Cần thúc đẩy nhưng còn phụ thuộc nhận thức của giới tinh hoa và xã hội!!!Muốn nó đến nhanh hơn thì cần sự thúc đẩy cụ nhỉ
Cần thúc đẩy nhưng còn phụ thuộc nhận thức của giới tinh hoa và xã hội!!!Muốn nó đến nhanh hơn thì cần sự thúc đẩy cụ nhỉ
VN có VDL nhưng rất ít, không đa dạng để lựa chọn và chi phí cao so với thu nhập. Em tạo thớt bày tỏ mong muốn mô hình này được đầu tư nhiều và tốt hơn, tạo điều kiện cho những người có nhu cầu có thể tiếp cận.vắn đề là Việt Nam có những Viện dưỡng lão đó chưa ạ?
vdl Việt Nam hiện chỉ có các dạng kiểu từ thiện nuôi dưỡng người già cô đơn, bệnh tật, người có công với Tổ quốc vvv chứ chưa có vdl kiểu dịch vụ cao cấp cho các cụ già, buồn vì cảm giác như bị đứng ngoài lể XH, cô quạnh vì con cái cháu chắt nó bận rộn, ít hầu chuyện các cụ.VN có VDL nhưng rất ít, không đa dạng để lựa chọn và chi phí cao so với thu nhập. Em tạo thớt bày tỏ mong muốn mô hình này được đầu tư nhiều và tốt hơn, tạo điều kiện cho những người có nhu cầu có thể tiếp cận.
Cảm ơn còm của cụ phản ánh một phần thực trạng VDL ở VN hiện nay. Ở VDL mà để mặc người già tự đi viện khám bệnh thì đấy chỉ như cái nhà trọ. VDL mà em và nhiều người hướng tới là có chăm sóc ăn ngủ, y tế, giải trí tuỳ theo khả năng tài chính mà lựa chọn. Tất nhiên ko thể tránh tuyệt đối được đôi khi có va chạm, tranh cãi của các cụ cùng phòng - cái này những người quản lý điều hành họ phải có giải pháp giảm thiểu.Tùy từng cụ thôi. Nhiều cụ vào đó cứ lủi thủi một mình hoặc có cụ lại cãi vã với các cụ khác suốt ngày. Một số cụ vào hòa đồng được nhưng cũng ko nhiều đâu
Khi về già sức khỏe yếu đi, tâm tính về già thay đổi nên các cụ khó tính thậm chí là cay nghiệt với người xung quanh. Nhưng chuyện vụn vặt trong cuộc sống hàng ngày như người cùng phòng hay đi vs đêm , ngủ ngáy...cũng làm nảy sinh xung đột. Cụ ko thấy nhiều gia đình có các cụ già trước khi lên lão thì vui vẻ, hòa thuận nhưng về già vợ chồng cãi nhau như mổ bò. Chưa kể vào viện dl họ chỉ chăm sóc hàng ngày còn khi ốm đau khám bệnh ở bv vẫn phải lóc cóc tự đi. Em hay đi xe bus và gặp các cụ tự đi ra bv khám.
Vào viện dưỡng lão phải là những viện hàng đầu nhưng phải nhiều tiền
Do điều kiện và nhu cầu mợ ạ. Nếu các cụ không muốn và con cháu có khả năng chăm sóc thì ko được ép các cụ vào VDL. Như vậy không đúng đạo lý con người.E cũng thấy hay, già e cũng tính k đi chơi dc nữa thì vào đây ở nhưng nếu để bố mẹ đi VDL thì e lại k muốn.
Bao giờ dự án xd Viện dưỡng lão được miễn giảm tiền thuê đất, được vay ưu đãi ở ngân hàng , được miễn và giảm các loại thuế thì mới đủ các yếu tố như cụ mong muốn !Nhiều người muốn nhưng k có tiền đành chịu. Có vẻ như mô hình này bao năm qua đã phât triển theo hướng thị trường.. Chứ k mang đủ yếu tố nhân văn vốn có.
Em thích từ lâu rồi, mấy năm trước đến thăm mẹ của người bạn ở VDL bên Đức em càng mê. Nhà có 5 trai, 1 gái đều thành đạt nhưng bà mẹ vẫn muốn ở VDL. Bà 85 tuổi, mình một phòng riêng khoảng 8m. Phòng có toilet, giường nâng hạ có bánh xe, bàn ăn nhỏ gắn cuối giường, ti vi, tủ lạnh, tủ quần áo nhỏ, 1 bàn và 2 ghế dựa để tiếp khách, cửa sổ nhìn ra vườn cây. Hàng ngày vào buổi chiều nhân viên sẽ đưa thực đơn để các cụ lựa chọn 3 bữa cho hôm sau. Đồ uống cũng được lựa chọn: cafe, trà, nước hoa quả.. Các cụ ko muốn ăn riêng trong phòng thì ra sảnh gần đó ăn cùng nhau. Tất cả sạch sẽ, tường sơn xanh đỏ vui mắt như mẫu giáo. Hai bên tường dọc hành lang đều gắn thanh vịn. Hành lang và phòng có trải thảm nên nếu có ngã cũng giảm chấn thương. Họ gắn camera ở hành lang và các phòng, có người theo dõi camera 24/24. Đầu giường gắn chuông, cần gì bấm gọi y tá có mặt nhanh chóng. Ốm đau có Bác sĩ điều trị tại chỗ, nặng hơn thì tự họ đưa đi Viện và báo cho con cái.Mô hình này e cũng cực thích, nhưng không phải thích để đưa bố mẹ mình vào viện DL mà là để dành cho chính bản thân mình. Hay ngồi với mấy ông bạn toàn nói vui, giờ lo mà cày tiền đi, mai sau về già khi mà VDL phát triển như bên nước ngoài, thì 3,4 ông tụ tập với nhau lên đấy ở cho vui, cho có bạn k làm phiền con cháu.
NN nên chi trả phần nào trực tiếp cho người sử dụng dịch vụ, như thế sẽ bảo đảm tính thị trường của ngành này để dịch vụ tốt hơn.Ngoài VDL kinh doanh, cần nhiều hơn các VDL từ thiện, do các tôn giáo, các quỹ từ thiện, các cá nhân tự nguyện đóng góp... các công ty lập ra cho nhân viên của mình...
Vấn đề là cơ chế để khuyến khích đầu tư vào các nhà DL, các bệnh viện từ thiện... cần lắm. Nên miễn tiền thuê đất và miễn thuế, khấu trừ trước thuế, coi là lĩnh vực an sinh xã hội.
Một người già, một người tàn tật , một bệnh nhân được xã hội chăm lo, thì xã hội giải phóng thêm được hai đến ba người khoẻ mạnh (thân nhân của họ) yên tâm và có thời gian làm việc và đóng thuế cho xã hội. Nhìn ở góc độ ấy thì NN và xã hội không thiệt khi bỏ tiền vào xd nhà DL và bệnh viện từ thiện.
VN có rất nhiều VDL rồi, cách đây vài năm chú em rể khi vừa nghỉ hưu cũng lên vùng Tam Đảo (dưới chân núi) để nghiên cứu thành lập VDL (chỉ với mục đích kinh doanh).vắn đề là Việt Nam có những Viện dưỡng lão đó chưa ạ?
Còn ít và chi phí khá cao với mặt bằng thu nhập chung nên khó với nhiều người muốn vào. Nhưng em tin nếu được đầu tư hợp lý, có tính cạnh tranh, đồng thời nhà nước hỗ trợ một phần thì chi phí sẽ giảm đi để phù hợp với người dân hơn. Thậm chí những người chưa quá già, còn sức khoẻ (60-70) có thể tham gia hỗ trợ chăm sóc những người già yếu hơn (80-90) để tạo thêm thu nhập, giảm chi phí cho bản thân.
Mẹ em ở Viện dưỡng lão gần 4 năm nay, nên em vào thăm thường xuyên. Và có các nhận xét như sau:VN có rất nhiều VDL rồi, cách đây vài năm chú em rể khi vừa nghỉ hưu cũng lên vùng Tam Đảo (dưới chân núi) để nghiên cứu thành lập VDL (chỉ với mục đích kinh doanh).
Thực ra những VDL ở xứ mũi lõ rất nhân văn, em không chỉ nghe mà đã trực tiếp đến. Họ văn minh không phải do xứ sở họ thế này hay thế kia, mà do luật pháp của họ và đặc biệt là các tổ chức nhân đạo, nhà thờ can thiệp rất sâu. Tại sao xuất khẩu lao động dạng điều dưỡng viên đang được nhiều nước tài trợ từ đào tạo ngay trong nước cũng vì họ đang rất thiếu nhân viên làm trong các VDL!
Nhưng ở VN lại rất khác, khác như thế nào thì tùy gia đình với mục đích đưa các cụ vào tự tìm hiểu.
Rất nhiều người không chọn không phải vì họ không có tiền. Câu hỏi chính vẫn là trả thật nhiều để người nhà mình được chăm sóc tốt khi không có mình liệu có khả thi hay không?
Ông, bà nhạc em vừa mất, thuê người giúp việc, trả từ 10 - 16 triệu VNĐ/tháng tùy giai đoạn, ngoài tiền cứng trả hàng tháng thì lúc nào có việc đột suất đều trả thêm, tiền khám, thuốc khi họ ốm đau, tiền xe cộ khi họ về quê mình trả, bà nhạc lúc còn tỉnh vẫn thường dúi thêm, mà bà nhạc bị bắt vào toilette quỳ nghe cô giúp việc quát mắng (thời gian về sau bà xã gắn camera, nhưng họ rất thuộc góc chết)!
Chia sẻ với gia đình cụ. Em thuần Việt 100% nhưng tư tưởng ko thuần Việt, em không để tâm nhiều tới họ hàng xã hội đánh giá hay chỉ trích mình thế nào. Miễn sao lương tâm mình thanh thản và lựa chọn những gì mà mình thấy tốt hơn cho cha mẹ và bản thân. Tất nhiên mình không quyết định khi các cụ vẫn có đủ minh mẫn để lựa chọn.Mẹ em ở Viện dưỡng lão gần 4 năm nay, nên em vào thăm thường xuyên. Và có các nhận xét như sau:
Thực chất Viện dưỡng lão ở Việt nam thì ko phải là dưỡng lão mà là bệnh viện chăm sóc người già thì đúng hơn, các cụ vào đây khi ở tình trạng ko thể tự chăm sóc được bản thân, mà phải có người chăm sóc y tế nên giá khá cao là đúng.
Đa phần người Việt sợ tai tiếng vì chữ hiếu nghĩa nên ko dám đưa cha mẹ khi còn khoẻ vào dưỡng lão, mặc dù trong đấy các cụ đc chăm sóc tốt hơn nhiều ở nhà. Như gia đình em Bà bị lẫn nếu ở nhà thì phải 2 người thay phiên nhau chăm sóc, mà cũng khó có thể bắt người chăm sóc 12/12 ko rời mắt khỏi cụ đc, nhưng ở Dưỡng lão người ta làm đc vì ngoài hộ lý còn có các bệnh nhân khác nhắc hộ lý. Sau khi đi thăm và tìm hiểu cuối cùng nước ngắn nước mắt dài mới dám đưa cụ vào và cũng vấp phải sự phản đối của anh em họ hàng...
Rất tiếc, bảo hiểm y tế, hay BHXH chưa xem các căn bệnh già này là bệnh để đc hỗ trợ thêm cho các gia đình.
Ý tưởng thì Tốt dưng Thưc Hành thì lại chửa biết thế nao, trẻ nhỏ đi học còn bị ăn Táng và cắt bớt khẩu phần ăn.Đưa cha mẹ vào VDL ở hiện tại và mình trong tương lai là mong muốn chính đáng của một bộ phận xã hội trong đó có em và nhiều bạn bè. Luôn có hai luồng ý kiến: thích và không thích VDL. Em thuộc về phía thích và tôn trọng phía không thích do ai cũng có mong muốn và cái lý của mình.
Ở đây em chỉ xin trình bày lí do mà mình thích, cần thiết mô hình này sớm được đầu tư rộng rãi với quy mô từ bình dân tới cao cấp, phù hợp với tài chính của người dân.
NGƯỜI GIÀ CẦN CÓ BẠN: Ở bất cứ lứa tuổi nào con người cũng đều có nhu cầu giao lưu, trao đổi, tâm tình, thậm chí tranh luận với người khác. Ở người già, khi các hoạt động khác hầu như không còn hoặc rất ít thì nhu cầu này lại càng cần thiết. Tuổi nào bạn đó, ở VDL với những người cùng lứa tuổi, tinh thần - sức khoẻ tương tự mình thường sẽ dễ giao lưu, trò chuyện hơn.
NGƯỜI GIÀ CẦN ĐƯỢC ĂN UỐNG PHÙ HỢP NHU CẦU VÀ SỨC KHOẺ: Tất nhiên khi ở nhà người già vẫn ăn uống bình thường. Tuy nhiên người già răng thường yếu nên nhiều người cần ăn thức ăn nhừ, cắt nhỏ và không có xương. Con cháu bận rộn không phải lúc nào cũng nấu 2 chế độ theo đúng nhu cầu người già. Thậm chí khi con cháu vắng bữa hoặc không ở cùng thì nhiều lúc các cụ bỏ bữa rất hại cho sức khoẻ.
NGƯỜI GIÀ CẦN ĐƯỢC CHĂM SÓC Y TẾ THƯỜNG XUYÊN: Tuổi già đi kèm với bệnh tật là diễn biến tất yếu của cơ thể. Để làm chậm quá trình hỏng hóc của các bộ phận cơ thể - người già cần được khám hàng tuần và uống thuốc hàng ngày. Vì thế cần có người phát và nhắc uống đúng thuốc theo giờ - điều này nếu ở nhà không có người ở cạnh cả ngày thì các cụ có thể nhầm lẫn hoặc quên.
Việc đưa người già hàng tuần đi thăm khám các bệnh già thông thường tại bệnh viện là bất khả thi do đông đúc, đường xa và mất thời gian - vì thế thường khi bệnh nặng mới đi khám. Ở VDL có nhân viên y tế kiểm tra hàng tuần sẽ giảm nguy cơ tăng nặng.
Người già cũng cần vận động thể dục nhẹ nhàng nâng cao thể lực như đi bộ, tập dưỡng sinh, thiền...: có người cùng tập hoặc nhân viên hỗ trợ các cụ sẽ chịu khó bớt ỳ hơn.
Khi chẳng may bị ngã hoặc đổ bệnh nặng cần được phát hiện sớm và xử lý kịp thời: tại VDL có nhân viên y tế và xe cấp cứu sẽ giúp cho việc này tốt hơn ở nhà. Và việc một nhân viên y tế chăm sóc nhiều người già sẽ giảm gánh nặng chi phí hơn so với việc thuê riêng nhân viên y tế đến nhà thường xuyên.
NGƯỜI GIÀ CẦN NGỦ NGHỈ THEO NHU CẦU: về già đa số sẽ ngủ sớm dậy sớm và ngủ nhiều giấc ngắn. Ngủ theo sinh hoạt giờ giấc của người trẻ sẽ làm nhiều cụ mất ngủ, thiếu ngủ do khi người già cần ngủ thì người trẻ vẫn còn bật nhạc, trẻ con nô đùa. Người già cũng dễ tỉnh giấc mất ngủ, vì thế cần môi trường yên tĩnh, ít tiếng động hơn - sống cùng nhà trong khu dân cư hoặc chung cư khó đảm bảo yên tĩnh.
NGƯỜI GIÀ CŨNG CẦN GIẢI TRÍ: việc cùng nhau xem những bộ phim “thời xưa”, xem biểu diễn nghệ thuật như Cải lương, Tuồng, Chèo..là rất cần thiết cho tinh thần. VDL cũng có thể tổ chức câu cá hàng tuần cho các cụ ông còn đủ sức khoẻ, tổ chức cho các cụ biểu diễn văn nghệ cùng nhau.
Trên đây em đã liệt kê một số lí do chính vì sao em có nhu cầu đưa cha mẹ và mình vào VDL. Cha mẹ vào VDL không có nghĩa xa cách, không nhận được sự thăm hỏi quan tâm của con cháu. Theo em vào cuối tuần con cháu đến thăm các cụ, đưa các cụ đi chơi, các cụ còn sức khoẻ thì thỉnh thoảng tổ chức các chuyến du lịch ngắn ngày . Những ngày gia đình tổ chức gặp mặt đông đủ như sinh nhật các thành viên, mừng thọ, giỗ chạp, các ngày lễ thì đón các cụ về tham gia trong ngày sau đó đưa về Viện để đảm bảo thói quen sinh hoạt. Muốn vậy VDL chỉ nên cách nhà tối 1h xe chạy.
Tuỳ theo khả năng và nhu cầu mà có sự lựa chọn: ở phòng chung 8, 6, 4, 2 người hay ở phòng riêng. VDL có vườn hoa khuôn viên rộng rãi để đi dạo hay chỉ có sảnh nhỏ để ngồi nói chuyện.. Có bác sĩ túc trực hay chỉ có y tá phát thuốc, có sẵn xe cấp cứu hay chỉ liên kết với đơn vị y tế.. Chế độ ăn uống theo yêu cầu hay chung theo thực đơn sẵn có. Một điều dưỡng chăm sóc 5-10 hay 20 người..
Để có thể thực hiện được việc vào VDL đáp ứng các nhu cầu từ vừa phải đến cao cấp thì bắt buộc phải có tài chính đảm bảo do VN chưa thể có phúc lợi xã hội đủ cho người già. Hiện tại cũng có một số VDL nhưng quá ít ỏi, ít sự lựa chọn. Trong tương lai nếu được đầu tư và có sự trợ giúp của nhà nước, em tin rằng sẽ có nhiều người lựa chọn hình thức này
Hiện chi phí như thế nào mợ?Mẹ em ở Viện dưỡng lão gần 4 năm nay, nên em vào thăm thường xuyên. Và có các nhận xét như sau:
Thực chất Viện dưỡng lão ở Việt nam thì ko phải là dưỡng lão mà là bệnh viện chăm sóc người già thì đúng hơn, các cụ vào đây khi ở tình trạng ko thể tự chăm sóc được bản thân, mà phải có người chăm sóc y tế nên giá khá cao là đúng.
Đa phần người Việt sợ tai tiếng vì chữ hiếu nghĩa nên ko dám đưa cha mẹ khi còn khoẻ vào dưỡng lão, mặc dù trong đấy các cụ đc chăm sóc tốt hơn nhiều ở nhà. Như gia đình em Bà bị lẫn nếu ở nhà thì phải 2 người thay phiên nhau chăm sóc, mà cũng khó có thể bắt người chăm sóc 12/12 ko rời mắt khỏi cụ đc, nhưng ở Dưỡng lão người ta làm đc vì ngoài hộ lý còn có các bệnh nhân khác nhắc hộ lý. Sau khi đi thăm và tìm hiểu cuối cùng nước ngắn nước mắt dài mới dám đưa cụ vào và cũng vấp phải sự phản đối của anh em họ hàng...
Rất tiếc, bảo hiểm y tế, hay BHXH chưa xem các căn bệnh già này là bệnh để đc hỗ trợ thêm cho các gia đình.
Em đang chờ anh Vova, Thành Nhơn, bầu Đức, chị Hằng Vietjet.. quan tâm đầu tư lĩnh vực này.Hà nội hay Sài gòn có chưa các cụ?