Em nghĩ lãi suất vẫn thay đổi nhưng con số tổng gốc và lãi ko đổi. Mà em có nói ls cố định đâu. Em chỉ nói tổng gốc lãi k đổi mà. Cụ đọc lại còm của em đi.
Vấn đề tech chưa trả lời nếu tất toán trc hạn sẽ phải trả phần dư nợ tính trên dư nợ gốc hay bao gồm cả phần lãi.
Có 3 phương pháp tính lãi vay ngân hàng
1. Trả lãi theo dư nợ gốc giảm dần. Đây là phương pháp thông thường nhất vẫn hay tính cho vay mua nhà đất, dự án
2. Trả lãi theo dư nợ gốc ban đầu.
3. Trả lãi niên kim cố định. Sẽ cố định mức lãi và gốc với giả định lãi suất không thay đổi. Thực ra tính kỹ hơn về lâu về dài vay đến 20, 30 năm thì niên kim cố định mức lãi của nó còn HƠN cả Lãi theo dư nợ giảm dần
Đây là về phương pháp tính lãi. Còn lãi suất như thế nào thì nó vẫn phụ thuộc vào ngân hàng
Mấy thuật ngữ này là bê từ nước ngoài về (sách kinh tế các trường DH ở VN toàn dịch từ sách gốc nước ngoài). Nhưng ở Mỹ, Anh lãi suất của họ là cố định trong suốt thời gian vay, ngân hàng sẽ chịu phần rủi ro nếu lãi suất thay đổi. Còn ở VN, các ngân hàng đẩy phần rủi ro này cho khách hàng đi vay. Tôi mặc kệ kinh tế thế nào, lãi huy động tăng thì lãi cho vay tôi cũng tăng
(Các cụ đừng nghĩ ngân hàng huy động 7%/năm cho vay 9%/năm kiểu gì chả lãi. Sai hoàn toàn. Các khoản huy động chỉ ngắn hạn, trung hạn, người gửi chỉ gửi 6 tháng, 1 năm, nhiều lắm 2 năm. Nhưng cho vay mua nhà luôn dài hạn, ít nhất 5 năm, 10 năm, 20 năm. Rủi ro của mấy ông ngân hàng chính là ở chỗ này. Thế nên các ngân hàng việt mình đẩy phần rủi ro đấy sang khách vay)
P/S: Lãi suất có lên đến 20% thì niên kim cố định hay dư nợ giảm dần, lãi cũng chạy theo mức đó cccm nhé.
Bạn sale này chưa hiểu cái bẫy mà ngân hàng giăng ra rồi đấy ạ. Tư vấn khách trả gốc với lãi cố định 4,5 triệu một tháng trong suốt 35 năm là SAI HOÀN TOÀN