- Biển số
- OF-80455
- Ngày cấp bằng
- 17/12/10
- Số km
- 5,942
- Động cơ
- 468,721 Mã lực
Bổi hổi bồi hồi. Những năm 8x quê em đói nhăn răng
Sent from my SM-N910C using TapatalkGiống đoạn đầu Phùng Hưng - Hàng Bông, nhưng hồi xưa có tàu điện chạy đường Phùng Hưng không cụ nhỉ? Nếu có tàu điện chạy Phùng Hưng thì nó lên bốt Hàng Đậu xong chạy vòng vào Quán Thánh rồi đi Thụy Khuê phải không?
Em dự là bà bán mít. Và mấy cái túi trong sọt là hạt mít!Không rõ chợ bán gì??
Phùng Hưng nào không có đường Tàu Điện?Phố Phùng Hưng không có tàu điện thì phải. Chạy xuông Thụy Khuê là chạy từ chợ Đồng Xuân ra bốt Hàng Đậu. Hà Nội hình như có mỗi đoạn Tây Sơn tàu điện chạy ngoài giải phân cách, nên em nghĩ là Ngã 3 Chùa Bộc (Hồi đó chưa có đường Thái Hà)
Sent from my SM-N910C using Tapatalk
Đoạn đấy giống đường Phùng Hưng, nhưng chắc Phùng Hưng không có đường tàu điện. Nhưng chỗ đấy cũng không giống chỗ ngã ba Tây Sơn - Chùa Bộc, vì chỗ Tây Sơn - Thái Hà (Hiện Nay) lúc đó là nhà máy xe đạp Thống Nhất, nhìn xuôi về Hà Nội là thấy gò Đống Đa chứ không giống trong ảnh thế kia. Đường Chùa Bộc một bên có 1 bức tường dài bao quanh trường Thủy Lợi, bên kia đường là Nhà máy bánh mỳ và có Chùa Bộc, nên rất hẹp, hầu như không có nhà dân như bây giờ.Phố Phùng Hưng không có tàu điện thì phải. Chạy xuông Thụy Khuê là chạy từ chợ Đồng Xuân ra bốt Hàng Đậu. Hà Nội hình như có mỗi đoạn Tây Sơn tàu điện chạy ngoài giải phân cách, nên em nghĩ là Ngã 3 Chùa Bộc (Hồi đó chưa có đường Thái Hà)
Sent from my SM-N910C using Tapatalk
Đường Láng làm gì có tàu điện. Cụ đi ở đường Bạch Mai lên đường Láng phải qua đường Trường Chinh lúc đó dân gọi là đường Tàu Bay (Vì gần sân bay Bạch Mai), sau này đặt tên là đường Chiến Thằng B52, đường Trường Chinh đọan gần Vọng (Khu đá cát sỏi) có đường tàu hỏa trở đá cát sỏi đến đó, chắc cụ nhầm đường tàu hỏa khu này.94 thì dọc đường Láng vẫn còn vết tích ray tầu điện, nhưng khuất sau những lùm cây và sắp thành phế tích. Em ở Bạch Mai chuyên đi tán gái dưới Mai Dịch nên đường này đi nhiều, em nhớ. Còn bóc hẳn khi nào thì chịu.
Ảnh này và nhiều ảnh khác trong thớt của cụ đến bây h thế kỉ 21 vẫn đầy mà cụ, có chăng sự thay đổi ở các thành phố lớn các trung tâm huyện thị, chứ cụ về nhiều vùng quê cũng nhiều cảnh như ảnh 198x lắm cụ : xe đạp, cảnh chợ quê, chăn trâu, bán nước chè kẹo lạc, bán hàng rong, bơm vá xe đạp... Vẫn man mác buồn cụ ạ.Một bà cụ đi bán hoa quả ở chợ, nhìn ảnh này em nhớ bà nội em quá, hồi ấy nhà có hoa quả gì ăn không hết bà đem đi bán, mua thêm thức ăn vào bữa cơm vốn quá nghèo- nàn.
Quê em ở vùng lúa Nam Định đây ạ, em sinh 8x nhưng vẫn nhớ đầu 9x vẫn đói lắm, em còn nhỏ nên được ưu tiên hơn chút. Người lớn vẫn cơm độn đều đều.Ko biết cụ quê ở đâu chứ quê ngoại em Nam Định, ăn uống đề huề vì ko bao giờ mất mùa. Quê nội em ở Ninh Bình vùng chiêm trũng có khó khăn hơn nhưng vẫn đc ăn gạo. Trứng gà thì ko nói ở quê mà chả biết là quê nào chứ HN thì đầy, hầu như nhà nào cũng tự cung tự cấp đc, em phụ trách thái rau cho gà mãi.
Con này như con cu li, một dạng khỉ hay ở trên cây.
Xưa các hiệu thuốc Tàu cũng bầy con cu li, nhưng là một nhánh cây có lông vàng xốp, lại cắm 4 cái que thò ra, nhìn y như con này nhưng bé tý chỉ bằng nắm tay.
Con Culi thì nuôi chơi thôi cụ, nhưng con Culi thường không to như trong ảnh đâu.Ăn thịt hay làm thuốc cụ ơi
Cảm ơn cụ đã bổ sung thông tin quý giá, mời cụ tiếp tục giúp em và các cụ of có thông tin chính xác hơn.Cụ bác sĩ có 1 ít ảnh sưu tầm đẹp quá chỉ tiếc là không có chú thích rõ ràng,trong ký ức của em cũng nhận ra 1 số ảnh xin được bổ sung.Ảnh này là chợ An đông vì nó chuyên điện máy và vải sợi,còn chợ Kim biên chỉ đồ inox và hóa chất
chiếc lambetta biển 60 chắc là Biên hòa đồng nai
Ảnh này em thấy chỉ có Honda dame,obel,yamaha,suzuki chứ đâu có thấy cup78 đâu cụ? còn đường em đoán là đường Hàm nghi vì ngày xưa chỉ có đường Lê lợi và Hàm nghi mới có dẫy phân cách bằng sắt
Khẩu hiệu cổ động(thanh niên Củ chi lên đường bảo vệ tổ quốc)
Ảnh chụp tại Vũng tàu có hình chúa dang tay trên núi.
Đoạn rạch Bình quới Thanh đa(bình thạnh)
Chợ bình tây của Qúach đàm,bây giờ đang sửa không biết bao giờ xong
Ảnh này là đường Hai bà trưng,bên trái là bưu điện TP,còn bên phải là bệnh viện nhi đồng 2
1 tiệm làm tóc của người Hoa vì thấy có thờ Quan Công và cái máy sấy tóc màu đỏ huyền thoại
1 anh sơn đông mãi võ đang quảng cáo dầu trị vết thương và sau đó sẽ có tiết mục đập sắt vào mình,dùng đầu đập bể trái dừa
Chiếc này là Honda dame
Đường hai bà trưng có cột ang ten bưu điện tp
Vé "ghế cứng" hành trình xuyên việt 3 ngày 4 đêm,người và hàng hóa chen nhau
Trong Nam chỉ kêu là đường chứ không gọi phố như ngoài bắc,ảnh đường Nguyễn thiệp bây giờ là đặng thị nhu,phía ngã ba là đường Calmette,quẹo trái có nhà hàng vân cảnh đối diện có hãng pin con ó và hãng máy may singer
Quê em cũng miền trung du mà cụ, em biết rõ lắm.Em dự là bà bán mít. Và mấy cái túi trong sọt là hạt mít!
Em nhớ là những năm 8x ở vùng trung du mít rất rẻ và chủ yếu lấy hạt vứt vào tro bếp một thời gian rồi đem rang, luộc, hấp.... thay cơm
Vâng, đúng là Cổ Loa ạCổ loa chứ cụ?
Cụ ơi chợ Kim Biên và chợ trên ảnh là 2 chợ khác nhau cụ à. Chợ trên ảnh là chợ Bình Tây, chợ tổng hợp đủ các thứ. Còn chợ Kim Biên nằm cách đó 1 dãy phố chuyên về hóa chất và một số vất dụng nữa. 2 chợ nằm trên cùng 1 con đường Hậu GiangChợ Kim Biên( chợ Lớn) đấy Cụ.
Em dự là ở miền NamCửa hành Kim Khí ĐIện Máy Vải Sợi, không rõ ở đâu