- Biển số
- OF-15481
- Ngày cấp bằng
- 28/4/08
- Số km
- 378
- Động cơ
- 515,430 Mã lực
Phải nói ngay rằng sẽ chưa kịp chèn ảnh, sẽ viết rất vội. Bây giờ đang mờ sáng, chim hót ran ngoài cửa sổ. Hoàng Su Phì nhiều chim hót lắm vào lúc sáng sớm thế này. Nhưng nửa tiếng nữa là ra xe rồi. Thời gian ít, mà phải đi nhiều.
Hôm qua vào Hoàng Su Phì. Rẽ vào ngả mà bao lần đi Mèo Vạc, Đồng Văn, cứ qua đây lại nhủ mình phải có chuyến đi vào miền đất này, nhưng mãi chẳng làm nổi. Vùng đất nào chưa đến được, mình cứ thấy như mất mát cái gì trong đời. 50 km từ quốc lộ vào đến phố huyện, đường nhựa, nhưng vòng vèo hết cỡ, chỉ có cua với cua ( người ở đây nói : “Đặc sản của Hoàng Su Phì là cua, nhưng là thứ cua không ăn được !”). Toàn dân đi núi mà trên xe cũng có người.. ra mật xanh mật vàng. Nhưng từ Trung tâm Hoàng Su Phì đi lên xã giáp biên Bản Máy đường mới kinh. Như thể lên sao hoả, đường đất mới xẻ, xe sập gầm liên tục. Kinh nhất lúc qua những chỗ đường lở đến sát bánh xe, vực hun hút, mà đất ở đây nó cứ bở bùng bục. Cũng là Hà Giang, mạn trên kia là cao nguyên đá, còn mạn dưới này toàn đất lẫn cát. Không hiểu rồi cái đường chưa làm xong này “thọ” được bao nhiêu. Lúc nào mưa thì phải đánh đu với số mệnh mới dám đi trên đường này.
Người ta bảo đến Bản Máy nhìn thấy đất Trung Quốc trước rồi mới thấy bản Việt Nam. Đúng thế thật. Tại sao mình có cái giác quan cứ nhìn thấy cái núi nào là lạ là xác định đúng luôn đó không phải đất mình. Chỉ sang hỏi, lập tức anh cán bộ đi cùng cho biết : “Đất họ đấy !”. Chưa thấy người dân Bản Máy nào đã thấy lốc nhốc một tốp người TQ lếch thếch đi trên đường đèo. Ngó bộ ở đây hai bên biên giới nghèo như nhau. Bên kia họ đốt đen cả đồi, trồng độc một loại cây là chuối.
Mầm Non Bản Máy có 149 cháu. Ở trường chính đã gần 90 đứa. Còn lại rải rác lớp ở nhờ ở đậu tại 4 thôn. 45 đứa 5 tuổi có tiêu chuẩn nhà nước 120 ngàn/tháng. nấu cơm ở trường chính, bọn nhỏ hơn bố mẹ đóng 100 ngàn/tháng. Gần hai chục đứa cứ đến trưa bố mẹ đến bế về, qua bữa trưa lại bế con đến. Chẳng qua là chạy tránh bữa trưa ở lớp, vì không có cách gì hàng tháng đóng được 100 ngàn cho đứa con bé bỏng của mình, để nó được ăn cơm với bạn bè trên lớp. Các cô cũng thương lắm, nhất là khi mưa gió, rét mướt, hay là nắng quá rát. Những khi đó đành chép miệng, giữ chúng lại, cấu véo cơm từ các bát khác san sang cho chúng. Bằng ấy đứa mà có 15 cái chăn, vừa rồi còn san ba cái sang một điểm bản khác. Chúng nó ôm nhau ấm chứ chăn che sao hết được !.
Sang bên Tiểu học và Trung học cơ sở. Trường mới xây, đẹp. Có khu nội trú. Chiều nắng quái. Hai chục đứa lớn có bé có đứng lố nhố quanh hàng rào.Toàn là con trai. Tuyệt không có đứa con gái nào. Hoá ra là ở đây chẳng có nước. Bể mới xây, nhưng cạn khô. Con trai chúng nó chịu được, con gái ưa sạch sẽ (mà bọn nó cũng lớn rồi), nên không ở nội trú được. Các thày cô ở khu tập thể cũng thiếu nước. Có đường dây dẫn nước từ Đồn biên phòng cách đó khoảng gần hai cây số. Các cô cứ véo von gọi điện lên ” Các anh ơi chích cho chúng em tý nước !” Đông biên phòng cũng thiếu nước, nhưng cố san cho các cô. Có điều ống dẫn nước bằng nhựa, đi vòng vèo thế, trâu bò dẫm bục vỡ, nên nước về đến nơi thì chẳng còn bao lăm. Để nấu cơm phải xách can đi chở nước. Vào bếp chúng nó, thấy độc cái nồi nu cơm, cái chảo cũng dính cơm, và một bó rau cải héo. Trời ạ, giống như in cái bữa mình vào bếp ở Suối Giàng.
Hỏi một cu cậu lớp bé : ” Có khi nào được ăn thịt không?” Nó cười ngượng nghiu nói rằng bữa nào cũng ‘ăn thịt”. Mình lạ, hỏi hôm nay có thịt không. Nó cũng bảo có. Hỏi cậu lớn hơn , đỏ hồng hào, trắng như con trai châu Âu (quái thật, không có nước rửa ráy mà sao mặt mũi chúng nó sáng trưng !) thì cậu này cười, nói rằng: ” Bác ạ nó gọi rau là thịt”. Sau này nói chuyện với các cô, mới biết rằng so với ở nhà, các em ở nội trú được ăn cơm thế này là hơn cơm bố mẹ lắm rồi, chẳng đứa nào kêu ca gì, chỉ khổ cái không có nước thôi.
Nước ! Đến đâu cũng thấy người Bản Máy không có nước. Tại đồn Biên phòng, Trung tá Đồn trưởng cho biết có nhiều đoàn khảo sát rồi, nhưng chưa thấy có dự án nào được thực hiện để dẫn nước về. Hiện cả cái trung tâm xã này chỉ trông chờ vào một cái điểm có nước đùn lên. Chỗ khác có khoan cũng chẳng có giọt nào.
Rồi mai đây bọn trẻ mầm Non sẽ có sự hỗ trợ của ” Cơm có thịt”. Lần này đi là một đội hỗn hợp đa thành phẩn. Giám đốc Quỹ Thiện tâm của Vincom nói nhỏ với mình: ” Quỹ em sẽ giúp mua đường ống dẫn nước”. Đồn biên phòng đồng ý tạm nối ống với ống dẫn nước chính. Lính bao giờ cũng nhường nhịn cho cô giáo, học sinh. Nếu dự án làm lớp học triển khai nhanh (Quỹ Thiện Tâm bàn với bọn mình khảo sát và sẽ thực hiện điều này), trẻ mầm non ở các điểm bản sẽ có chỗ học đẹp, sẽ có bếp nấu ăn sẽ có cơm thịt….Và sẽ có tủ sách (một cậu đẹp trai đến đi theo chuyên tìm hiểu việc này, rồi về sẽ gửi sách lên)
Nhưng mà nước thì làm sao đây ? Để giải quyết cơ bản chuyện này, hình như phải đầu tư chục tỷ đồng. Cũng có thể không nhiều đến vậy (nguồn nước tốt cách đây 9 km), nhưng vẫn là tiền to. Chỉ có dự án nhà nước, hoặc một đơn vị kinh tế lớn mới giúp được.
Sáng bạch ra rồi. Chỗ nhà khách Uỷ ban mình ở có dòng sông Chảy chạy ngay dưới, đêm nghe rì rào tiếng nước. Nhưng lên các xã biên giới thì dòng sông này chạy tít dưới vực sâu, còn trên chỉ có đất khô bẻ trong tay vụn ra như bánh khảo vậy.
Càng đi, càng thương biên cương. Mà người ở đây lạ lắm, trẻ con đứa nào cũng hồng hào, hỏi chuyện thì nói tiếng Kinh ngọng ngịu nhưng rất dễ thương. Người lớn luôn cười, giữ khách chẳng cho về…
Mọi người gọi nhau rồi. Hôm nay đi ba xã giáp biên , rồi sang Xín Mần…
Hôm qua vào Hoàng Su Phì. Rẽ vào ngả mà bao lần đi Mèo Vạc, Đồng Văn, cứ qua đây lại nhủ mình phải có chuyến đi vào miền đất này, nhưng mãi chẳng làm nổi. Vùng đất nào chưa đến được, mình cứ thấy như mất mát cái gì trong đời. 50 km từ quốc lộ vào đến phố huyện, đường nhựa, nhưng vòng vèo hết cỡ, chỉ có cua với cua ( người ở đây nói : “Đặc sản của Hoàng Su Phì là cua, nhưng là thứ cua không ăn được !”). Toàn dân đi núi mà trên xe cũng có người.. ra mật xanh mật vàng. Nhưng từ Trung tâm Hoàng Su Phì đi lên xã giáp biên Bản Máy đường mới kinh. Như thể lên sao hoả, đường đất mới xẻ, xe sập gầm liên tục. Kinh nhất lúc qua những chỗ đường lở đến sát bánh xe, vực hun hút, mà đất ở đây nó cứ bở bùng bục. Cũng là Hà Giang, mạn trên kia là cao nguyên đá, còn mạn dưới này toàn đất lẫn cát. Không hiểu rồi cái đường chưa làm xong này “thọ” được bao nhiêu. Lúc nào mưa thì phải đánh đu với số mệnh mới dám đi trên đường này.
Người ta bảo đến Bản Máy nhìn thấy đất Trung Quốc trước rồi mới thấy bản Việt Nam. Đúng thế thật. Tại sao mình có cái giác quan cứ nhìn thấy cái núi nào là lạ là xác định đúng luôn đó không phải đất mình. Chỉ sang hỏi, lập tức anh cán bộ đi cùng cho biết : “Đất họ đấy !”. Chưa thấy người dân Bản Máy nào đã thấy lốc nhốc một tốp người TQ lếch thếch đi trên đường đèo. Ngó bộ ở đây hai bên biên giới nghèo như nhau. Bên kia họ đốt đen cả đồi, trồng độc một loại cây là chuối.
Mầm Non Bản Máy có 149 cháu. Ở trường chính đã gần 90 đứa. Còn lại rải rác lớp ở nhờ ở đậu tại 4 thôn. 45 đứa 5 tuổi có tiêu chuẩn nhà nước 120 ngàn/tháng. nấu cơm ở trường chính, bọn nhỏ hơn bố mẹ đóng 100 ngàn/tháng. Gần hai chục đứa cứ đến trưa bố mẹ đến bế về, qua bữa trưa lại bế con đến. Chẳng qua là chạy tránh bữa trưa ở lớp, vì không có cách gì hàng tháng đóng được 100 ngàn cho đứa con bé bỏng của mình, để nó được ăn cơm với bạn bè trên lớp. Các cô cũng thương lắm, nhất là khi mưa gió, rét mướt, hay là nắng quá rát. Những khi đó đành chép miệng, giữ chúng lại, cấu véo cơm từ các bát khác san sang cho chúng. Bằng ấy đứa mà có 15 cái chăn, vừa rồi còn san ba cái sang một điểm bản khác. Chúng nó ôm nhau ấm chứ chăn che sao hết được !.
Sang bên Tiểu học và Trung học cơ sở. Trường mới xây, đẹp. Có khu nội trú. Chiều nắng quái. Hai chục đứa lớn có bé có đứng lố nhố quanh hàng rào.Toàn là con trai. Tuyệt không có đứa con gái nào. Hoá ra là ở đây chẳng có nước. Bể mới xây, nhưng cạn khô. Con trai chúng nó chịu được, con gái ưa sạch sẽ (mà bọn nó cũng lớn rồi), nên không ở nội trú được. Các thày cô ở khu tập thể cũng thiếu nước. Có đường dây dẫn nước từ Đồn biên phòng cách đó khoảng gần hai cây số. Các cô cứ véo von gọi điện lên ” Các anh ơi chích cho chúng em tý nước !” Đông biên phòng cũng thiếu nước, nhưng cố san cho các cô. Có điều ống dẫn nước bằng nhựa, đi vòng vèo thế, trâu bò dẫm bục vỡ, nên nước về đến nơi thì chẳng còn bao lăm. Để nấu cơm phải xách can đi chở nước. Vào bếp chúng nó, thấy độc cái nồi nu cơm, cái chảo cũng dính cơm, và một bó rau cải héo. Trời ạ, giống như in cái bữa mình vào bếp ở Suối Giàng.
Hỏi một cu cậu lớp bé : ” Có khi nào được ăn thịt không?” Nó cười ngượng nghiu nói rằng bữa nào cũng ‘ăn thịt”. Mình lạ, hỏi hôm nay có thịt không. Nó cũng bảo có. Hỏi cậu lớn hơn , đỏ hồng hào, trắng như con trai châu Âu (quái thật, không có nước rửa ráy mà sao mặt mũi chúng nó sáng trưng !) thì cậu này cười, nói rằng: ” Bác ạ nó gọi rau là thịt”. Sau này nói chuyện với các cô, mới biết rằng so với ở nhà, các em ở nội trú được ăn cơm thế này là hơn cơm bố mẹ lắm rồi, chẳng đứa nào kêu ca gì, chỉ khổ cái không có nước thôi.
Nước ! Đến đâu cũng thấy người Bản Máy không có nước. Tại đồn Biên phòng, Trung tá Đồn trưởng cho biết có nhiều đoàn khảo sát rồi, nhưng chưa thấy có dự án nào được thực hiện để dẫn nước về. Hiện cả cái trung tâm xã này chỉ trông chờ vào một cái điểm có nước đùn lên. Chỗ khác có khoan cũng chẳng có giọt nào.
Rồi mai đây bọn trẻ mầm Non sẽ có sự hỗ trợ của ” Cơm có thịt”. Lần này đi là một đội hỗn hợp đa thành phẩn. Giám đốc Quỹ Thiện tâm của Vincom nói nhỏ với mình: ” Quỹ em sẽ giúp mua đường ống dẫn nước”. Đồn biên phòng đồng ý tạm nối ống với ống dẫn nước chính. Lính bao giờ cũng nhường nhịn cho cô giáo, học sinh. Nếu dự án làm lớp học triển khai nhanh (Quỹ Thiện Tâm bàn với bọn mình khảo sát và sẽ thực hiện điều này), trẻ mầm non ở các điểm bản sẽ có chỗ học đẹp, sẽ có bếp nấu ăn sẽ có cơm thịt….Và sẽ có tủ sách (một cậu đẹp trai đến đi theo chuyên tìm hiểu việc này, rồi về sẽ gửi sách lên)
Nhưng mà nước thì làm sao đây ? Để giải quyết cơ bản chuyện này, hình như phải đầu tư chục tỷ đồng. Cũng có thể không nhiều đến vậy (nguồn nước tốt cách đây 9 km), nhưng vẫn là tiền to. Chỉ có dự án nhà nước, hoặc một đơn vị kinh tế lớn mới giúp được.
Sáng bạch ra rồi. Chỗ nhà khách Uỷ ban mình ở có dòng sông Chảy chạy ngay dưới, đêm nghe rì rào tiếng nước. Nhưng lên các xã biên giới thì dòng sông này chạy tít dưới vực sâu, còn trên chỉ có đất khô bẻ trong tay vụn ra như bánh khảo vậy.
Càng đi, càng thương biên cương. Mà người ở đây lạ lắm, trẻ con đứa nào cũng hồng hào, hỏi chuyện thì nói tiếng Kinh ngọng ngịu nhưng rất dễ thương. Người lớn luôn cười, giữ khách chẳng cho về…
Mọi người gọi nhau rồi. Hôm nay đi ba xã giáp biên , rồi sang Xín Mần…