[Funland] Về môn phái Thất Sơn Thần Quyền

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Đã lâu lắm rồi, giới “võ lâm” không còn nghe về môn phái Thất Sơn Thần Quyền, còn được gọi là Quyền thề.

Truyền kỳ dòng võ Việt huyền bí bậc nhất Việt Nam  - 1

Hình ảnh tập luyện môn Thất Sơn Thần Quyền.

Bí hiểm một dòng võ
Võ sư Trịnh Hồng Minh (cháu nội nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô), vốn là một cao thủ phái Nhất Nam mở đầu:
“Đầu thế kỷ 20, ở Lục tỉnh Nam kỳ vẫn thường tổ chức những cuộc thượng đài đấu võ tự do. Một lần cụ Hoàng Bá so găng với một cao thủ người Ai Lao. Vừa vào trận, cụ bị dính ngay một cước, văng ra xa. Thoắt nhiên, cụ Hoàng bật dậy, mặt đỏ phừng phừng, miệng lầm bầm niệm chú rồi lăn xả vào đối phương đánh quay cuồng, loạn xạ. Cuối cùng, cụ tung ra một cước khiến võ sĩ Ai Lao văng ra xa ... Cũng từ đây, dòng võ huyền bí - Thất Sơn Thần Quyền đã lộ diện”.

Thất Sơn Thần Quyền được đặt theo tên của một vùng đất có 7 ngọn núi ở Châu Đốc, Việt Nam. Thất Sơn Thần Quyền đã hướng về núi Thất Sơn, lấy đó là ẩn trú, và luyện đạo.
Vị tổ sư của dòng võ này là cụ Võ Văn Đoan, có quê ở Phù Ly (tức huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định ).
Truyền kỳ dòng võ Việt huyền bí bậc nhất Việt Nam  - 2



Thất Sơn Thần Quyền lưu truyền trong dân gian với một lời thề “không lộ diện” để tránh va đấu với các môn phái khác. Nếu bất tuân sẽ bị tước bỏ võ công. Tuy nhiên, đến đời cụ Hoàng Bá, môn phái đã có một cơ hội lộ diện thông qua trận thượng đài với võ sĩ Ai Lao. Từ đó, các võ sư Thất Sơn Thần Quyền ẩn mình đã dần lộ diện, lập nên các võ đường và truyền dạy trong khắp Nam kỳ Lục tỉnh, rồi lan ra Huế, sang cả Campuchia và Lào.
Thập niên 80, Thất Sơn Thần Quyền bắt đầu xuất hiện ở miền Bắc. số lượng võ sinh tập lên tới hàng chục nghìn người. Sau Thất Sơn Thần Quyền lại lặn vào trong bí mật, càng dần mai một đứng trước nguy cơ thất truyền.

Lý giải sự huyền bí
Nhìn một võ sĩ Thất Sơn đi quyền hay giao đấu, thật khó biết họ dùng chiêu thức gì. Khi vào trận, võ sĩ lầm rầm khẩu quyết rồi lảo đảo đi quyền, tay chân vung vẩy, đấm đá chao múa loạn ngậu, đang đứng lại ngã, quăng quật dường như không biết đau.
Thầy lý giải, đại ý: Thất Sơn Thần Quyền tìm thăng bằng trên sự mất thăng bằng. Chính bằng việc tự ngã, tự đổ mà người luyện Thất Sơn có thể hóa giải, triệt tiêu lực đánh của đối phương khi tiếp chạm, rồi ra đòn với sức mạnh bản năng, nếu bị đánh trúng sẽ rất nguy hiểm.

Theo võ sư Trịnh Hồng Minh, để gia nhập môn phái này, học trò phải thực hiện nghi lễ bái tổ và nguyện thề trước bàn thờ. Vì vậy mà Thất Sơn Thần Quyền còn được gọi là Quyền Thề.

Truyền kỳ dòng võ Việt huyền bí bậc nhất Việt Nam  - 3


Nhà nghiên cứu văn hóa - võ sư Nguyễn Mạnh Thắng cho biết Thất Sơn Thần Quyền dựa trên một niềm tin tôn giáo của các bậc thánh thần, cũng như các vị đắc đạo chân nhân, trong Lão giáo và Nho giáo.

Thất Sơn Thần Quyền lấy học võ - học khí - học thần - học đạo làm đạo lộ. Học võ và chữa bệnh là hai mức độ thăng tiến của võ Thất Sơn Thần Quyền. Vì thế, đã có rất nhiều các võ sư Thất Sơn Thần Quyền trở thành đạo sĩ trong lịch sử.
....

Xin hỏi Có Cụ nào đã học, giao đấu, hay hiểu biết về võ phái này không ? Xin khai mở cho Em.

 

Lacet_ti

Xe container
Biển số
OF-49813
Ngày cấp bằng
31/10/09
Số km
5,536
Động cơ
514,134 Mã lực
Thấy thằng cháu nó học 2 năm môn này, nó kể sau khi bỏ
1) Trước oánh nhau phải làm lễ gì đó, sau đó oánh nhau như điên ko biết đau, về nó mới đau :))
2) Ko được giao lưu với khác giới
3) Ko được nói là mình đang học võ này
 
Biển số
OF-729045
Ngày cấp bằng
13/5/20
Số km
87
Động cơ
73,080 Mã lực
Tuổi
36
Thấy thằng cháu nó học 2 năm môn này, nó kể sau khi bỏ
1) Trước oánh nhau phải làm lễ gì đó, sau đó oánh nhau như điên ko biết đau, về nó mới đau :))
2) Ko được giao lưu với khác giới
3) Ko được nói là mình đang học võ này
Mục 2) Cấm chịch?
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Đất nước thống nhất, vào thập niên 80, Thất Sơn Thần Quyền bắt đầu xuất hiện ở miền Bắc. Khắp các tỉnh phía Bắc, các võ đường môn phái này được mở ra, số lượng võ sinh tập lên tới hàng chục nghìn người ...

GS năm 1985 môn sinh 20 tuổi, giờ mới gần 60 tuổi, sao im hơi lặng tiếng, không ai nghe thấy.
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
23,019
Động cơ
727,956 Mã lực
Thấy thằng cháu nó học 2 năm môn này, nó kể sau khi bỏ
1) Trước oánh nhau phải làm lễ gì đó, sau đó oánh nhau như điên ko biết đau, về nó mới đau :))
2) Ko được giao lưu với khác giới
3) Ko được nói là mình đang học võ này
Ý bác là, mục 2) = chỉ được giao hợp qua đường hậu môn, phỏng ạ?
 

Lacet_ti

Xe container
Biển số
OF-49813
Ngày cấp bằng
31/10/09
Số km
5,536
Động cơ
514,134 Mã lực

cuhaifus

Xe container
Biển số
OF-7216
Ngày cấp bằng
18/7/07
Số km
5,446
Động cơ
495,590 Mã lực
Thời em học cấp 3 bạn em học nhiều nhưng em ko theo, Sau tìm hiểu ra thì thấy ko theo cũng phải vì kiêng khem lắm thứ quá, quan trong nhất là thịt chó cũng ko đươc ăn, rồi ko được chui dưới dây phơi v....v....
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Trích bài :

9 lời thề nguyện khi nhập môn là các điều răn dạy về tâm thế, ứng xử đạo nghĩa của người theo tập Quyền Thề, gồm:
1- Hết lòng hiếu thảo với cha mẹ;
2- Không phản thầy;
3-Không phản bạn, xem bạn như anh em ruột thịt;
4- Không phản lại môn phái Thất Sơn Thần Quyền;
5- Không ỷ mạnh hiếp yếu;
6- Không ham mê tửu sắc;
7- Không cưỡng bách những người đàn bà đã có chồng con;
8- Hết lòng làm việc nghĩa;
9- Không phản đạo.

làm gì cấm có bạn gái !
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Thời em học cấp 3 bạn em học nhiều nhưng em ko theo, Sau tìm hiểu ra thì thấy ko theo cũng phải vì kiêng khem lắm thứ quá, quan trong nhất là thịt chó cũng ko đươc ăn, rồi ko được chui dưới dây phơi v....v....
Thế bạn cụ học lâu không? có giao đấu với các môn phái khác không?
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Nói chung h chỉ học boxing mma hay muay thái thì thấy còn võ thật
Trước năm 75 trên các võ đài đấu tự do (chết ráng chịu) ở Miền nam, không giới hạn môn phái , thủ thuật, boxing mma hay muay thái là hạng bt thôi.


... Võ sư Quách Văn Kế gia nhập cách mạng, trở thành chiến sĩ biệt động. Với thân thủ phi phàm, võ công cái thế, hàng đêm ông thường một mình bí mật đột nhập vào các trại lính, đồn bót địch "tỉa" bớt số lượng quân giặc. Mất đến hàng trăm quân chỉ vì một chiến sĩ biệt động, quân Pháp khiếp sợ ông đến mất ăn mất ngủ, bái phục ông là có tài xuất quỷ nhập thần và đặt cho ông biệt danh "Sát thủ trong đêm".

 
Chỉnh sửa cuối:

juve99

Xe cút kít
Biển số
OF-295057
Ngày cấp bằng
6/10/13
Số km
18,928
Động cơ
253,369 Mã lực
Xưa 9x rộ lên môn phái này, sau ít thấy nói đến nữa
 

cuhaifus

Xe container
Biển số
OF-7216
Ngày cấp bằng
18/7/07
Số km
5,446
Động cơ
495,590 Mã lực
Thế bạn cụ học lâu không? có giao đấu với các môn phái khác không?
Ko giao đấu nhưng ở lớp em 28 thằng con trai, có mấy thằng học đều chơi với em, em thì học côn nhị khúc, mấy thằng khác lại thiếu lâm đểu nên hay tổ chức giao lưu kiểu thể hiện, gớm thấy nó thổi phù phù thắp hương khấn khứa xong lăn lộn như điên cũng thấy hãi, có hôm lăn cả vào cứt trâu cứt chó mà chả làm sao cả là em nể rồi
 

yuh2105

Xe tăng
Biển số
OF-595603
Ngày cấp bằng
22/10/18
Số km
1,159
Động cơ
136,275 Mã lực
Tuổi
33
Nơi ở
Hà Nội
Em hóng thông tin thêm về môn này ạ
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Ai bảo võ Cổ truyền VN là hư danh ? (Võ bên TQ, Võ đang , dưỡng sinh thì Em không biết ạ ).

....
Võ sư Chín Hóa ở lại Sài Gòn mở lớp dạy võ tại trường Chợ Quán (nay là Kim Đồng, Q.5) thu nạp hàng ngàn thanh thiếu niên.

Ngoài 10 thế đánh bằng cùi chỏ cực kỳ ảo diệu, những đệ tử của võ sư Chín Hóa cũng là người sáng tạo ra nhiều thế võ thường được chiến sĩ tự vệ Sài Gòn - Chợ Lớn sử dụng khi chiến đấu khiến giặc "táng đởm kinh hồn". Đó là Nhất Hổ (Lý Phi Sơn Hổ) với lối đánh bạo liệt như hổ vồ mồi; Tám Miêu (Nguyễn Văn Miêu) có độc chiêu rình rập rồi bất thần hạ đối thủ trong nháy mắt; đòn "gối bay" mạnh như giông bão khiến đối thủ phải kinh hoàng của Tư Tính (Nguyễn Văn Tính)...

Võ đường của đại sư Chín Hóa ngày càng lớn mạnh. Thời "hoàng kim", chỉ riêng tại trung tâm Sài Gòn, Tây Sơn Nhạn có hệ thống 6 võ đường, hàng ngàn môn sinh. Trong hai thập niên 1960 - 1970, Tây Sơn Nhạn là "võ hiệu" nổi tiếng, chuyên đào tạo đấu sĩ thượng đài, người yêu thích võ thuật vẫn chưa quên một Hồng nhạn - trưởng nam thầy Mười Mách - được coi là "kỷ lục gia" chuyên knock - out (hạ gục) đối thủ hiệp đầu tiên, một Hùng nhạn là "nhà sưu tập" danh hiệu vô địch ở cả hai đấu trường quyền anh và quyền tự do, cặp "ngọc nữ" Hồng Yến nhạn - ái nữ thầy Mười Mách và Hồng Vân nhạn chia nhau "thống trị" các hạng cân nhẹ nhiều năm liền.
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Giới võ lâm Sài Gòn thập niên 1960 - 1970 luôn dành vị trí trang trọng trong những lần họp mặt cho một vị thiền sư tóc búi cao, râu bạc dài, đôi mắt sáng quắc tinh anh trong bộ cà sa vàng mượt, tác phong ông thư thái, tay lần chuỗi hạt. Đó là vị chưởng môn phái Trung Sơn võ đạo Mai Văn Phát, pháp danh Thích Thiện Tánh, trụ trì tại Long Hoa tự (Tân Định). Ông sinh năm 1917 tại xã Thới Đông, huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ trong một gia đình nông dân. Năm 10 tuổi, ông được gia đình đưa lên núi Thất Sơn (Châu Đốc, An Giang) theo sư phụ chữa bệnh và tu học.

Sư phụ của ông nguyên là thủ hạ của Nguyễn Trung Trực, vị anh hùng cầm đầu nghĩa quân đốt cháy tàu Espéranto của thực dân Pháp trên dòng Nhật Tảo. Khởi nghĩa thất bại, người nghĩa quân này bị thực dân Pháp truy lùng, phải lánh nạn lên chùa mai danh ẩn tích. Chốn thiền môn không chỉ là chỗ người nghĩa quân dung thân, ông còn dùng sân chùa đêm đêm bí mật rèn luyện võ nghệ cho thanh niên dưới chân núi. Năm 1934, Mai Văn Phát xuống núi trở về quê.

Năm 1963, sau khi chế độ độc tài Ngô Đình Diệm bị lật đổ, Nhằm thu hút thanh thiếu niên sinh hoạt lành mạnh, võ sư Mai Văn Phát quyết định xuống tóc xuất gia, lấy pháp danh Thích Thiện Tánh với ước mong dùng việc dạy võ để giáo huấn thế hệ trẻ lòng yêu nước, đạo đức làm người và khả năng tự vệ. Ông sáng lập môn phái Trung Sơn võ đạo (Thiếu Lâm Nguyên thủy Mật truyền) từ chi đoàn Trúc Lâm (hướng đạo sinh Phật tử), võ đường đặt tại Long Hoa tự.
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Bốn cao thủ đến từ Thượng Hải

Sân Tinh Võ được thành lập vào năm 1922 với tên gọi “Việt Nam Tinh Võ thể dục học hiệu” do Tổng hội Tinh Võ Thượng Hải sáng lập, gồm Chiêu Tráng Chí (hội trưởng), Lý Nghị Hoàn (hội phó), Diệp Bá Hành (chánh trị sự), Tào Diên Sương (phó trị sự)... tập hợp 85 hội viên, trụ sở tọa lạc tại “Thất phủ Thiên Hậu cung” số 114 đường Mai Sơn, quận 5, năm 1955 đổi tên thành Hội Thể thao Tinh Võ, nay là Trung tâm thể dục thể thao quận 5, 756 Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5, TP.HCM.

... Năm 1945, Việt Nam Tinh Võ thể dục học hiệu đổi tên thành Hội Thể dục Tinh Võ Việt Nam do võ sư Tạ Lâm Tường trực tiếp giảng dạy. Sau đó Tạ Lâm Tường mất, Lệ Nhật Lâm lên thay. Năm 1952, võ sư Triệu Trúc Khê được ban trị sự của hội mời sang dạy Thái Cực Đường Lang đến năm 1968. Một năm sau đó, Thái Cực Đường Lang bắt đầu xuất hiện trên võ đài sân Tinh Võ, thi đấu cùng các lò võ Long Hổ Hội, La Khôn, Nguyễn Hớn Minh, Hồng Nghĩa, Xuân Bình...

Trước 1975, võ cổ truyền (tức võ tự do) ở Sài Gòn - Chợ Lớn có khoảng 15 môn phái thuộc Tổng cuộc Quyền thuật Việt Nam.
Võ đài thời đó có hai hình thức thi đấu gồm võ tự do (được sử dụng các đòn chỏ, gối, đấm, đá, kể cả đá hạ bộ) và quyền anh, chia làm bốn hạng: muỗi (võ sĩ đánh đài lần đầu); hạng ruồi (võ sĩ đã tham gia đánh đài từ 3 - 5 trận); hạng gà (từng thượng đài nhiều lần, có trận thắng) và hạng lông (rất hiếm) dành cho số ít võ sư thách đấu nhau nhằm gây quỹ từ thiện.

Võ tự do, người thi đấu mang “găng sáu” (six), môn quyền anh, võ sĩ mang “găng chín” (neuf), nam võ sĩ đấu đài mình trần, mặc quần đùi, mang giáp bảo hộ hạ bộ (coqui). Trọng lượng hai võ sĩ cho phép chênh lệch tối đa 3kg. Mỗi đêm sân Tinh Võ có khoảng 5 độ đài, để đỡ nhàm chán, trong ba độ võ tự do chen vào hai độ quyền anh. Mỗi trận ba hiệp (3 phút/hiệp), giữa mỗi hiệp giải lao một phút,

Trước trận đấu, hai võ sĩ ký bản cam kết nôm na là... “đánh chết ráng chịu”!
Sân Tinh Võ là nơi vinh danh các “tay đấm vượt thời gian” làng võ miền Nam (1925 - 1975):

Nguyễn Văn Phát (Kid Dempsey), sư Muôn, Đông Phương Sóc, Kim Sang, Văn Thọ, Minh Cảnh, Minh Thành, Minh Sang, Huỳnh Tiền, Trần Xil, Xuân Bình, Nguyễn Nhiều, Lê Đại Hoan, Mai Thái Hòa, Nguyễn Son, Từ Thanh Nghĩa, Trần Mạnh Hiền, Kê Hoàng Hổ, Lý Huỳnh Cường, Xuân Hùng, La Khôn, Nguyễn Hớn Minh, Mã Thành Long, Trần Minh...

1590488703935.png
 

Tranha131076

Xe tăng
Biển số
OF-436950
Ngày cấp bằng
13/7/16
Số km
1,908
Động cơ
243,510 Mã lực
Tuổi
48
Đã lâu lắm rồi, giới “võ lâm” không còn nghe về môn phái Thất Sơn Thần Quyền, còn được gọi là Quyền thề.

Truyền kỳ dòng võ Việt huyền bí bậc nhất Việt Nam  - 1

Hình ảnh tập luyện môn Thất Sơn Thần Quyền.

Bí hiểm một dòng võ
Võ sư Trịnh Hồng Minh (cháu nội nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô), vốn là một cao thủ phái Nhất Nam mở đầu:
“Đầu thế kỷ 20, ở Lục tỉnh Nam kỳ vẫn thường tổ chức những cuộc thượng đài đấu võ tự do. Một lần cụ Hoàng Bá so găng với một cao thủ người Ai Lao. Vừa vào trận, cụ bị dính ngay một cước, văng ra xa. Thoắt nhiên, cụ Hoàng bật dậy, mặt đỏ phừng phừng, miệng lầm bầm niệm chú rồi lăn xả vào đối phương đánh quay cuồng, loạn xạ. Cuối cùng, cụ tung ra một cước khiến võ sĩ Ai Lao văng ra xa ... Cũng từ đây, dòng võ huyền bí - Thất Sơn Thần Quyền đã lộ diện”.

Thất Sơn Thần Quyền được đặt theo tên của một vùng đất có 7 ngọn núi ở Châu Đốc, Việt Nam. Thất Sơn Thần Quyền đã hướng về núi Thất Sơn, lấy đó là ẩn trú, và luyện đạo.
Vị tổ sư của dòng võ này là cụ Võ Văn Đoan, có quê ở Phù Ly (tức huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định ).
Truyền kỳ dòng võ Việt huyền bí bậc nhất Việt Nam  - 2



Thất Sơn Thần Quyền lưu truyền trong dân gian với một lời thề “không lộ diện” để tránh va đấu với các môn phái khác. Nếu bất tuân sẽ bị tước bỏ võ công. Tuy nhiên, đến đời cụ Hoàng Bá, môn phái đã có một cơ hội lộ diện thông qua trận thượng đài với võ sĩ Ai Lao. Từ đó, các võ sư Thất Sơn Thần Quyền ẩn mình đã dần lộ diện, lập nên các võ đường và truyền dạy trong khắp Nam kỳ Lục tỉnh, rồi lan ra Huế, sang cả Campuchia và Lào.
Thập niên 80, Thất Sơn Thần Quyền bắt đầu xuất hiện ở miền Bắc. số lượng võ sinh tập lên tới hàng chục nghìn người. Sau Thất Sơn Thần Quyền lại lặn vào trong bí mật, càng dần mai một đứng trước nguy cơ thất truyền.

Lý giải sự huyền bí
Nhìn một võ sĩ Thất Sơn đi quyền hay giao đấu, thật khó biết họ dùng chiêu thức gì. Khi vào trận, võ sĩ lầm rầm khẩu quyết rồi lảo đảo đi quyền, tay chân vung vẩy, đấm đá chao múa loạn ngậu, đang đứng lại ngã, quăng quật dường như không biết đau.
Thầy lý giải, đại ý: Thất Sơn Thần Quyền tìm thăng bằng trên sự mất thăng bằng. Chính bằng việc tự ngã, tự đổ mà người luyện Thất Sơn có thể hóa giải, triệt tiêu lực đánh của đối phương khi tiếp chạm, rồi ra đòn với sức mạnh bản năng, nếu bị đánh trúng sẽ rất nguy hiểm.

Theo võ sư Trịnh Hồng Minh, để gia nhập môn phái này, học trò phải thực hiện nghi lễ bái tổ và nguyện thề trước bàn thờ. Vì vậy mà Thất Sơn Thần Quyền còn được gọi là Quyền Thề.

Truyền kỳ dòng võ Việt huyền bí bậc nhất Việt Nam  - 3


Nhà nghiên cứu văn hóa - võ sư Nguyễn Mạnh Thắng cho biết Thất Sơn Thần Quyền dựa trên một niềm tin tôn giáo của các bậc thánh thần, cũng như các vị đắc đạo chân nhân, trong Lão giáo và Nho giáo.

Thất Sơn Thần Quyền lấy học võ - học khí - học thần - học đạo làm đạo lộ. Học võ và chữa bệnh là hai mức độ thăng tiến của võ Thất Sơn Thần Quyền. Vì thế, đã có rất nhiều các võ sư Thất Sơn Thần Quyền trở thành đạo sĩ trong lịch sử.
....

Xin hỏi Có Cụ nào đã học, giao đấu, hay hiểu biết về võ phái này không ? Xin khai mở cho Em.

Hồi bé có thằng cùng lớp học Thần Quyền, chỉ nhớ là nó lẩm nhẩm cái j đó xong như lên đồng, lấy tay chặt chém vào thân cây cuối kg biết đau.

Túm lại 1 kiểu như dùng doping, kg biết đau!
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Lĩnh hội bí kíp võ công nơi cửa thiền

Tương truyền, ở Trung Hoa vào đời nhà Nguyên, có một vị cao tăng là Lâm Đạo Thai ẩn tu tại chùa Thiếu Lâm, tỉnh Hồ Bắc. Một hôm, Lâm Đạo Thai lên non hái lá thuốc, bất chợt trông thấy một con cọp trắng nhỏ và một con khỉ đột khổng lồ đang giao đấu. Ông dừng lại xem. Con cọp trắng có vẻ thất thế trước địch thủ quá to lớn. Sau một hồi quần thảo, con khỉ đột chụp được con cọp và chuẩn bị xé ra làm hai mảnh thì bất ngờ cọp trắng vùng dậy tát mạnh vào hạ bộ khỉ đột. Con khỉ rú lên rồi ngã xuống chết tốt. Lâm Đạo Thai chứng kiến cảnh ấy lấy làm thích thú, sau đó ông cho ra đời môn võ Bạch Hổ quyền.

Trải qua hàng thế kỷ, môn phái Thiếu Lâm Bạch Hổ theo chân những võ sư người Hoa du nhập vào Sài Gòn những năm 30.
Tại TP.HCM, nắm quyền chưởng môn Thiếu Lâm Bắc phái Bạch Hổ hiện nay là đại lão võ sư Hổ Bạch Ân. Ông tên thật là Trịnh Văn Ân, sinh năm 1929 tại huyện Đức Phổ (tỉnh Quảng Ngãi). Năm lên hai tuổi, cậu bé theo cha mẹ trôi dạt đến tận Sóc Trăng, năm Ân lên 7 tuổi, cậu được cha gởi vào chùa nương nhờ cửa Phật”.

Vào chùa, Ân được hòa thượng trụ trì vốn là cao thủ trong chốn giang hồ, đem lòng thương mến. Nhận thấy ở chú tiểu nhỏ có thể trở thành người chấp chưởng môn phái nên hòa thượng đã dốc hết tinh hoa võ học và y học chân truyền lại. Trịnh Văn Ân lĩnh hội các tuyệt kỹ Thiếu Lâm Bắc phái Bạch Hổ của vị tăng già.

Một lần, bọn Tây càn vào phá chùa, vị sư già chống trả, hạ gục hàng chục tên địch, sau cùng ngã xuống trước mũi súng của kẻ thù. Trước lúc viên tịch, vị cao tăng trăng trối: “Ân con! Môn phái Thiếu Lâm Bạch Hổ là môn võ của nhà Phật, luyện ra cốt để tự vệ, chỉ được sử dụng khi bị bức bách vào đường cùng hoặc phải ra tay diệt kẻ bạo tàn gây hại cho dân!”.

Chùa cháy, thầy mất, Ân quyết định theo “các anh” tham gia kháng chiến, trả thù cho thầy, bảo vệ quê hương. Ân được giao nhiệm vụ huấn luyện võ thuật cho đội đặc công huyện Long Phú.
Về Sài Gòn, Ân mở võ đường tại chùa Định Thành trên đường Lê Văn Duyệt (nay là đường CMT8, cạnh công viên Lê Thị Riêng) lấy pháp danh là Hổ Bạch Ân,
Với cái tâm nhà Phật cùng kho tàng võ thuật, “Hổ Bạch môn” lần lượt cho ra lò nhiều võ sĩ tên tuổi như Hổ Bạch Ba, Hổ Bạch Dạng, Hổ Bạch Hoa (Trần Beo), Hổ Bạch Xuân, Hổ Bạch Biểu, Hổ Bạch Hiếu...

Theo nghi thức nhập môn Thiếu Lâm Bắc phái Bạch Hổ, nam được đặt là “Hổ Bạch” ghép với tên của mình, nữ là “Hổ Kim”. Giai đoạn 1950 - 1960, vị chưởng môn Thiếu Lâm Bạch Hổ đã thượng đài và đoạt nhiều HCV võ tự do, trong đó có những trận thắng lẫy lừng chấn động làng võ Sài Gòn ở một giải thi đấu bao gồm nhiều võ sĩ nổi tiếng 3 nước Đông Dương (1951 - 1952), với các tuyệt kỹ Quan Âm xuất thế, Thập bát La Hán...
Tuy nhiên, trận đấu ấn tượng nhất của võ sư Hổ Bạch Ân đến nay vẫn còn được truyền tụng trong giới cao thủ võ lâm Sài Gòn - Chợ Lớn đó là trận thượng đài hạ “knock-out” võ sĩ Ô Hắc Lợi năm 1949.

1590489302564.png


Võ sư Hổ Bạch Ân, trưởng môn phái Thiếu Lâm Bắc phái Bạch Hổ
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top