À quên, em lèm bèm thêm tí.
Có 1 loại ghe nhìn xa như chiếc ghe trên, mà lường ghe ở khoang giữa thì là đan lưới tre, ko phải kín ván gỗ, lưới lỗ rất nhỏ, cho nên nhìn thì vậy mà đến gần ngó vào phía trong cũng là nước lõm bõm.
Nó cũng đi máy đuôi tôm nhìn xa như 1 chiếc ghe bầu chìm mà thôi, nhưng thực sự là 1 cái bè nuôi cá nổi di động. Người ta lái lên vủng biên giới hay qua Biển Hồ mua cá bọt là cá con giống mang về hạ lưu bán cho từng nhà nuôi. Cá bọt là cá con li ti bằng cây tăm trở lên nuôi phía trong lòng ghe, nhưng vì lòng ghe thông ra ngoài bằng cửa lưới nên thông với nước sông Cửu Long luôn luôn có oxy và thức ăn cho cá.
Cá con đó là cá vồ, còn gọi là cá tra, cá bông lau, hay mới đây dùng từ cá ba xa, nuôi từ nhỏ hơn ngón tay út đến gần thước ta thì bán. Nhà nhà đều có câu tiêu là cái nhà... cầu, dựng 4 phên trên cái cầu nhỏ ra giữa 1 cái hồ độ 1 công, bên bờ kinh hay sông nhưng ko thông với sông. Người ta mua cá bọt bằng thiên, là ước chừng 1 nghìn con, chả biết làm sao mà thầy chú ước đc, đong từng thau như thế. Thả vào hồ cho nó ăn thứ gì mình thải, thường thì thêm cám mua ở nhà mày xay lúa.
Khi lớn tới cở e cũng chằng còn nhớ là bao lâu, chừng 6 tháng(?), thì người ta giỡ cầu, ko đi vào hồ nữa, và thông hồ qua 1 ống bọng (là thân cây dừa đục bọng) ra sông cho thủy triều lên xuống rữa chất dơ trong hồ, chừng 30 ngày thì gọi ghe thầu lại bán mang lên thành.
(ghi thêm, ở dưới đó, nhà nhà rất hiếu khách đến thăm cầu cũa mình, cứ tự nhiên, mời anh mời chị, nên e ko có vần đề lo thiếu nhà vệ sinh khi di chuyển bao giờ. Nghe thấy đất rung (nhẹ thật nhẹ cũng thế) là cá trong ao quậy lên tung tóe, có khi từ cách nhà cầu cả mấy sào, tung tóe lắm khi ướt cả đ*t khi ngồi đọc báo)
Kỹ niệm 1 thời xa kia kể lại các cụ Bắc Kỳ hình dung nhịp sống trong Nam chơi, chỉ vì mấy tấm hình ghe bầu năm 2009.