Xuất thân từ gia đình quý tộc, lại là công thần, hơi chút là phật ý
Đại tướng chỉ mang hàm 4 sao, nhưng De Lattre de Tassigny là công thần, nên được + thêm một sao
Xe cộ máy bay ông đi đều phải sơn 5 sao cho đúng đẳng cấp
15-4-1951, Xe De Lattre de Tassigny qua phà ở Bắc Bộ, sơn 5 sao
Hồi mới sang Việt Nam, lần đầu ra máy bay ở Tân Sơn Nhất đi Hà Nội, ông giận dữ vì máy bay chỉ sơn 4 sao, thiếu mất một sao. Ông bỏ về
Thế là máy bay vào xưởng cấp tốc sơn thêm một sao nữa và đám lễ tân Không quân Pháp mỗi người hụt đi một sao, kèm nhận xét xấu trong lý lịch quân nhân
Rạng sáng 30-5-1951, nhận được hung tin, ông khóc hết nước mắt và ông thâm thía mất mát của chiến tranh, mà ông từng được mệnh danh "tường nướng quân" trong WW2
Ông mang theo xác con trên máy bay về Pháp
Sau đó, ông đau buồn, từng đêm khóc thầm với cái chết của cậu con trai, rồi sinh bệnh
Tuy nhiên, máu nhà nghề, ông vẫn thường cưỡi máy bay trinh sát để trực tiếp theo dõi trận đánh, khiến đám sĩ quan dưới quyền không dám nhởn nhơ
Phó tướng của ông là Salan, một viên tướng mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp đánh giá là "viên tướng Pháp giỏi nhất trong chiến tranh Đông Dương vì biết làm cách để Pháp thất bại từ từ"
Salan vào nghề với hàm trung uý, sống ở Việt Nam và Lào nhiều năm, biết cách đối phó với "chiến tranh nhân dân" của ông Giáp. Sau này Salan không được tin dùng vì đám tướng lĩnh Pháp chê không phải dòng quý tộc và không "máu chiến"
Salan chủ trương phòng thủ, không mang đại quân kéo lên rừng giao đấu với Võ Nguyên Giáp
Tuy nhiên, Salan không cản nổi De Lattre de Tassigny mở Chiến dịch Sông Đà (tức Chiến dịch Hoà Bình)
De Lattre de Tassigny ngồi trên máy bay chỉ huy, và trúng đạn bộ đội ta, đúng động mạch chủ ở nách. Pháp giấu nhẹm chuyện này
De Lattre de Tassigny cấp tốc được đưa về Pháp, nhưng không qua khỏi
Chính phủ Pháp nói ông chết bị bệnh
Nhưng truyền thông Pháp và đám sĩ quan Pháp ở Đông Dương xì đểu "ông bị trúng đạn Việt Minh"
Hai bố con tử trận trong vòng 6 tháng
Chính phủ Pháp làm Quốc tang cho ông, và hai bố con chôn cạnh nhau
Vợ ông, mẹ của Trung uý Bernard de Tassigny, vài tháng sau đó lẳng lặng đến Ninh Bình và ngồi đò dọc sông Đáy, lên đồi Hồi Hạc, nơi đứa con yêu quý của bà tử trận
17-12-1950 – De Lattre de Tassigny và Salan trên máy bay