệt quệ vì chiến tranh, bây giờ chỉ cần khôi phục nông nghiệp là Campuchia đã có mức tăng trưởng cao.
Nông nghiệp của Campuchia rất mạnh bởi đất đai của họ rất rộng và phì nhiêu, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người của Campuchia hơn Việt Nam nhiều. Campuchia có sông Mekong và Biển Hồ rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Đất Campuchia chỉ có phía Tây, Tây Bắc là vùng núi, còn đa số là đồng bằng, chỉ cần làm thuỷ lợi và nông nghiệp thôi Campuchia đã rất giàu. Chưa kể mấy năm nay Campuchia cũng đã bắt đầu làm công nghiệp, xuất khẩu.
Tính đến nay, xuất khẩu gạo của Campuchia đã tăng trưởng hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi Việt Nam lại sụt giảm. Giá gạo Campuchia cũng cao hơn giá gạo Việt Nam 30-50 USD/tấn, chủ yếu là gạo chất lượng cao.
Nhưng căn bản nhất, Campuchia đã hình thành ngay một nền kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp của Campuchia chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân theo kinh tế thị trường, cạnh tranh lành mạnh, ai làm ăn tốt thì tồn tại, ai làm ăn kém thì bị thải loại theo đúng quy luật thị trường. Bởi thế, kinh tế Campuchia có điều kiện để phát triển nhanh.
chia sẻ
Phóng to
Gạo Campuchia đã tiến sang những thị trường khó tính như Mỹ và châu Âu.
PV: - Xét riêng ở lĩnh vực xuất khẩu gạo, theo Văn phòng Thư ký dịch vụ một cửa về xuất khẩu gạo Campuchia, 7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Campuchia đã tăng 53% so với cùng kỳ năm ngoái. Dù mới tham gia thị trường xuất khẩu gạo khoảng 5 năm nhưng gạo Campuchia đã xuất sang 53 quốc gia trên thế giới, chủ yếu là gạo chất lượng cao. Nó cho thấy điều gì trong cách làm gạo của Campuchia, thưa ông?
PGS.TS Nguyễn Văn Nam: - Nông dân Campuchia thực ra không giỏi hơn nông dân Việt Nam, các nhà máy xay xát của Campuchia cũng từ Việt Nam đưa sang, không hiện đại hơn. Cái hơn của Campuchia là họ có những nhà kinh doanh gạo thực thụ, sống bằng nghề kinh doanh và lớn lên bằng tài năng kinh doanh. Họ đua chen trên thị trường cạnh tranh nên trưởng thành nhanh chóng. Ở Campuchia, chỉ có doanh nghiệp kinh doanh giỏi mới tồn tại được.
Khi đã có nhà kinh doanh mạnh, chính họ sẽ tác động hình thành liên kết "3 nhà", "4 nhà", họ tác động vào khâu sản xuất, khâu chế biến, xuất khẩu, tạo ra chuỗi giá trị. Ví dụ, đối với nông dân, các nhà doanh nghiệp sẽ tác động trồng giống lúa gì, trồng như thế nào..., hình thành nên những vùng chuyên canh chất lượng cao, giống tốt có thể xuất khẩu.
Nhà kinh doanh gạo Campuchia tự đi tìm thị trường. Do đó, xuất khẩu gạo của Campuchia tiến bước rất vững chắc vì đi theo con đường kinh doanh sòng phẳng. Ở Việt Nam chưa có sự cạnh tranh như vậy nên ra thế giới bị thua. Việt Nam cứ tự hào gạo chất lượng không kém gạo Thái Lan nhưng vẫn phải bán giá thấp hơn, đó là bởi phương thức kinh doanh chưa hợp lý.
Nói cách khác, chúng ta chưa có những nhà kinh doanh gạo thực sự. Nông dân Việt Nam tốt hơn nông dân Campuchia, gạo Việt Nam không kém gạo Campuchia nhưng kinh doanh gạo ở Việt Nam vẫn bị chi phối bởi những công ty nhà nước: hai tổng công ty lớn và nhiều công ty cấp tỉnh khiến những doanh nghiệp tư nhân khó chen chân vào được.
PV: - Để có được thành công như hiện nay, cách thức phát triển của Campuchia có gì đặc biệt, thưa ông? Cho đến nay, Campuchia còn những lợi thế gì và cơ hội phát triển của Campuchia như thế nào? Campuchia có rút kinh nghiệm từ những người đi trước để lựa chọn con đường phát triển phù hợp không và khó khăn của quốc gia này là gì?
PGS.TS Nguyễn Văn Nam: - Campuchia mới bắt đầu thực hiện công nghiệp hoá, bước đầu chấn hưng ngành nông nghiệp, đồng thời có thế mạnh về du lịch với một số di sản văn hoá thế giới, họ làm du lịch tốt. Tài nguyên nông nghiệp của Campuchia rất phong phú, họ có cây công nghiệp, đặc biệt là cây cao su, cây lấy gỗ... Về công nghiệp, Campuchia cũng đang tiến hành thăm dò dầu khí. Gần đây họ phát triển ngành dệt may và chủ yếu xuất khẩu sang Mỹ, EU.
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất là Campuchia có một thể chế kinh tế thị trường đúng nghĩa, rõ ràng và nhất quán. Campuchia không hẳn học theo Thái Lan hay Việt Nam là những nước đi trước mà có hướng đi riêng.
Về mặt kinh tế, phải nói rằng Campuchia đã tự chủ phát triển nông nghiệp và đạt được yêu cầu, tất nhiên là cũng phải có sự giúp đỡ của các nước. Ví dụ, hiện Trung Quốc đổ tiền vào Campuchia rất nhiều với 3 tỷ USD viện trợ, 10 tỷ USD đầu tư.
Tuy nhiên, Campuchia vẫn còn nhiều khó khăn trên con đường phát triển. Bước đầu tiên Campuchia đã làm được là chấn hưng nền nông nghiệp nhưng đến bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá kinh tế, hội nhập thế giới có rất nhiều bài toán đặt ra cho Campuchia.
PV: - Với đà tăng trưởng kinh tế như hiện nay, ông dự báo vị thế của Campuchia trong ASEAN sẽ được nâng lên như thế nào?
PGS.TS Nguyễn Văn Nam: - Xét về kinh tế, hiện nay Campuchia vẫn trong top 4 nước chậm phát triển của ASEAN (gồm Lào, Campuchia, Myanmar, Việt Nam). Campuchia đang tiến nhanh, liên tục tăng trưởng 7% trong nhiều năm qua.
Campuchia có thể chấn hưng được kinh tế nhưng một vấn đề lớn quyết định khả năng phát triển, vị thế của Campuchia là đường hướng chính trị của quốc gia này. Làm được, Campuchia sẽ có vị thế rõ ràng trong ASEAN.
Thành Luân
http://baodatviet.vn/kinh-te/thi-truong/chuyen-gia-viet-giai-ma-su-phat-trien-nhanh-chong-cua-campuchia-3285095/?paged=2