Tuy nhiên, Mỹ vẫn coi chế độ Fidel Castro là một cái gai và quyết tâm nhổ bỏ.
Đứng trước tình thế đó, Fidel Castro bắt tay chặt với Liên Xô và đi những nước cờ hiểm độc: cho phép Liên Xô triển khai tên lửa hạt nhân trên lãnh thổ Cuba
Phía Liên Xô cũng căm tức Mỹ triển khai tên lửa đạn đạo tầm xa tại Anh, Thổ Nhĩ Kỳ và Ý
Khi John F. Kennedy tranh cử tổng thống vào năm 1960, một trong những vấn đề then chốt tranh cử của ông là khoảng cách về số lượng tên lửa được cho là thiên lệch theo hướng người Nga dẫn đầu. Trong thực tế thì Hoa Kỳ dẫn đầu Liên Xô.
Năm 1961, Liên Xô chỉ có bốn tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM). Đến tháng 10-1962, họ có thể có chừng vài chục tên lửa như vậy mặc dù một số ước tính của giới tình báo cho rằng con số đó có thể lên đến 75.
Về phía Hoa Kỳ, họ có đến 170 tên lửa đạn đạo liên lục địa và nhanh chóng chế tạo thêm. Hoa Kỳ cũng có 8 tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp George Washington và lớp Ethan Allen, mỗi chiếc có khả năng phóng 16 tên lửa Polaris có tầm xa 2.000 cây số (1.400 dặm Anh).
Khrushev vô tình làm gia tăng thêm nhận thức về sự cách biệt số tên lửa khi ông lớn tiếng khoe khoang rằng Liên Xô đang chế tạo tên lửa "giống như làm xúc xích" nhưng số lượng và khả năng của chúng thì còn xa mới là sự thật. Tuy nhiên, Liên Xô có một số lượng lớn tên lửa đạn đạo tầm trung, khoảng 700. Trong hồi ký của mình, xuất bản vào năm 1970, Khrushev viết, “Ngoài việc bảo vệ Cuba, các tên lửa của chúng ta sẽ cân bằng cái mà phương Tây thích gọi là "cán cân quyền lực"
Năm 1962 Nikita Khrushev vào đã đưa ra ý tưởng đối phó lại sự dẫn đầu ngày càng gia tăng của Hoa Kỳ trong việc phát triển và triển khai các tên lửa chiến lược bằng cách đặt các tên lửa hạt nhân tầm trung của chính mình tại Cuba.
Phản ứng của Khrushev một phần là do việc Hoa Kỳ đặt các tên lửa đạn đạo tầm trung PGM-19 Jupiter trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 4-1962.
Trước đó, năm 1958, Hoa Kỳ triển khai tên lửa Thor IRBM trên lãnh thổ Vương quốc Anh. Năm 1961 Hoa Kỳ triển khai tên lửa Jupiter IRBM trên đất Ý.
Tổng cộng có hơn 100 tên lửa Hoa Kỳ có khả năng đánh trúng Moscow bằng đầu đạn hạt nhân.