[Funland] Việt Nam xưa (Phần 1)

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,244
Động cơ
1,133,083 Mã lực

1890 – Quốc tử giám


Hồ Hoàn Kiêm thời kỳ 1890


Quảng trường Paul Bert (nay là vị trí tượng Lý Thái Tổ)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,244
Động cơ
1,133,083 Mã lực

1892 – tượng Paul Bert (nay là vnờn hoa và tượng Lý Thái Tổ. Phía xa là Tháp Rùa với tượng Nữ Thần Tự Do (1/16 phiên bản thật) đặt trên nóc

 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,244
Động cơ
1,133,083 Mã lực
Số phận long đong của Bức tượng Nữ thần Tự Do ở Hà Nội
Đầu năm 1887, lần đầu tiên người Pháp tổ chức một cuộc triển lãm ở Hà Nội, nhằm quảng bá cho hình ảnh của Đại Pháp, sau khi đã chinh phục được toàn cõi Đông Dương. Cuộc triển lãm được tổ chức trên khu đất xưa nay vẫn được dùng làm trường thi hương của Hà Nội. Đó là một khu đất trống rộng khoảng 75.000m2, khi không có kỳ thi thì vẫn để cỏ dại mọc chứ không có công trình xây dựng gì. Vị trí của nó nằm ở chỗ nay là Thư viện Quốc gia và Trung tâm lưu trữ Quốc gia 1, con đường sau này được mở đi qua khu đất đó cũng được gọi là đường Trường Thi. Nhưng với những hiện vật triển lãm có giá trị thì quan Kinh lược Hà Nội cho mượn tạm nha môn của mình để trưng bày.
Nhân dịp này người Pháp đã đưa pho tượng Thần Tự do soi sáng thế giới sang trưng bày. Đây là một pho tượng do nhà điêu khắc danh tiếng của Pháp là Frédéric Auguste Bartholdi (1834-1904) sáng tác, hình tượng một người phụ nữ đứng thẳng mặc áo choàng dài tay giơ cao bó đuốc, tất cả được đúc bằng đồng. Tượng hoàn thành năm 1884, được chính phủ Pháp tặng cho chính phủ Hoa Kỳ, và ngày 28-10- 1886 lễ khánh thành tượng được tổ chức ở lối vào cảng New York, trước sự chứng kiến của Tổng thống Hoa Kỳ, trở thành một biểu tượng tự do của nước Mỹ. Trước khi tượng được bàn giao cho người Mỹ, thì một mô hình thu nhỏ đã được dựng trên một hòn đảo nhỏ giữa sông Seine ở Paris để mọi người chiêm ngưỡng.
Còn pho tượng gửi sang Hà Nội chỉ là mô hình thu nhỏ một phần mười sáu tác phẩm khổng lồ của Bartholdi, được đặt giữa một khoảnh trồng toàn hoa hồng và cỏ thơm trong triển lãm. Nếu chiều cao của tượng chính là 33,6m tính từ bàn chân lên đến đầu, thì tượng thu nhỏ cũng chỉ cao hơn 2,10m (không kể cánh tay vươn cao hơn).
Triển lãm kết thúc, người ta phải đưa tượng đi chỗ khác, vì khu đất trường thi vẫn phải dành cho việc thi cử bốn năm diễn ra một lần. Nhân dịp khánh thành nhà Bắc kỳ tương tế (Fraternite Tonkinoise) tại phố Mã Mây (mà hồi đó người Pháp gọi là phố Cờ Đen), người ta đã mượn tượng thần Tự do về đây để đặt trên một cái bệ ở ngay sau bàn chủ toạ, nổi bật lên trên nền tấm thảm mang màu cờ tam tài nước Pháp.
Cuối cùng người ta quyết định trao tặng pho tượng đó cho Hà Nội, và được đưa về đặt tại quảng trường Bốn toà nhà. Gọi là quảng trường Bốn toà nhà vì đây là một vườn hoa mới làm, nằm giữa bốn toà nhà vốn là những trại lính xây bằng gạch, được sử dụng làm toà Thị chính, Kho bạc, nhà Bưu điện và phủ Thống sứ (sau nhiều lần đổi tên, nay được gọi là công viên Lý Thái Tổ, số phận của công viên này cũng long đong cùng với những pho tượng được dựng ở đó). Nên nhớ là buổi đầu chiếm đóng của người Pháp ở Hà Nội vào năm 1884, tất cả chùa chiền quanh Hồ Gươm đều được phân cho quân đội làm nơi đóng quân và đóng các cơ quan của quân đội.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,244
Động cơ
1,133,083 Mã lực
Nhưng đến năm 1890, sau khi Tổng trú sứ Paul Bert qua đời trong nhiệm kỳ ở Hà Nội, người ta chủ trương dựng một pho tượng đồng để kỷ niệm vị Tổng trú sứ đã có nhiều công tích đối với thuộc địa Đông Dương. Hội đồng thành phố Hà Nội quyết định sẽ đặt tượng tại vườn hoa trung tâm thành phố nằm giữa bốn toà nhà nhìn ra hồ Hoàn Kiếm, đồng thời đặt cho nó tên gọi mới là vườn hoa Paul Bert. Tưởng được yên vị tại đó, tác phẩm của Bartholdi lại phải dời đi nơi khác, dành chỗ cho pho tượng mới.
Ngày 11-7-1890, đã diễn ra lễ hội lớn khánh thành tượng Paul Bert dưới sự chủ toạ của toàn quyền Piquet. Pho tượng được dựng ngay tại nơi đặt phiên bản thu nhỏ của thần Tự do. Người ta hạ bức tượng đồng của Bartholdi xuống khỏi bệ, và trong khi chờ đợi chiếc bệ bằng đá hoa cương núi Vosges dành cho tượng Paul Bert, cả hai pho tượng được đặt tạm bên nhau trên hai nền đất đắp cao. Lễ khánh thành đã diễn ra với sự có mặt của con gái người quá cố và chồng bà ta, ông Klobukowski, công sứ Pháp ở Yokohama, nguyên chánh văn phòng của toàn quyền Paul Bert, sau này sẽ trở lại làm Toàn quyền Đông Dương năm 1908. Từ đấy vườn hoa được người Việt gọi là Vườn hoa Nhà kèn, vì ở đấy có dựng lên một nhà bát giác để hàng tuần đội kèn đồng của nhạc binh Pháp ra biểu diễn.
Vậy là phải tìm một chỗ khác để đặt tượng Thần Tự Do.
Có ý kiến đề xuất là đặt ở chỗ ga xe điện Bờ Hồ trước đây, nay là đài phun nước trước nhà Thủy Tạ và đầu phố Hàng Đào. Nhưng một kỹ sư Pháp là Daurelle đề nghị đặt ngay trên nóc Tháp Rùa mà người Pháp gọi là Ngôi đền nhỏ (Pagodon) hay Qui Sơn Tháp (Tour de l ' ile de la Tortue). Chi tiết này được viết rất rõ trong cuốn “Bắc Kỳ xưa” (Le vieux tonkin) của Claude Bourrin, viết về xứ Bắc Kỳ trong các giai đoạn từ 1890 đến 1894 (nhà in IDEO, Hà nội, 1941, tr. 48-49).

Lúc ấy báo chí Pháp thảo luận rất nhiều về vị trí đặt pho tượng này. Có nên đặt nó trên nóc Tháp Rùa không? Và nếu đặt thì tượng Thần Tự Do sẽ quay mặt về hướng nào? Cuối cùng thì tượng Thần Tự Do vẫn được đặt trên nóc Tháp Rùa, mặt quay về vườn hoa Paul Bert, tức quay về tượng Lý Thái Tổ bây giờ, lưng quay về phía Nhà Thờ Lớn.
Có 2 tấm hình trong cuốn sách “Bắc kỳ xưa” minh họa cho điều đó. Hình thứ nhất là toàn cảnh Hồ Gươm, nhìn từ phía tượng Pôn Be, cho thấy Tháp Rùa, trên có tượng Thần Tự Do (hình này lấy từ báo L' Indépendance tonkinoise, số đặc biệt, ra tháng 7-1891. Hình thứ hai là hình Thần Tự Do, do Césard vẽ, phía sau có Nhà Thờ Lớn, với ghi chú “Liberté sur le Pagodon du Petit - Lac à Hanoi” (Tượng Tự Do trên nóc Tháp Rùa ở Hà nội). Hình này được đăng trong báo La Vie Indochinoise, tháng 12 năm 1896. Điều này cho thấy ít nhất Tượng Tự Do cũng đã nằm trên nóc Tháp Rùa trong 6 năm, từ 1891 đến 1896, trước khi được chuyển về vườn hoa Cửa Nam và mang tên “Bà Đầm xòe”.
Năm 1945, trước khi Cách mạng tháng 8 nổ ra, ngày 31-7-1945, thị trưởng Hà nội của Chính phủ Trần Trọng Kim lúc ấy là Trần Văn Lai, có lẽ đã không biết đến ý nghĩa lịch sử của pho tượng, nên đã liệt “Bà Đầm xòe” vào số những tàn tích nô lệ của thực dân Pháp và ký lệnh cho giật đổ pho tượng này cùng một số tượng khác, trong đó có tượng Paul Bert. (Theo bản tin trên báo Đông Pháp, 2-8-1945).
Bản tin trên báo Đông Pháp ngày 2-8-1945 cho biết, pho tượng “Bà đầm xoè” bị giật đổ 9 giờ 45 phút ngày 1-8-1945.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,244
Động cơ
1,133,083 Mã lực
Đường phố Hà Nội 1937-1938







 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,244
Động cơ
1,133,083 Mã lực
Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội 1937-1938










 

dangduong

Xe container
Biển số
OF-96407
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
6,554
Động cơ
445,839 Mã lực
Cám ơn cụ Ngao, lại có dịp theo dõi tư liệu quí,
 

xe rùa 2012

Xe container
Biển số
OF-199905
Ngày cấp bằng
27/6/13
Số km
8,082
Động cơ
377,998 Mã lực
em góp thêm :D

 

xe rùa 2012

Xe container
Biển số
OF-199905
Ngày cấp bằng
27/6/13
Số km
8,082
Động cơ
377,998 Mã lực
em góp thêm :D



 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,244
Động cơ
1,133,083 Mã lực

Nhà Hát Lớn Hà Nội 1929 - 1930


Nhà Hát Lớn Hà Nội 1930
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,244
Động cơ
1,133,083 Mã lực

Viện bảo tàng "Đông Dương Bác Cổ) phía sau Nhà Hát Lớn Hà Nội 1920-1929
Nay là Bảo tàng lịch sử Việt Nam


Đại lộ Puginier (nay là đường Điện Biên Phủ) thời kỳ 1920-1929


Binh sĩ Pháp diễu binh trên Đại lộ Puginier (nay là đường Điện Biên Phủ) hôm 11-11-1928 nhân ngày khánh thành tượng đài Chiến sĩ trận vong trong Thế chiến 1 tại Vườn hoa phía trước Cột cờ Hà Nội (nay là chỗ tượng đài Lenin)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,244
Động cơ
1,133,083 Mã lực

Khách sạn Le Coq d’Or (có nghĩa là Con Gà Trống Vàng) xây dựng năm 1916-17 tại 27 Lý Thường Kiệt với diện tích 2500m2.
Ban đầu khách sạn chỉ có 2 tầng là nơi chỉ dành cho các quan chức Pháp ở Le Coq d’Or là một đặc điểm đặc trưng mang những nét kiến trúc phong cách Pháp đã tạo nên sự hấp dẫn và độc đáo riêng.
1926: Khách sạn đổi tên thành Splendid (có nghĩa là Huy Hoàng) .Các quan chức Pháp thường mở tiệc chiêu đãi khách và bạn bè tại nhà hàng ngay trong khách sạn.
1940: Khách sạn được nâng cấp lên thành 3 tầng với 47 phòng phục vụ kinh doanh lưu trú.
1954: Sau ngày giải phóng Thủ Đô, khách sạn đổi tên thành Hòa Bình, khách sạn được Bộ Nội Thương quản lý và điều hành .Đối tượng khách chủ yếu là những đoàn khách quốc tế mang tính ngoại giao và chủ yếu ở các nước XHCN
10/1969: Khách sạn được giao cho Công ty du lịch Hà Nội quản lý và là 1 trong số ít các khách sạn tại Hà Nội đủ tiêu chuẩn để đón khách quốc tế và Việt Kiều.
1986: Khách sạn Hòa Bình được nâng cấp, cải tạo thành 4 tầng gồm có 103 phòng phục vụ kinh doanh dịch vụ lưu trú.
1993-1996: Khách sạn được cải tạo lại toàn bộ và nâng cấp thành khách sạn 3 sao theo tiêu chuẩn Quốc tế bao gồm 103 phòng nghỉ, nhà hàng, quầy bar, khu spa và phòng tập thể thao .
2016 : khách sạn Hòa Bình được giao cho công ty STS quản lý và cải tạo lại toàn bộ, công ty Vietdc trực tiếp trở thành đơn vị đại diện kinh doanh cho khách sạn.


Hà Nội 1920-1929 - Boulevard Francis Garnier
Đại lộ Francis Garnier nay là đường Đinh Tiên Hoàng. Giữa ảnh là tháp Hòa Phong, cổng vào chùa Khổ Hình xưa kia.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,244
Động cơ
1,133,083 Mã lực

Hà Nội 1920-1929 - Đại lộ Gambetta nay là phố Trần Hưng Đạo


Bến xe khách ở Cột Đồng hồ, Hà Nội
vị trí này trên phố Trần Nhật Duật chỗ bùng binh ở chân cầu Chương Dương

 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,244
Động cơ
1,133,083 Mã lực

Bến Clémenceau (đường Trần Nhật Duật ngày nay)
Chỗ này ngày xưa có trạm Thuế quan (trên sông Hồng) đóng ở chỗ Ô Quan Chưởng (ngày nay, lúc đó chưa gọi là Ô Quan Chưởng)




Tượng đài Jean Dupuis - "nhà thám hiểm sông Hồng"
Ngày 23/5/1931, tại cảng Quai Clemenceau (ngày nay là đường Trần Nhật Duật) người Pháp dựng bức tượng Jean Dupuis. Jean Dupuis vốn là một nhà buôn người Pháp, chỉ đường cho các chiến thuyền Pháp xâm lược miền Bắc Việt Nam, mà nơi đổ bộ đầu tiên của thủy quân Pháp là Bến Phà Đen. Phía dưới pho tượng chân dung Jean Dupuis là phù điêu các chiến hạm Pháp cập Bến Phà Đen
Jean Dupuis là một tay lái súng, vận chuyển súng từ Hải Phòng lên bán ở Vân Nam (Trung Quốc) bằng đường sông Hồng và bị thuế quan Hà Nội bắt giữ năm 1873 tại Trạm Quan thuế nhà Nguyễn đúng ở vị trí ngày nay gọi là Ô Quan Chưởng
Thống đốc Nam Kỳ phái Francis Garnier đem quân ra Hà Nội, lấy cớ thương nghị vụ việc tranh cãi giữa tay lái buôn Jean Dupuis và chính quyền nhà Nguyễn
Nhưng Francis Garnier đánh úp thành Hà Nội, ông Nguyễn Tri Phương bị bắt và chết vì bị thương nặng
Ô Quan Chưởng là để kỷ niệm Jean Dupuis


HANOI 1920-1929 - La rue des changeurs
Phố những người đổi tiền, tức Phố Hàng Bạc
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,244
Động cơ
1,133,083 Mã lực
Vườn Bách thảo thời kỳ 1920-1930









 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,244
Động cơ
1,133,083 Mã lực
Ngày 11-11-1928, người Pháp khánh thành tượng đài “Chiến sĩ trận vong Thế chiến 1” tưởng nhớ những binh sĩ Pháp và Việt Nam tử trận trong Thế chiến 1
Tượng đài xây dựng ở chỗ Công viên Lê Nin ngày nay, trên đường Điện Biên Phủ, trước mặt Cột Cờ Hà Nội, đối diện Đại sứ quán Trung Quốc
Một trong hai mặt của tượng đài có hình người nông dân Việt Nam dắt con trâu đi cày, do vậy dân chúng gọi là “Vườn hoa Canh nông”




 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,244
Động cơ
1,133,083 Mã lực

11-11-1928 – Binh sĩ hộ tống xe chở Toàn quyền Đông Dương rời Dinh Toàn quyền ở Hà Nội tới dự lễ khánh thành tượng đài “Chiến sĩ trận vong Thế chiến 1”


11-11-1928 – lễ khánh thành tượng đài “Chiến sĩ trận vong Thế chiến 1”










 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,244
Động cơ
1,133,083 Mã lực

11-11-1928 – Binh sĩ Pháp diễu binh trên đại lộ Puginier (nay là đường Điện Biên Phủ) tại buổi lễ khánh thành tượng đài “Chiến sĩ trận vong Thế chiến 1”

11-11-1928 – Binh sĩ Pháp diễu binh trên đại lộ Puginier (nay là đường Điện Biên Phủ) tại buổi lễ khánh thành tượng đài “Chiến sĩ trận vong Thế chiến 1”
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top