[Funland] Vì đâu cáp quang biển VN liên tục đứt?

Bigbaboi

Xe hơi
Biển số
OF-58237
Ngày cấp bằng
3/3/10
Số km
130
Động cơ
445,880 Mã lực
Nơi ở
Bỉm Sơn
Như đã đưa tin, tuyến cáp quang AAG, một trong những tuyến cáp quang biển chịu trách nhiệm cho gần 60% lưu lượng băng thông ra quốc tế của Việt Nam lại vừa bị đứt lúc 18h36 ngày 15/07/2014. Đây là lần thứ 2 trong năm 2014 đường cáp quang AAG bị đứt gây ảnh hưởng tới tốc độ Internet tại Việt Nam.
Mỗi lần tốc độ Ping game lên cao và thời gian đệm clip Youtube bị kéo dài, chúng ta lại có thời gian để ngồi than thở với nhau về chất lượng mạng Internet ở Việt Nam. Và mỗi dịp như thế này, câu hỏi được nhắc đến nhiều nhất luôn luôn là: "Có mỗi cái cáp thôi mà cũng đứt suốt ngày???".
Đứt cáp quang biển: Chuyện thường ngày ở huyện
Đưa vào sử dụng từ 2009 với tổng vốn đầu tư xây dựng hơn 500 triệu USD với chiều dài hơn 20.000 km, tuyến cáp biển AAG kết nối tiểu vùng Đông Nam Á với Đài Loan, Hồng Kông rồi sang Mỹ. Chính vì tuyến đường truyền trọng yếu, chịu trách nhiệm 1 phần lớn băng thông của Việt Nam tới Mỹ, nơi nhiều máy chủ của các dịch vụ phổ biến nhiều người dùng như Google, Facebook toạ lạc nên khi tuyến cáp AAG xảy ra sự cố, kết nối của người dùng tới các dịch vụ này bị ảnh hưởng gây nên sự khó chịu, việc phân chia lưu lượng trên cách kênh truyền dẫn khác thường gây ra tăng độ trễ (ping cao) và giảm tốc độ truy cập. Chỉ sau gần 2 năm đưa vào hoạt động (từ 11/2009-10/2011) , tuyến cáp biển AAG đã xảy ra sự cố đứt cáp tới 10 lần, chủ yếu ở đoạn cáp đi qua vùng biển Đông trong khi tuyến cáp nối giữa Hồng Kông và Mỹ lại tương đối ổn định, ít gặp sự cố lớn.

Khu vực trên biển Đông dù có chiều dài ngắn nhưng liên tục gặp sự cố trong khi tuyến cáp từ Hong Kong đến Mỹ lại rất ổn định.​

Tuy nhiên cần biết rằng tần suất xảy ra sự cố như tuyến cáp biển AAG hoàn toàn không phải là điều hiếm gặp, nếu không muốn nói là chưa cao. Dọc bờ biển Hoa Đông (Trung Quốc tiếp giáp Nhật, Hàn) sự cố đứt cáp xảy ra với tuần suất vài tuần/lần. Vậy lý do vì sao sự cố với các loại cáp quang lại xảy ra ở 1 số khu vực thường xuyên hơn những nơi khác?
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần nhìn vào cách cấu tạo của các loại cáp quang ngầm dưới biển. Về cơ bản, cáp ngầm biển thường chỉ là những sợi dây được đặt nằm trần ngay trên nền cát dưới biển. Nếu bạn tưởng tượng cáp quang biển phải được đặt trong 1 hệ thống ống ngầm bao bọc kỹ càng thì xin bạn hãy nghĩ lại. Với chiều dài tới hàng chục ngàn km, để tiết kiệm chi phí, các tuyến cáp quang biển đều có chung 1 nguyên tắc thiết kế: được gia cường ở gần bờ và rất mỏng manh ở ngoài khơi xa.

Cáp quang biển nằm nổi trên nền cát đáy biển khiến các mỏ neo được tàu thuyền thả xuống rê trên nền cát rất dễ vướng phải, gây hư hại.
Khi vào gần bờ các tuyến cáp quang ngầm phải được gia cường bởi thép bện và các lớp tăng cường khác là do càng vào gần bờ, mực nước càng nông và các hoạt động hàng hải càng dày đặc thì khả năng tuyến cáp bị mỏ neo của 1 con tàu nào hay các loại lưới rà đáy biển móc phải gây hư hại lại càng lớn. Và mỏ neo tàu bè cũng như các hoạt động đánh bắt cá của con người chính là nguyên nhân gây ra tới 70% các vụ đứt cáp quang trên biển. Đây là lý do giải thích vì sao các vụ đứt cáp chỉ xảy ra ở 1 số vùng nước nhất định.

Cáp quang biển có nhiều phân đoạn với cấu tạo khác nhau, càng vào gần bờ thì càng phải được gia cường nhiều hơn. Mặc dù trông dày đặc thép gia cường như thế kia nhưng nếu bị mỏ neo của 1 con tàu chở hàng cỡ vài chục nghìn tấn móc phải và rê đi thì sợi cáp đó cũng không khác sợi chỉ là bao.

Vùng biển Đông của Việt Nam (đặc biệt là khu vực Vũng Tàu, nơi tuyến cáp AAG đổ bộ lên đất liền) có mức nước tương đối nông trong khi hoạt động tàu bè xung quanh khu vực các cảng nước sâu rất lớn. Trên thực tế, biển Đông là 1 trong những vùng có hoạt động hàng hải nhộn nhịp nhất trên thế giới. Bên cạnh đó khung chế tài của Việt Nam trên biển còn yếu trong việc cấm các tàu neo đậu ở vùng nước có tuyến cáp đi qua. Thực tế là cũng chẳng quốc gia nào đủ sức đi tuần sát hết tất cả các tuyến cáp quang biển mà mình sở hữu vì chúng ta đang nói tới việc hàng trăm km mặt biển cần tàu tuần tiễu 24/24/7, đây là điều không tưởng.

Biển Đông của Việt Nam và biển bờ đông của Trung Quốc là những vùng có lưu thông hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới cùng với mực nước tương đối nông khiến đây là những vùng biển dễ xảy ra tình trạng đứt cáp ngầm biển do mỏ neo của tàu thuyền.
Có lẽ bạn sẽ tự hỏi: nếu các hoạt động hàng hải chỉ gây ra 70% số vụ đứt cáp thì 30% còn lại là gì? 30% các vụ đứt cáp còn lại chia đều cho các nguyên nhân: Đứt do con người chủ đích phá hoại và đứt do thiên tai. Ngay cả khi nằm dưới đáy biển, các tuyến cáp quang vẫn hoàn toàn có thể chịu sự phá hoại của thiên tai như động đất, núi lửa ngầm hoặc trượt bùn, giông bão (ở các khu vực nước nông). Mặc dù vùng thềm lục địa và ngoài khởi Việt Nam là vùng tương đối ổn định về hoạt động địa chất, ít xảy ra động đất dưới đáy biển nhưng các vùng biển khác lại không được may mắn như vậy. Năm 2006, 1 trận động đất 7 độ richter ngoài khơi Đài Loan đã cắt đứt 8 tuyến cáp ngầm gây gián đoạn dịch vụ cho cả Hong Kong và Đông Nam Á. Trận sóng thần khủng khiếp tháng 3 năm 2011 ở Nhật gây ra do 1 trận động đất ngầm dưới biển cũng khiến Nhật Bản khốn đốn khi gây hư hại cho phân nửa số tuyến cáp quang vượt đại dương của nước này.
Sự phá hoại có chủ đích (hoặc vô tình) của con người cũng là 1 lý do góp phần vào sự hư hỏng của các tuyến cáp quang ngầm. Năm 2007, cộng đồng mạng Việt Nam từng sửng sốt chứng kiến việc các tàu cá cỡ nhỏ trang bị rất thô sơ đi... cắt trộm cáp ngầm về bán. Vụ việc dấy lên 1 hồi chuông báo động về an toàn của các tuyến cáp quang nằm trần trụi dưới đáy biển mà không có 1 biện pháp bảo vệ nào. Đến sau đó chính phủ phải ra lệnh cấm không được "thu hoạch" cáp quang dưới biển, kể cả những tuyến cáp đã bỏ đi từ thời Mỹ Nguỵ, mọi việc với dần lắng dịu.
Lo ngại về các phá hoại có chủ đích nhắm tới đường cáp quang biển nhằm việc ngăn chặn thông tin của cả 1 quốc gia ra bên ngoài cũng ngày càng hiện hữu hơn khi chúng ta đang truyền tải phần lớn thông tin trên đường truyền Internet. Năm 2013, giữa lúc cuộc khủng hoảng Syria đang lên cao, đột ngột người ta thấy đất nước này... phụt tắt khỏi bản đồ Internet thế giới. Về sau chính phủ Syria giải thích sự cố trên là do cả 2 đường cáp quang kết nối Syria với thế giới cùng... xảy ra sự cố 1 lúc, biến Syria thành 1 ốc đảo thông tin đúng nghĩa đen. Tất nhiên ai cũng hiểu chính phủ Syria chẳng thích thú gì với việc nhân dân đang trong bối cảnh rối ren, bạo loạn lại có những công cụ truyền thông mạng như Twitter, Facebook hỗ trợ để truyền tải các thông điệp chống chính phủ và đem tình hình trong nước phơi bài trước mắt dư luận quốc tế. Vì vậy để ngăn chặn 1 kiểu "Mùa xuân A Rập" tái diễn trên đất Syria, có thể chính chính quyền Syria là những người đi... cắt cáp.
Dù thế nào đi chăng nữa, vụ việc trên cũng khiến người ta nhìn lại về sự an toàn của Internet và thế giới ảo. Trong 1 thế giới không có gì là thực và tưởng chừng như không thể bị kiểm soát, phá hoại bởi 1 cá nhân, tổ chức hay cả 1 quốc gia lại được kết nối với nhau bằng những đường dây hết sức mong manh, dễ tổn thương.

Chúng ta có thể làm gì để giảm thiểu sự cố của cáp quang biển?

Nhìn chung hiện tại chưa có biện pháp nào thực sự khả thi để ngăn chặn sự cố trên cáp quang biển. Biện pháp hữu hiệu nhất hiện giờ là... đứt thì nối.
Có những quốc gia quy định các vùng không được thả neo quanh khu vực có tuyến cáp quang biển đi qua để hạn chế sự cố nhưng hiệu quả của phương pháp này cũng hết sức hạn chế do phạm vi giới hạn quá rộng lớn, mơ hồ. Có nước còn đề xuất đưa ra phương án lắp bộ phát tín hiệu thuỷ âm cho các tuyến cáp biển để các tàu bè đến gần biết đường mà tránh. Tuy nhiên biện pháp trên vấp phải sự lo ngại về an ninh thông tin. Trong thời buổi an ninh thông tin chính là an ninh quốc gia, chẳng ai muốn đường cáp quang nơi truyền tải dữ liệu của mình ra thế giới lại "lạy ông tôi ở bụi này" để đề phòng trường hợp các anh hàng xóm xấu bụng có thể ra tay phá hoại.

Tuy không thể hạn chế được sự cố với các tuyến cáp biển, nhưng chúng ta có thể hạn chế tác động của chúng với chất lượng dịch vụ Internet bằng cách sử dụng nhiều kênh truyền dẫn khác nhau đồng thời tăng tỉ lệ băng thông/dung lượng kết nối thực thay vì dồn lưu lượng trên 1,2 kênh lớn và khai thác gần cạn kiệt cả băng thông dự trữ rồi ngồi chờ cáp đứt.
Như ví dụ trong trận sóng thần 2011 tại Nhật Bản nói ở trên , dù hư hại tới 1/2 số tuyến cáp quang ngầm nhưng Nhật Bản không rơi vào tình trạng "ốc đảo thông tin" vì nước này luôn có đường truyền và băng thông dự trữ, chỉ cần 1/2 số tuyến cáp hoạt động là Nhật Bản đã có thể định tuyến lại lưu lượng mạng của mình mà không sợ quá tải. Về lý thuyết là như vậy nhưng xây dựng thêm tuyến cáp hay mở thêm băng thông quốc tế đều cần tăng giá cước viễn thông. Và với xu hướng cạnh tranh quyết liệt về cước viễn thông như hiện tại, chúng ta đều hiểu tương lai chúng ta "không phải nghĩ" mỗi lần đứt cáp quang vẫn còn xa lắm
nguồn internet​
 

minhphuauto

Xe hơi
Biển số
OF-314721
Ngày cấp bằng
5/4/14
Số km
132
Động cơ
296,520 Mã lực
CỤ viết dài quá em không đọc nổi ạ
 

nganvitga

Xe điện
Biển số
OF-7978
Ngày cấp bằng
14/8/07
Số km
2,086
Động cơ
553,850 Mã lực
Các thế lực thù địch đang phá hoại chúng ta
 

viemyeuanh

Đi bộ
Biển số
OF-327458
Ngày cấp bằng
17/7/14
Số km
2
Động cơ
284,920 Mã lực
Website
iranmedico.com
cả ngày hnay vào cái gmail còn chập chờn
làm việc mà ngồi chờ vào mail thế này chắc chết
lại mất 1-2 tuần sửa cáp nữa
 

Bigbaboi

Xe hơi
Biển số
OF-58237
Ngày cấp bằng
3/3/10
Số km
130
Động cơ
445,880 Mã lực
Nơi ở
Bỉm Sơn

Ping của 3g thì ngon hơn cả cáp các cụ ợ
 

Dang4G

Xe đạp
Biển số
OF-200807
Ngày cấp bằng
5/7/13
Số km
49
Động cơ
323,190 Mã lực
Nơi ở
Quất Lâm Plaza
Do cá mập cắn mà các cụ cứ suy đoán lung tung các kiểu. Các cụ nào đang dùng Internet Leased Line FPT hay VNPT sẽ bị ảnh hưởng 50-60% hướng đi quốc tế vào 2 tháng tiếp. Cụ nào muốn đường back up ko ảnh hưởng bởi AAG thì liên hệ em nhé/./
 

catpv

Xe điện
Biển số
OF-37459
Ngày cấp bằng
7/6/09
Số km
3,042
Động cơ
497,132 Mã lực
Cụ trích dẫn chỗ nào thì cũng nên đưa vào chú thích cuối bài cụ nhé!
 

Bigbaboi

Xe hơi
Biển số
OF-58237
Ngày cấp bằng
3/3/10
Số km
130
Động cơ
445,880 Mã lực
Nơi ở
Bỉm Sơn

dangthuan2

Đi bộ
Biển số
OF-183020
Ngày cấp bằng
2/3/13
Số km
9
Động cơ
335,198 Mã lực
giờ mới biết cáp quang bị đứt hôm 15/7, hèn gì mạng nhà em nó chậm, ko vào đc youtube.
 

toe_hn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-321958
Ngày cấp bằng
2/6/14
Số km
53
Động cơ
289,850 Mã lực
Đứt hay không em thấy có nhanh hơn tý nào đâu ợ :(
 

thangktvta

Xe tăng
Biển số
OF-42628
Ngày cấp bằng
7/8/09
Số km
1,331
Động cơ
478,080 Mã lực
Do cá mập cắn mà các cụ cứ suy đoán lung tung các kiểu. Các cụ nào đang dùng Internet Leased Line FPT hay VNPT sẽ bị ảnh hưởng 50-60% hướng đi quốc tế vào 2 tháng tiếp. Cụ nào muốn đường back up ko ảnh hưởng bởi AAG thì liên hệ em nhé/./
Cụ lấy đâu ra con số 50-60% internet của VNPT bị ảnh hưởng?
 

F1-Store

Xe hơi
Biển số
OF-309168
Ngày cấp bằng
24/2/14
Số km
119
Động cơ
300,329 Mã lực
ko hiểu cá mập hay cá heo cắn mà hqua vào gmail cũng k dc
 

thuandx

Xe hơi
Biển số
OF-327544
Ngày cấp bằng
18/7/14
Số km
149
Động cơ
286,390 Mã lực
Website
kidandmomshop.com
ko hiểu cá mập hay cá heo cắn mà hqua vào gmail cũng k dc
gmail vẫn vào bt mà cụ, chắc do mạng chỗ cụ kém thôi.
mà ko biết đã khắc phục đc sự cố đứt cáp chưa các cụ?
 

Sleepwalker

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-116608
Ngày cấp bằng
13/10/11
Số km
3,076
Động cơ
405,907 Mã lực
Nơi ở
Quán Thịt Chó
Website
forhome.vn
Tóm lại là do vùng biển chứa cáp quang của VN nông, mà lượng tàu bè đi lại nhiều. Các chú trên thuyền buồm buồn câu cá nên đứt cáp. E đang dùng Fpt bị ảnh hưởng nghiêm trọng, lắm lúc load mail k nổi
 

tbmc

Xe tải
Biển số
OF-92787
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
307
Động cơ
405,734 Mã lực
Thảo nào YouTube dạo này điên điên
 

duongkim

Xe máy
Biển số
OF-202226
Ngày cấp bằng
16/7/13
Số km
75
Động cơ
322,340 Mã lực
Mạng chậm quá. ko biết có liên quan tới tàu khựa ko ạ
 

dan choi pro

Xe hơi
Biển số
OF-199848
Ngày cấp bằng
27/6/13
Số km
181
Động cơ
325,210 Mã lực
Nhà em vnpt cáp đồng ko load được gmail. trong khi cty cáp quang lại ngon, phân biệt đối xử quá.
 

vuilongyeu

Xe máy
Biển số
OF-325256
Ngày cấp bằng
29/6/14
Số km
55
Động cơ
287,450 Mã lực
năm nào cũng đứt cáp nhỉ. đang làm ăn mà mạng chập chờn thế này thì mất biết bao nhiêu là tiền.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top