Bê bối và chỉ trích[sửa | sửa mã nguồn]
Thâu tóm đất đai[sửa | sửa mã nguồn]
Theo nhà báo
Trương Duy Nhất, mặc dù là một tập đoàn kinh tế đa ngành nghề nhưng hoạt động sinh lời chính của Vingroup hiện nay vẫn là doanh thu từ
bất động sản với việc mua lại thậm chí cưỡng đoạt những dự án địa ốc màu mỡ từ Nam ra Bắc, trên đất liền cho đến các hải đảo, với giá rẻ mạt và bán lại với mức giá chênh lệch gấp hàng chục thậm chí hàng trăm lần.
[10]
Tặng nhà cho quan chức[sửa | sửa mã nguồn]
Theo
RFA trong danh sách khách hàng cư dân hiện sở hữu những căn biệt thư triệu đô của Vingroup có Bộ trưởng Thông tin và truyền thông
Trương Minh Tuấn, Tổng giám đốc Đài truyền hình quốc gia
Trần Bình Minh, Chánh toà án nhân dân tối cao
Nguyễn Hoà Bình cũng như nhiều quan chức cấp cao của nhiều bộ ngành tại Việt Nam. Đặc biệt, phần lớn những căn biệt thự này được trao tặng dưới danh nghĩa quà biếu, tặng hoặc bán lại với mức giá tượng trưng.
[10]
Ép buộc nhân viên phải mua xe điện, ôtô và điện thoại của Công ty[sửa | sửa mã nguồn]
Ngày 31/07/2019, một văn bản bị rò rỉ trên mạng xã hội cho thấy Tập đoàn Vingroup phê bình tập thể cán bộ công nhân viên “
Có ý thức rất kém, không thể hiện được vai trò thúc đẩy, truyền lửa trong phong trào “Người Vin dùng hàng Vin,” không nỗ lực chung tay cùng tập đoàn trong việc lan tỏa tin thần yêu nước, tự tôn dân tộc và xây dựng thương hiệu quốc gia.” Văn bản do bà Mai Hương Nội - chánh văn phòng Chủ tịch Tập đoàn Vingroup ký ban hành ghi rằng tỷ lệ cán bộ, nhân viên đăng ký mua hoặc thuê xe Vinfast của các phòng, ban thuộc tập đoàn này "nếu dưới 90% thì bị trừ thưởng 100%, còn dưới 95% thì bị trừ 50%". Thông báo cũng nêu rằng những cán bộ, nhân viên nếu không chấp hành lệnh mua hoặc thuê xe Vinfast thì sẽ không được miễn phí hoặc trợ giúp phí gửi xe từ ngày 01/10/2019. Những người chưa mua được gia hạn chót để “sửa sai” đến ngày 01/09/2019.
[62][63]
Một bài báo trên tờ báo tài chính Financial Times cũng mô tả email nội bộ rò rỉ mà hai nhân viên của Vingroup xác nhận rằng tất cả nhân viên còn phải chuyển sang điện thoại Vsmart của hãng sản xuất. Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng đặt hạn chót là ngày 01/12/2019 để toàn bộ nhân viên cũng tập đoàn sẽ sử dụng điện thoại Vsmart, vốn được công ty ra mắt vào cuối năm ngoái. Những người Vingroup tuyển dụng mới sẽ phải chuyển sang sử dụng điện thoại Vsmart trong vòng hai tháng kể từ ngày ký hợp đồng lao động. Vingroup cũng cấm tất cả ô tô và xe máy không phải là xe VinFast được đậu tại bãi để xe của công ty từ cuối năm 2019. Trong một văn bản khác, một nhân viên cấp lãnh đạo khác của Vingroup đã phàn nàn rằng chỉ có 8% nhân viên đã mua xe VinFast và cảnh báo nhân viên quản lý cấp cao rằng họ sẽ bị mất tiền thưởng nếu không tăng mức mua xe VinFast lên ít nhất 30%.C
[62][63]
Thao túng truyền thông trong nước[sửa | sửa mã nguồn]
Theo RFA, mọi thông tin liên quan đến Vingroup đều phải được chính Ban truyền thông của họ kiểm duyệt trước khi gửi ra cho các đơn vị truyền thông nhà nước loan tải.
[10]
Theo nhà báo
Trương Duy Nhất: "bất cứ vấn đề gì nêu về anh em nhà Vượng Vin đều được “gỡ ngay trong 1,2 nốt nhạc”. Thậm chí lời nói của Thủ tướng yêu cầu sau khi xây toà cao ốc ở Giảng Võ của Tập đoàn Vingroup, khi ông
**************** vừa lên Thủ tướng có nói “Quy hoạch thủ đô ai cho xây toà nhà cao tầng ở chỗ đó?”. Chưa tới nửa tiếng sau tất cả các báo đều gỡ lời phát biểu của thủ tướng mà Thủ tướng cũng chẳng dám ý kiến gì."
[10][64]
Ngày 25 tháng 5 năm 2018, blogger Nguyễn Anh Tuấn đã bị A67, Cục Chống ********* và Khủng bố thuộc Bộ Công an chi nhánh phía Nam giữ lại tại
sân bay Tân Sơn Nhất để yêu cầu xóa các bài viết về Tập đoàn Vingroup lấy các khu đất vàng Hà Nội mà không qua đấu thầu. Ông Tuấn đã từ chối.
[9][65]
Trong vụ mâu thuẫn liên quan đến khu đô thị Skylake tại Hà Nội, công an đã đến nhà và gọi điện thoại cảnh báo những người mua căn hộ Skylake, mà đã đi biểu tình vào tháng 3/2019 để phản đối Vingroup, không được nói chuyện với phóng viên hay đăng bài trên Facebook.
[9]
Vingroup xác nhận với Financial Times rằng công ty có theo dõi mạng xã hội với mục tiêu “xử lý nhanh” nhằm bảo vệ quyền lợi khách hàng của họ, và nói thêm “Thông thường, những người phàn nàn trên
mạng xã hội đều tự nguyện sửa bài hoặc xóa bài”.
[9]
Woochan Kim, một giáo sư dạy ngành kinh doanh của Đại học Korea, nói “Nếu Vingroup hay các doanh nghiệp khác chiếm một phần đáng kể việc sản xuất hay nguồn việc làm của Việt Nam,
chính phủ sẽ không có lựa chọn nào ngoài việc phải dựa dẫm vào các doanh nghiệp lớn đó để điều chỉnh chính sách kinh tế. Rất khó để quản lý các doanh nghiệp này, và
truyền thông trong nước sẽ phụ thuộc nặng nề vào quảng cáo từ Vingroup và các doanh nghiệp khác. Phụ thuộc tới mức truyền thông sẽ không đưa tin về các bê bối của doanh nghiệp”.
[9]
Theo John Reed, Trưởng văn phòng Đông Nam Á của báo Financial Times, kể khi ông tham dự buổi ra mắt điện thoại VSmart ở Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 12/ 2018, ông được tặng 2 triệu đồng (85 USD) trong phong bì cho phóng viên. Khi ông trả lại, Vingroup xác nhận đây là "thông lệ" ở Việt Nam để mời phóng viên ăn trưa. Reed cho biết bữa trưa ở khách sạn tại Hà Nội do báo Financial Times của ông chi trả, chỉ mất chưa tới 10 USD.
[9]
Nỗ lực thao túng truyền thông nước ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
Khi John Reed, Trưởng văn phòng Đông Nam Á của báo Financial Times lần đầu viết bài về
VinFast cho Financial Times năm 2018, Vingroup đã liên lạc với Reed chỉ vài phút sau khi bài báo được đăng lên mạng và yêu cầu báo này xóa bỏ một câu trong bài nói về mối quan hệ giữa Vingroup với hãng
BMW vốn đang hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho VinFast, nhưng Vingroup không hề nói rằng câu đó sai sự thật. Financial Times đã từ chối.
[9]
Điện thoại VSmart giống với smartphone đến từ Trung Quốc[sửa | sửa mã nguồn]
Vào tháng 8/2019, trong một video đăng trên YouTube, smartphone mới ra mắt của VinSmart - VSmart Live có hình thức giống hệt
Meizu 16XS bán ở Trung Quốc, kể cả thành phần bên trong. Ông Nguyễn Minh Việt, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thiết bị di động, công ty VinSmart, cho biết: "Trong quá trình sản xuất điện thoại, VinSmart hợp tác với nhiều hãng
ODM (Original Designed Manufacturer – Công ty thiết kế sản phẩm gốc) hàng đầu. Công ty đã hợp tác với
BQ (
Tây Ban Nha),
Fujitsu (
Nhật Bản) cũng theo cách làm này".
[66] VSmart trong tương lai cũng có định hướng phát triển trở thành nhà gia công linh kiện cho các hãng điện thoại trong và ngoài nước.
Đánh giá[sửa | sửa mã nguồn]
Bà Lê Thị Thu Thủy, phó chủ tịch tập đoàn, miêu tả Vingroup như một nhà cung ứng hàng hóa và dịch vụ cho người dân “từ lúc ra đời đến lúc chết” trong bối cảnh một quốc gia đang trong giai đoạn chuyển dịch.
[9]
Ông Đặng Hoàng Giang, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES), cho rằng: "Một phần công luận ngưỡng mộ Vingroup vì đã xây các tòa nhà cao tầng, khu nghỉ dưỡng. Một phần khác, trong đó có tôi, lo ngại sâu sắc về tác động tiêu cực lên môi trường từ một số hoạt động kinh doanh của họ, cách thức mờ ám để biến tài sản công thành tài sản của họ, và cách họ cố gắng tác động truyền thông và bịt miệng người chỉ trích."
[9][67]
Một nhà quan sát chính trị, Alexander Vuving, cho rằng "Vingroup là một trong những công ty tư nhân được quản trị tốt nhất Việt Nam. Nhưng thành công của mọi công ty tư nhân ở Việt Nam đều phụ thuộc vào quan hệ với các chính trị gia, nên số phận của Vingroup rất phụ thuộc vào các dàn xếp chính trị bên trong tầng lớp cầm quyền."
[9][67]