Tựa: Nhân đọc bài viết "Câu cá ở Côn Đảo" của bác ANHNV HOME làm e mê tít, tuy không được đi câu như bác ấy, nhưng sẵn khả năng bốc phét, e tự ý viết lại bài này cho dễ "hấp thụ" hơn, mong bác ANHVN HOME không chê trách.
Săn cá ở Côn Đảo
Chuyến câu đêm bắt đầu từ mờ tối, khi những ngọn đèn măng xông gọi nhau thắp sáng mặt biển xanh. Lần đầu đi săn cá khơi, sự hưng phấn, sốt ruột hiện rõ trên những ngón tay bồn chồn của đám thợ câu Hà Nội khi chuẩn bị đồ nghề. Đúng 0h00, neo buông. Mặt biển rất êm, gần như không có sóng. Rất nhiều những con cá chuồn loại nhỏ, thỉnh thoảng lại vụt cất mình lên khỏi mặt nước bằng tất cả năng lực từ tiềm thức. Có một truyền thuyết rằng cá chuồn là một động vật được “quy hoạch” tiến hoá thành chim, nhưng lỡ chuyến tàu lên bờ. Vì vậy chúng mang khát vọng của tổ tiên và luôn cố bay lên khỏi mặt nước. Tất nhiên, đó chỉ là một truyền thuyết, và cá chuồn cũng không phải là những kẻ hiếu động duy nhất. Đôi lúc, những chú Nhoái cũng xuất hiện trong tầm mắt của đám thợ câu như một lời mời gọi, nhưng chẳng biết làm thế nào câu được loài cá nhanh nhẹn này. Đành bắt chước người dân địa phương, bằng lòng với thú câu mực ống mà thôi.
Để câu mực ống, người ta dùng tới hai con mồi. Ngoài con mồi giả bé hơn, còn một con mồi nữa bằng chì nặng buộc ở cuối dây thẻo, cuốn chỉ ngũ sắc đẹp không kém con mồi giả. Con mồi bằng chì sẽ nằm sát dưới đáy trong khi con mồi giả kia nhẹ hơn, sẽ bị nước đưa đẩy mà lôi cuốn bọn mực ống.
Câu mực là một thú vui nhàn hạ. Vừa xem tivi vừa câu, vậy mà vẫn bắt được mực như thường. Chỉ có điều, phải cẩn thận lúc kéo con mực lên sát mặt nước, Nếu không nghiêng nhẹ đầu cần sang một bên trước khi kéo con mực lên khỏi mặt nước, mắt bạn sẽ hứng trọn một tia nước biển cay xè do phản xạ tự vệ của loài nhuyễn thể này.
4h sáng, thuyền nhổ neo ra bến Đầm, điểm câu cá thu. Đây mới là điểm đến lý thú nhất của đám thợ câu. Bình minh phủ một lớp váng mỡ gà lên biển cả bao la, thật là ấn tượng. Nhưng sự háo hức với đàn cá để nhất ngon của biển cả khiến chúng tôi chẳng kịp thưởng thức kỹ quang cảnh tráng lệ đó. Thuyền vừa neo, một loạt cần được ném ra, dòng con mồi ra xa cỡ từ 60m đến 100 m. Trong lúc chờ đợi cá cắn câu, cả đoàn tranh thủ ăn sáng. Vừa cầm bát thì đã thấy tiếng anh Khánh thuyền trưởng đập tay vào mạn thuyền đầy giận dữ. Hoá ra một chiếc cần câu bị cá cắn cụt cả link lẫn trục. Có lẽ nó chén luôn cả cục chì nhỏ buộc ở gần con mồi. Mọi người còn đang bàn tán, chưa kịp tiếc thì …. rét rét, nó đây rồi. Một tay câu nhoài người nắm lấy chiếc cần Tica 3m, giật một cái rồi miệt mài quay máy, cuốn, đánh vật với con cá thu. Gã thợ câu quay, cuốn, rồi nhảy theo chiều di chuyển của con cá từ mạn thuyền này sang mạn thuyền khác, mệt nhoài, mồm méo xệch... Mấy chục phút trôi qua, rồi cũng thấy cái lưng dài, đen xì của con cá thu lao vun vút bên cạnh mạn thuyền. Mọi người cùng thốt lên, thu khủng rồi. Con cá thu cuối cùng cũng phải chịu khuất phục, mệt mỏi thò cái *** nhọn đầy răng lên mặt nước. Phập. Lên thuyền này. Tôi gần như không tin nổi vào mắt mình khi thấy cái thân hình dài thượt của nó nằm đó, giẫy giẫy, chẹp chẹp cái miệng, đẹp không ngờ. Chú cá thu cân lên được 12kg, theo lời anh Khánh thuyền trưởng, thông thường người ta cũng chỉ câu được cá từ 9kg đổ lại. Ra quân loạt đạn đầu được ngay hàng khủng, một ngày may mắn đã mở ra. Và đúng thế, liên tiếp những tiếng reo vang lên khắp con thuyền. Không chỉ có cá thu, những con cá cam, cá lão, cá đổng, cá ngân cũng theo nhau lên thuyền.
Đã gần hết buổi câu, trọng lượng cá chúng tôi câu được có lẽ phải đến 2 tạ. Lựa ra mỗi người 2 con mang ra Hà Nội gọi là quà Côn Đảo, vậy mà cũng phải đến 70kg tất cả. Hàng khủng mà.
Buổi câu khơi kết thúc trong cơn mưa mịt mù của biển đêm. Một ngày trên biển, thả sức đánh vật với những chú cá nặng hàng yến, thưởng thức những món ăn tinh tuý của biển khơi được chế biến một cách hồn nhiên với tất cả khoái cảm… ấn tượng về Côn Đảo đã mang nhiều màu sắc hơn tôi tưởng tượng. Côn Đảo không chỉ mênh mang buồn trong gió hàng dương, không chỉ u tịch với những ký ức lịch sử, với tiếng “hát” mơ hồ của những nàng Dugong, có một Côn Đảo khác, tươi mới và sôi động với những cuộc săn khơi.
Săn cá ở Côn Đảo
Chuyến câu đêm bắt đầu từ mờ tối, khi những ngọn đèn măng xông gọi nhau thắp sáng mặt biển xanh. Lần đầu đi săn cá khơi, sự hưng phấn, sốt ruột hiện rõ trên những ngón tay bồn chồn của đám thợ câu Hà Nội khi chuẩn bị đồ nghề. Đúng 0h00, neo buông. Mặt biển rất êm, gần như không có sóng. Rất nhiều những con cá chuồn loại nhỏ, thỉnh thoảng lại vụt cất mình lên khỏi mặt nước bằng tất cả năng lực từ tiềm thức. Có một truyền thuyết rằng cá chuồn là một động vật được “quy hoạch” tiến hoá thành chim, nhưng lỡ chuyến tàu lên bờ. Vì vậy chúng mang khát vọng của tổ tiên và luôn cố bay lên khỏi mặt nước. Tất nhiên, đó chỉ là một truyền thuyết, và cá chuồn cũng không phải là những kẻ hiếu động duy nhất. Đôi lúc, những chú Nhoái cũng xuất hiện trong tầm mắt của đám thợ câu như một lời mời gọi, nhưng chẳng biết làm thế nào câu được loài cá nhanh nhẹn này. Đành bắt chước người dân địa phương, bằng lòng với thú câu mực ống mà thôi.

Để câu mực ống, người ta dùng tới hai con mồi. Ngoài con mồi giả bé hơn, còn một con mồi nữa bằng chì nặng buộc ở cuối dây thẻo, cuốn chỉ ngũ sắc đẹp không kém con mồi giả. Con mồi bằng chì sẽ nằm sát dưới đáy trong khi con mồi giả kia nhẹ hơn, sẽ bị nước đưa đẩy mà lôi cuốn bọn mực ống.

Câu mực là một thú vui nhàn hạ. Vừa xem tivi vừa câu, vậy mà vẫn bắt được mực như thường. Chỉ có điều, phải cẩn thận lúc kéo con mực lên sát mặt nước, Nếu không nghiêng nhẹ đầu cần sang một bên trước khi kéo con mực lên khỏi mặt nước, mắt bạn sẽ hứng trọn một tia nước biển cay xè do phản xạ tự vệ của loài nhuyễn thể này.

4h sáng, thuyền nhổ neo ra bến Đầm, điểm câu cá thu. Đây mới là điểm đến lý thú nhất của đám thợ câu. Bình minh phủ một lớp váng mỡ gà lên biển cả bao la, thật là ấn tượng. Nhưng sự háo hức với đàn cá để nhất ngon của biển cả khiến chúng tôi chẳng kịp thưởng thức kỹ quang cảnh tráng lệ đó. Thuyền vừa neo, một loạt cần được ném ra, dòng con mồi ra xa cỡ từ 60m đến 100 m. Trong lúc chờ đợi cá cắn câu, cả đoàn tranh thủ ăn sáng. Vừa cầm bát thì đã thấy tiếng anh Khánh thuyền trưởng đập tay vào mạn thuyền đầy giận dữ. Hoá ra một chiếc cần câu bị cá cắn cụt cả link lẫn trục. Có lẽ nó chén luôn cả cục chì nhỏ buộc ở gần con mồi. Mọi người còn đang bàn tán, chưa kịp tiếc thì …. rét rét, nó đây rồi. Một tay câu nhoài người nắm lấy chiếc cần Tica 3m, giật một cái rồi miệt mài quay máy, cuốn, đánh vật với con cá thu. Gã thợ câu quay, cuốn, rồi nhảy theo chiều di chuyển của con cá từ mạn thuyền này sang mạn thuyền khác, mệt nhoài, mồm méo xệch... Mấy chục phút trôi qua, rồi cũng thấy cái lưng dài, đen xì của con cá thu lao vun vút bên cạnh mạn thuyền. Mọi người cùng thốt lên, thu khủng rồi. Con cá thu cuối cùng cũng phải chịu khuất phục, mệt mỏi thò cái *** nhọn đầy răng lên mặt nước. Phập. Lên thuyền này. Tôi gần như không tin nổi vào mắt mình khi thấy cái thân hình dài thượt của nó nằm đó, giẫy giẫy, chẹp chẹp cái miệng, đẹp không ngờ. Chú cá thu cân lên được 12kg, theo lời anh Khánh thuyền trưởng, thông thường người ta cũng chỉ câu được cá từ 9kg đổ lại. Ra quân loạt đạn đầu được ngay hàng khủng, một ngày may mắn đã mở ra. Và đúng thế, liên tiếp những tiếng reo vang lên khắp con thuyền. Không chỉ có cá thu, những con cá cam, cá lão, cá đổng, cá ngân cũng theo nhau lên thuyền.

Đã gần hết buổi câu, trọng lượng cá chúng tôi câu được có lẽ phải đến 2 tạ. Lựa ra mỗi người 2 con mang ra Hà Nội gọi là quà Côn Đảo, vậy mà cũng phải đến 70kg tất cả. Hàng khủng mà.

Buổi câu khơi kết thúc trong cơn mưa mịt mù của biển đêm. Một ngày trên biển, thả sức đánh vật với những chú cá nặng hàng yến, thưởng thức những món ăn tinh tuý của biển khơi được chế biến một cách hồn nhiên với tất cả khoái cảm… ấn tượng về Côn Đảo đã mang nhiều màu sắc hơn tôi tưởng tượng. Côn Đảo không chỉ mênh mang buồn trong gió hàng dương, không chỉ u tịch với những ký ức lịch sử, với tiếng “hát” mơ hồ của những nàng Dugong, có một Côn Đảo khác, tươi mới và sôi động với những cuộc săn khơi.
