Luật sư trích luật sai đấy.
TTO - Hà Nội loạn giá khẩu trang y tế, nước rửa tay. Nhiều cửa hàng thuốc tây ở TP.HCM treo biển hết hàng. Ở Đà Nẵng, giá hai mặt hàng trên cũng tăng vùn vụt trước lo lắng về dịch viêm phổi do virus corona.
tuoitre.vn
TTO - Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 1-2, lãnh đạo Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết theo nghị định số 109, khẩu trang y tế là mặt hàng phải niêm yết giá nhưng không nằm trong danh mục bình ổn giá.
tuoitre.vn
Em copy luôn phần nội dung liên quan đến sự việc, trong Nghị định số 185/2013/NĐ-CP, để một số cụ lười khỏi hỏi loằng ngoằng.
Và ở phần trích dẫn của em cũng có sẵn các khoản xử lí các trường hợp cố ý găm hàng/cố ý không bán hàng, lách luật hòng tránh bị các cơ quan có trách nhiệm xử lí:
Em copy luôn phần nội dung liên quan đến sự việc, trong Nghị định số 185/2013/NĐ-CP, để một số cụ lười khỏi hỏi loằng ngoằng.
Và ở phần trích dẫn của em cũng có sẵn các khoản xử lí các trường hợp cố ý găm hàng/cố ý không bán hàng, lách luật hòng tránh bị các cơ quan có trách nhiệm xử lí:
MỤC 6. HÀNH VI ĐẦU CƠ HÀNG HÓA VÀ GĂM HÀNG
Điều 46. Hành vi đầu cơ hàng hóa
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa hoặc tạo ra sự khan hiếm hàng hóa giả tạo trên thị trường để mua vét, mua gom hàng hóa có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng nhằm bán lại thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
a) Hàng hóa thuộc danh mục bình ổn giá hoặc danh mục nhà nước định giá theo quy định của pháp luật về giá;
b) Khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh hoặc diễn biến bất thường khác.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ 1.000.000.000 đồng trở lên.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 06 tháng hoặc đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
c) Đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa vi phạm từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 47. Hành vi găm hàng
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 46 của Nghị định này mà không có lý do chính đáng:
a) Cắt giảm địa điểm bán hàng;
b) Cắt giảm phương thức bán hàng (từ bán buôn sang bán lẻ) khác với thời gian trước đó;
c) Quy định, niêm yết, bán hàng theo định lượng, đối tượng mua hàng khác với thời gian trước đó;
d) Cắt giảm thời gian bán hàng, thời gian cung ứng hàng hóa khác với thời gian trước đó.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 46 của Nghị định này mà không có lý do chính đáng:
a) Cắt giảm lượng hàng hóa bán ra thị trường;
b) Ngừng bán hàng hóa ra thị trường;
c) Không mở cửa hàng, địa điểm giao dịch kinh doanh để bán hàng;
d) Mở cửa hàng, địa điểm giao dịch kinh doanh nhưng không bán hàng.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi găm hàng trong kho vượt quá 150% so với lượng hàng hóa tồn kho trung bình của ba tháng liền kề trước đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 46 của Nghị định này.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.