- Biển số
- OF-359322
- Ngày cấp bằng
- 21/3/15
- Số km
- 3,044
- Động cơ
- 283,295 Mã lực
Đã cách mạng thì lấy đâu ra đúng hả cụ? Ngửi mùi thấy văn bịa của chú ptv nào đóCách mạng không quan trọng đếch gì, đúng là được
Đã cách mạng thì lấy đâu ra đúng hả cụ? Ngửi mùi thấy văn bịa của chú ptv nào đóCách mạng không quan trọng đếch gì, đúng là được
Ba ông tham dự EXPO MARSEILLE 1922 (trái sang phải)
1. Phạm Duy Tốn (thân sinh nhạc sĩ Phạm Duy)
2. Phạm Quỳnh, thân sinh nhạc sĩ Phạm Tuyên
3. Nhà văn nguyễn Văn Vĩnh, thân sinh nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp
Theo wiki có đoạn nói về ấn và kiếm của Bảo Đại đã giao nộp cho Việt Minh (Ông Trần Huy Liệu nhận) từ năm 1945, theo như cụ ngao5 viết ở trên, không biết sao lại sang bên Pháp?Người "chiếm độc quyền" Bảo Đại
Từ khi hai người ăn ở với nhau, Monique chạy xin cho cựu Hoàng được một trợ cấp cho người già, mỗi tháng lãnh khoảng trên dưới 7.000 Franc. Sau này ông J. Chirac lên làm thị trưởng Paris, tăng phụ cấp cho cựu hoàng lên 12.000 Franc nhưng vẫn không giải quyết hết khó khăn. Sống trong hoàn cảnh vật chất thiếu thốn, cựu Hoàng không hề than vãn.
Hằng ngày bà Monique ôm quần áo bẩn đi giặt ở các máy giặt công cộng. Buổi sáng Bảo Đại ăn pain sec (bánh mì không). Bà Monique Baudot tìm mọi cách để có thu nhập thêm. Bà đòi tiền những người muốn đến gặp và phỏng vấn. Bà mời tướng Fond viết giúp hồi ký cho cựu Hoàng và bán cho Nhà xuất bản Plon. Để có đủ tư cách pháp lý “chiếm độc quyền” Bảo Đại, nhiều lần Monique yêu cầu Bảo Đại làm giấy kết hôn với bà. Nhưng chuyện ấy không thực hiện được ngay vì bà Từ Cung - đang còn sống ở Huế không đồng ý.
Bà Monique Baudot với Bảo Long xung khắc như nước với lửa, đã choảng nhau, kiện tụng vì cái ấn kiếm. Cặp Ấn kiếm – Mệnh danh là Nguyễn Triều Chi Bảo do vua Bảo Đại truyền chỉ cho thứ phi Mộng Điệp đã đem từ Việt Nam cùng hơn 600 món bảo vật đến tận tay bà Nam Phương Hoàng Hậu bảo quản. Khi còn sống, Nam Phương Hoàng hậu đã nhắc nhở Thái tử Bảo Long rằng: "Đừng bao giờ mở tủ kiếng mà tách hai bảo vật này ra hai nơi".
Đến khi Bảo Đại viết xong cuốn hồi ký, muốn mượn con dấu để đóng lên quyển sách cho thêm phần giá trị thì Bảo Long nhất quyết không cho, viện dẫn lý do là mẹ đã dặn. Vì thế mà có cuộc tranh chấp kiện tụng ra tòa. Tòa xử: “Bảo Đại giữ Quốc Ấn, còn Bảo Long được giữ Quốc Kiếm”. Đến nay không biết hai báu vật – hai linh vật này đang ở đâu?
Dinh Norodom ban đầu là dinh thống đốc Nam Kì, sau cũng là phủ toàn quyền Đông Dương hay còn gọi là soái phủ.Hôm 2-12-1950, Quốc trưởng Bảo Đại tới Hà Nội
Dinh Toàn quyền Đông Dương ở Hà Nội nay đã bàn giao cho Chính phủ Quốc gia Việt Nam
Nhưng người Pháp không giao lại Dinh Norodom (Dinh Toàn quyền Đông Dương) ở Sài gòn cho chính quyền Bảo Đại
Quốc trưởng Bảo Đại rất giận, chỉ ở một đêm ở Sài gòn và đi thẳng
Hình như cũng chính ông Paul Doumer mở đường qua đèo Hải Vân. Trước đó từ Huế vào Đà Nẵng đi bằng thuyền.Trích ngang lý lịch Paul Doumer (tiếp)
Doumer chính là người bênh vực mạnh mẽ cho việc xây tuyến đường sắt xuyên Đông Dương và nối với tỉnh Vân nam của Trung quốc. Ông sốt sắng tới mức báo chí Pháp mỉa mai gọi Doumer và thuộc cấp là "Những người theo chủ nghĩa đường sắt". Toàn quyền Doumer đích thân chỉ đạo quy hoạch, thiết kế và thường xuyên đôn đốc xúc tiến công trình đầy khó khăn kéo dài nhiều năm, mới tới 1937 mới hoàn thành.
Paul Doumer cho mở mang cảng Hải Phòng làm đầu cuối của tuyến đường sắt nối vùng cao Tây Nam Trung Quốc với duyên hải Bắc Bộ Việt Nam.
Ông cho lập một số nhà máy điện. Dưới nhiệm kỳ ông, Hà Nội trở thành thành phố đầu tiên ở châu Á phố xá được chiếu sáng bằng ánh điện (cho dù tới năm 1954, công suất của Nhà máy điện Yên Phụ mục đích đạt 25.000KW).
Ông khuyến khích nhập giống cây cao su, lập nên những đồn điền lớn do người Pháp làm chủ, tạo nguồn hàng xuất khẩu.
Ông nhanh chóng đồng tình kiến nghị của bác sĩ Yersin, người khám phá ra cao nguyên Langbian, lập thành phố Đà Lạt.
Tên ông được đặt cho một cây cầu ở Hà Nội, ông là người chính thức quyết định xây dựng cầu này, về sau đổi tên là cầu Long Biên. Cầu Long Biên là một công trình kỳ vĩ (trước 1945 là cầu dài nhất cõi Đông Dương), tạo thêm một nét đặc trưng cho Hà Nội.
Ông trúng cử chức Tổng thống Cộng hòa Pháp ngày 13-5- 1931, nhậm chức ngày 13-6-1931.
Sau đó chưa đầy 1 năm, Doumer bị một kẻ lưu vong người Nga bị rối loạn thần kinh là Paul Gorgulov ám sát vào ngày 6-5-1932 tại Paris. Ông chết bởi vết thương vào ngày hôm sau, lúc 4 giờ 37 sáng hôm 7-5-1932. Lễ tang ông vào ngày 12-5-1931, với sự có mặt của vua Bảo Đại
Quân phục lạ quá. Trông cũng đẹp.
Binh sĩ bộ binh Bắc Kỳ tham dự duyệt binh Lễ Quốc khánh Pháp tại Paris hôm 14-7-1931
Binh sĩ bộ binh Bắc Kỳ tham dự duyệt binh Lễ Quốc khánh Pháp tại Paris hôm 14-7-1931
Thời đấy mà ảnh nét kinh. Chứng tỏ máy và ống kính rất xịn.
Khăn đóng áo dài thời chưa có bàn là.
21-6-1922 – quan chức Annam chờ đón vua Khải Định tại cảng Marseille
21-6-1922 – quan chức Annam chờ đón vua Khải Định tại cảng Marseille
21-6-1922 – quan chức Annam chờ đón vua Khải Định tại cảng Marseille
Ngày xưa tuổi thọ kém quá nhỉ, được 40 đã làm mừng thọ, phàm cái món mừng thọ này cứ mừng xong là hay đi sớm
Vua Bảo Đại mặc tang phục đứng bên quan tài vua Khải Định trong lễ an táng, tổ chức từ 29 đến 31-1-1926
Thật tiếc là họ đã phá đi cụ nhỉ? Nó làm không khác gì ở vn thời đóNhững gian hàng Expo quá công phu nhỉ