- Biển số
- OF-819301
- Ngày cấp bằng
- 17/9/22
- Số km
- 353
- Động cơ
- 9,277 Mã lực
Nay có tg lướt qua fb bác Do Cao Bao, thấy bài này bác ý viết cũng có n con số để chứng minh ạ! Xp bác ý ạ!
Kém về du lịch thì hơn ngành khác, không việc gì phải ca thán?
“Chúng ta đã chậm chân, đã thua Thái Lan rồi”, “Năm 2022, Thái Lan đón những 10,5 triệu lượt khách quốc tế, còn Việt Nam chỉ đón được có 3,66 triệu thôi”, “Dịp tết này Thái Lan đón những 1,38 triệu lượt khách quốc tế, còn Việt Nam chỉ đón được có 16.000 thôi, thấp hơn những 90 lần”, “Thái Lan là điểm đến ưu tiên của du khách Trung Quốc sau COVID-19, còn Việt Nam thì không”.
Đúng, Việt Nam chúng ta thua kém xa Thái Lan về du lịch, khỏi bàn cãi. Không những thế chúng ta còn kém Thái Lan ở rất nhiều ngành kinh tế khác, chẳng hạn như khách sạn, nhà hàng, bán lẻ (siêu thị, trung tâm mua sắm), vui chơi, giải trí, y tế - bệnh viện, sân bay. Thế nhưng chẳng vì thế mà buồn, bởi chúng ta lại hơn Thái Lan ở nhiều ngành kinh tế khác.
Dưới góc nhìn của cá nhân tôi, với những số liệu minh chứng tin cậy thì những ngành nghề Việt Nam hơn Thái Lan có thể kể đến là viễn thông, CNTT - phần mềm, điện lực, ngân hàng, sản xuất thép (sẽ viết chi tiết ở phần cuối bài).
Đã bao giờ các bạn nghĩ rằng: Theo đuổi chiến lược trở thành cường quốc du lịch như Thái Lan chưa hẳn đã là chiến lược tốt cho quốc gia chưa? Để thu hút và phục vụ tốt cho 45 triệu du khách quốc tế, Thái Lan đã phải dồn rất nhiều nguồn lực, cả con người lẫn tiền bạc cho ngành du lịch, kèm theo nó là hệ thống các khách sạn, nhà hàng, quán bar, vũ trường, massage, siêu thị, trung tâm mua sắm bán lẻ, khu bán đồ lưu niệm trên khắp cả nước.
Có một thực tế là ở các kỳ khủng hoảng kinh tế 1998-1999, 2008-2010 và đại dịch COVID-19 (2020-2021) vừa qua, kinh tế Thái Lan đã tăng trưởng âm và phải mất nhiều năm sau đó kinh tế mới hồi phục trở lại. Đấy chính là hệ quả của chiến lược cường quốc du lịch. Chưa hết, chính vì dồn quá nhiều nguồn lực cho du lịch nên các ngành viễn thông, CNTT - phần mềm cùa Thái Lan không phát triển mạnh và kết quả là 25 năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Lan chỉ bằng 50% của Việt Nam.
Tất nhiên, ngành nghề nào Việt Nam kém thì phải tìm nguyên nhân, tìm ra những cản trở, xây dựng các chích sách và biện pháp tháo gỡ, nỗ lực hành động để ngành nghề ấy tốt nên. Thế nhưng đấy là công việc và mối quan tâm của những người trong ngành đó, của cơ quan quản lý nhà nước thôi, nó không nên trở thành trào lưu ca thán của số đông, càng không lên lan toả năng lượng tiêu cực cho nhiều người khác.
Và đây là năng lượng tích cực cho các bạn, những ngành mà Việt Nam tốt hơn Thái Lan: Viễn thông, CNTT - phần mềm, ngân hàng, điện lực và kết quả là tăng trưởng kinh tế (các bạn có thể đọc riêng từng phần)
——————oOo——————
VIỄN THÔNG
Theo Brand Finance, Viettel là doanh nghiệp viễn thông đứng đầu ASEAN, đứng thứ 17 thế giới, doanh nghiệp viễn thông ASEAN duy nhất lọt vào top 500 doanh nghiệp có giá trị thương hiệu lớn nhất toàn cầu, còn VNPT thì có thứ hạng xấp xỉ với AIS, hãng viễn thông số 1 Thái Lan.
Không những đứng đầu ASEAN, Viettel còn vượt lên tất cả các hãng viễn thông Đông Âu, Úc Châu, Trung Mỹ, Nam Mỹ, Nam Á, Châu Phi, chỉ đứng sau các hãng viễn thông Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, Saudi Arabia và UEA, trở thành hãng viễn thông toàn cầu, có mặt tại 10 quốc gia Nam Mỹ, Châu Phi, Đông Nam Á, với doanh thu từ nước ngoài năm 2022 lên đến trên 1 tỷ USD.
——————oOo——————
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, PHẦN MỀM
Về CNTT và phần mềm, FPT là doanh nghiệp số 1 ASEAN về giá trị công ty, về qui mô doanh số, lợi nhuận và về số nhân viên cũng như mức độ toàn cầu hoá (FPT hiện diện ở 29 quốc gia, 4 châu lục), vượt xa công ty số 2 là NCS (Singapore) và vượt rất xa các công ty CNTT và phần mềm Thái Lan.
Ngoài FPT ra, Việt Nam có hàng chục công ty phần mềm khác có qui mô trên 1000 nhân viên, hiện diện ở thị trường bắc Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu và Úc Châu.
Trong lĩnh vực phát triển mobile game, Việt Nam không chỉ vượt trội Thái Lan, mà còn đứng số 1 khu vực Đông Nam Á, Australia và New Zealand (ANZSEA) khi có đến 5 công ty trong top 10 công ty phát triển game lớn nhất khu vực bao gồm Amanotes, OneSoft, GameJam, VNG và Arrasol.
——————oOo——————
NGÂN HÀNG
Trong bảng xếp hạng 500 ngân hàng toàn cầu lớn nhất về giá trị thương hiệu của Brand Finance, năm 2023 Việt Nam có 12 ngân hàng, Thái Lan có 6 ngân hàng. Trong năm 2022, Việt Nam tăng từ 11 lên 12 ngân hàng trong top 500 global bank, tổng số bậc tăng là 296 bậc, còn Thái Lan vẫn giữ nguyên 6 ngân hàng, tổng số bậc lại bị giảm đi 25 bậc.
Về vốn hoá, Vietcombank - ngân hàng số 1 Việt Nam có vốn hoá là 19 tỷ USD, còn vốn hoá của Siam Commercial Bank - ngân hàng số 1 Thái Lan chỉ có 10,91 tỷ USD; tổng vốn hoá của 10 ngân hàng lớn nhất Việt Nam là 61,8 tỷ USD, còn của 10 ngân hàng lớn nhất Thái Lan chỉ có 51,63 tỷ USD.
Như vậy về giá trị thương hiệu, trong top 500 ngân hàng toàn cầu, các ngân hàng Việt Nam không những có số lượng gấp 2 lần Thái Lan mà còn đang tăng trưởng cao hơn nhiều lần Thái Lan; Về vốn hoá, 10 ngân hàng lớn nhất Việt Nam có tổng giá trị lớn hơn 10 ngân hàng lớn nhất Thái Lan 10,17 tỷ USD.
——————oOo——————
ĐIỆN (ELECTRICITY)
Nếu như năm 1990 lượng điện tiêu thụ cuối cùng (Electricity Final Consumption) của Việt Nam là 6,67 TWh, chỉ bằng 1/10 Thái Lan (68,61 TWh), thì đến năm 2020, lượng điện tiêu thụ cuối cùng của Việt Nam đã nhiều hơn Thái Lan 15% (Việt Nam 225,95 TWh, Thái Lan 193,35 TWh).
Như vậy trong 30 năm 1990-2020, lượng điện tiêu thụ cuối cùng của Việt Nam đã tăng cao hơn Thái Lan 9 lần, Việt Nam tăng 3.386,88%, còn Thái Lan chỉ tăng 381,81%.
Chưa hết, giá điện tiêu dùng của Thái Lan hiện đang cao hơn Việt Nam 1,5 lần. Đơn giá điện sinh hoạt và giá điện kinh doanh cho 1 KWh của Việt Nam là 0,079 USD và 0,075 USD, còn của Thái Lan là 0,118 USD và 0,116 USD.
Như vậy tổng lượng điện tiêu thụ cuối cùng năm 2020 của Việt Nam nhiều hơn Thái Lan 3.260 triệu KWh và người dân, doanh nghiệp Việt Nam đã và đang được hưởng mức đơn giá điện rẻ hơn người dân, doanh nghiệp Thái Lan 50%.
——————oOo——————
VỀ TĂNG TRƯỞNG GDP
Trong 25 năm 1998-2022: Thái Lan tăng trưởng trung bình 2,7% năm, Việt Nam tăng trung bình 6,26% năm (bao gồm cả 2 năm đại dịch COVID-19), trong đó Thái Lan có 4 năm tăng trưởng âm (1999 -7,6%, 2020 -6,2%, 1998 -2,8%, 2010 -0,7%); Việt Nam không có năm nào tăng trưởng âm.
Trong 5 năm tới 2023-2027: Theo dự đoán của IMF, Thái Lan tăng trưởng trung bình 3,36% năm, còn Việt Nam tăng trưởng trung bình 6,6% năm.
Như vậy trong 30 năm 1998-2027, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình mỗi năm cao gấp 2 lần Thái Lan, nhờ đó mà khoảng cách chênh lệch về kinh tế do hậu quả của 30-40 năm chiến tranh đang dần dần được thu hẹp và thời điểm Việt Nam đuổi kịp Thái Lan về tổng GDP quốc gia đã rất gần.
——————oOo——————
Kết lại là, ngón tay có ngón ngắn, ngón dài; ngón du lịch nó ngắn nhưng ngón viễn thông, CNTT - phần mềm nó dài, chẳng việc gì phải ca thán, chẳng việc gì phải buồn.
Kém về du lịch thì hơn ngành khác, không việc gì phải ca thán?
“Chúng ta đã chậm chân, đã thua Thái Lan rồi”, “Năm 2022, Thái Lan đón những 10,5 triệu lượt khách quốc tế, còn Việt Nam chỉ đón được có 3,66 triệu thôi”, “Dịp tết này Thái Lan đón những 1,38 triệu lượt khách quốc tế, còn Việt Nam chỉ đón được có 16.000 thôi, thấp hơn những 90 lần”, “Thái Lan là điểm đến ưu tiên của du khách Trung Quốc sau COVID-19, còn Việt Nam thì không”.
Đúng, Việt Nam chúng ta thua kém xa Thái Lan về du lịch, khỏi bàn cãi. Không những thế chúng ta còn kém Thái Lan ở rất nhiều ngành kinh tế khác, chẳng hạn như khách sạn, nhà hàng, bán lẻ (siêu thị, trung tâm mua sắm), vui chơi, giải trí, y tế - bệnh viện, sân bay. Thế nhưng chẳng vì thế mà buồn, bởi chúng ta lại hơn Thái Lan ở nhiều ngành kinh tế khác.
Dưới góc nhìn của cá nhân tôi, với những số liệu minh chứng tin cậy thì những ngành nghề Việt Nam hơn Thái Lan có thể kể đến là viễn thông, CNTT - phần mềm, điện lực, ngân hàng, sản xuất thép (sẽ viết chi tiết ở phần cuối bài).
Đã bao giờ các bạn nghĩ rằng: Theo đuổi chiến lược trở thành cường quốc du lịch như Thái Lan chưa hẳn đã là chiến lược tốt cho quốc gia chưa? Để thu hút và phục vụ tốt cho 45 triệu du khách quốc tế, Thái Lan đã phải dồn rất nhiều nguồn lực, cả con người lẫn tiền bạc cho ngành du lịch, kèm theo nó là hệ thống các khách sạn, nhà hàng, quán bar, vũ trường, massage, siêu thị, trung tâm mua sắm bán lẻ, khu bán đồ lưu niệm trên khắp cả nước.
Có một thực tế là ở các kỳ khủng hoảng kinh tế 1998-1999, 2008-2010 và đại dịch COVID-19 (2020-2021) vừa qua, kinh tế Thái Lan đã tăng trưởng âm và phải mất nhiều năm sau đó kinh tế mới hồi phục trở lại. Đấy chính là hệ quả của chiến lược cường quốc du lịch. Chưa hết, chính vì dồn quá nhiều nguồn lực cho du lịch nên các ngành viễn thông, CNTT - phần mềm cùa Thái Lan không phát triển mạnh và kết quả là 25 năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Lan chỉ bằng 50% của Việt Nam.
Tất nhiên, ngành nghề nào Việt Nam kém thì phải tìm nguyên nhân, tìm ra những cản trở, xây dựng các chích sách và biện pháp tháo gỡ, nỗ lực hành động để ngành nghề ấy tốt nên. Thế nhưng đấy là công việc và mối quan tâm của những người trong ngành đó, của cơ quan quản lý nhà nước thôi, nó không nên trở thành trào lưu ca thán của số đông, càng không lên lan toả năng lượng tiêu cực cho nhiều người khác.
Và đây là năng lượng tích cực cho các bạn, những ngành mà Việt Nam tốt hơn Thái Lan: Viễn thông, CNTT - phần mềm, ngân hàng, điện lực và kết quả là tăng trưởng kinh tế (các bạn có thể đọc riêng từng phần)
——————oOo——————
VIỄN THÔNG
Theo Brand Finance, Viettel là doanh nghiệp viễn thông đứng đầu ASEAN, đứng thứ 17 thế giới, doanh nghiệp viễn thông ASEAN duy nhất lọt vào top 500 doanh nghiệp có giá trị thương hiệu lớn nhất toàn cầu, còn VNPT thì có thứ hạng xấp xỉ với AIS, hãng viễn thông số 1 Thái Lan.
Không những đứng đầu ASEAN, Viettel còn vượt lên tất cả các hãng viễn thông Đông Âu, Úc Châu, Trung Mỹ, Nam Mỹ, Nam Á, Châu Phi, chỉ đứng sau các hãng viễn thông Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, Saudi Arabia và UEA, trở thành hãng viễn thông toàn cầu, có mặt tại 10 quốc gia Nam Mỹ, Châu Phi, Đông Nam Á, với doanh thu từ nước ngoài năm 2022 lên đến trên 1 tỷ USD.
——————oOo——————
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, PHẦN MỀM
Về CNTT và phần mềm, FPT là doanh nghiệp số 1 ASEAN về giá trị công ty, về qui mô doanh số, lợi nhuận và về số nhân viên cũng như mức độ toàn cầu hoá (FPT hiện diện ở 29 quốc gia, 4 châu lục), vượt xa công ty số 2 là NCS (Singapore) và vượt rất xa các công ty CNTT và phần mềm Thái Lan.
Ngoài FPT ra, Việt Nam có hàng chục công ty phần mềm khác có qui mô trên 1000 nhân viên, hiện diện ở thị trường bắc Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu và Úc Châu.
Trong lĩnh vực phát triển mobile game, Việt Nam không chỉ vượt trội Thái Lan, mà còn đứng số 1 khu vực Đông Nam Á, Australia và New Zealand (ANZSEA) khi có đến 5 công ty trong top 10 công ty phát triển game lớn nhất khu vực bao gồm Amanotes, OneSoft, GameJam, VNG và Arrasol.
——————oOo——————
NGÂN HÀNG
Trong bảng xếp hạng 500 ngân hàng toàn cầu lớn nhất về giá trị thương hiệu của Brand Finance, năm 2023 Việt Nam có 12 ngân hàng, Thái Lan có 6 ngân hàng. Trong năm 2022, Việt Nam tăng từ 11 lên 12 ngân hàng trong top 500 global bank, tổng số bậc tăng là 296 bậc, còn Thái Lan vẫn giữ nguyên 6 ngân hàng, tổng số bậc lại bị giảm đi 25 bậc.
Về vốn hoá, Vietcombank - ngân hàng số 1 Việt Nam có vốn hoá là 19 tỷ USD, còn vốn hoá của Siam Commercial Bank - ngân hàng số 1 Thái Lan chỉ có 10,91 tỷ USD; tổng vốn hoá của 10 ngân hàng lớn nhất Việt Nam là 61,8 tỷ USD, còn của 10 ngân hàng lớn nhất Thái Lan chỉ có 51,63 tỷ USD.
Như vậy về giá trị thương hiệu, trong top 500 ngân hàng toàn cầu, các ngân hàng Việt Nam không những có số lượng gấp 2 lần Thái Lan mà còn đang tăng trưởng cao hơn nhiều lần Thái Lan; Về vốn hoá, 10 ngân hàng lớn nhất Việt Nam có tổng giá trị lớn hơn 10 ngân hàng lớn nhất Thái Lan 10,17 tỷ USD.
——————oOo——————
ĐIỆN (ELECTRICITY)
Nếu như năm 1990 lượng điện tiêu thụ cuối cùng (Electricity Final Consumption) của Việt Nam là 6,67 TWh, chỉ bằng 1/10 Thái Lan (68,61 TWh), thì đến năm 2020, lượng điện tiêu thụ cuối cùng của Việt Nam đã nhiều hơn Thái Lan 15% (Việt Nam 225,95 TWh, Thái Lan 193,35 TWh).
Như vậy trong 30 năm 1990-2020, lượng điện tiêu thụ cuối cùng của Việt Nam đã tăng cao hơn Thái Lan 9 lần, Việt Nam tăng 3.386,88%, còn Thái Lan chỉ tăng 381,81%.
Chưa hết, giá điện tiêu dùng của Thái Lan hiện đang cao hơn Việt Nam 1,5 lần. Đơn giá điện sinh hoạt và giá điện kinh doanh cho 1 KWh của Việt Nam là 0,079 USD và 0,075 USD, còn của Thái Lan là 0,118 USD và 0,116 USD.
Như vậy tổng lượng điện tiêu thụ cuối cùng năm 2020 của Việt Nam nhiều hơn Thái Lan 3.260 triệu KWh và người dân, doanh nghiệp Việt Nam đã và đang được hưởng mức đơn giá điện rẻ hơn người dân, doanh nghiệp Thái Lan 50%.
——————oOo——————
VỀ TĂNG TRƯỞNG GDP
Trong 25 năm 1998-2022: Thái Lan tăng trưởng trung bình 2,7% năm, Việt Nam tăng trung bình 6,26% năm (bao gồm cả 2 năm đại dịch COVID-19), trong đó Thái Lan có 4 năm tăng trưởng âm (1999 -7,6%, 2020 -6,2%, 1998 -2,8%, 2010 -0,7%); Việt Nam không có năm nào tăng trưởng âm.
Trong 5 năm tới 2023-2027: Theo dự đoán của IMF, Thái Lan tăng trưởng trung bình 3,36% năm, còn Việt Nam tăng trưởng trung bình 6,6% năm.
Như vậy trong 30 năm 1998-2027, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình mỗi năm cao gấp 2 lần Thái Lan, nhờ đó mà khoảng cách chênh lệch về kinh tế do hậu quả của 30-40 năm chiến tranh đang dần dần được thu hẹp và thời điểm Việt Nam đuổi kịp Thái Lan về tổng GDP quốc gia đã rất gần.
——————oOo——————
Kết lại là, ngón tay có ngón ngắn, ngón dài; ngón du lịch nó ngắn nhưng ngón viễn thông, CNTT - phần mềm nó dài, chẳng việc gì phải ca thán, chẳng việc gì phải buồn.