- Biển số
- OF-65633
- Ngày cấp bằng
- 6/6/10
- Số km
- 472
- Động cơ
- 439,820 Mã lực
Làm vệ sinh khoang máy :
- Nếu ra tiệm/gara : thì làm sạch sẽ, giống như mới, nhưng tốn kém vì không thể làm thường xuyên. Hơn nữa nếu rửa khoang máy ở những nơi không biết rõ uy tín, chất lượng thì rủi ro rất cao dễ xảy ra trục trặc với hệ thống điện, nhất là các xe đời mới được trang bị nhiều chíp điện tử, nhiều rờle điều khiển/cảm ứng,...xe sau khi rửa có thể không hoạt động/hoặc hoạt động không bình thường như trước khi rửa khoang máy, xuất hiện các lỗi bất ngờ, khó khăn trong việc tìm hiểu nguyên nhân và xử lý khắc phục. Ta cũng nên chọn rửa/vệ sinh khoang máy một lần (chọn gara uy tín/chất lượng nhé) để làm động lực cho việc mình tự bảo dưỡng/vệ sinh sau đó.
- Tự làm vệ sinh khoang xe : Chỉ mất công, mất thời gian hơn và tốn ít chi phí hơn nhiều. Việc tự làm vệ sinh còn cho phép ta kiểm tra những bất thường phát hiện trong khoang động cơ để kịp thời có biện pháp xử lý.
Dụng cụ lại đơn giản gồm :
+ Chổi quét bụi : 02 cái (một dài, một ngắn) - để thuận tiện khi quét ở các vị trí khác nhau - dùng loại chổi sơn mềm nhé.
+ Máy hút bụi (nếu ở nhà có) hoặc dụng cụ bơm/xì hơi (bằng quả đấm cao su bóp xịt hơi mà các bác thợ điện tử hay dùng đó)
+ Giẻ lau mềm, một bàn chải nhỏ (bàn chải đánh răng cũng được) và xô đựng nước.
+ Một số chai hóa chất tẩy rửa (nếu có sẵn).
Công việc : nói ngắn gọn trong vài chữ Quét -> Thổi/xịt bụi -> Lau sạch toàn bộ các chi tiết/bộ phận trong khoang động cơ.
+ Các xe đời mới thì động cơ được che rất kín phía trên. Nên muốn vệ sinh phải tháo các nắp bảo vệ. Cần chú ý thứ tự tháo ráp, để gọn các ốc vít/chốt định vị,...tránh thất lạc.
+ Các xe khác dạng động cơ mở thì thao tác vệ sinh nhẹ nhàng hơn vì có thể quan sát và thao tác mọi ngóc ngách của khoang động cơ.
+ Vệ sinh Lọc gió động cơ và lọc gió máy lạnh, có thể làm định kỳ nhưng cũng có thể phải làm ngay nếu dùng xe ở môi trường bụi bặm hoặc đi xa về.
+ Dùng chổi quét bụi/bàn chải/ thổi bụi/ hoặc xịt nước rửa két nước làm mát và giàn nóng của hệ thống lạnh. Không dùng vòi nước áp lực cao xịt thẳng vào 2 giàn này vì dễ làm biến dạng hoặc bung các lá tản nhiệt. Các vật thể lạ bám vào 2 giàn này cần phải lấy ra : rác, lá cây, côn trung (nhất là khi đi đêm xác côn trùng bám vào két nước rất nhiều)
+ Vệ sinh bên ngoài các đường ống, các khớp nối, các điểm tiếp xúc điện, dây phin, chỗ tiếp xúc với bugi/điện cực bình ác qui, mở nắp hộp cầu chì để xịt bụi phía trong, ...
+ Lau sạch khoang máy và các chi tiết khác
Thời gian thao tác : khoảng 30 phút là xong.
Nếu các bác làm thường xuyên thì có khi còn mất ít thời gian hơn, và khoang máy lúc nào cũng sạch sẽ, đảm bảo động cơ khi làm việc tỏa nhiệt tốt, tăng hiệu suất và giảm tiêu hao nhiên liệu
- Nếu ra tiệm/gara : thì làm sạch sẽ, giống như mới, nhưng tốn kém vì không thể làm thường xuyên. Hơn nữa nếu rửa khoang máy ở những nơi không biết rõ uy tín, chất lượng thì rủi ro rất cao dễ xảy ra trục trặc với hệ thống điện, nhất là các xe đời mới được trang bị nhiều chíp điện tử, nhiều rờle điều khiển/cảm ứng,...xe sau khi rửa có thể không hoạt động/hoặc hoạt động không bình thường như trước khi rửa khoang máy, xuất hiện các lỗi bất ngờ, khó khăn trong việc tìm hiểu nguyên nhân và xử lý khắc phục. Ta cũng nên chọn rửa/vệ sinh khoang máy một lần (chọn gara uy tín/chất lượng nhé) để làm động lực cho việc mình tự bảo dưỡng/vệ sinh sau đó.
- Tự làm vệ sinh khoang xe : Chỉ mất công, mất thời gian hơn và tốn ít chi phí hơn nhiều. Việc tự làm vệ sinh còn cho phép ta kiểm tra những bất thường phát hiện trong khoang động cơ để kịp thời có biện pháp xử lý.
Dụng cụ lại đơn giản gồm :
+ Chổi quét bụi : 02 cái (một dài, một ngắn) - để thuận tiện khi quét ở các vị trí khác nhau - dùng loại chổi sơn mềm nhé.
+ Máy hút bụi (nếu ở nhà có) hoặc dụng cụ bơm/xì hơi (bằng quả đấm cao su bóp xịt hơi mà các bác thợ điện tử hay dùng đó)
+ Giẻ lau mềm, một bàn chải nhỏ (bàn chải đánh răng cũng được) và xô đựng nước.
+ Một số chai hóa chất tẩy rửa (nếu có sẵn).
Công việc : nói ngắn gọn trong vài chữ Quét -> Thổi/xịt bụi -> Lau sạch toàn bộ các chi tiết/bộ phận trong khoang động cơ.
+ Các xe đời mới thì động cơ được che rất kín phía trên. Nên muốn vệ sinh phải tháo các nắp bảo vệ. Cần chú ý thứ tự tháo ráp, để gọn các ốc vít/chốt định vị,...tránh thất lạc.
+ Các xe khác dạng động cơ mở thì thao tác vệ sinh nhẹ nhàng hơn vì có thể quan sát và thao tác mọi ngóc ngách của khoang động cơ.
+ Vệ sinh Lọc gió động cơ và lọc gió máy lạnh, có thể làm định kỳ nhưng cũng có thể phải làm ngay nếu dùng xe ở môi trường bụi bặm hoặc đi xa về.
+ Dùng chổi quét bụi/bàn chải/ thổi bụi/ hoặc xịt nước rửa két nước làm mát và giàn nóng của hệ thống lạnh. Không dùng vòi nước áp lực cao xịt thẳng vào 2 giàn này vì dễ làm biến dạng hoặc bung các lá tản nhiệt. Các vật thể lạ bám vào 2 giàn này cần phải lấy ra : rác, lá cây, côn trung (nhất là khi đi đêm xác côn trùng bám vào két nước rất nhiều)
+ Vệ sinh bên ngoài các đường ống, các khớp nối, các điểm tiếp xúc điện, dây phin, chỗ tiếp xúc với bugi/điện cực bình ác qui, mở nắp hộp cầu chì để xịt bụi phía trong, ...
+ Lau sạch khoang máy và các chi tiết khác
Thời gian thao tác : khoảng 30 phút là xong.
Nếu các bác làm thường xuyên thì có khi còn mất ít thời gian hơn, và khoang máy lúc nào cũng sạch sẽ, đảm bảo động cơ khi làm việc tỏa nhiệt tốt, tăng hiệu suất và giảm tiêu hao nhiên liệu