[Funland] Viện Dưỡng Lão

80Bê

Xe buýt
Biển số
OF-543540
Ngày cấp bằng
29/11/17
Số km
896
Động cơ
174,072 Mã lực
Mẹ em ở Viện dưỡng lão gần 4 năm nay, nên em vào thăm thường xuyên. Và có các nhận xét như sau:
Thực chất Viện dưỡng lão ở Việt nam thì ko phải là dưỡng lão mà là bệnh viện chăm sóc người già thì đúng hơn, các cụ vào đây khi ở tình trạng ko thể tự chăm sóc được bản thân, mà phải có người chăm sóc y tế nên giá khá cao là đúng.
Đa phần người Việt sợ tai tiếng vì chữ hiếu nghĩa nên ko dám đưa cha mẹ khi còn khoẻ vào dưỡng lão, mặc dù trong đấy các cụ đc chăm sóc tốt hơn nhiều ở nhà. Như gia đình em Bà bị lẫn nếu ở nhà thì phải 2 người thay phiên nhau chăm sóc, mà cũng khó có thể bắt người chăm sóc 12/12 ko rời mắt khỏi cụ đc, nhưng ở Dưỡng lão người ta làm đc vì ngoài hộ lý còn có các bệnh nhân khác nhắc hộ lý. Sau khi đi thăm và tìm hiểu cuối cùng nước ngắn nước mắt dài mới dám đưa cụ vào và cũng vấp phải sự phản đối của anh em họ hàng...
Rất tiếc, bảo hiểm y tế, hay BHXH chưa xem các căn bệnh già này là bệnh để đc hỗ trợ thêm cho các gia đình.
Xin hỏi cụ VDL này ở đâu và chi phí hàng tháng thế nào?
 

bumthoicrv

Xe tải
Biển số
OF-621311
Ngày cấp bằng
6/3/19
Số km
351
Động cơ
119,531 Mã lực
Tuổi
51
6-15tr tuỳ người cụ ạ, vì như em nó đây là viện chăm sóc người già chứ ko phải như bên tây để người già vào sống.

Em đi thăm vài viện và đã gửi cụ vào 4 năm rồi cụ ạ, như trg hợp của mẹ em thì chắc chắn tốt hơn ở nhà vì ở nhà con cháu cũng không thể dành 24/7 chăm sóc cho cụ vài năm trời đc, và người làm thuê thì ko phải lúc nào cũng tốt
Nhà có cụ già cao tuổi, bắt đầu lẫn thì nên được chăm sóc đặc biệt. VDL chăm sóc được thì quá tốt. Con cái yên tâm làm việc. Cụ inbox địa chỉ cho em tham khảo với.
 

ung_sung_tu_tai

Xì hơi lốp
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
6,010
Động cơ
203,270 Mã lực
Tuổi
44
Ở ta, điều kiện đầu tiên để có vào VDL không, không phải là yếu tố thích hay không thích, nhân văn hay không nhân văn, tốt hay không tốt
Mà là vấn đề tiền.
Không có nguồn để chi trên chục củ mỗi tháng thì quên các yếu tố khác đi.

Cái gì đến, nó sẽ đến!
Văn minh và an toàn thì nên học tập. Cũng có đôi chút lý do về tài chính nữa nhé.
Vào VIện dưỡng não đối với người già là quá tốt nhưng cuối tuần rảnh thì đón các cụ về nhà. Trong tuần đi làm các cụ ở nhà buồn; vào đó có các cụ tâm giao trò chuyện đỡ buồn và lại còn có bác sĩ chăm sóc sức khỏe thường xuyên. Vào viện dưỡng não là văn minh nhưng ở Việt Nam nó có cái thuần phong mỹ tục nên đưa các cụ vào đó dễ bị thiên hạ dè bỉu, đồn thổi, ... nhất là ở những vùng quê. Có thớt em mới tìm hiểu thì giá của dịch vụ này cũng cao nhỉ? Một đơn vị đăng giá lên là 15tr/ tháng /1 người!
Việc này tùy theo quan điểm và điều kiện của từng người/ từng nhà, có thể hợp với người này nhưng lại ko hợp với người kia, cũng ko nên phán xét và bình luận gì
Nhiều người muốn nhưng k có tiền đành chịu. Có vẻ như mô hình này bao năm qua đã phât triển theo hướng thị trường.. Chứ k mang đủ yếu tố nhân văn vốn có.
Giờ nhiều người muốn vào viện dưỡng lão cũng ko được vì đâu phải ai cũng có điều kiện. Chi phí đâu rẻ đâu. Nếu có đk vào vdl đc thì tốt
Còn ít và chi phí khá cao với mặt bằng thu nhập chung nên khó với nhiều người muốn vào. Nhưng em tin nếu được đầu tư hợp lý, có tính cạnh tranh, đồng thời nhà nước hỗ trợ một phần thì chi phí sẽ giảm đi để phù hợp với người dân hơn. Thậm chí những người chưa quá già, còn sức khoẻ (60-70) có thể tham gia hỗ trợ chăm sóc những người già yếu hơn (80-90) để tạo thêm thu nhập, giảm chi phí cho bản thân.
 

Hai_75

Xe điện
Biển số
OF-34246
Ngày cấp bằng
28/4/09
Số km
2,269
Động cơ
544,170 Mã lực
Nơi ở
KĐT Việt Hưng, Hà Nội
Mô hình Viện Dưỡng Lão như cụ chủ thớt nói thì em thấy ở VN chưa có thì phải. Các trung tâm chăm sóc người cao tuổi thì có nhiều nhưng đa phần các cụ già thường không tự chăm sóc được cho bản thân mới được người thân đưa vào để nhờ trung tâm chăm sóc.
Cá nhân em thấy nếu các cụ già còn khỏe mạnh (tự chăm sóc bản thân và vệ sinh cá nhân được) thì nên ở cùng con cháu là đẹp nhất. Trường hợp còn lại (nếu gia đình có điều kiện) nên đưa các cụ vào trung tâm chăm sóc người cao tuổi.
 

VCHDHN

Xe container
Biển số
OF-146690
Ngày cấp bằng
22/6/12
Số km
9,868
Động cơ
468,645 Mã lực
Ở ta, điều kiện đầu tiên để có vào VDL không, không phải là yếu tố thích hay không thích, nhân văn hay không nhân văn, tốt hay không tốt
Mà là vấn đề tiền.
Không có nguồn để chi trên chục củ mỗi tháng thì quên các yếu tố khác đi.
Trên chục là bét nhất rồi cụ😊
 

Paracetamol87

Xe buýt
Biển số
OF-390772
Ngày cấp bằng
6/11/15
Số km
569
Động cơ
186,644 Mã lực
Tuổi
36
Nơi ở
Quận Nam Từ LiêmCT1B - HD MON 29 Nguyễn Cơ Thạch,
Em đã viết từ đầu là tôn trọng ý kiến hai phía do mỗi người có mong muốn, điều kiện của mình để lựa chọn hình thức phù hợp. Mong cụ mợ không dùng những lời mang tính chỉ trích như “viện cớ”.
Ai có điều kiện chăm và các cụ thích ở với con cái thì chăm bố mẹ ở nhà là quá tốt. Còn nếu nhà neo người, con cái ko đủ sức khoẻ hoặc quá bận, đồng thời các cụ thích ở VDL thì họ có quyền lựa chọn mà chẳng vi phạm đạo đức hay thuần phong mỹ tục. Đầy cái mỹ tục theo thời gian lại là hủ tục làm khổ lẫn nhau.
Em xin lỗi cụ. Em dùng từ hơi nặng nề ạ
 

Quỳnh Ốc

Xe tăng
Biển số
OF-319651
Ngày cấp bằng
14/5/14
Số km
1,695
Động cơ
303,432 Mã lực
Khi bố mẹ em tầm 50-60 , khỏe mạnh tỉnh táo, thì rất thích vào viện, còn đi tìm hiểu đủ các mô hình. Đến khi các cụ 70-80 bắt đầu già yếu và hơi lẫn thì lại bảo không thích, vào đấy như đi tù. Bản thân e thì sau này mà có điều kiện e cũng muốn vào viện, khỏi phiền con
 

sopeace

Xe tải
Biển số
OF-187583
Ngày cấp bằng
30/3/13
Số km
465
Động cơ
335,953 Mã lực
VDL là phải rất nhiều tiền chứ không đơn giản, cũng khu VIP khu ở ghép, lúc ốm đau thì phí cao kinh khủng, mà nặng thì VDL lại trả về nhà vì họ ko phải là BV
 

lekimcuong

Xe tăng
Biển số
OF-199370
Ngày cấp bằng
23/6/13
Số km
1,351
Động cơ
334,284 Mã lực
Đưa cha mẹ vào VDL ở hiện tại và mình trong tương lai là mong muốn chính đáng của một bộ phận xã hội trong đó có em và nhiều bạn bè. Luôn có hai luồng ý kiến: thích và không thích VDL. Em thuộc về phía thích và tôn trọng phía không thích do ai cũng có mong muốn và cái lý của mình.

Ở đây em chỉ xin trình bày lí do mà mình thích, cần thiết mô hình này sớm được đầu tư rộng rãi với quy mô từ bình dân tới cao cấp, phù hợp với tài chính của người dân.

☘NGƯỜI GIÀ CẦN CÓ BẠN: Ở bất cứ lứa tuổi nào con người cũng đều có nhu cầu giao lưu, trao đổi, tâm tình, thậm chí tranh luận với người khác. Ở người già, khi các hoạt động khác hầu như không còn hoặc rất ít thì nhu cầu này lại càng cần thiết. Tuổi nào bạn đó, ở VDL với những người cùng lứa tuổi, tinh thần - sức khoẻ tương tự mình thường sẽ dễ giao lưu, trò chuyện hơn.

☘NGƯỜI GIÀ CẦN ĐƯỢC ĂN UỐNG PHÙ HỢP NHU CẦU VÀ SỨC KHOẺ: Tất nhiên khi ở nhà người già vẫn ăn uống bình thường. Tuy nhiên người già răng thường yếu nên nhiều người cần ăn thức ăn nhừ, cắt nhỏ và không có xương. Con cháu bận rộn không phải lúc nào cũng nấu 2 chế độ theo đúng nhu cầu người già. Thậm chí khi con cháu vắng bữa hoặc không ở cùng thì nhiều lúc các cụ bỏ bữa rất hại cho sức khoẻ.

☘NGƯỜI GIÀ CẦN ĐƯỢC CHĂM SÓC Y TẾ THƯỜNG XUYÊN: Tuổi già đi kèm với bệnh tật là diễn biến tất yếu của cơ thể. Để làm chậm quá trình hỏng hóc của các bộ phận cơ thể - người già cần được khám hàng tuần và uống thuốc hàng ngày. Vì thế cần có người phát và nhắc uống đúng thuốc theo giờ - điều này nếu ở nhà không có người ở cạnh cả ngày thì các cụ có thể nhầm lẫn hoặc quên.
Việc đưa người già hàng tuần đi thăm khám các bệnh già thông thường tại bệnh viện là bất khả thi do đông đúc, đường xa và mất thời gian - vì thế thường khi bệnh nặng mới đi khám. Ở VDL có nhân viên y tế kiểm tra hàng tuần sẽ giảm nguy cơ tăng nặng.
Người già cũng cần vận động thể dục nhẹ nhàng nâng cao thể lực như đi bộ, tập dưỡng sinh, thiền...: có người cùng tập hoặc nhân viên hỗ trợ các cụ sẽ chịu khó bớt ỳ hơn.
Khi chẳng may bị ngã hoặc đổ bệnh nặng cần được phát hiện sớm và xử lý kịp thời: tại VDL có nhân viên y tế và xe cấp cứu sẽ giúp cho việc này tốt hơn ở nhà. Và việc một nhân viên y tế chăm sóc nhiều người già sẽ giảm gánh nặng chi phí hơn so với việc thuê riêng nhân viên y tế đến nhà thường xuyên.

☘NGƯỜI GIÀ CẦN NGỦ NGHỈ THEO NHU CẦU: về già đa số sẽ ngủ sớm dậy sớm và ngủ nhiều giấc ngắn. Ngủ theo sinh hoạt giờ giấc của người trẻ sẽ làm nhiều cụ mất ngủ, thiếu ngủ do khi người già cần ngủ thì người trẻ vẫn còn bật nhạc, trẻ con nô đùa. Người già cũng dễ tỉnh giấc mất ngủ, vì thế cần môi trường yên tĩnh, ít tiếng động hơn - sống cùng nhà trong khu dân cư hoặc chung cư khó đảm bảo yên tĩnh.

☘NGƯỜI GIÀ CŨNG CẦN GIẢI TRÍ: việc cùng nhau xem những bộ phim “thời xưa”, xem biểu diễn nghệ thuật như Cải lương, Tuồng, Chèo..là rất cần thiết cho tinh thần. VDL cũng có thể tổ chức câu cá hàng tuần cho các cụ ông còn đủ sức khoẻ, tổ chức cho các cụ biểu diễn văn nghệ cùng nhau.

🍎Trên đây em đã liệt kê một số lí do chính vì sao em có nhu cầu đưa cha mẹ và mình vào VDL. Cha mẹ vào VDL không có nghĩa xa cách, không nhận được sự thăm hỏi quan tâm của con cháu. Theo em vào cuối tuần con cháu đến thăm các cụ, đưa các cụ đi chơi, các cụ còn sức khoẻ thì thỉnh thoảng tổ chức các chuyến du lịch ngắn ngày . Những ngày gia đình tổ chức gặp mặt đông đủ như sinh nhật các thành viên, mừng thọ, giỗ chạp, các ngày lễ thì đón các cụ về tham gia trong ngày sau đó đưa về Viện để đảm bảo thói quen sinh hoạt. Muốn vậy VDL chỉ nên cách nhà tối 1h xe chạy.
Tuỳ theo khả năng và nhu cầu mà có sự lựa chọn: ở phòng chung 8, 6, 4, 2 người hay ở phòng riêng. VDL có vườn hoa khuôn viên rộng rãi để đi dạo hay chỉ có sảnh nhỏ để ngồi nói chuyện.. Có bác sĩ túc trực hay chỉ có y tá phát thuốc, có sẵn xe cấp cứu hay chỉ liên kết với đơn vị y tế.. Chế độ ăn uống theo yêu cầu hay chung theo thực đơn sẵn có. Một điều dưỡng chăm sóc 5-10 hay 20 người..
Để có thể thực hiện được việc vào VDL đáp ứng các nhu cầu từ vừa phải đến cao cấp thì bắt buộc phải có tài chính đảm bảo do VN chưa thể có phúc lợi xã hội đủ cho người già. Hiện tại cũng có một số VDL nhưng quá ít ỏi, ít sự lựa chọn. Trong tương lai nếu được đầu tư và có sự trợ giúp của nhà nước, em tin rằng sẽ có nhiều người lựa chọn hình thức này
4A21E3EB-AA2A-4560-A40B-04560F7C69A0.jpeg
Trước tiên hãy hỏi người già có mong muốn như vậy không, nếu họ thích thì tính tiếp.
 

Susu77

Xe tăng
Biển số
OF-707798
Ngày cấp bằng
16/11/19
Số km
1,068
Động cơ
108,552 Mã lực
Nơi ở
Trong nhà
Khi bố mẹ em tầm 50-60 , khỏe mạnh tỉnh táo, thì rất thích vào viện, còn đi tìm hiểu đủ các mô hình. Đến khi các cụ 70-80 bắt đầu già yếu và hơi lẫn thì lại bảo không thích, vào đấy như đi tù. Bản thân e thì sau này mà có điều kiện e cũng muốn vào viện, khỏi phiền con
Mỗi nhà có hoàn cảnh khác nhau nhưng em tin hầu hết con cái đều yêu thương và muốn những điều tốt nhất có thể cho cha mẹ mình.
Em có được nghe trực tiếp từ hai ông bà (trên dưới 80) tâm sự. Hai ông bà đều còn minh mẫn, tự chăm sóc được bản thân, có vài bệnh già như trĩ, đau xương khớp, huyết áp. Lương hưu ông bà cao, có tiền tiết kiệm. Hai con trai và con dâu đều có học thức, thu nhập tốt, gia đình hạnh phúc hoà thuận. Nói chung ko có điểm gì phải phàn nàn.
Tuy vậy ông bà cảm thấy không thật sự thoải mái.
Nguyên nhân rất thật và đời thường, em mạn phép kể lại:
-Ông bà ở với con trai lớn, hai vc đều là kế toán trưởng của 1 tập đoàn và công ty lớn nên rất bận rộn nhất là tuần cuối tháng. Nhà có thuê người giúp việc lo cơm nước, dọn dẹp nhà cửa chứ ông bà không phải động tay chân. Tuy vậy hai con đều đi từ sáng tới tối, ít khi có mặt ở nhà trước 7h tối. Hai cháu học trường quốc tế và học thêm các loại nên cũng hầu như không gặp ông bà mấy mặc dù ở cùng nhà. Người già muốn ăn cơm sớm (tầm 6h) và đi ngủ sớm (tầm hơn 8h tối) nhưng khi đó con cháu chưa ai về. Người ăn trước, ăn sau thì thức ăn phải đun đi đun lại cũng ko ngon nên ông bà thường phải ngồi chờ. Bà nói: “nhiều hôm ông bà đói muốn ăn sớm cho xong nhưng nghĩ tội người giúp việc phải dọn qua dọn lại nên đành chờ mà bụng thì đói”. Có hôm ăn muộn quá, vừa ăn xong ngồi uống ngụm nước thì ông đã ngủ gật. Ông bà nhiều lần “xin phép” con trai cho ăn riêng nhưng hai vc con nhất định không chịu vì ngại điều tiếng. Vì thế ông bà vẫn phải chấp nhận việc không thoải mái đó.
 

Xinxàphòng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-357212
Ngày cấp bằng
8/3/15
Số km
2,687
Động cơ
298,968 Mã lực
Nơi ở
bờ giếng
Với người già, cực kỳ khó thay đổi môi trường sống. Ông bà cụ nhà cháu năm nay tròn 85 (2 cụ cùng tuổi) còn dứt khoát không ở cùng con cháu - dù cụ ông rất yếu và cụ bà thì hơi lẫn. "Tao ở nhà tao" không đi đâu cả, thuê Oshin thì chỉ được vài bữa là tìm cách đuổi người ta, con cháu đành cắt cử nhau về trông.
Không dễ đưa các cụ vào trại dưỡng lão đâu!
 

xedaprach

Xe điện
Biển số
OF-76843
Ngày cấp bằng
2/11/10
Số km
2,756
Động cơ
88,919 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em thích từ lâu rồi, mấy năm trước đến thăm mẹ của người bạn ở VDL bên Đức em càng mê. Nhà có 5 trai, 1 gái đều thành đạt nhưng bà mẹ vẫn muốn ở VDL. Bà 85 tuổi, mình một phòng riêng khoảng 8m. Phòng có toilet, giường nâng hạ có bánh xe, bàn ăn nhỏ gắn cuối giường, ti vi, tủ lạnh, tủ quần áo nhỏ, 1 bàn và 2 ghế dựa để tiếp khách, cửa sổ nhìn ra vườn cây. Hàng ngày vào buổi chiều nhân viên sẽ đưa thực đơn để các cụ lựa chọn 3 bữa cho hôm sau. Đồ uống cũng được lựa chọn: cafe, trà, nước hoa quả.. Các cụ ko muốn ăn riêng trong phòng thì ra sảnh gần đó ăn cùng nhau. Tất cả sạch sẽ, tường sơn xanh đỏ vui mắt như mẫu giáo. Hai bên tường dọc hành lang đều gắn thanh vịn. Hành lang và phòng có trải thảm nên nếu có ngã cũng giảm chấn thương. Họ gắn camera ở hành lang và các phòng, có người theo dõi camera 24/24. Đầu giường gắn chuông, cần gì bấm gọi y tá có mặt nhanh chóng. Ốm đau có Bác sĩ điều trị tại chỗ, nặng hơn thì tự họ đưa đi Viện và báo cho con cái.
Hàng tuần con gái cụ đều đến đưa mẹ đi siêu thị mua đồ ăn vặt hoặc quà cáp gì đó mà cụ thích. Cụ nào yếu thì lấy xe lăn điện, các cụ tự điều khiển xe luôn nếu thích. Các con cháu khác vẫn điện thoại hàng ngày, đến thăm và trò chuyện thường xuyên nhưng ko ở lại khuya vì cụ già ngủ sớm. Các dịp sinh nhật hiếu hỉ đều đón cụ về tham dự.
Tất nhiên giá cả ko hề rẻ, hình như 2,5K€/tháng. Nhưng đó là gói khá cao cấp, còn các gói thấp tiền hơn cho người trẻ khoẻ hơn, ở chung phòng...
Hi vọng đến lúc em cần thì Việt nam có được những mô hình ntn rồi, xung phong vào ngay và luôn.
 

Hoang Uyên

Xe container
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-418212
Ngày cấp bằng
22/4/16
Số km
8,158
Động cơ
479,996 Mã lực
Tuổi
35
Nơi ở
ngõ 8 hà trì 1 Hà Nội
Website
maylocnuocmoi.com
Sau này em có điều kiện em cũng vào VDL ạ
Với bậc phụ huynh thì vẫn trọng con cháu chăm sóc nên phải theo ý phụ huynh ạ
 

boy_spott

Xe điện
Biển số
OF-160637
Ngày cấp bằng
13/10/12
Số km
4,946
Động cơ
1,852,806 Mã lực
Tuổi
48
Khu DL có tiếng muốn phòng riêng cho các cụ , cũng từ 20-30tr/th
 

LuckyCar

Xe container
Biển số
OF-48864
Ngày cấp bằng
16/10/09
Số km
8,322
Động cơ
2,950,503 Mã lực
Nơi ở
Internet
Em đã từng sang VDL Thiên Đức bên Sóc Sơn (em đi tham khảo mô hình để xem công ty có nên đầu tư không) thì thấy cũng hơi cám cảnh, nhìn các cụ trong này cụ nào ánh mắt cũng u buồn, mặc dù chi phí cho 1 cụ gửi tại đây không hề rẻ 8tr-16tr/tháng. Không gian thì được vì rộng rãi thoáng mát nhưng ở vùng đồi núi rừng thông nên hơi u tịch
Em cũng đến một VDL rồi, em không nhớ tên và địa chỉ vì em không phải nhân vật chính nên quên nhanh, nhưng đúng là cám cảnh, cái cảm giác u buồn khó tả lắm.
Ngoài ra em cũng quen một ông chủ một VDL khác, kiểu cao cấp hơn, thì nghe ổng kể là có cả Việt kiều về ở, nhưng em không có ý định sử dụng dịch vụ nên cũng không tìm hiểu sâu.
 

dheIa

Xe điện
Biển số
OF-799261
Ngày cấp bằng
4/12/21
Số km
3,115
Động cơ
188,333 Mã lực
Em thích từ lâu rồi, mấy năm trước đến thăm mẹ của người bạn ở VDL bên Đức em càng mê. Nhà có 5 trai, 1 gái đều thành đạt nhưng bà mẹ vẫn muốn ở VDL. Bà 85 tuổi, mình một phòng riêng khoảng 8m. Phòng có toilet, giường nâng hạ có bánh xe, bàn ăn nhỏ gắn cuối giường, ti vi, tủ lạnh, tủ quần áo nhỏ, 1 bàn và 2 ghế dựa để tiếp khách, cửa sổ nhìn ra vườn cây. Hàng ngày vào buổi chiều nhân viên sẽ đưa thực đơn để các cụ lựa chọn 3 bữa cho hôm sau. Đồ uống cũng được lựa chọn: cafe, trà, nước hoa quả.. Các cụ ko muốn ăn riêng trong phòng thì ra sảnh gần đó ăn cùng nhau. Tất cả sạch sẽ, tường sơn xanh đỏ vui mắt như mẫu giáo. Hai bên tường dọc hành lang đều gắn thanh vịn. Hành lang và phòng có trải thảm nên nếu có ngã cũng giảm chấn thương. Họ gắn camera ở hành lang và các phòng, có người theo dõi camera 24/24. Đầu giường gắn chuông, cần gì bấm gọi y tá có mặt nhanh chóng. Ốm đau có Bác sĩ điều trị tại chỗ, nặng hơn thì tự họ đưa đi Viện và báo cho con cái.
Hàng tuần con gái cụ đều đến đưa mẹ đi siêu thị mua đồ ăn vặt hoặc quà cáp gì đó mà cụ thích. Cụ nào yếu thì lấy xe lăn điện, các cụ tự điều khiển xe luôn nếu thích. Các con cháu khác vẫn điện thoại hàng ngày, đến thăm và trò chuyện thường xuyên nhưng ko ở lại khuya vì cụ già ngủ sớm. Các dịp sinh nhật hiếu hỉ đều đón cụ về tham dự.
Tất nhiên giá cả ko hề rẻ, hình như 2,5K€/tháng. Nhưng đó là gói khá cao cấp, còn các gói thấp tiền hơn cho người trẻ khoẻ hơn, ở chung phòng...
Giá đó chắc đã có bảo hiểm trả 1/2 - 2/3 rồi cụ. Ở các nước an sinh cao là hay có bảo hiểm chăm sóc dài hạn (Long-term Care Insurance).
Nếu ko có bảo hiểm thì cao lắm.
 

toyennha

Xe lăn
Biển số
OF-296722
Ngày cấp bằng
27/10/13
Số km
10,645
Động cơ
473,117 Mã lực
Nơi ở
Ngoài Vùng Phủ Sóng
Em ko chê cũng ko khen. Với em thì chưa nghĩ đến. Đơn giản má em còn đủ minh mẫm chưởi con. Vẫn fb ầm ầm. Chán chán hăng hái đi rước cháu. Dĩ nhiên chuyện nhiều và hơi hơi ngang thì có nhưng em vẫn chịu được và cũng chưa có ya định vào VDL mặc dù gần nhà em ( đi bộ 100m)có 1 viện nhìn cũng khang trang đẹp
 

otoormoto

Xe tải
Biển số
OF-697595
Ngày cấp bằng
7/9/19
Số km
375
Động cơ
102,788 Mã lực
Với bố mẹ thì em không có ý định đưa vào VDL. Với em thì trước em rất quyết tâm vào VDL vì xác định không muốn sống cùng con dâu. Nhưng 1 lần em đọc được bài này trên fb, hơi dài nhưng đáng để đọc, để nhìn VDL ở 1 góc độ khác.

Trạm Cuối Cuộc Đời Bên Mỹ

Đây là một bài mới tác giả viết về tâm trạng của con cái khi phải đưa cha mẹ già vào nursing home. Tác Giả tham dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015, được giải danh dự trong năm đầu (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” (Á khôi) năm 2017. Ông về hưu, đang định cư tại Orange County.

Sống ở Mỹ khá lâu nên tôi ít nhiều cũng bị ảnh hưởng tư tưởng của người Mỹ nên không có ý định nhờ vả con cái khi tuổi về chiều. Một ngày nào đó khi thấy mình không còn khả năng để tự lo cho mình được nữa tôi sẽ vào sống trong các “Boarding care” để có người chăm sóc, nếu tệ hơn sẽ được hưởng những phúc lợi dành cho người cao niên và được bảo vệ bởi hệ thống an ninh xã hội Mỹ. Ở Mỹ có “Nursing Home” được trang bị đầy đủ phương tiện, kỹ thuật và nhân sự chuyên môn để chăm sóc những người không còn khả năng tự lo cho mình, có “Hospice Service” chăm sóc vật chất lẫn tinh thần cho các bịnh nhân không thể sống hơn sáu tháng, giúp họ ra đi trong yên bình và giúp gia đình họ vượt qua giai đoạn khó khăn nhất.
Nhưng tư tưởng lạc quan nầy đã hoàn toàn thay đổi từ khi tôi thật sự đối diện với tử thần và nếm mùi bịnh viện sau khi trải qua một cơn bạo bịnh phải nhập viện trong 10 ngày. Tuy đã được thoát chết, vết thương mổ xẻ đã lành, nhưng những đau đớn về thể xác và vết thương tâm thần mà bịnh viện để lại vẫn còn hằn sâu trong ký ức không bao giờ lành. Từ đấy tôi bắt đầu thấy sợ bịnh viện, sợ luôn cả nursing home vì đây chẳng qua chỉ là một hình thức khác của bịnh viện, bịnh viện của người già.

Từ tâm trạng sợ hãi nầy tôi liên tưởng đến 4 năm hãi hùng mà nhạc mẫu tôi phải trải qua trong nursing home trước khi bà mất. Từ đấy những quảng cáo đẹp về nursing home với hình ảnh những cụ già vui chơi hạnh phúc được thay thế bằng những hình ảnh đau khổ của nhạc mẫu tôi và của những cụ già ngồi xe lăn ủ rủ, nghiêng ngả, cong queo, nhễu nhão, những gương mặt mếu máo, những ánh mắt vô thần.

Chúng tôi may mắn được sống chung với cha mẹ vợ vì bà xã tôi là con gái út. Lúc còn khỏe ông bà nhạc của tôi quán xuyến hết mọi chuyên trong nhà để vợ chồng tôi được rảnh tay lo chuyện ngoài xã hội. Hai con tôi gần gũi với ông bà ngoại nhiều hơn với cha mẹ chúng. Đi học về vừa đến cổng nhà là đã réo gọi ông bà ngoại. Tuy nuôi con nhưng thật ra tôi chưa biết thay tã hay cho con bú! Kể cả tiếng Việt chúng nói đều nhờ ông bà dạy từ ngày chúng bập bẹ tập nói.

Nhưng cuộc sống hanh phúc chấm dứt từ khi nhạc mẫu tôi ngã bịnh. Năm 78 tuổi, sau chuyến du lịch Việt Nam về, mẹ nằm suốt trong phòng, than mệt. Ngoài bịnh tiểu đường loại 2 mãn tính, mẹ thường xuyên bị nhiễm trùng đường tiểu, đau cột sống, ho kinh niên và sau đó khám phá ra bị ung thư phổi. Từ đấy bà ra vào bịnh viện như đi chợ. Thiếu bàn tay của mẹ, gia đình tôi rối loạn lung tung, con cái đi học trể, cơm nước thất thường, nhà cửa bề bộn. Vợ chồng tôi phải tập lại từ đầu cách quán xuyến gia đình, nuôi con, thêm nuôi mẹ già trong bịnh viện. Bố cũng yếu chỉ hụ hợ chuyện lấy thơ, đổ rác, đóng cổng là đã than mệt rồi.

Bác sĩ ung thư khuyến cáo không nên mổ xẻ hoặc trị liệu gì cho mẹ vì ung thư đã di căn đến não.. Hơn nữa tuổi mẹ đã quá cao lại bị bịnh tiểu đường nên vết mổ không lành. Hãy để cho thiên nhiên quyết định vận mệnh của mẹ. Tôi dấu nhẹm lời bác sĩ bảo rằng mẹ chỉ sống tối đa là sáu tháng. Mẹ được cho về nhà với lời khuyên “thích ăn cái gì cho bà ăn cái nấy”. Nhưng “còn nước còn tát” chúng tôi không chịu thua, chạy chửa bịnh cho mẹ bằng thuốc nam. Ai bày thuốc gì ở đâu tôi cũng tìm cho được. Khi lái xe mắt tôi cũng láo liên nhìn bên lề đường, dọc theo các hàng rào tìm cây cỏ “Dandelion” để hái lá cho mẹ ăn. Nghe nhà ai có cây nha đam chúng tôi cũng tìm đến xin hay mua cho bằng được. Bà xã tôi cầu nguyện cho mẹ hàng ngày không xao lãng.

Như được một phép nhiệm mầu, bịnh ung thư của mẹ tôi thuyên giảm dần dần và sau mấy tháng khối u trong phổi tự nhiên biến mất.. Bác sĩ gia đình rất vui bảo “đừng thắc mắc, hảy cứ tin là như vậy đi”. Nhạc mẫu tôi thì tin là mình đã hết bịnh thật, còn vợ chồng tôi thì gần như kiệt lực, mong sao phép lạ sẽ kéo dài. Bịnh ung thư không thấy trở lại, nhưng bịnh đau cột sống làm mẹ đau đớn không ăn ngủ được nên sinh ra khó tính. Mẹ lại quên trước quên sau. Mẹ không còn kiểm soát được tiêu tiểu nữa nhưng nhất định không chịu mang tã. Bố cũng già mệt mõi, suốt ngày ngủ trong phòng. Ông bà lại không biết tiếng Mỹ, không dùng điện thoại, nên khi vợ chồng tôi đi làm lúc nào cũng phập phòng lo sợ.

Bác sĩ gia đình đề nghị nên cho mẹ vào nursing home để dễ bề chăm sóc. Vợ chồng tôi đồng ý ngay nhưng gặp sự phản khán quyết liệt của nhạc mẫu tôi. Suốt đời mẹ không bao giờ xa gia đình nửa bước nói chi chuyện cách ly vĩnh viễn! Đối với mẹ, mất gia đình là mất tất cã. Chúng tôi nể mẹ nên không dám nói chuyện nursing home nữa, chỉ sợ làm mẹ buồn ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nhưng sức khỏe của mẹ càng lúc càng tệ. Sau lần cấp cứu cuối cùng vì bị ngất xỉu, bác sĩ đề nghị phải đưa thẳng mẹ vào nursing home, vì theo ông, đó là cách tốt nhất để bác sĩ có thể theo dõi bịnh tình và giữ an toàn cho mẹ.

Ngày đầu tiên vào nursing home không ai nỡ bỏ mẹ một mình nên quấn quít bên bà cho đến tối rồi cũng phải ra về. Đó là ngày đầu tiên trong cuộc đời mẹ phải sống lẻ loi một mình bên những người xa lạ. Tôi còn nhớ rõ gương mặt thẫn thờ của mẹ nhìn theo con cháu đang bỏ bà mà đi. Tôi không dám nhìn mẹ lâu hơn vì tôi thấy mẹ khóc, một điều rất lạ đối với nhạc mẫu tôi vốn là người đàn bà can cường và cứng rắn. Bố thấy tội nhiệp đòi mỗi ngày chở bố vào nursing home để ông chăm sóc cho mẹ. Được mấy tuần rồi tôi cũng chịu thua vì chuyện đón đưa hàng ngày thật là bất tiện. Còn nếu để bố đi xe bus nếu có chuyện gì xảy ra thì ai lo cho bố đây!

Từ ngày mẹ vào nursing home vợ chồng tôi thở phào nhẹ nhõm, không còn phải lo lắng như khi xưa khi bỏ mẹ ở nhà. Chúng tôi yên tâm là mẹ được theo dõi và chăm sóc 24/7. Tan sở vợ chồng tôi chở bố vào thăm mẹ, thấy mẹ sạch sẽ thơm tho, giường nệm trắng tinh, kẻ qua người lại tấp nập vui vẻ lắm. Yên tâm chúng tôi dần dần xao lãng việc thăm viếng. Cả hai cháu cũng không còn đòi đi thăm ngoại nữa, nhiều khi phải bắt chúng mới chịu đi. Chúng không thích cái mùi trong nursing home.

Từ ngày sống trong nursing home mẹ hoàn toàn thay đổi, trở nên trầm lặng, ít nói, khác hẳn với mẹ trước đó “quậy” tưng bừng trong bịnh viện. Mẹ chịu mang tã, nằm yên trên giường, không có ý kiến chuyện chung quanh, không đòi hỏi gì, không còn than phiền đau lưng nhức gối, hay càu nhàu vì thiếu ngủ, mất ăn như lúc ở nhà. Sau nầy mới biết bà đã được cho dùng thuốc an thần và thuốc đau nhức nồng độ cao nên lúc nào bà cũng ở trạng thái lờ đờ lim dim ngủ. Có lúc tỉnh táo, mẹ chỉ nhìn qua khung cửa sổ với đôi mắt vô thần. Hỏi mẹ có đau đớn gì không, mẹ lắc đầu. Hỏi có thích ăn uống đồ ăn Việt Nam không mẹ lắc đầu, tuy tôi biết là mẹ rất ghét đồ ăn Mỹ nhất là khẩu phần cho bịnh nhân tiểu đường và cao máu nhạt nhẽo không sao nuốt nỗi. Mẹ chịu đưng, sống âm thầm không một lời than thở.

Cho đến một hôm mẹ nắm tay nhà tôi, nước mắt rưng rưng mẹ van xin:

- Mẹ muốn chết con à. Con xin người ta cho mẹ chết đi!

Bà xã tôi sững sờ, ôm mẹ năn nỉ:

- Mẹ đừng nói kỳ vậy, phải ráng lên chớ, con biết phải làm sao bây giờ?

Rồi vợ tôi cũng khóc. Tôi chỉ đứng nhìn. “Chúng tôi biết phải làm sao bây giờ”?

Vợ chồng tôi đều nghĩ rằng đã tìm được giải pháp tốt nhất cho mẹ rồi. Mẹ thì đã “ráng” quá nhiều, ráng đến mõi mòn, đến kiêt quệ nên muốn bỏ cuộc. Đã bốn năm dài đăng đẵng mẹ sống nơi đây như cái xác không hồn.

Có lúc chúng tôi vào thăm mẹ vào giờ ăn trưa thấy mẹ ngồi gục đầu trên xe lăn như một em bé ngoan, mắt nhắm nghiền, đợị đến phiên mình há mồm được đút cho ăn. Mẹ không còn thiết tha gì nữa.

Những tháng cuối cùng mẹ nằm trên giường đưa mắt nhìn con cháu, không cử động hoặc nói năng gì. Hình như có điều gì u uẩn trong lòng mà mẹ không nói được hay mẹ có tâm sự gì nhưng muốn giấu kín trong lòng.

Một buổi sáng sớm, tôi nhận được cú điện thoại từ nursing home báo tin là mẹ chúng tôi đã mất đêm qua. Bà mất lúc nửa đêm nên không ai hay biết cho đến sáng ngày hôm sau. Bà âm thầm ra đi không một lời từ giã, không một giọt nước mắt tiển đưa. Chắc mẹ cô đơn lắm lúc trút hơi thở cuối cùng. Suốt đời mẹ lo cho chồng, cho con, cho cháu, ngày mẹ ra đi chỉ có một mình, trong cô đơn. Có ai biết rằng không phải mẹ chỉ cô đơn trong giây phút ra đi mà mẹ đã chết từ lâu rồi, kể từ ngày mẹ bước chân vào ngưỡng cửa nursing home, một nhà tù không cần đóng cửa. Tôi chợt hiểu được tại sao mẹ đã khóc ngày đầu tiên đến nursing home. Ngày ấy mẹ chấp nhận bản án tử hình không văn tự vì muốn hy sinh cho con cái. Ngày ấy mẹ đã khóc lời vĩnh biệt các con cháu rồi.

Chúng tôi vội vã vào nursing home vừa kịp lúc nhìn mẹ lần cuối cùng trước khi người ta phủ kín mặt mẹ với tấm trải giường màu trắng rồi mang xác mẹ đi. Mọi người đứng nhìn theo chết đứng, ngỡ ngàng, đớn đau, nhưng không ai khóc thành lời. Chúng tôi đã biết là ngày nầy sẽ đến với mẹ, và hôm nay nó đã đến.

Cái chết của nhạc mẫu nhắc tôi nhớ lại chuyện cổ tích về chuyện người tiều phu đẩy xe chở mẹ vào rừng cho thú hoang ăn thịt vì bà đã quá già. Tôi có khác gì người tiều phu đó, đã đưa nhạc mẫu tôi vào nursing home để chết. Đến một ngày nào sẽ đến lượt con tôi chở tôi đi như vậy sao?

Tôi lại nhớ đến chuyện con voi già biết mình sắp chết, nó âm thầm đi vào cái “nghĩa địa voi” là cái hang động cho voi đến để chết. Nó âm thầm gục chết một mình bên cạnh những đống xương voi già đã chết trước nó. Tôi chợt nghĩ nếu con người làm được như con voi già thì con cháu không phải cực khổ vì cha mẹ già, không phải khổ tâm vì mặc cảm là đã làm một hành động bất nhân, bất hiếu, như tâm trạng hối hận của tôi bây giờ đối với nhạc mẫu của tôi.

Nursing home. Cái trạm cuối của cuộc đời mấy ai tránh khỏi!

Bạn đã chọn cho mình cách đến chưa?

Tác giả: Chú Chín Cal
 

dheIa

Xe điện
Biển số
OF-799261
Ngày cấp bằng
4/12/21
Số km
3,115
Động cơ
188,333 Mã lực
Với người già, cực kỳ khó thay đổi môi trường sống. Ông bà cụ nhà cháu năm nay tròn 85 (2 cụ cùng tuổi) còn dứt khoát không ở cùng con cháu - dù cụ ông rất yếu và cụ bà thì hơi lẫn. "Tao ở nhà tao" không đi đâu cả, thuê Oshin thì chỉ được vài bữa là tìm cách đuổi người ta, con cháu đành cắt cử nhau về trông.
Không dễ đưa các cụ vào trại dưỡng lão đâu!
Nhà cụ còn đủ đôi ông bà, chứ nhà em còn mỗi ông mà vẫn "Nhà tao tao ở".
Thế là phải lắp camera khắp nhà để canh ạ :(
 

dheIa

Xe điện
Biển số
OF-799261
Ngày cấp bằng
4/12/21
Số km
3,115
Động cơ
188,333 Mã lực
Với bố mẹ thì em không có ý định đưa vào VDL. Với em thì trước em rất quyết tâm vào VDL vì xác định không muốn sống cùng con dâu. Nhưng 1 lần em đọc được bài này trên fb, hơi dài nhưng đáng để đọc, để nhìn VDL ở 1 góc độ khác.

Trạm Cuối Cuộc Đời Bên Mỹ

Đây là một bài mới tác giả viết về tâm trạng của con cái khi phải đưa cha mẹ già vào nursing home. Tác Giả tham dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015, được giải danh dự trong năm đầu (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” (Á khôi) năm 2017. Ông về hưu, đang định cư tại Orange County.

Sống ở Mỹ khá lâu nên tôi ít nhiều cũng bị ảnh hưởng tư tưởng của người Mỹ nên không có ý định nhờ vả con cái khi tuổi về chiều. Một ngày nào đó khi thấy mình không còn khả năng để tự lo cho mình được nữa tôi sẽ vào sống trong các “Boarding care” để có người chăm sóc, nếu tệ hơn sẽ được hưởng những phúc lợi dành cho người cao niên và được bảo vệ bởi hệ thống an ninh xã hội Mỹ. Ở Mỹ có “Nursing Home” được trang bị đầy đủ phương tiện, kỹ thuật và nhân sự chuyên môn để chăm sóc những người không còn khả năng tự lo cho mình, có “Hospice Service” chăm sóc vật chất lẫn tinh thần cho các bịnh nhân không thể sống hơn sáu tháng, giúp họ ra đi trong yên bình và giúp gia đình họ vượt qua giai đoạn khó khăn nhất.
Nhưng tư tưởng lạc quan nầy đã hoàn toàn thay đổi từ khi tôi thật sự đối diện với tử thần và nếm mùi bịnh viện sau khi trải qua một cơn bạo bịnh phải nhập viện trong 10 ngày. Tuy đã được thoát chết, vết thương mổ xẻ đã lành, nhưng những đau đớn về thể xác và vết thương tâm thần mà bịnh viện để lại vẫn còn hằn sâu trong ký ức không bao giờ lành. Từ đấy tôi bắt đầu thấy sợ bịnh viện, sợ luôn cả nursing home vì đây chẳng qua chỉ là một hình thức khác của bịnh viện, bịnh viện của người già.

Từ tâm trạng sợ hãi nầy tôi liên tưởng đến 4 năm hãi hùng mà nhạc mẫu tôi phải trải qua trong nursing home trước khi bà mất. Từ đấy những quảng cáo đẹp về nursing home với hình ảnh những cụ già vui chơi hạnh phúc được thay thế bằng những hình ảnh đau khổ của nhạc mẫu tôi và của những cụ già ngồi xe lăn ủ rủ, nghiêng ngả, cong queo, nhễu nhão, những gương mặt mếu máo, những ánh mắt vô thần.

Chúng tôi may mắn được sống chung với cha mẹ vợ vì bà xã tôi là con gái út. Lúc còn khỏe ông bà nhạc của tôi quán xuyến hết mọi chuyên trong nhà để vợ chồng tôi được rảnh tay lo chuyện ngoài xã hội. Hai con tôi gần gũi với ông bà ngoại nhiều hơn với cha mẹ chúng. Đi học về vừa đến cổng nhà là đã réo gọi ông bà ngoại. Tuy nuôi con nhưng thật ra tôi chưa biết thay tã hay cho con bú! Kể cả tiếng Việt chúng nói đều nhờ ông bà dạy từ ngày chúng bập bẹ tập nói.

Nhưng cuộc sống hanh phúc chấm dứt từ khi nhạc mẫu tôi ngã bịnh. Năm 78 tuổi, sau chuyến du lịch Việt Nam về, mẹ nằm suốt trong phòng, than mệt. Ngoài bịnh tiểu đường loại 2 mãn tính, mẹ thường xuyên bị nhiễm trùng đường tiểu, đau cột sống, ho kinh niên và sau đó khám phá ra bị ung thư phổi. Từ đấy bà ra vào bịnh viện như đi chợ. Thiếu bàn tay của mẹ, gia đình tôi rối loạn lung tung, con cái đi học trể, cơm nước thất thường, nhà cửa bề bộn. Vợ chồng tôi phải tập lại từ đầu cách quán xuyến gia đình, nuôi con, thêm nuôi mẹ già trong bịnh viện. Bố cũng yếu chỉ hụ hợ chuyện lấy thơ, đổ rác, đóng cổng là đã than mệt rồi.

Bác sĩ ung thư khuyến cáo không nên mổ xẻ hoặc trị liệu gì cho mẹ vì ung thư đã di căn đến não.. Hơn nữa tuổi mẹ đã quá cao lại bị bịnh tiểu đường nên vết mổ không lành. Hãy để cho thiên nhiên quyết định vận mệnh của mẹ. Tôi dấu nhẹm lời bác sĩ bảo rằng mẹ chỉ sống tối đa là sáu tháng. Mẹ được cho về nhà với lời khuyên “thích ăn cái gì cho bà ăn cái nấy”. Nhưng “còn nước còn tát” chúng tôi không chịu thua, chạy chửa bịnh cho mẹ bằng thuốc nam. Ai bày thuốc gì ở đâu tôi cũng tìm cho được. Khi lái xe mắt tôi cũng láo liên nhìn bên lề đường, dọc theo các hàng rào tìm cây cỏ “Dandelion” để hái lá cho mẹ ăn. Nghe nhà ai có cây nha đam chúng tôi cũng tìm đến xin hay mua cho bằng được. Bà xã tôi cầu nguyện cho mẹ hàng ngày không xao lãng.

Như được một phép nhiệm mầu, bịnh ung thư của mẹ tôi thuyên giảm dần dần và sau mấy tháng khối u trong phổi tự nhiên biến mất.. Bác sĩ gia đình rất vui bảo “đừng thắc mắc, hảy cứ tin là như vậy đi”. Nhạc mẫu tôi thì tin là mình đã hết bịnh thật, còn vợ chồng tôi thì gần như kiệt lực, mong sao phép lạ sẽ kéo dài. Bịnh ung thư không thấy trở lại, nhưng bịnh đau cột sống làm mẹ đau đớn không ăn ngủ được nên sinh ra khó tính. Mẹ lại quên trước quên sau. Mẹ không còn kiểm soát được tiêu tiểu nữa nhưng nhất định không chịu mang tã. Bố cũng già mệt mõi, suốt ngày ngủ trong phòng. Ông bà lại không biết tiếng Mỹ, không dùng điện thoại, nên khi vợ chồng tôi đi làm lúc nào cũng phập phòng lo sợ.

Bác sĩ gia đình đề nghị nên cho mẹ vào nursing home để dễ bề chăm sóc. Vợ chồng tôi đồng ý ngay nhưng gặp sự phản khán quyết liệt của nhạc mẫu tôi. Suốt đời mẹ không bao giờ xa gia đình nửa bước nói chi chuyện cách ly vĩnh viễn! Đối với mẹ, mất gia đình là mất tất cã. Chúng tôi nể mẹ nên không dám nói chuyện nursing home nữa, chỉ sợ làm mẹ buồn ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nhưng sức khỏe của mẹ càng lúc càng tệ. Sau lần cấp cứu cuối cùng vì bị ngất xỉu, bác sĩ đề nghị phải đưa thẳng mẹ vào nursing home, vì theo ông, đó là cách tốt nhất để bác sĩ có thể theo dõi bịnh tình và giữ an toàn cho mẹ.

Ngày đầu tiên vào nursing home không ai nỡ bỏ mẹ một mình nên quấn quít bên bà cho đến tối rồi cũng phải ra về. Đó là ngày đầu tiên trong cuộc đời mẹ phải sống lẻ loi một mình bên những người xa lạ. Tôi còn nhớ rõ gương mặt thẫn thờ của mẹ nhìn theo con cháu đang bỏ bà mà đi. Tôi không dám nhìn mẹ lâu hơn vì tôi thấy mẹ khóc, một điều rất lạ đối với nhạc mẫu tôi vốn là người đàn bà can cường và cứng rắn. Bố thấy tội nhiệp đòi mỗi ngày chở bố vào nursing home để ông chăm sóc cho mẹ. Được mấy tuần rồi tôi cũng chịu thua vì chuyện đón đưa hàng ngày thật là bất tiện. Còn nếu để bố đi xe bus nếu có chuyện gì xảy ra thì ai lo cho bố đây!

Từ ngày mẹ vào nursing home vợ chồng tôi thở phào nhẹ nhõm, không còn phải lo lắng như khi xưa khi bỏ mẹ ở nhà. Chúng tôi yên tâm là mẹ được theo dõi và chăm sóc 24/7. Tan sở vợ chồng tôi chở bố vào thăm mẹ, thấy mẹ sạch sẽ thơm tho, giường nệm trắng tinh, kẻ qua người lại tấp nập vui vẻ lắm. Yên tâm chúng tôi dần dần xao lãng việc thăm viếng. Cả hai cháu cũng không còn đòi đi thăm ngoại nữa, nhiều khi phải bắt chúng mới chịu đi. Chúng không thích cái mùi trong nursing home.

Từ ngày sống trong nursing home mẹ hoàn toàn thay đổi, trở nên trầm lặng, ít nói, khác hẳn với mẹ trước đó “quậy” tưng bừng trong bịnh viện. Mẹ chịu mang tã, nằm yên trên giường, không có ý kiến chuyện chung quanh, không đòi hỏi gì, không còn than phiền đau lưng nhức gối, hay càu nhàu vì thiếu ngủ, mất ăn như lúc ở nhà. Sau nầy mới biết bà đã được cho dùng thuốc an thần và thuốc đau nhức nồng độ cao nên lúc nào bà cũng ở trạng thái lờ đờ lim dim ngủ. Có lúc tỉnh táo, mẹ chỉ nhìn qua khung cửa sổ với đôi mắt vô thần. Hỏi mẹ có đau đớn gì không, mẹ lắc đầu. Hỏi có thích ăn uống đồ ăn Việt Nam không mẹ lắc đầu, tuy tôi biết là mẹ rất ghét đồ ăn Mỹ nhất là khẩu phần cho bịnh nhân tiểu đường và cao máu nhạt nhẽo không sao nuốt nỗi. Mẹ chịu đưng, sống âm thầm không một lời than thở.

Cho đến một hôm mẹ nắm tay nhà tôi, nước mắt rưng rưng mẹ van xin:

- Mẹ muốn chết con à. Con xin người ta cho mẹ chết đi!

Bà xã tôi sững sờ, ôm mẹ năn nỉ:

- Mẹ đừng nói kỳ vậy, phải ráng lên chớ, con biết phải làm sao bây giờ?

Rồi vợ tôi cũng khóc. Tôi chỉ đứng nhìn. “Chúng tôi biết phải làm sao bây giờ”?

Vợ chồng tôi đều nghĩ rằng đã tìm được giải pháp tốt nhất cho mẹ rồi. Mẹ thì đã “ráng” quá nhiều, ráng đến mõi mòn, đến kiêt quệ nên muốn bỏ cuộc. Đã bốn năm dài đăng đẵng mẹ sống nơi đây như cái xác không hồn.

Có lúc chúng tôi vào thăm mẹ vào giờ ăn trưa thấy mẹ ngồi gục đầu trên xe lăn như một em bé ngoan, mắt nhắm nghiền, đợị đến phiên mình há mồm được đút cho ăn. Mẹ không còn thiết tha gì nữa.

Những tháng cuối cùng mẹ nằm trên giường đưa mắt nhìn con cháu, không cử động hoặc nói năng gì. Hình như có điều gì u uẩn trong lòng mà mẹ không nói được hay mẹ có tâm sự gì nhưng muốn giấu kín trong lòng.

Một buổi sáng sớm, tôi nhận được cú điện thoại từ nursing home báo tin là mẹ chúng tôi đã mất đêm qua. Bà mất lúc nửa đêm nên không ai hay biết cho đến sáng ngày hôm sau. Bà âm thầm ra đi không một lời từ giã, không một giọt nước mắt tiển đưa. Chắc mẹ cô đơn lắm lúc trút hơi thở cuối cùng. Suốt đời mẹ lo cho chồng, cho con, cho cháu, ngày mẹ ra đi chỉ có một mình, trong cô đơn. Có ai biết rằng không phải mẹ chỉ cô đơn trong giây phút ra đi mà mẹ đã chết từ lâu rồi, kể từ ngày mẹ bước chân vào ngưỡng cửa nursing home, một nhà tù không cần đóng cửa. Tôi chợt hiểu được tại sao mẹ đã khóc ngày đầu tiên đến nursing home. Ngày ấy mẹ chấp nhận bản án tử hình không văn tự vì muốn hy sinh cho con cái. Ngày ấy mẹ đã khóc lời vĩnh biệt các con cháu rồi.

Chúng tôi vội vã vào nursing home vừa kịp lúc nhìn mẹ lần cuối cùng trước khi người ta phủ kín mặt mẹ với tấm trải giường màu trắng rồi mang xác mẹ đi. Mọi người đứng nhìn theo chết đứng, ngỡ ngàng, đớn đau, nhưng không ai khóc thành lời. Chúng tôi đã biết là ngày nầy sẽ đến với mẹ, và hôm nay nó đã đến.

Cái chết của nhạc mẫu nhắc tôi nhớ lại chuyện cổ tích về chuyện người tiều phu đẩy xe chở mẹ vào rừng cho thú hoang ăn thịt vì bà đã quá già. Tôi có khác gì người tiều phu đó, đã đưa nhạc mẫu tôi vào nursing home để chết. Đến một ngày nào sẽ đến lượt con tôi chở tôi đi như vậy sao?

Tôi lại nhớ đến chuyện con voi già biết mình sắp chết, nó âm thầm đi vào cái “nghĩa địa voi” là cái hang động cho voi đến để chết. Nó âm thầm gục chết một mình bên cạnh những đống xương voi già đã chết trước nó. Tôi chợt nghĩ nếu con người làm được như con voi già thì con cháu không phải cực khổ vì cha mẹ già, không phải khổ tâm vì mặc cảm là đã làm một hành động bất nhân, bất hiếu, như tâm trạng hối hận của tôi bây giờ đối với nhạc mẫu của tôi.

Nursing home. Cái trạm cuối của cuộc đời mấy ai tránh khỏi!

Bạn đã chọn cho mình cách đến chưa?

Tác giả: Chú Chín Cal
Đến con cái còn ko lo đc cho các cụ thì mong gì ở người dưng chứ.
Đã có chữ dịch vụ nghĩa là Tiền rồi. Mà Tiền thì nó ko có Tình đâu.. huhu
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top