Từ 1 đến 5, theo em cái cơ bản nhất là vì Vingroup có đủ tiềm lực tài chính và đặc biệt là chấp nhận ném tiền qua cửa sổ để được ngồi vào bàn.
Tất cả những thứ kiểu thánh gióng như thế này sẽ trở nên vô nghĩa nếu sản xuất không thực sự mang lại lợi nhuận, bảo đảm thu hồi vốn ở một thời điểm nào đó trong giới hạn chịu đựng của nhà đầu tư. Nếu điều đó xảy ra, dù nhà đầu tư đã thu được lợi ích khác (lợi thế kinh doanh, giá trị thương hiệu hay kể cả quyền lợi chính trị, tư tưởng gì đó) thì cuối cùng đồng tiền cũng sẽ làm cái việc muôn thủa của nó là chạy về nơi mang lại lợi nhuận tốt hơn !
6 em thấy nói như vậy là nói ngoa nên ko tìm lý do
7 Em cho rằng không nên đi tìm cách giải thích những thứ chỉ mang tính quảng cáo
8 Em không chắc về 8 lắm nhưng nếu có 6 thì 6 sẽ là lý do lớn nhất cho 8
9 Vì 8 chưa đủ thuyết phục nên mới có 9 và ngược lại thì 9 lại là lý do của 8
Từ 1-3 thì cụ nói cơ bản đúng rồi.
Nhưng lấy lý do Vingroup quá giàu để giải thích vì sao họ có thể lập hàng loạt kỷ lục về thời gian và cách làm trái ngược hoàn toàn thông lệ ngành thì có gì đó sai sai.
Vingroup với 20 tỷ đô chưa là gì nếu so với thế giới. Ngay cả với các thánh chôm mẫu copy past và doanh số 30 triệu xe/năm như TQ, cũng chưa ai làm vậy.
Ở đây phải được giải thích bằng tính cách người đứng đầu.
Bản thân hậu tố "fast" đã có nghĩa là nhanh.
Nhanh bởi vì thời gian đã hết. Cơ hội gia nhập thị trường chỉ còn chừng ấy.
Nhanh bởi có thể làm được. Nếu Henry Ford đã đột phá về tốc độ sản xuất cho ngành xe hơi 1 lần bằng cách sản xuất trên dây chuyền hàng loạt thì ở thời điểm này, 1 chiếc xe hơi đã được quốc tế hoá cao độ, mô đun hoá triệt để, cho phép nhà sản xuất chỉ cần nắm những yếu tố cơ bản, then chốt, còn lại là việc phối hợp, tổ chức.
Còn tại sao ông ấy không bưng bít mẫu xe để gây tò mò thì trước hết, chẳng ai cấm việc khoe cả.
Thứ nhì, nó còn gây tò mò thích thú gấp bội.
Thứ ba, nó mang lại sức hút truyền thông, làm dấy lên sự quan tâm cho 1 hãng xe xuất phát hoàn toàn từ số không.
Thứ tư, họ bắt đầu bằng 2 dòng xe: 1 là dòng E và chất lượng hơn hẳn xe Nhật dòng D, và dòng A chất lượng dẫn đầu phân khúc là bởi vừa làn thương hiệu, vừa lấy thị trường. Hãng tuy làm lần đầu nhưng tỏ ra hiểu khách hàng và thực sự tôn trọng khách hàng.
Ở đây cần nhấn mạnh tại sao với ô tô thì Vinfast bắt đầu từ dòng cao cấp để định vị thương hiệu, và với Vinsmart thì bắt đầu từ bình dân? Bởi vì họ là người bán hàng giỏi nhất Việt Nam. Biết rõ tính cách người Việt, tầm tiền nào họ dè sẻn, tầm tiền nào họ sẽ chọn chất lượng và đẳng cấp thay vì nhăm nhăm giá rẻ. Đó là hiểu con người.
Chính tất cả những cái đó đã nói lên TRÍ (trình độ)và TẦM (đẳng cấp)của người đứng đầu hãng.
Do đó trong VINFAST, chữ T tiên phong và chữ S sáng tạo là hiển thị rõ như ban ngày.
Chữ T còn có nghĩa là tử tế, đáng tôn trọng, vì khắp châu Á trừ Nhật chưa từng có hãng xe nào đàng hoàng mua từ coing nghệ đến mẫu xe, setup 1 cách hệ thống đối tác sừng sỏ: tức là ngay từ đã tôn trọng thị trường, tôn trọng đối tác. Cách làm này tuy tốn kém nhưng đảm thắng lợi trong lâu dài vì nó mang lại lợi ích cho tất cả các bên. Không ai bị thiệt khi Vinfast thành công. Vì thế đường thành công sẽ rộng hơn.
Thị trường Việt Nam về tiềm năng sẽ lên tới 2 triệu xe/năm trong 10 năm tới. Và tương lai là xe điện, không phải là xe chạy xăng. Vinfast tham gia từ lúc này là nhắm tới đích đó và tạo đà trở thành nhà sản xuất quốc tế.
Họ có thể vẫn không thành công. Vì không ai nói trước được ngày mai. Tuy thế, cjir việc họ đã làm cũng là điều tốt đẹp cho mọi người Việt: từ lợi ích cụ thể của tạo công ăn việc làm, mang và naems giữ công nghệ lõi của ngành ô tô về cho dất nước, mang lại sự tôn trọng và rồi sẽ là kính nể của người nước ngoài đối với đất nước ta, tất cả CỐNG HIẾN đó của họ khiến ai có lương tri đều cảm thấy tự hào là lẽ hiển nhiên các cụ ạ.
Giải thích cho câu số 6 đấy.