[Funland] Vì sao đàn ông Tây không tặng quà 8/3

edc

Xe lăn
Biển số
OF-195781
Ngày cấp bằng
27/5/13
Số km
12,924
Động cơ
417,538 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Trẻ con/người già/người tàn tật > phụ nữ > chó > đàn ông
theo Tây thì nó thế này :)) khéo Tây nó đang yêu cầu ngày nam giới ý chứ
Trong khi đó mấy cái CQ ở ta chuẩn bị cả tuần để kỷ niệm, hát hò, phong bì.......:)))
 

Vie.ABC

Xe container
Biển số
OF-106504
Ngày cấp bằng
22/7/11
Số km
5,558
Động cơ
439,566 Mã lực
"Ngày 8/3, thấy tôi chúc mừng và tặng hoa, chị đồng nghiệp Mỹ ngạc nhiên, lắc đầu và nói xứ họ không như vậy", nhà báo Phạm Hồng Phước kể.

Nhớ về kỷ niệm vài năm trước, nhà báo, chuyên gia công nghệ thông tin Phạm Hồng Phước, TP HCM, cho biết, lúc ấy, ông mới hay lâu nay mình đã hiểu sai về ngày 8/3. Khi từ chối hoa của ông, các nữ đồng nghiệp Mỹ giải thích, họ quan niệm chỉ có những nước nào phụ nữ còn chịu nhiều thiệt thòi mới phải tổ chức ngày này.

"Ở Mỹ, phụ nữ đứng top 4 trong xã hội (phụ nữ, trẻ em, chó và đàn ông) nên họ thấy không có lý do gì cần phải dành riêng một ngày để 'vinh danh'", ông Phước chia sẻ.


Nhà báo, chuyên gia công nghệ thông tin Phạm Hồng Phước. Ảnh: NVCC.

Theo Telegraph, chưa rõ thời điểm bắt đầuchính xác ngày Quốc tế phụ nữ, nhưng sự kiện chính thức ghi nhận là vào năm 1908, khi 15.000 phụ nữ diễu hành ở thành phố New York đòi quyền được bầu cử, được trả lương tốt hơn và làm việc ít giờ hơn. Một năm sau đó, ngày phụ nữ quốc gia đầu tiên được tổ chức ở Mỹ.

Ngày quốc tế phụ nữ được chính thức công nhận năm 1911 bằng một sự kiện được tổ chức ở 4 nước Áo, Đan Mạch, Đức và Thụy Sĩ với hơn một triệu người tham dự. Năm 2011, cựu tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố tháng 3 trở thành "Tháng lịch sử của phụ nữ".

Tại sao ngày nay chúng ta vẫn kỷ niệm ngày này? Mục đích ban đầu - đạt được sự bình đẳng giới cho phụ nữ trên toàn cầu - vẫn chưa được nhận thức rõ. Chênh lệch về trả lương giữa hai giới vẫn tồn tại khắp hành tinh và phụ nữ vẫn chưa có vị trí cân bằng trên thương trường hay trong chính trị. Các con số thống kê vẫn cho thấy, chị em vẫn chịu thiệt thòi hơn về giáo dục, chăm sóc sức khỏe và vẫn phải chịu nhiều bạo hành.

Theo Diễn đàn kinh tế thế giới, khoảng cách giữa hai giới chưa thể xóa bỏ cho tới năm 2186. Chính vì thế, ngày 8/3, phụ nữ khắp thế giới cùng nhau nỗ lực để cả thế giới công nhận những sự bất bình đẳng này, đồng thời ăn mừng những thành tựu đạt được khi vượt qua các rào cản họ vấp phải.

Cũng chính vì lý do đó, ở các nước văn minh, 8/3 không phải là dịp để phụ nữ nhận hoa, quà, những lời chúc mừng mà họ hướng đến những điều lớn hơn, thuộc về quyền của phụ nữ cũng như quyền của con người.

Nhà báo Trương Anh Ngọc, Thông tấn xã Việt Nam cho biết, khi anh làm phóng viên thường trú tại Italy, anh khá ngạc nhiên khi thấy vào ngày này, nếu được tặng hoa hay quà, phụ nữ Phương Tây từ chối nhận vì họ cho rằng hành vi đó chỉ mang tính hình thức và thể hiện sự bất bình đẳng, đi ngược với tiêu chí ngày lễ.

Còn với nam giới, 365 ngày đều là 8/3 vì ngày nào những người chồng cũng chia sẻ mọi trách nhiệm gia đình với vợ, vào bếp nấu nướng, phụ trách việc nhà. Họ coi đó là một điều hiển nhiên.


Nhà báo Trương Anh Ngọc tại Italya. Ảnh: NVCC.

"Một người bạn 70 tuổi người Italy bảo với tôi rằng 'Nếu không sống vì gia đình thì đừng lấy vợ và có con nữa'. Và ở đây, đàn ông thực sự rất 'gia đình'", anh chia sẻ. Từng sống lâu năm ở nước ngoài, anh cho rằng, đàn ông phương Tây ga lăng và biết chăm sóc phụ nữ không phải vì để lấy lòng, mà bởi từ bé họ đã được dạy phải tôn trọng người khác giới.

Bản thân anh Ngọc cũng cho rằng, ở Việt Nam, chẳng có lý do gì để ăn mừng khi rất nhiều người hiểu sai về ngày 8/3. Ngày này không phải để tặng quà, hoa mà là để đấu tranh cho các quyền của phụ nữ.

"Hãy nghĩ đến bao nhiêu bé gái bị xâm hại tình dục, những thiếu nữ bị bắt làm vợ ở miền núi, những phụ nữ Việt lang thang xứ người làm gái mại dâm và rất nhiều chị em phải hy sinh ước mơ vì hôn nhân hoặc không được học lên cao bởi bị gia đình ngăn cản, những bà mẹ đơn thân bị khinh rẻ... Họ không cần quà hay lời chúc tụng", anh nói.

Nói về phong trào, tặng hoa, quà cho vợ, bạn gái, nữ đồng nghiệp... của nam giới ngày 8/3 tại Việt Nam, ông Pereric Högberg, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam cho rằng đó là một hành động đẹp, thể hiện sự tôn trọng những người phụ nữ mình yêu quý nhưng theo ông, nên tặng hoa chị em hằng tuần, hằng ngày chứ không chỉ vào một dịp.



Ông Pereric Högberg, Đại sứ Thụy Điển. Ảnh: NVCC.

Ông Pereric Högberg cho hay, tại Thụy Điển, vấn đề giới và bình đẳng giới là trung tâm của các chương trình phát triển 50 năm qua. Chính phủ tạo ra nhiều thay đổi về hành lang pháp lý để đảm bảo môi trường bình đẳng hơn cho phụ nữ, nổi bật nhất là chính sách "Ngày nghỉ của cha mẹ" có từ năm 1974, cho phép các ông bố "nghỉ đẻ" để chăm sóc vợ và em bé. Ngày nay, việc người cha không "nghỉ đẻ" thậm chí còn được coi là điều lạ.

Bản thân ông Högberg cũng nghỉ làm 5 tháng khi vợ sinh lần đầu và 3 tháng khi vợ sinh lần hai. "Trong nhà, tôi là đầu bếp chính. Nấu ăn, hút bụi, là ủi quần áo cho vợ con cũng là công việc thường xuyên của tôi", ông chia sẻ.

Ông cho biết, ngày 8/3, Thụy Điển không có lễ hội, ăn mừng. Mọi người coi đó là ngày để cùng nhau kỷ niệm và nhận ra vẫn còn nhiều việc cần phải làm để đạt tới sự bình đẳng giới và cố gắng làm việc đó cả 365 ngày.


Nhà văn Tâm Phan và chồng. Ảnh: NVCC.

Lấy chồng Tây và định cư nhiều năm tại Thụy Sĩ, nhà văn Tâm Phan cho biết, ngày 8/3 với chị cũng giống mọi ngày khác, nghĩa là trong nhà đã có sẵn những bông hồng do tự tay chồng chị chăm bón, đi làm về anh chăm con và giúp vợ làm việc nhà như 364 ngày còn lại.

"Tôi thấy khá buồn cười vì Việt Nam là một trong số rất ít các quốc gia tổ chức mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 trong khi phụ nữ Việt phần lớn bị đối xử bất bình đẳng so với nam giới. Phải chăng nó như là một phần thưởng mỗi năm chỉ có một lần cho chị em được 'mở mày mở mặt' để rồi ngày hôm sau và bao nhiêu ngày khác lại quay về với cái 'máng lợn' vừa đi làm vừa chăm con vừa lo toan tất tật việc nhà?", chị Tâm Phan bày tỏ.

Để có hạnh phúc đích thực, theo chị, phụ nữ cần bỏ hết các nhãn mác người đời gán cho mà chú ý tới những gì mình được đối xử hằng ngày. "Hãy tự mang lại niềm vui và tiếng cười cho bản thân. Hạnh phúc tại tâm chứ nó không nằm trong tay ai khác", nhà văn chia sẻ.


---------------------------------------------
P/S: Các cụ thấy mấy anh Tây lông làm có đúng không ạ?
Các cụ nước em bảo : Sống đâu thì âu đấy , mấy thèng nhà báo vớ vẩn này chỉ được cái Phá Bĩnh !...
 

mh77

Xe hơi
Biển số
OF-314464
Ngày cấp bằng
3/4/14
Số km
119
Động cơ
296,480 Mã lực
VN vốn có nhiều phong trào.....
 

bobesoc

Xe tăng
Biển số
OF-187901
Ngày cấp bằng
2/4/13
Số km
1,548
Động cơ
338,103 Mã lực
Đúng là văn Minh xứ Ng cao hơn mình nhiều quá
 

bỉnh khiêm

Xe tải
Biển số
OF-489289
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
458
Động cơ
193,932 Mã lực
Tuổi
27
Ngày này bông trở nên nặng nhọc vì bồng dưng mấy thím chủ hàng hoa lại đồng loạt tăng giá hóa đến phát sợ, mà có thiếu quái đâu cơ chứ :)
 

le_petit

Xe điện
Biển số
OF-474710
Ngày cấp bằng
3/12/16
Số km
2,223
Động cơ
724,471 Mã lực
8-3 và 20-11 ngày xưa chỉ có các ông +TÀI tổ chức. Sau tan rã mịa nó mất nên chỉ có nhõn xứ Vệ ôm mãi giấc mộng quá khứ vinh quang chuyến 20-11 làm ngày của mình, có ngày 20-10 rồi nên đếch chuyển tên ngày 8-3 được. Vì vậy, ngày 8-3 có mỗi xứ mình cuống lên chứ cuốc với tế cái đếch gì!
 

hoangminh3B

Xe tăng
Biển số
OF-81189
Ngày cấp bằng
26/12/10
Số km
1,763
Động cơ
429,699 Mã lực
Em thấy VIệt nam mình cái gì cũng làm quá lên
 

tqttn2007

Xe điện
Biển số
OF-47628
Ngày cấp bằng
29/9/09
Số km
4,455
Động cơ
1,201,854 Mã lực
Nơi ở
Việt Nam
Em lạc hậu nên chót tặng quà gấu rồi! Năm sau huỷ!
 

nhtutehy

Xe điện
Biển số
OF-25982
Ngày cấp bằng
18/12/08
Số km
3,293
Động cơ
509,379 Mã lực
Tuổi
36
Nơi ở
1 chốn 2 nơi
Website
www.facebook.com
Đến 9/3 thì chỉ khổ các cô lao công thôi . Xe rác lại đầy thêm 1 ít hoa .
 

kimma

Xe điện
Biển số
OF-303895
Ngày cấp bằng
5/1/14
Số km
3,477
Động cơ
331,179 Mã lực
Ngày này rất bình thường như bao ngày khác. VN chúng ta phô trương vớ vẩn. Chứ đa số tây lông không coi trọng ngày này. Ok. 8/3 vì chị em cũng đc . Không có sao. Nhưng em thấy cái nhố nhăng và nhạt toẹt nhất là cái ngày 20-10. Cực kỳ vớ vẩn. Vứt pà nó vào đống rác quá khứ cho rồi
 

csan

Xe tải
Biển số
OF-70293
Ngày cấp bằng
9/8/10
Số km
238
Động cơ
430,800 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nếu các cụ làm CQ NN...Thì thấy ngày này rất phù phiếm. CQ Nhỏ thì vài chục bó hoa,lớn cả trăm bó để chật phòng xong đem vứt
 

Zaruka

Xe tải
Biển số
OF-392186
Ngày cấp bằng
15/11/15
Số km
477
Động cơ
239,240 Mã lực
Tuổi
48
Ngày này em thấy quá hay và ý nghĩa đấy các cụ ạ, thúc đẩy kinh doanh, dịch vụ phát triển ra trò đấy ạ.
 

STElectrics

Xe lăn
Biển số
OF-310909
Ngày cấp bằng
8/3/14
Số km
14,683
Động cơ
344,451 Mã lực
Nơi ở
Hà Đông
Đệch mợ, có cái ngày 8/3 cũng đã dở hơi rồi lại còn thêm 20/10 nữa chứ!
 

autobahn-hanoi

Xe tăng
Biển số
OF-62019
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
1,967
Động cơ
469,656 Mã lực
Nơi ở
Ngã 3 đường
"Ngày 8/3, thấy tôi chúc mừng và tặng hoa, chị đồng nghiệp Mỹ ngạc nhiên, lắc đầu và nói xứ họ không như vậy", nhà báo Phạm Hồng Phước kể.

Nhớ về kỷ niệm vài năm trước, nhà báo, chuyên gia công nghệ thông tin Phạm Hồng Phước, TP HCM, cho biết, lúc ấy, ông mới hay lâu nay mình đã hiểu sai về ngày 8/3. Khi từ chối hoa của ông, các nữ đồng nghiệp Mỹ giải thích, họ quan niệm chỉ có những nước nào phụ nữ còn chịu nhiều thiệt thòi mới phải tổ chức ngày này.

"Ở Mỹ, phụ nữ đứng top 4 trong xã hội (phụ nữ, trẻ em, chó và đàn ông) nên họ thấy không có lý do gì cần phải dành riêng một ngày để 'vinh danh'", ông Phước chia sẻ.


Nhà báo, chuyên gia công nghệ thông tin Phạm Hồng Phước. Ảnh: NVCC.

Theo Telegraph, chưa rõ thời điểm bắt đầuchính xác ngày Quốc tế phụ nữ, nhưng sự kiện chính thức ghi nhận là vào năm 1908, khi 15.000 phụ nữ diễu hành ở thành phố New York đòi quyền được bầu cử, được trả lương tốt hơn và làm việc ít giờ hơn. Một năm sau đó, ngày phụ nữ quốc gia đầu tiên được tổ chức ở Mỹ.

Ngày quốc tế phụ nữ được chính thức công nhận năm 1911 bằng một sự kiện được tổ chức ở 4 nước Áo, Đan Mạch, Đức và Thụy Sĩ với hơn một triệu người tham dự. Năm 2011, cựu tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố tháng 3 trở thành "Tháng lịch sử của phụ nữ".

Tại sao ngày nay chúng ta vẫn kỷ niệm ngày này? Mục đích ban đầu - đạt được sự bình đẳng giới cho phụ nữ trên toàn cầu - vẫn chưa được nhận thức rõ. Chênh lệch về trả lương giữa hai giới vẫn tồn tại khắp hành tinh và phụ nữ vẫn chưa có vị trí cân bằng trên thương trường hay trong chính trị. Các con số thống kê vẫn cho thấy, chị em vẫn chịu thiệt thòi hơn về giáo dục, chăm sóc sức khỏe và vẫn phải chịu nhiều bạo hành.

Theo Diễn đàn kinh tế thế giới, khoảng cách giữa hai giới chưa thể xóa bỏ cho tới năm 2186. Chính vì thế, ngày 8/3, phụ nữ khắp thế giới cùng nhau nỗ lực để cả thế giới công nhận những sự bất bình đẳng này, đồng thời ăn mừng những thành tựu đạt được khi vượt qua các rào cản họ vấp phải.

Cũng chính vì lý do đó, ở các nước văn minh, 8/3 không phải là dịp để phụ nữ nhận hoa, quà, những lời chúc mừng mà họ hướng đến những điều lớn hơn, thuộc về quyền của phụ nữ cũng như quyền của con người.

Nhà báo Trương Anh Ngọc, Thông tấn xã Việt Nam cho biết, khi anh làm phóng viên thường trú tại Italy, anh khá ngạc nhiên khi thấy vào ngày này, nếu được tặng hoa hay quà, phụ nữ Phương Tây từ chối nhận vì họ cho rằng hành vi đó chỉ mang tính hình thức và thể hiện sự bất bình đẳng, đi ngược với tiêu chí ngày lễ.

Còn với nam giới, 365 ngày đều là 8/3 vì ngày nào những người chồng cũng chia sẻ mọi trách nhiệm gia đình với vợ, vào bếp nấu nướng, phụ trách việc nhà. Họ coi đó là một điều hiển nhiên.


Nhà báo Trương Anh Ngọc tại Italya. Ảnh: NVCC.

"Một người bạn 70 tuổi người Italy bảo với tôi rằng 'Nếu không sống vì gia đình thì đừng lấy vợ và có con nữa'. Và ở đây, đàn ông thực sự rất 'gia đình'", anh chia sẻ. Từng sống lâu năm ở nước ngoài, anh cho rằng, đàn ông phương Tây ga lăng và biết chăm sóc phụ nữ không phải vì để lấy lòng, mà bởi từ bé họ đã được dạy phải tôn trọng người khác giới.

Bản thân anh Ngọc cũng cho rằng, ở Việt Nam, chẳng có lý do gì để ăn mừng khi rất nhiều người hiểu sai về ngày 8/3. Ngày này không phải để tặng quà, hoa mà là để đấu tranh cho các quyền của phụ nữ.

"Hãy nghĩ đến bao nhiêu bé gái bị xâm hại tình dục, những thiếu nữ bị bắt làm vợ ở miền núi, những phụ nữ Việt lang thang xứ người làm gái mại dâm và rất nhiều chị em phải hy sinh ước mơ vì hôn nhân hoặc không được học lên cao bởi bị gia đình ngăn cản, những bà mẹ đơn thân bị khinh rẻ... Họ không cần quà hay lời chúc tụng", anh nói.

Nói về phong trào, tặng hoa, quà cho vợ, bạn gái, nữ đồng nghiệp... của nam giới ngày 8/3 tại Việt Nam, ông Pereric Högberg, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam cho rằng đó là một hành động đẹp, thể hiện sự tôn trọng những người phụ nữ mình yêu quý nhưng theo ông, nên tặng hoa chị em hằng tuần, hằng ngày chứ không chỉ vào một dịp.



Ông Pereric Högberg, Đại sứ Thụy Điển. Ảnh: NVCC.

Ông Pereric Högberg cho hay, tại Thụy Điển, vấn đề giới và bình đẳng giới là trung tâm của các chương trình phát triển 50 năm qua. Chính phủ tạo ra nhiều thay đổi về hành lang pháp lý để đảm bảo môi trường bình đẳng hơn cho phụ nữ, nổi bật nhất là chính sách "Ngày nghỉ của cha mẹ" có từ năm 1974, cho phép các ông bố "nghỉ đẻ" để chăm sóc vợ và em bé. Ngày nay, việc người cha không "nghỉ đẻ" thậm chí còn được coi là điều lạ.

Bản thân ông Högberg cũng nghỉ làm 5 tháng khi vợ sinh lần đầu và 3 tháng khi vợ sinh lần hai. "Trong nhà, tôi là đầu bếp chính. Nấu ăn, hút bụi, là ủi quần áo cho vợ con cũng là công việc thường xuyên của tôi", ông chia sẻ.

Ông cho biết, ngày 8/3, Thụy Điển không có lễ hội, ăn mừng. Mọi người coi đó là ngày để cùng nhau kỷ niệm và nhận ra vẫn còn nhiều việc cần phải làm để đạt tới sự bình đẳng giới và cố gắng làm việc đó cả 365 ngày.


Nhà văn Tâm Phan và chồng. Ảnh: NVCC.

Lấy chồng Tây và định cư nhiều năm tại Thụy Sĩ, nhà văn Tâm Phan cho biết, ngày 8/3 với chị cũng giống mọi ngày khác, nghĩa là trong nhà đã có sẵn những bông hồng do tự tay chồng chị chăm bón, đi làm về anh chăm con và giúp vợ làm việc nhà như 364 ngày còn lại.

"Tôi thấy khá buồn cười vì Việt Nam là một trong số rất ít các quốc gia tổ chức mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 trong khi phụ nữ Việt phần lớn bị đối xử bất bình đẳng so với nam giới. Phải chăng nó như là một phần thưởng mỗi năm chỉ có một lần cho chị em được 'mở mày mở mặt' để rồi ngày hôm sau và bao nhiêu ngày khác lại quay về với cái 'máng lợn' vừa đi làm vừa chăm con vừa lo toan tất tật việc nhà?", chị Tâm Phan bày tỏ.

Để có hạnh phúc đích thực, theo chị, phụ nữ cần bỏ hết các nhãn mác người đời gán cho mà chú ý tới những gì mình được đối xử hằng ngày. "Hãy tự mang lại niềm vui và tiếng cười cho bản thân. Hạnh phúc tại tâm chứ nó không nằm trong tay ai khác", nhà văn chia sẻ.


---------------------------------------------
P/S: Các cụ thấy mấy anh Tây lông làm có đúng không ạ?
mình ở khoai tây 13 năm, chưa bao giờ các bạn ấy có ngày 8-3 này mà chỉ có ngày của mẹ và ngày của cha. các bạn ấy cũng k có ngày 1-6, 14-2 cũng k đc quan tâm. vì với các bạn ấy ngày nào trong năm chả là 14-2, vì đã là tình nhân thì phải quan tâm mỗi moment chứ, 1-6 cũng thế, k cần quan tâm vì trẻ em xếp số 1 với bọn khoai tây, phụ nữ xếp số 2, chó số 3....; kể từ khi về VN, tớ vẫn giữ quan điểm đó, tớ làm việc nhà giúp vợ con hàng ngày nên k cần 8-3 để thể hiện việc đó. Tuy nhiên ở VN ta, một số anh em đàn ông khá gia trưởng và k bao giờ làm việc nhà, nên cần 8-3 là chuẩn đấy.
 

MiTa

Xe cút kít
Biển số
OF-30644
Ngày cấp bằng
5/3/09
Số km
16,526
Động cơ
678,707 Mã lực
E thấy e Hari Won nó bẩu ở Đại Hàn nó cũng chả thấy ai tặng ai ngày này, sang VN mới thấy. Chắc xứ ta văn minh tiến bộ hơn bọn nó.
 

dungsonghan

Xe buýt
Biển số
OF-345426
Ngày cấp bằng
4/12/14
Số km
710
Động cơ
276,818 Mã lực
Trang web IWD (International Women’s Day) cho biết chỉ có 27 quốc gia lấy “Ngày quốc tế phụ nữ 8/3" làm ngày lễ kỷ niệm chính thức, chiếm vỏn vẹn 14% trên tổng số các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc (193 quốc gia) mà thôi!
Đó là các nước: Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Cuba, Lào, Campuchia, Afghanistan, Armenia, Azerbaijan, Belarus, Georgia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Moldova, Mông Cổ, Montenegro, Nga, Tajikistan, Turkmenistan, Ukraine, Uzbekistan, Zambia, Burkina Faso, Guinea-Bissau, Madagascar, Uganda và Nepal.
Phân tích danh sách, chúng ta thấy gì? Ngoài Nepal (một nước nhỏ bé ở châu Á) và năm nước châu Phí (Burkina Faso, Guinea-Bissau, Madagascar, Uganda, Zambia).
 

athk

Xe tăng
Biển số
OF-314375
Ngày cấp bằng
3/4/14
Số km
1,610
Động cơ
809,654 Mã lực
Trang web IWD (International Women’s Day) cho biết chỉ có 27 quốc gia lấy “Ngày quốc tế phụ nữ 8/3" làm ngày lễ kỷ niệm chính thức, chiếm vỏn vẹn 14% trên tổng số các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc (193 quốc gia) mà thôi!
Đó là các nước: Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Cuba, Lào, Campuchia, Afghanistan, Armenia, Azerbaijan, Belarus, Georgia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Moldova, Mông Cổ, Montenegro, Nga, Tajikistan, Turkmenistan, Ukraine, Uzbekistan, Zambia, Burkina Faso, Guinea-Bissau, Madagascar, Uganda và Nepal.
Phân tích danh sách, chúng ta thấy gì? Ngoài Nepal (một nước nhỏ bé ở châu Á) và năm nước châu Phí (Burkina Faso, Guinea-Bissau, Madagascar, Uganda, Zambia).
Số liệu này đã nói lên nhiều thứ phết cụ nhỉ =D>
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top