[Funland] Vì sao không lực Nhật ngày càng thua xa Trung Quốc?

Long Hoa

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-409681
Ngày cấp bằng
10/3/16
Số km
937
Động cơ
230,400 Mã lực
Tuổi
34
Nhật Bản đang gánh chịu những hậu quả tiềm ẩn khi Mỹ chưa sẵn sàng cung cấp F-22 Raptor cho không quân nước này, đây là điều khiến Tokyo ngày càng bị Bắc Kinh bỏ xa về không lực.

Tạp chí The Diplomat mới đây có bài viết với tiêu đề “Nhật Bản mất ưu thế vượt trội về không quân như thế nào?”.

Theo bài viết, Nhật Bản cùng với Iran, Israel và Ảrập Xêút là một trong bốn quốc gia được Mỹ cho phép mua máy bay chiến đấu thế hệ 4 F-15J lần đầu tiên vào những năm 1980. Lúc đó, F-15J là chiến đấu cơ vượt xa tất cả các chiến đấu cơ khác của những nước láng giềng với Nhật Bản, ngoại trừ MIG-31 của Liên Xô và Su-27 cũng của nước này được triển khai từ năm 1985.

Với 200 chiến đấu cơ F15, Nhật Bản trở thành quốc gia sở hữu phi đội chiến đấu cơ lớn thứ 3 thế giới - vị trí đã được nước này giữ từ năm 1980, chỉ sau Mỹ và Liên Xô- hai nước gần như độc quyền sản xuất các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 và luôn hạn chế xuất khẩu dòng máy bay này.

Liên Xô từ lâu đã coi Nhật Bản - nước đồng minh của Mỹ - là đối thủ chính tiềm tàng tại khu vực Đông Á, bởi Tokyo chắc chắn sẽ can thiệp vào bất kỳ cuộc xung đột nào giữa hai siêu cường này thông qua sự hiện diện với số lượng lớn quân đội Mỹ tại đây. Tuy nhiên, chính sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991 đã phần nào khiến cho sức mạnh không quân của Nhật Bản suy giảm nhanh chóng, do không còn đối thủ cạnh tranh trực tiếp nên giảm mạnh đầu tư.

Liên Xô đã bị chia tách thành nhiều nền kinh tế thành viên và một số hệ thống vũ khí hiện đại có sức mạnh nhất thế giới, trong đó bao gồm các máy bay chiến đấu, đã bị đưa ra thị trường một cách rộng rãi khi nhiều quy định về hạn chế xuất khẩu bị loại bỏ. Điều này giúp một quốc gia được hưởng lợi đặc biệt, đó là Trung Quốc.

Từ năm 1980, Trung Quốc luôn nỗ lực để phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 3 và có thể đến cuối năm 1990, nước này đã bắt đầu nghiên cứu thế hệ thứ 4. Trung Quốc đã mua tới 150 chiếc máy bay chiến đấu Su-27 và Su-30 Flanker, loại máy bay có thể làm lu mờ khả năng của F-15C và F-15J mà Nhật Bản mua từ Mỹ.

Dựa trên những mẫu thiết kế các chiến đấu cơ này, Trung Quốc đã chế tạo ra hơn 300 máy bay chiến đấu J-11, gần như giống hệt máy bay chiến đấu của Liên Xô và bây giờ là Nga. Thực tế, những chiếc máy bay đầu tiên của Trung Quốc được tạo ra là từ Su-27 và F-15J bắt đầu có đối thủ cạnh tranh mới, trong bối cảnh Nhật Bản một thập kỷ tiếp theo đã rơi vào trạng thái bất lợi cả về công nghệ và số lượng trong lĩnh vực hàng không quân sự.

Ngày nay, rất ít người nghi ngờ về các máy bay chiến đấu hiện đại của Trung Quốc. Những chiến đấu cơ mạnh nhất của Nga như Su-35 thế hệ “4++” và J-20 thế hệ thứ 5 của Trung Quốc đã vượt xa F-15J của những năm 1970. Tuy nhiên, lực lượng chính của không lực Trung Quốc vẫn là J-11 thế hệ thứ 4, nên việc so sánh sức mạnh với nền tảng F-15 của Nhật Bản vẫn còn nhiều tranh cãi.

Lực lượng không quân của cả Trung Quốc và Nhật Bản hiện đều được tập trung nguồn lực đáng kể để phát triển và huấn luyện, tuy nhiên điểm chung là không có nhiều kinh nghiệm chiến đấu thực tế. Dù so với Nhật Bản, Trung Quốc dường như có chút kinh nghiệm hơn khi tham gia vào cuộc chiến không quân ngắn ngủi với Mỹ trên Bán đảo Triều Tiên, trong khi Nhật Bản chưa tham gia vào một cuộc chiến nào kể từ khi máy bay phản lực xuất hiện.

Tuy nhiên, điều này cho thấy sức mạnh so sánh về không lực giữa Nhật Bản và Trung Quốc chủ yếu sẽ được quyết bởi các yếu tố về công nghệ hơn là chất lượng phi công.

Một cuộc thử nghiệm liên quan tới khả năng chiến đấu giữa các máy bay Nga và Mỹ đã được tổ chức tại Ấn Độ năm 2004. Tại cuộc thử nghiệm này, các chiến đấu cơ Su-30 do phi công Ấn Độ điều khiển đã đối mặt với chiến đấu cơ hiện đại của Mỹ lúc đó là F-15C Eagle. Kết quả cho thấy Su-30 đã giành chiến thắng với tỷ lệ 9 thắng và 1 thua.


Chiến cơ của không lực Nhật Bản xét về khả năng gần giống với F-15C Eagle, trong khi J-11 của Trung Quốc tương đương với Su-30. Tuy nhiên, J-11 có thể triển khai các tên lửa không đối không R-27 và R-77 có thể tấn công từ khoảng cách 130 km và 110 km, tên lửa Trung Quốc tự sản xuất PL-12 cũng có tầm bắn 100km. Trong khi tên lửa với tầm bắn dài nhất mà F-15J có thể mang là AIM-120B chỉ có tầm bắn 75km.

Mỹ đã phát triển loại tên lửa hiện đại AIM-120C, song tên lửa này chỉ có thể triển khai cho các chiến đấu cơ tiên tiến như F-22 Raptor mà không thể sử dụng cho F-15J. Ngoài ra, Trung Quốc và Nga đã phát triển các tên lửa hiện đại phù hợp với các chiến đấu cơ tiên tiến, đây là một lợi thế đáng kể so với Nhật Bản. Ngay cả khi so sánh với F-15J, J-11 vẫn có chút ưu thế hơn cả về radar và tầm bay.

Tuy nhiên, giữa J-11 và F-15J vẫn chưa có sự khác biệt đáng kể nếu căn cứ vào dữ liệu so sánh trên. J-11 sở hữu khả năng duy trì tốc độ cao hơn, có thể tấn công ở các góc cao hơn, trong khi F-15J có tốc độ cực đại cao hơn, trần bay cao hơn và số lượng đầu đạn mang được lớn hơn.

Trung Quốc cũng cho thấy sẽ tiếp tục chiếm ưu thế không quân trước Nhật Bản khi tiếp tục phát triển chiến đấu cơ J-20 thế hệ thứ 5 với công nghệ vượt trội có khả năng trang bị tên lửa không đối không PL-15 có tầm bắn trên 300km, cùng với đó là chiến đấu cơ J-11D - một nền tảng thế hệ "4+" sử dụng các biến thể cải tiến của động cơ WS-10, với công nghệ radar quét mảng bằng điện tử, hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại.

Trong khi việc Mỹ không sản xuất được nhiều nền tảng vượt trội cho F-15 đã khiến Nhật Bản không có cách nào để nâng cấp các chiến đấu cơ F-15 đang sở hữu nên khả năng của F-15 ngày càng bị J-11 bỏ xa.

Không lực Trung Quốc đang ngày càng vượt trội so với Nhật Bản là kết quả của việc Bắc Kinh đã không ngừng hiện đại hóa lực lượng không quân những năm gần đây, trong khi Mỹ chưa sẵn sàng cung cấp các chiến đấu cơ hiện đại nhất cho các đồng minh như F-22 thế hệ thứ 5 hay “4++”, những máy bay tương đồng với Su-35 của Nga.

Theo một báo cáo năm 2009 của Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách Mỹ (CSBA) có trụ sở ở Washington, Nhật Bản đang gánh chịu những hậu quả tiềm ẩn khi Mỹ chưa sẵn sàng cung cấp F-22 Raptor cho không quân nước này, đây là điều khiến Tokyo ngày càng bị Bắc Kinh bỏ xa về không lực.

Do đó, Nhật Bản buộc phải dựa nhiều vào sự hiện diện của quân đội Mỹ trên lãnh thổ nước này cũng như sẽ phải đầu tư nhiều hơn vào việc phát triển các chiến đấu cơ tiên tiến, trong bối cảnh nước láng giềng Trung Quốc đang không ngừng hiện đại hóa không quân.

http://vietnamnet.vn/vn/the-gioi/binh-luan-quoc-te/vi-sao-khong-luc-nhat-ngay-cang-thua-xa-trung-quoc-431311.html
 

ngoctrangkute

Xe buýt
Biển số
OF-179017
Ngày cấp bằng
28/1/13
Số km
551
Động cơ
342,300 Mã lực
Cái này cứ phải thực chiến mới biết được ai thua ai ợ...
 

ỐC BIỂN 2018

Xe tải
Biển số
OF-555356
Ngày cấp bằng
25/2/18
Số km
390
Động cơ
155,960 Mã lực
Nơi ở
Đại dương
Sau chiến tranh, Nhật chú trọng chiến lược phát triển KHCN gắn liền với kinh tế. Lấy kinh tế làm vũ khí chính.
TQ từ khi bắt đầu nổi lên, với lợi thế dân đông nên chiến lược là phát triển kinh tế và dồn tiền đầu tư quân sự để cả kinh tế và quân sự làm vũ khí gây sức ép lên thiên hạ.
Công bằng mà nói TQ cũng phải hi sinh nhiều thứ để có được những thành quả quân sự nhanh như ngày hôm nay.
 

dexom

Xe trâu
Biển số
OF-63376
Ngày cấp bằng
5/5/10
Số km
31,349
Động cơ
1,000,399 Mã lực
Nơi ở
Thiên Đường
Chú Nhật này mà đã đầu tư vào thì phát triển nhanh thôi.
 

Ấm Chén

Xe hơi
Biển số
OF-294292
Ngày cấp bằng
30/9/13
Số km
136
Động cơ
312,859 Mã lực
Nơi ở
Là nơi đất ở
Cách đây hơn 70 niên mà chú lùn đã SX được máy bay hạ cánh trên tàu sân bay rồi ........Nếu chú ấy bây giờ muốn đầu tư chạy đua với với bọn Tung Của thì cửa thắng còn sáng lắm..............
 
Chỉnh sửa cuối:

Húng chó

Xe đạp
Biển số
OF-424785
Ngày cấp bằng
25/5/16
Số km
36
Động cơ
217,420 Mã lực
Nhật bị kìm kẹp nên phụ thuộc thằng bảo kê mẽo chứ nhả ra không quân nó với tàu chả khác gì Lexus so với Lifan :D
 

7usd

Xe container
Biển số
OF-75041
Ngày cấp bằng
10/10/10
Số km
6,378
Động cơ
480,314 Mã lực
Cách đây hơn 70 niên mà chú lùn đã SX được máy bay hạ cánh trên tàu sân bay rồi ........Nếu chú ấy bây giờ muốn đầu tư chạy đua với với bọn Tung Của thì cửa thắng còn sáng lắm..............

Thời đó nước mình vẫn đi xe kéo tay. Kinh thật.
 

reprocess_ed

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98860
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
2,149
Động cơ
413,680 Mã lực
Nơi ở
lò đúc
cụ thớt thủ dâm tinh thần cho khựa mọi vãi.

Nên nhớ trước 1945, Nhật nó đã đi thiết giáp hạm Yamato khổng lồ tung hoành ngang dọc trên thái Bình Dương, hấp diêm cả châu Á, up sọt Trân Châu Cảng Mẽo - còn chú khựa đang gậy gộc vác đá đánh nhau, thằng Hoàng Phi Hồng thì tung cước đánh chết chó Tây xong vỗ ngực xưng anh hùng Trung Hoa:

Về sau Lục Chính Cương tìm đến nơi trú ẩn của Hoàng Phi Hồng, kể lại chuyện người phương Tây đem chó berger đến khiêu chiến và nhiều nhà sư bị chó tấn công. Hoàng Phi Hồng đùng đùng nổi giận lập tức đến Hương Giang đập gãy xương sống con chó hung thần ấy. Ngày hôm sau báo chí Hồng Kông chạy tên bài đỏ về tin này và gọi đó là "chí khí người Trung Quốc".
 
Chỉnh sửa cuối:

hailuatn

Xe container
Biển số
OF-13656
Ngày cấp bằng
2/3/08
Số km
9,342
Động cơ
574,144 Mã lực
Làm gì có chuyện Iran được mua?
 

Xichlo0banh

Xe tăng
Biển số
OF-534086
Ngày cấp bằng
26/9/17
Số km
1,244
Động cơ
-61,242 Mã lực
Tuổi
51
Động cơ máy bay TQ đặt hàng Nhật hay sao ý :)
 

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
33,629
Động cơ
970,446 Mã lực
Lịch sử chứng minh: Nhật luôn bóp mũi khựa ;))
 

sparta.leonidas

Xe ngựa
Biển số
OF-368450
Ngày cấp bằng
28/5/15
Số km
26,342
Động cơ
437,878 Mã lực
cụ thớt thủ dâm tinh thần cho khựa mọi vãi. Nên nhớ trước 1945, nó đã đi thiết giáp hạm Yamato khổng lồ tên thái Bình Dương còn chứ khựa đang gậy gộc vác đá đánh nhau, Hoàng Phi Hồng thì tung cước đánh chết chó Tây xong vỗ ngực xưng anh hùng
Cụ í quan tâm đến khựa mà không để ý mấy đến anh bạn xứ Phù Tang.
 

Moriarty

Xe container
Biển số
OF-84825
Ngày cấp bằng
10/2/11
Số km
6,862
Động cơ
525,298 Mã lực
Khựa toàn hàng tự chế, trong khi Nhật kể cả ko có F22 thì còn F16, F15 hàng nhập. Đợi đấy mà nó kém hơn.
 

Kuu

Xe lăn
Biển số
OF-128472
Ngày cấp bằng
26/1/12
Số km
11,790
Động cơ
1,231,487 Mã lực
cụ thớt thủ dâm tinh thần cho khựa mọi vãi. Nên nhớ trước 1945, nó đã đi thiết giáp hạm Yamato khổng lồ tên thái Bình Dương còn chứ khựa đang gậy gộc vác đá đánh nhau, Hoàng Phi Hồng thì tung cước đánh chết chó Tây xong vỗ ngực xưng anh hùng
Chuẩn, Man!
 

sudichat2002

Xe container
Biển số
OF-48729
Ngày cấp bằng
14/10/09
Số km
6,892
Động cơ
537,117 Mã lực
Em đọc cái tiêu đề em đã biết trình độ của cụ chủ thớt như thế nào rồi ạ, F22 và máy bay cấm xuất khẩu của không quân Mỹ, dưới bất kỳ hình thức nào, chắc cụ chủ thớt hoặc cái đứa viết bài nó nhầm F22 với F35 (hàng xuất khẩu)
 

tab00

Xe điện
Biển số
OF-453446
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
3,639
Động cơ
245,705 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
So sánh vớ vẩn. J-11 sao chép Su-27; còn J-16 mới sao chép J-30. TQ còn có quả J-20 sao chép lung tung cả Nga lẫn Mỹ. Nhưng tính năng của mớ này toàn được tô vẽ. Mitsubishi mà sx hàng loạt X-2 thì TQ đái ra máu.
 

Lambpro84

Xe buýt
Biển số
OF-364787
Ngày cấp bằng
28/4/15
Số km
589
Động cơ
260,650 Mã lực
Nơi ở
hàng xóm nhà đồng chí x
Theo HP Nhật thì an ninh do Mỹ phụ trách. Có gì Mỹ lo, lăn tăn gì :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top