Các bác đừng sa đà vào lối tư duy sai lầm mà cứ cố đi giải thích cái việc học dốt thì giàu, học giỏi thì nghèo.
Thực ra, các bác nên tư duy đúng đắn như sau, sẽ thấy nó rất bình thường và hợp lý:
- Việc lớn lên giàu có và hồi bé học giỏi là hầu như không có quan hệ nhân quả. Theo thuật ngữ toán kinh tế thì correlation giữa 2 biến này gần xấp xỉ 0.
- Nó hầu như không có quan hệ nhân quả, chứ không phải là quan hệ nghịch biến đâu nhé - nghĩa là không phải cứ học dốt là giàu và cứ học giỏi là nghèo (hoặc nghèo hơn thằng dốt).
- Hiện thực đúng đắn: tỷ lệ người giàu xét trong 1 tập nào đó cũng same same. Ta ví dụ chia quần thể người hồi đi học thành 3 dạng là học giỏi, học trung bình và học dốt. Ta dễ thấy ngay chân lý rằng: học giỏi luôn chiếm số ít, rất ít, tầm 5%. Còn Học trung bình và dốt chiếm đa số, tầm 95%.
Do tỷ lệ giàu có của mỗi hạng same same, nghĩa là ở hạng nào thì tỷ lệ người giàu cũng tầm 10%. Như vậy là, mai sau lớn lên, trong 1000 thằng thì có 50 thằng hồi bé học giỏi và lớn lên có 5 thằng giàu (5 chiếm 10% của 50).
Còn lại 950 thằng học trung bình và dốt thì trong đó có 95 thằng giàu (95 chiếm 10% của 950).
95 lớn hơn hẳn 5.
Số lượng này ùa vào xã hội, tạo nên thực tế rằng những thằng giàu mà hồi bé học giỏi số lg ít hơn hẳn những thằng giàu mà hồi bé dốt với trung bình.
- Ngoài ra, hiệu ứng tâm lý nữa, thằng hồi bé dốt mà giàu sẽ gây ấn tượng mạnh hơn, đc người ta kể lể nhiều, cũng gây cảm giác nhiều hơn.
Tuy nhiên, việc học giỏi tuy không có quan hệ nhân quả với cái sự giàu, nhưng nó đem lại nhiều cái lợi khác
. Các bác tự suy nghĩ đi nhớ
Lời giải đáp trên là sự lí giải toàn triệt, đúng đắn nhất từ trc đến nay mà các bác từng nghe. Mai này các bác đọc đâu đó có giải thích tương tự, thì rất có thể họ đã copy lời này của tui trên này đó