Khả năng sẽ xử điểm để răn đe, giáo dục ý thức là không đủ:
http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/15281...0-ket-bia.html
Điều 137. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản[sửa]
Người nào
công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Hành hung để tẩu thoát;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng.
Xác định hành vi như nào:
Do đặc điểm của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, nên người phạm tội chỉ có một hành vi khách quan duy nhất là " chiếm đoạt ", nhưng
chiếm đoạt bằng hình thức công khai, với thủ đoạn lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản hoặc lợi dụng hoàn cảnh khách quan khác như: thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh... Mặc dù tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là tội phạm chưa được các nhà khoa học nghiên cứu nhiều, nhưng qua một số trường hợp thực tiễn xét xử chúng ta có thể thấy một số trường hợp công nhiên chiếm đoạt tài sản sau:
- Người phạm tội lợi dụng sơ hở, vướng mắc của người quản lý tài sản để công nhiên chiếm đoạt tài sản của họ.
- Người phạm tội lợi dụng hoàn cảnh khách quan như: thiên tai, hỏa hoạn, bị tai nạn, đang có chiếm sự để chiếm đoạt tài sản. Những hoàn cảnh cụ thể này không do người có tài sản gây ra mà do hoàn cảnh khách quan làm cho họ lâm vào tình trạng không thể bảo vệ được tài sản của mình, nhìn thấy người phạm tội lấy tài sản mà không làm gì được.
Tính chất công khai trắng trợn tuy không phải là hành vi khách quan, nhưng lại là một đặc điểm cơ bản, đặc trưng đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. Đây là dấu hiệu chủ yếu để phân biệt tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với tội trộm cắp tài sản, nếu chiếm đoạt tài sản một cách lén lút mà người quản lý tài sản không biết thì là hành vi trộm cắp. Công nhiên chiếm đoạt tài sản trước hết là công nhiên với chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản, sau đó là công nhiên với mọi người xung quanh. Tuy nhiên, đối với người xung quanh, người phạm tội có thể có những thủ đoạn gian dối, lén lút để tiếp cận tài sản, nhưng khi chiếm đoạt, người phạm tội vẫn công khai, trắng trợn.
Quả này khối chú ngồi mà vãi ***....:-D