Tôi nghĩ bộ GD có thể xem xét phối hợp một số giải pháp như sau:
1. Lùi lịch học: kéo dài kỳ nghỉ hè đến hết tháng 12. Học sinh sẽ học liên tục từ 1/2022-8/2022 (học kỳ 1 từ 1/2022 đến 4/2022; học kỳ 2 từ 5/2022 đến 8/2022. Đến lớp tiếp theo thì lùi lại lịch học 1 tháng, bắt đầu từ 10/2022 để học sinh có ít nhất 1 tháng nghỉ ngơi và kết thúc vào tháng 6. Đến lớp tiếp theo nữa thì khôi phục lại hoàn toàn, bắt đầu từ 9/2023 như thông lệ.
-
Ưu: đảm bảo thời lượng và chất lượng tương đương với các năm trước.
-
Khuyết: phức tạp về mặt bố trí nhân sự / lên lịch làm việc; học sinh sẽ phải học trong thời tiết nóng bức của mùa hè
2. Dạy học qua điện thoại: trả tiền cho đội ngũ giáo viên có bằng sư phạm phù hợp (môn, cấp) nhưng không phải là giáo viên hợp đồng/cơ hữu đang dạy tại trường để làm giáo viên dạy học qua điện thoại cho học sinh. Số lượng giáo viên này theo trí nhớ của tôi đông gấp nhiều lần giáo viên đang dạy trong trường nên có thể phục vụ được nhiều học sinh hơn.
-
Ưu: vận dụng được đội ngũ giáo viên không có việc làm để giúp cho giáo viên chính thức giảm tải, vừa giúp giảm lãng phí về nhân lực vừa giảm số đầu học sinh trên mỗi giáo viên; ngoài ra, dạy học qua điện thoại có thể phục vụ được nhiều gia đình không có máy tính và internet.
-
Khuyết: nhiều phụ huynh có thể lo ngại về chất lượng của các giáo viên ít kinh nghiệm. Tuy vậy, theo ý kiến chủ quan của tôi, ưu điểm rõ ràng của phương pháp này vượt trội hơn khuyết điểm tương đối của nó.
3. Dạy học qua truyền hình hoặc radio (tham khảo thêm:
https://www.worldbank.org/en/topic/edutech/brief/how-countries-are-using-edtech-to-support-remote-learning-during-the-covid-19-pandemic). Hàng chục nước ở châu Á, Âu, Mỹ, Phi đã và đang dùng truyền hình và radio để phát nội dung học nhiều tiếng liên tục hàng ngày cho các cấp học khác nhau. Chính quyền Bangladesh (nghèo hơn Việt Nam) phối hợp với tổ chức UNICEF của Liên Hiệp Quốc để phát triển chương trình giáo dục trên 4 kênh khác nhau - TV, radio, điện thoại di động, và internet. Chính quyền Campuchia (nghèo hơn Việt Nam) cũng đã phát triển thêm hàng chục kênh truyền hình mới để phát sóng nội dung giáo dục cho học sinh từ cấp mẫu giáo đến THPT. Đồng thời họ cũng cung cấp các nội dung theo yêu cầu (on-demand) trên Youtube và Facebook cũng như app chính thức từ bộ GD để cho học sinh tự xem.
-
Ưu: ước tính độ tương tác với học sinh tương đương với lớp học online mà 1 giáo viên dạy trên 30 học sinh; phục vụ được nhiều gia đình không có máy tính và internet
-
Khuyết: (học qua truyền hình) thời gian nhìn màn hình điện tử tương đối nhiều; (học qua radio) thiếu minh họa nội dung. Tuy nhiên hai khuyết điểm này có thể tránh được nếu phối hợp cả hai phương thức học và dùng chúng cho các môn học phù hợp, ví dụ dạy lịch sử qua radio và dạy sinh học qua truyền hình.
Việc rất nhiều nước với kinh tế bằng hoặc kém hơn Việt Nam đã phát triển được các hệ thống giáo dục công nghệ thấp (không cần máy tính và internet) cũng như giáo dục công nghệ cao+theo yêu cầu (video và tương tác trực tuyến trên Youtube, Facebook, app chuyên dụng) một lần nữa làm tôi thất vọng về dàn lãnh đạo và tầm nhìn của bộ GD Việt Nam. Hệ quả của việc lãnh đạo yếu kém ấy đã và đang hủy hoại việc học hành của hàng triệu học sinh trong 2 năm liên tiếp.