- Biển số
- OF-58229
- Ngày cấp bằng
- 3/3/10
- Số km
- 1,228
- Động cơ
- 455,221 Mã lực
- Nơi ở
- Sapa - Lao Cai
- Website
- vecaptreosapa.com
La Fayette tỏ ra là một ứng viên sáng giá cho kế hoạch trang bị khinh hạm có lượng giãn nước trên 3.000 tấn của Hải quân Việt Nam.
Theo xu thế phát triển của Hải quân Việt Nam, sau khi hoàn thành việc trang bị các tàu hộ vệ tên lửa 2.000 tấn, thì vào giai đoạn sau 2020, chúng ta có thể tiến tới mua sắm những lớp khinh hạm lớn hơn, có lượng giãn nước trên 3.000 tấn được vũ trang mạnh.
Vậy trong những ứng viên đáp ứng yêu cầu, lớp chiến hạm nào tỏ ra thích hợp hơn cả?
Tàu hộ vệ tên lửa lớp Talwar
Khinh hạm INS Tarkash (F50) lớp Talwar của Hải quân Ấn Độ
Ứng viên đầu tiên có thể được nhắc tới là tàu hộ vệ tên lửa Dự án 1135.6 Talwar. Đây là lớp khinh hạm hạng nặng do Nga thiết kế và đóng mới cho Hải quân Ấn Độ dựa trên việc cải tiến từ tàu hộ vệ chống ngầm Krivak III Dự án 1135.
Talwar có lượng giãn nước tiêu chuẩn 3.850 tấn và 4.035 tấn khi đầy tải; dài 124,8 m; rộng 15,2 m; mớn nước 4,2 m; tốc độ tối đa 32 hải lý/h; tầm hoạt động tới 7.810 km khi chạy ở tốc độ 14 hải lý/h, dự trữ hành trình 30 ngày, thủy thủ đoàn 190 người.
Tàu được trang bị hệ thống điện tử tinh vi, đồ sộ cùng dàn vũ khí rất mạnh như radar cảnh giới Fregat M2EM, tên lửa chống hạm Klub-N, tên lửa phòng không Shtil-1, ngư lôi chống ngầm hạng nặng DTA-53...
Khinh hạm lớp Talwar đáp ứng khá đầy đủ những yêu cầu sơ bộ của phía Việt Nam, nhưng nếu cân nhắc kỹ đây không phải là một ứng viên thích hợp.
Giống như Gepard, Talwar cũng được thiết kế lại dựa trên một lớp tàu chiến cũ, nên đến thời điểm hiện tại đã ít nhiều bộc lộ mặt lạc hậu như vẫn áp dụng công nghệ đóng "tổng đoạn" chứ không phải module, nên rất khó hiện đại hóa.
Bên cạnh đó, cách bố trí radar cùng hệ thống vũ khí theo lối cũ cũng khiến tính tàng hình giảm đi khá nhiều, tên lửa phòng không vẫn sử dụng phương thức phóng bằng ray lạc hậu, mỗi vũ khí lại có một radar dẫn bắn riêng rất cồng kềnh...
Đặc biệt, thời gian thi công đóng tàu của Nga rất chậm trễ, phải mất hơn 5 năm để hoàn thành hợp đồng đóng Gepard 3.9 cho Việt Nam, nên nếu chọn Dự án 1135.6 chắc chắn chúng ta còn phải chờ lâu hơn. Do vậy, Talwar không phải một lựa chọn tốt.
Tàu hộ vệ tên lửa DW 3000F
Đồ họa tàu hộ vệ tên lửa tàng hình KDX-I thiết kế cho Hải quân Hoàng gia Thái Lan
DW 3000F thuộc loại tàu hộ vệ tên lửa đa năng 3.000 tấn, được phát triển bởi tập đoàn DSME - Hàn Quốc dựa trên khinh hạm KDX-I.
Tàu được thiết kế để hoạt động trong môi trường nhiều mối đe dọa, có thể tác chiến độc lập hoặc hiệp đồng trong biên đội, thực hiện tốt các nhiệm vụ như: tuần tra, chống tàu mặt nước, chống ngầm, đối không.
Hệ thống tác chiến điện tử của DW 3000F rất hiện đại, đa phần do các tập đoàn công nghiệp quốc phòng hàng đầu thế giới chế tạo.
Trái tim của DW 3000F là hệ thống dữ liệu chiến đấu SSCS Mk-7 của BAE Systems, bao gồm 10 bảng điều khiển đa chức năng để nhận thông tin từ các thiết bị cảm biến.
Vũ khí trang bị của tàu gồm pháo 127 mm, tên lửa đối hạm Harpoon/ Exocet, tên lửa đối không Sea Sparrow, ngư lôi hạng nhẹ Mk 46. Đuôi tàu có nhà chứa và sàn đáp cho phép mang theo 1 trực thăng chống ngầm hạng trung.
Lớp khinh hạm này của Hàn Quốc được đánh giá khá cao, đáp ứng được yêu cầu về kích thước và tính năng của Hải quân Việt Nam, nhưng đáng tiếc đây mới chỉ là một dự án trên giấy.
Việt Nam lâu nay luôn trung thành với chủ trương chỉ mua sắm những vũ khí - khí tài đã được kiểm nghiệm qua thực tế. Do vậy cơ hội chỉ có thể đến với DW 3000F nếu lớp chiến hạm này thể hiện tốt khi phục vụ trong biên chế Hải quân Hoàng gia Thái Lan.
Tàu hộ vệ tên lửa La Fayette
Khinh hạm Surcouf lớp La Fayette
La Fayette (hay còn gọi là FL-3000) là lớp khinh hạm tàng hình đa năng cực kỳ hiện đại, được Tập đoàn DCNS thiết kế cho Hải quân Pháp.
Thiết kế của La Fayette rất tiên tiến với công nghệ module cho khả năng tùy biến cao, hình dáng thượng tầng "trơn tru", thân tàu chế tạo bằng vật liệu composite có đặc tính nhẹ, hấp thụ sóng radar rất tốt trong khi vẫn đảm bảo độ vững chắc cần thiết.
Tàu có lượng giãn nước 3.200 tấn; dài 125 m; rộng 15,4 m; mớn nước 4,1 m; vận tốc tối đa 25 hải lý/h; tầm hoạt động 9.000 hải lý khi chạy ở tốc độ 12 hải lý/h; thủy thủ đoàn 80 người.
Radar mảng pha đa năng Herakles (tầm hoạt động 250 km) của La Fayette được tối ưu hóa cho hoạt động tại các khu vực ven biển, nơi có môi trường lộn xộn. Radar cung cấp, giám sát đối không, đối hải, đối đất cũng như dẫn đường cho các hệ thống vũ khí.
Bên cạnh đó, tàu còn có radar hàng hải Terma Electronic Scanter 2001, sonar EDO Model 980 và hệ thống đối kháng điện tử RAFAEL C-PEARL-M, tất cả thiết bị trên đều do Tập đoàn Thales sản xuất.
Vũ khí trang bị của lớp khinh hạm này gồm pháo hạm 100 mm, tên lửa chống hạm Exocet Block 3, tên lửa phòng không tầm trung - xa Aster-15/30, pháo tự động bắn nhanh 30 mm F2 và ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ MU90 Impact.
Khinh hạm lớp Formidable, biến thể của La Fayette dành cho Hải quân Singapore
La Fayette có kích cỡ phù rất hợp yêu cầu của Hải quân Việt Nam, thiết kế tiên tiến, vũ khí khí tài cực mạnh, đảm bảo sau nhiều năm nữa vẫn là một trong những lớp khinh hạm tốt nhất hành tinh.
Lớp chiến hạm này còn chứng tỏ được năng lực thực sự của mình trong nhiều lực lượng hải quân trên khắp thế giới như Singapore, Đài Loan hay Saudi Arabia.
Ngoài ra, quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam với châu Âu nói chung và với Pháp nói riêng đang ngày càng tốt đẹp, minh chứng bằng hợp đồng mua khinh hạm Sigma 9814 hay lựu pháo tự hành CAESAR.
Do vậy, nếu trong tương lai khi Việt Nam có ý định trang bị một lớp tàu hộ vệ tên lửa có lượng giãn nước trên 3.000 tấn, thì trong không nhiều các ứng viên đáp ứng được yêu cầu, La Fayette tỏ ra có ưu thế hơn cả.
Theo Vndefence
Theo xu thế phát triển của Hải quân Việt Nam, sau khi hoàn thành việc trang bị các tàu hộ vệ tên lửa 2.000 tấn, thì vào giai đoạn sau 2020, chúng ta có thể tiến tới mua sắm những lớp khinh hạm lớn hơn, có lượng giãn nước trên 3.000 tấn được vũ trang mạnh.
Vậy trong những ứng viên đáp ứng yêu cầu, lớp chiến hạm nào tỏ ra thích hợp hơn cả?
Tàu hộ vệ tên lửa lớp Talwar
Khinh hạm INS Tarkash (F50) lớp Talwar của Hải quân Ấn Độ
Ứng viên đầu tiên có thể được nhắc tới là tàu hộ vệ tên lửa Dự án 1135.6 Talwar. Đây là lớp khinh hạm hạng nặng do Nga thiết kế và đóng mới cho Hải quân Ấn Độ dựa trên việc cải tiến từ tàu hộ vệ chống ngầm Krivak III Dự án 1135.
Talwar có lượng giãn nước tiêu chuẩn 3.850 tấn và 4.035 tấn khi đầy tải; dài 124,8 m; rộng 15,2 m; mớn nước 4,2 m; tốc độ tối đa 32 hải lý/h; tầm hoạt động tới 7.810 km khi chạy ở tốc độ 14 hải lý/h, dự trữ hành trình 30 ngày, thủy thủ đoàn 190 người.
Tàu được trang bị hệ thống điện tử tinh vi, đồ sộ cùng dàn vũ khí rất mạnh như radar cảnh giới Fregat M2EM, tên lửa chống hạm Klub-N, tên lửa phòng không Shtil-1, ngư lôi chống ngầm hạng nặng DTA-53...
Khinh hạm lớp Talwar đáp ứng khá đầy đủ những yêu cầu sơ bộ của phía Việt Nam, nhưng nếu cân nhắc kỹ đây không phải là một ứng viên thích hợp.
Giống như Gepard, Talwar cũng được thiết kế lại dựa trên một lớp tàu chiến cũ, nên đến thời điểm hiện tại đã ít nhiều bộc lộ mặt lạc hậu như vẫn áp dụng công nghệ đóng "tổng đoạn" chứ không phải module, nên rất khó hiện đại hóa.
Bên cạnh đó, cách bố trí radar cùng hệ thống vũ khí theo lối cũ cũng khiến tính tàng hình giảm đi khá nhiều, tên lửa phòng không vẫn sử dụng phương thức phóng bằng ray lạc hậu, mỗi vũ khí lại có một radar dẫn bắn riêng rất cồng kềnh...
Đặc biệt, thời gian thi công đóng tàu của Nga rất chậm trễ, phải mất hơn 5 năm để hoàn thành hợp đồng đóng Gepard 3.9 cho Việt Nam, nên nếu chọn Dự án 1135.6 chắc chắn chúng ta còn phải chờ lâu hơn. Do vậy, Talwar không phải một lựa chọn tốt.
Tàu hộ vệ tên lửa DW 3000F
DW 3000F thuộc loại tàu hộ vệ tên lửa đa năng 3.000 tấn, được phát triển bởi tập đoàn DSME - Hàn Quốc dựa trên khinh hạm KDX-I.
Tàu được thiết kế để hoạt động trong môi trường nhiều mối đe dọa, có thể tác chiến độc lập hoặc hiệp đồng trong biên đội, thực hiện tốt các nhiệm vụ như: tuần tra, chống tàu mặt nước, chống ngầm, đối không.
Hệ thống tác chiến điện tử của DW 3000F rất hiện đại, đa phần do các tập đoàn công nghiệp quốc phòng hàng đầu thế giới chế tạo.
Trái tim của DW 3000F là hệ thống dữ liệu chiến đấu SSCS Mk-7 của BAE Systems, bao gồm 10 bảng điều khiển đa chức năng để nhận thông tin từ các thiết bị cảm biến.
Vũ khí trang bị của tàu gồm pháo 127 mm, tên lửa đối hạm Harpoon/ Exocet, tên lửa đối không Sea Sparrow, ngư lôi hạng nhẹ Mk 46. Đuôi tàu có nhà chứa và sàn đáp cho phép mang theo 1 trực thăng chống ngầm hạng trung.
Lớp khinh hạm này của Hàn Quốc được đánh giá khá cao, đáp ứng được yêu cầu về kích thước và tính năng của Hải quân Việt Nam, nhưng đáng tiếc đây mới chỉ là một dự án trên giấy.
Việt Nam lâu nay luôn trung thành với chủ trương chỉ mua sắm những vũ khí - khí tài đã được kiểm nghiệm qua thực tế. Do vậy cơ hội chỉ có thể đến với DW 3000F nếu lớp chiến hạm này thể hiện tốt khi phục vụ trong biên chế Hải quân Hoàng gia Thái Lan.
Tàu hộ vệ tên lửa La Fayette
Khinh hạm Surcouf lớp La Fayette
La Fayette (hay còn gọi là FL-3000) là lớp khinh hạm tàng hình đa năng cực kỳ hiện đại, được Tập đoàn DCNS thiết kế cho Hải quân Pháp.
Thiết kế của La Fayette rất tiên tiến với công nghệ module cho khả năng tùy biến cao, hình dáng thượng tầng "trơn tru", thân tàu chế tạo bằng vật liệu composite có đặc tính nhẹ, hấp thụ sóng radar rất tốt trong khi vẫn đảm bảo độ vững chắc cần thiết.
Tàu có lượng giãn nước 3.200 tấn; dài 125 m; rộng 15,4 m; mớn nước 4,1 m; vận tốc tối đa 25 hải lý/h; tầm hoạt động 9.000 hải lý khi chạy ở tốc độ 12 hải lý/h; thủy thủ đoàn 80 người.
Radar mảng pha đa năng Herakles (tầm hoạt động 250 km) của La Fayette được tối ưu hóa cho hoạt động tại các khu vực ven biển, nơi có môi trường lộn xộn. Radar cung cấp, giám sát đối không, đối hải, đối đất cũng như dẫn đường cho các hệ thống vũ khí.
Bên cạnh đó, tàu còn có radar hàng hải Terma Electronic Scanter 2001, sonar EDO Model 980 và hệ thống đối kháng điện tử RAFAEL C-PEARL-M, tất cả thiết bị trên đều do Tập đoàn Thales sản xuất.
Vũ khí trang bị của lớp khinh hạm này gồm pháo hạm 100 mm, tên lửa chống hạm Exocet Block 3, tên lửa phòng không tầm trung - xa Aster-15/30, pháo tự động bắn nhanh 30 mm F2 và ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ MU90 Impact.
Khinh hạm lớp Formidable, biến thể của La Fayette dành cho Hải quân Singapore
La Fayette có kích cỡ phù rất hợp yêu cầu của Hải quân Việt Nam, thiết kế tiên tiến, vũ khí khí tài cực mạnh, đảm bảo sau nhiều năm nữa vẫn là một trong những lớp khinh hạm tốt nhất hành tinh.
Lớp chiến hạm này còn chứng tỏ được năng lực thực sự của mình trong nhiều lực lượng hải quân trên khắp thế giới như Singapore, Đài Loan hay Saudi Arabia.
Ngoài ra, quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam với châu Âu nói chung và với Pháp nói riêng đang ngày càng tốt đẹp, minh chứng bằng hợp đồng mua khinh hạm Sigma 9814 hay lựu pháo tự hành CAESAR.
Do vậy, nếu trong tương lai khi Việt Nam có ý định trang bị một lớp tàu hộ vệ tên lửa có lượng giãn nước trên 3.000 tấn, thì trong không nhiều các ứng viên đáp ứng được yêu cầu, La Fayette tỏ ra có ưu thế hơn cả.
Theo Vndefence