- Biển số
- OF-87421
- Ngày cấp bằng
- 4/3/11
- Số km
- 1,483
- Động cơ
- 422,580 Mã lực
- Tuổi
- 38
UBND Hà Nội cho biết, đã đề nghị Chính phủ tăng mức phạt đối với một số hành vi vi phạm và cho phép thành phố áp dụng thêm một số biện pháp như tạm giữ biển số ôtô...
> Sẽ phạt 'nguội' cả ôtô biển xanh, biển đỏ vi phạm
UBND Hà Nội vừa gửi báo cáo tới Ủy ban Pháp luật Quốc hội về việc thực hiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông. Theo đó, trong 3 năm 2009-2011, gần 2,6 triệu trường hợp vi phạm giao thông đường bộ (trung bình mỗi ngày gần 2.400 vụ) bị lập biên bản, chịu phạt. Các trường hợp vi phạm chủ yếu bị phạt tiền (chiếm 98%), số còn lại bị cảnh cáo. Tổng số tiền phạt hơn 494 tỷ đồng.
Cũng trong 3 năm qua, tình hình ùn tắc và tai nạn giao thông đường bộ "tuy có giảm nhưng vẫn phức tạp" với hơn 3.300 vụ làm hơn 2.400 người chết và 1.450 người bị thương. Ngoài ra, trong 3 năm có 112 vụ chống người thi hành công vụ.
Trong 3 năm, Hà Nội xử lý gần 2,6 triệu trường hợp vi phạm giao thông, tạm giữ gần 88.000 phương tiện. Ảnh: Tiến Dũng.
UBND Hà Nội thừa nhận, hạ tầng giao thông của thành phố hiện còn rất yếu kém. Hệ thống vận tải hành khách công cộng chủ yếu là xe buýt, chỉ đáp ứng được 9% nhu cầu đi lại trong khi số lượng phương tiện cá nhân tăng rất nhanh (12-15% mỗi năm). Đến tháng 2/2012, thành phố quản lý gần 4,9 triệu ôtô, môtô (số ôtô chiếm khoảng 9%). Tỷ lệ quỹ đất dành cho giao thông mới đạt 7-8% trong khu vực đô thị (quy hoạch 20-25%), mạng lưới đường giao thông chưa hoàn thiện, hoàn chỉnh để kết nối liên thông tạo thành mạng lưới đồng bộ, các tuyến có mặt cắt ngang đường phần lớn là hẹp (mặt cắt 11 mét trở lên chỉ chiếm 30%).
Do vậy, UBND Hà Nội đề nghị riêng lĩnh vực trật tự an toàn giao thông, cho phép cấp trưởng có thể uỷ quyền cho cấp phó xử phạt mà không cần văn bản vì thực tế cấp phó xử phạt nhiều và phổ biến, nếu hồ sơ nào cũng yêu cầu giấy uỷ quyền thì sẽ thêm công đoạn. Hà Nội cũng đề nghị Chính phủ sửa đổi Nghị định 34/2010 theo hướng tăng nặng đối với một số hành vi vi phạm; cho phép áp dụng thêm một số biện pháp như tạm giữ biển số xe ôtô...
Tuy nhiên, UBND thành phố lại kiến nghị giảm mức phạt tiền với một số hành vi như lấn chiếm, sử dụng vỉa hè, lòng đường để buôn bán vì mức phạt hiện nay cao. Đồng thời kiến nghị các Bộ, ngành có văn bản hướng dẫn, giúp thủ đô giải quyết tình trạng quá tải trong tạm giữ, quản lý xe ba bánh, bốn bánh vi phạm.
> Sẽ phạt 'nguội' cả ôtô biển xanh, biển đỏ vi phạm
UBND Hà Nội vừa gửi báo cáo tới Ủy ban Pháp luật Quốc hội về việc thực hiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông. Theo đó, trong 3 năm 2009-2011, gần 2,6 triệu trường hợp vi phạm giao thông đường bộ (trung bình mỗi ngày gần 2.400 vụ) bị lập biên bản, chịu phạt. Các trường hợp vi phạm chủ yếu bị phạt tiền (chiếm 98%), số còn lại bị cảnh cáo. Tổng số tiền phạt hơn 494 tỷ đồng.
Cũng trong 3 năm qua, tình hình ùn tắc và tai nạn giao thông đường bộ "tuy có giảm nhưng vẫn phức tạp" với hơn 3.300 vụ làm hơn 2.400 người chết và 1.450 người bị thương. Ngoài ra, trong 3 năm có 112 vụ chống người thi hành công vụ.
Trong 3 năm, Hà Nội xử lý gần 2,6 triệu trường hợp vi phạm giao thông, tạm giữ gần 88.000 phương tiện. Ảnh: Tiến Dũng.
UBND Hà Nội thừa nhận, hạ tầng giao thông của thành phố hiện còn rất yếu kém. Hệ thống vận tải hành khách công cộng chủ yếu là xe buýt, chỉ đáp ứng được 9% nhu cầu đi lại trong khi số lượng phương tiện cá nhân tăng rất nhanh (12-15% mỗi năm). Đến tháng 2/2012, thành phố quản lý gần 4,9 triệu ôtô, môtô (số ôtô chiếm khoảng 9%). Tỷ lệ quỹ đất dành cho giao thông mới đạt 7-8% trong khu vực đô thị (quy hoạch 20-25%), mạng lưới đường giao thông chưa hoàn thiện, hoàn chỉnh để kết nối liên thông tạo thành mạng lưới đồng bộ, các tuyến có mặt cắt ngang đường phần lớn là hẹp (mặt cắt 11 mét trở lên chỉ chiếm 30%).
Do vậy, UBND Hà Nội đề nghị riêng lĩnh vực trật tự an toàn giao thông, cho phép cấp trưởng có thể uỷ quyền cho cấp phó xử phạt mà không cần văn bản vì thực tế cấp phó xử phạt nhiều và phổ biến, nếu hồ sơ nào cũng yêu cầu giấy uỷ quyền thì sẽ thêm công đoạn. Hà Nội cũng đề nghị Chính phủ sửa đổi Nghị định 34/2010 theo hướng tăng nặng đối với một số hành vi vi phạm; cho phép áp dụng thêm một số biện pháp như tạm giữ biển số xe ôtô...
Tuy nhiên, UBND thành phố lại kiến nghị giảm mức phạt tiền với một số hành vi như lấn chiếm, sử dụng vỉa hè, lòng đường để buôn bán vì mức phạt hiện nay cao. Đồng thời kiến nghị các Bộ, ngành có văn bản hướng dẫn, giúp thủ đô giải quyết tình trạng quá tải trong tạm giữ, quản lý xe ba bánh, bốn bánh vi phạm.