E hèm, báo Nhân Dân nhé cccm
Ðể việc thực hành tín ngưỡng, tổ chức lễ hội bảo đảm tính văn minh, tiết kiệm, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, mới đây, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã ban hành công văn đề nghị chư tôn đức tăng ni nêu cao tinh thần Bồ tát đạo, hướng dẫn đồng bào Phật tử và người dân loại bỏ mê tín dị đoan, đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo. Thực ra, không phải đến thời điểm này, việc kêu gọi hủy bỏ đốt vàng mã mới được nhắc tới.
Những năm trước, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đều ban hành công văn gửi các địa phương tuyên truyền, hướng dẫn việc thực hiện nếp sống văn minh tại các lễ hội, cơ sở thờ tự, trong đó có việc hạn chế đốt vàng mã. Thậm chí, Nghị định 75/2010/NÐ-CP của Chính phủ còn nêu rõ sẽ phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi đốt vàng mã tại lễ hội, di tích lịch sử văn hóa, nơi công cộng. Song, dường như những quy định này vẫn chưa đủ mạnh để hạn chế thói quen đốt vàng mã tràn lan khi đi chùa, đi lễ của đông đảo người dân. Vì thế, việc Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị loại bỏ việc đốt mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo là động thái tích cực trong việc bảo đảm văn minh, tránh lãng phí trong thực hành tín ngưỡng.
Mới đây nhất, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Công văn số 669/BVHTTDL-VHCS ngày 27-2-2018 gửi các sở văn hóa, thể thao và du lịch, sở văn hóa và thể thao, sở du lịch các tỉnh, thành phố về việc triển khai thực hiện Công điện số 240/CÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; trong đó yêu cầu các sở, đơn vị cần đẩy mạnh hướng dẫn, tuyên truyền, vận động nhân dân hạn chế đốt vàng mã, đồ mã tại các cơ sở thờ tự và lễ hội.
Ðể việc thực hành tín ngưỡng, tổ chức lễ hội bảo đảm tính văn minh, tiết kiệm, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, mới đây, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã ban hành công văn đề nghị chư tôn đức tăng ni nêu cao tinh thần Bồ tát đạo, hướng dẫn đồng bào Phật tử và người dân loại bỏ mê tín dị đoan, đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo. Thực ra, không phải đến thời điểm này, việc kêu gọi hủy bỏ đốt vàng mã mới được nhắc tới.
Những năm trước, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đều ban hành công văn gửi các địa phương tuyên truyền, hướng dẫn việc thực hiện nếp sống văn minh tại các lễ hội, cơ sở thờ tự, trong đó có việc hạn chế đốt vàng mã. Thậm chí, Nghị định 75/2010/NÐ-CP của Chính phủ còn nêu rõ sẽ phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi đốt vàng mã tại lễ hội, di tích lịch sử văn hóa, nơi công cộng. Song, dường như những quy định này vẫn chưa đủ mạnh để hạn chế thói quen đốt vàng mã tràn lan khi đi chùa, đi lễ của đông đảo người dân. Vì thế, việc Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị loại bỏ việc đốt mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo là động thái tích cực trong việc bảo đảm văn minh, tránh lãng phí trong thực hành tín ngưỡng.
Mới đây nhất, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Công văn số 669/BVHTTDL-VHCS ngày 27-2-2018 gửi các sở văn hóa, thể thao và du lịch, sở văn hóa và thể thao, sở du lịch các tỉnh, thành phố về việc triển khai thực hiện Công điện số 240/CÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; trong đó yêu cầu các sở, đơn vị cần đẩy mạnh hướng dẫn, tuyên truyền, vận động nhân dân hạn chế đốt vàng mã, đồ mã tại các cơ sở thờ tự và lễ hội.
Hạn chế việc đốt vàng mã
Từ lâu, nhiều người dân Việt Nam có tục đốt vàng mã để thể hiện sự giao tiếp của con người với thế giới siêu nhiên. Mỗi dịp Tết đến xuân về hay vào ngày cúng giỗ, người ta đặt vài tập tiền vàng mã lên bàn thờ và lễ xong thì "hóa" để tưởng nhớ tri ân gia tiên, những người đã khuất.
nhandan.vn