- Biển số
- OF-7647
- Ngày cấp bằng
- 1/8/07
- Số km
- 601
- Động cơ
- 544,357 Mã lực
Em copy vào để các Bác nghiên cứu bài viết của Bác này
http://vtc.vn/2-331696/xa-hoi/vi-pham-giao-thong-dien-hinh-nhat-la-dodan-tri-thap.htm
Vi phạm giao thông điển hình nhất là do...dân trí thấp
(VTC News) - “Hành động đi đường theo sự tiện lợi của mình là rất thiếu ý thức. Nhà nước đã bỏ tiền xây dựng cầu đường cho dân đi lại nhưng đúng đường không đi mà cứ đi ẩu đấy là sự yếu kém của người tham gia giao thông”, TS. Nguyễn Xuân Thủy đánh giá.
>> Xem những kiểu giao thông thiếu văn hóa điển hình nhất
>> Giao thông Hà Nội: Như chốn vô luật pháp
>> Xem người Hà Nội đi lại như chốn vô luật pháp
TS. Nguyễn Xuân Thủy.Đánh giá trên được Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà Xuất bản Giao thông vận tải, một chuyên gia nghiên cứu về giao thông đô thị hơn 30 năm đưa ra sau khi xem clip “Những kiểu giao thông thiếu văn hóa điển hình nhất”, ghi lại những hình ảnh vi phạm luật giao thông đường bộ tại chân cầu vượt lắp ghép Thái Hà - Chùa Bộc, vào chiều 26/4/2012.
Theo TS. Thủy, vi phạm Luật Giao thông đường bộ tại nước ta hiện nay thì chỗ nào cũng vi phạm chứ không chỉ chỗ cầu vượt mới xây. Văn hóa giao thông như vậy là không tốt, văn hóa giao thông đã thể hiện giới hạn về ý thức.
“Hành động đi đường theo sự tiện lợi của mình là hành động rất thiếu ý thức. Nhà nước đã bỏ tiền xây dựng cầu đường cho dân đi lại nhưng đúng đường không đi mà cứ đi ẩu đấy là sự yếu kém của người tham gia giao thông. Cũng như nhiều đoạn có cầu đi bộ, nhưng người đi bộ không đi qua mà cứ đi cắt ngang lòng đường phương tiện cơ giới. Ý thức như vậy là quá kém rồi, không trách được ai cả”, TS. Thủy thẳng thắn.
So sánh với TP. HCM, TS. Thủy nhận xét, bây giờ giao thông TP. HCM cũng 'vượt' Hà Nội rồi. Ngày xưa, giữa trưa vắng, nhưng có đèn đỏ là người dân TP. HCM vẫn đứng đợi có đèn xanh mới đi. Nhưng giờ vào TP. HCM cũng vậy thôi, dù đèn đỏ nhưng đường vắng là người dân cứ thế phóng xe ầm ầm.
“Việc coi đường như của riêng mình, cứ tự do đi theo ý mình đấy là cái sai hiển nhiên. Hành động đó không chỉ gây nguy hiểm cho mình mà còn gây nguy hiểm cho những người tham gia giao thông khác nữa”, TS. Thủy đánh giá.
Một người phụ nữ tìm cách sang đường ngay ở đểm đầu cầu vượt Láng Hạ - Thái Hà.
Giải thích về lý do vi phạm, TS. Thủy nhìn nhận, những người sai phạm tất nhiên trình độ dân trí cũng chưa được cao. Có thể là người ở nông thôn ra, có thể là khách vãng lai... vì họ chưa được rõ các quy định.
Tuy nhiên, với những người cao tuổi, người lớn đã lên bậc ông bà, cha mẹ mà vi phạm thì đó là tấm gương giáo dục không tốt với con cháu. Có hiểu biết thì khi đi ra đường phải chấp hành nghiêm luật, đèn đỏ người đi bộ mới được sang đường, chỗ nào cho rẽ mới được rẽ.
TS. Thủy cũng không loại trừ người vi phạm giao thông có một phần người dân đi theo thói quen từ ngày xưa để lại, vì ngày xưa phương tiện ít, luật giao thông chưa được tuyên truyền đầy đủ.
“Giờ phương tiện thông tin tốt hơn xưa rất nhiều, luật giao thông được tuyên truyền hàng ngày, hàng giờ, người dân ai cũng biết, nhưng vẫn đi theo ý thích của mình, thiếu ý thức thì khó chấp nhận được”, TS. Thủy kết luận
http://vtc.vn/2-331696/xa-hoi/vi-pham-giao-thong-dien-hinh-nhat-la-dodan-tri-thap.htm
Vi phạm giao thông điển hình nhất là do...dân trí thấp
(VTC News) - “Hành động đi đường theo sự tiện lợi của mình là rất thiếu ý thức. Nhà nước đã bỏ tiền xây dựng cầu đường cho dân đi lại nhưng đúng đường không đi mà cứ đi ẩu đấy là sự yếu kém của người tham gia giao thông”, TS. Nguyễn Xuân Thủy đánh giá.
>> Xem những kiểu giao thông thiếu văn hóa điển hình nhất
>> Giao thông Hà Nội: Như chốn vô luật pháp
>> Xem người Hà Nội đi lại như chốn vô luật pháp
Theo TS. Thủy, vi phạm Luật Giao thông đường bộ tại nước ta hiện nay thì chỗ nào cũng vi phạm chứ không chỉ chỗ cầu vượt mới xây. Văn hóa giao thông như vậy là không tốt, văn hóa giao thông đã thể hiện giới hạn về ý thức.
“Hành động đi đường theo sự tiện lợi của mình là hành động rất thiếu ý thức. Nhà nước đã bỏ tiền xây dựng cầu đường cho dân đi lại nhưng đúng đường không đi mà cứ đi ẩu đấy là sự yếu kém của người tham gia giao thông. Cũng như nhiều đoạn có cầu đi bộ, nhưng người đi bộ không đi qua mà cứ đi cắt ngang lòng đường phương tiện cơ giới. Ý thức như vậy là quá kém rồi, không trách được ai cả”, TS. Thủy thẳng thắn.
So sánh với TP. HCM, TS. Thủy nhận xét, bây giờ giao thông TP. HCM cũng 'vượt' Hà Nội rồi. Ngày xưa, giữa trưa vắng, nhưng có đèn đỏ là người dân TP. HCM vẫn đứng đợi có đèn xanh mới đi. Nhưng giờ vào TP. HCM cũng vậy thôi, dù đèn đỏ nhưng đường vắng là người dân cứ thế phóng xe ầm ầm.
“Việc coi đường như của riêng mình, cứ tự do đi theo ý mình đấy là cái sai hiển nhiên. Hành động đó không chỉ gây nguy hiểm cho mình mà còn gây nguy hiểm cho những người tham gia giao thông khác nữa”, TS. Thủy đánh giá.
Giải thích về lý do vi phạm, TS. Thủy nhìn nhận, những người sai phạm tất nhiên trình độ dân trí cũng chưa được cao. Có thể là người ở nông thôn ra, có thể là khách vãng lai... vì họ chưa được rõ các quy định.
Tuy nhiên, với những người cao tuổi, người lớn đã lên bậc ông bà, cha mẹ mà vi phạm thì đó là tấm gương giáo dục không tốt với con cháu. Có hiểu biết thì khi đi ra đường phải chấp hành nghiêm luật, đèn đỏ người đi bộ mới được sang đường, chỗ nào cho rẽ mới được rẽ.
TS. Thủy cũng không loại trừ người vi phạm giao thông có một phần người dân đi theo thói quen từ ngày xưa để lại, vì ngày xưa phương tiện ít, luật giao thông chưa được tuyên truyền đầy đủ.
“Giờ phương tiện thông tin tốt hơn xưa rất nhiều, luật giao thông được tuyên truyền hàng ngày, hàng giờ, người dân ai cũng biết, nhưng vẫn đi theo ý thích của mình, thiếu ý thức thì khó chấp nhận được”, TS. Thủy kết luận