[Funland] Về ly hôn

Isu_zu

Xe container
Biển số
OF-12249
Ngày cấp bằng
24/12/07
Số km
9,341
Động cơ
561,745 Mã lực
Thế cụ nghĩ sao nếu họ vẫn có trách nhiệm với gia đình, trách nhiệm cao là khác? Nghe có cái gì đó không ổn nhỉ.
E thấy bình thường mà. Thương vợ con, có trách nhiêm với gia đình. Thi thoảng lỡ có ăn vụng biết chùi mép, vậy là ổn rồi mợ ạ.
 

Isu_zu

Xe container
Biển số
OF-12249
Ngày cấp bằng
24/12/07
Số km
9,341
Động cơ
561,745 Mã lực
Mạn phép tranh luận với cụ chút,
Theo cụ thế nào gọi là có trách nhiệm với gia đình? Khái niệm "trách nhiệm" đó ko bao gồm sự chung thủy (nghĩa đen thôi vậy - vì cụ đề cập đến vấn đề kia nọ bên ngoài - chứ còn đầu các ông mơ tưởng gì thì chịu), phỏng ạ?
Cụ là cụ hay mợ ạ :). E ko có ý định tranh luận về lý thuyết ngôn tình đâu ạ. E nói thế, vì thực tế cuộc sống nó như vậy thôi. Bản chất nam nữ khác nhau nó quy định bởi gen giới tính, tranh luận chả giải quyết đc gì :)).
 

Tình cờ

Xe buýt
Biển số
OF-334301
Ngày cấp bằng
11/9/14
Số km
599
Động cơ
285,204 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
E thấy bình thường mà. Thương vợ con, có trách nhiêm với gia đình. Thi thoảng lỡ có ăn vụng biết chùi mép, vậy là ổn rồi mợ ạ.
Như cụ định nghĩa thì trách nhiệm với bản thân mình chưa xong, nói gì trách nhiệm với vợ con hả cụ. Tu thân là khó nhất của con người. Nếu thích cuộc sống thi vị theo kiểu nay em này, mai em kia thì giống tây ấy, đừng lập gia đình, đừng có con cụ ạ. Vợ con có phải là thú nuôi đâu mà cần đưa cho tiền, vẫn giải quyết việc này nọ là xong. Nếu nói trách nhiệm với con cái, còn là trách nhiệm làm sao để con nó ko xấu hổ vì mình cụ ạ, ít nhất không làm gì trái pháp luật và đạo đức cơ bản của xã hội. Từ ngày có con, em ko vượt đèn đỏ, ko làm rất nhiều việc mà ngày xưa mìh tặc lưỡi ko sao đâu, thậm chí bị csgt tuýt còi, em đi nộp phạt thay vì đưa tiền cho đc việc. Nói thêm với cụ về quan điểm thôi chứ có nhẽ cái chữ "trách nhiệm" em và cụ tiếp cận ở góc độ khác nhau.
 

Civic2306

Xe điện
Biển số
OF-7948
Ngày cấp bằng
12/8/07
Số km
4,056
Động cơ
569,279 Mã lực
Chả có ông chồng nào không chịch choạc, ít hay nhiều thôi mợ. Quan trọng là có trách nhiệm với gia đình.
Cụ nhầm lẫn giữa khái niệm ngoại tình, và đi chịch kiểu bóc bánh trả tiền rồi. Khi đã ngoại tình thì đàn ông hay đàn bà đều vô trách nhiệm như nhau. Khi quyết định ngoại tình, nghĩa là bản thân anh chị đã biết chính mình đẩy gia đình vào chỗ tan nát, vậy mà còn leo lẻo cái mồm là vẫn trách nhiệm :)) người có trách nhiệm không ai làm thế cụ ạ

Đúng roài cụ, đối tác hợp tác thì tốt, ko hợp tác thì mình tính cách khác. Nhà em chả đến mức sống mái với nhau, chưa bao giờ to tiếng, ko đến mức ghê tởm nhưng mà sau nhiều chuyện xảy ra thì giữa hai vc thấy nhạt nhẽo, ức chế. Không phải đôi nào đến bc ly hôn cũng cãi vã, to tiếng đâu cụ ạ. GĐ em còn là mẫu mực về sự hạnh phúc trong mắt bạn bè, cơ quan, ko định làm hàng nhưng vì ko thấy nói xấu nhau bao giờ, ko to tiếng bao giờ, nhìn vào ai cũng chỉn chu nên tự nhiên đc khoác áo hào quang hạnh phúc mới chết.
Chỉ vì ba cái chuyện mâu thuẫn đó mà ly hôn, đánh đổi HP của các con thì có đáng không? VC nào sống với nhau mãi chả có lúc cãi vã nhau... với hoàn cảnh của mợ thì ko nên ly hôn, mà nên ngồi lại với ck mà hỏi nhau, vì sau hai anh chị bắt đầu, giờ kết thúc làm chi :D
Liệu bỏ nhau rồi đi tìm hp mới, sau 1 time có khác như hiện tại không? cực chẳng đã mới phải ly hôn khi bị đối tác biến mình thành tuần lộc thôi
 

Tình cờ

Xe buýt
Biển số
OF-334301
Ngày cấp bằng
11/9/14
Số km
599
Động cơ
285,204 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Chỉ vì ba cái chuyện mâu thuẫn đó mà ly hôn, đánh đổi HP của các con thì có đáng không? VC nào sống với nhau mãi chả có lúc cãi vã nhau... với hoàn cảnh của mợ thì ko nên ly hôn, mà nên ngồi lại với ck mà hỏi nhau, vì sau hai anh chị bắt đầu, giờ kết thúc làm chi :D
Liệu bỏ nhau rồi đi tìm hp mới, sau 1 time có khác như hiện tại không? cực chẳng đã mới phải ly hôn khi bị đối tác biến mình thành tuần lộc thôi
Chắc cụ không đọc kỹ từ đầu ạ, nhà em không chỉ ba chuyện mâu thuẫn cụ ạ. Em nói đó là về hình thức bề ngoài nhìn vào, chứ một bên đã chạm vào giới hạn lớn nhất của hôn nhân rồi cụ ạ.
 

Hong Giang

Xe máy
Biển số
OF-424534
Ngày cấp bằng
24/5/16
Số km
54
Động cơ
217,710 Mã lực
Tuổi
25
Đúng là vấn đề của gia đình em các cụ ạ, đau đầu! Chồng thì ngoại tình nhiều nhiều lần, chẳng tôn trọng vợ dần đến mức tình cảm vợ chồng nhạt nhẽo, xa cách. Cứ nghĩ là cố vì con vì nhưng quả thật em thấy con cái sống trong các gia đình mà vợ chồng lục đục, chủng chẳng thì gần như ảnh hưởng đến tính cách, mặt nào đó bị tiêu cực...nên vẫn cứ luẩn quẩn, loanh quanh!
 

Civic2306

Xe điện
Biển số
OF-7948
Ngày cấp bằng
12/8/07
Số km
4,056
Động cơ
569,279 Mã lực
Chắc cụ không đọc kỹ từ đầu ạ, nhà em không chỉ ba chuyện mâu thuẫn cụ ạ. Em nói đó là về hình thức bề ngoài nhìn vào, chứ một bên đã chạm vào giới hạn lớn nhất của hôn nhân rồi cụ ạ.
Mình chỉ phân tích và đưa quan điểm dựa trên từng tính huống cụ thể thôi. Chứ mợ viết bài kiểu đ.ái rắt mỗi comment rải rác một ý thì sao mình đủ kiên nhẫn để đọc hết và ráp lại được :D

Chứ một bên đã dính vào ngoại tình thì bỏ cụ nó đi chứ còn gì nữa, cái nõi đau bị phản bội chả bao giờ nguôi được đâu. Nó xói mòn cảm xúc một cách ghê gớm
 

Bold9000

Xe tải
Biển số
OF-34103
Ngày cấp bằng
27/4/09
Số km
425
Động cơ
478,330 Mã lực
Phải chia tay là việc cực chẳng đã, chả ai muốn lấy vợ, lấy chồng xong rồi lại chia tay. Tuy nhiên, nếu đó là việc phải làm thì điều quan trọng nhất là nên đối xử với nhau một cách có tình, chia tay trong hòa bình, tôn trọng lẫn nhau và trên hết là vì lợi ích của con cái.

Bố mẹ chia tay, con cái là người khổ, nhưng cũng không nên lấy con cái ra làm bình phong để làm khó đối phương hoặc là cái cớ để tiếp tục sống một cuộc hôn nhân không tình yêu, không hạnh phúc. Đó là sự lừa dối chính mình và lừa dối chính con trẻ, đừng dạy con sống một cuộc sống giả tạo như vậy. Trẻ con càng lớn nó càng hiểu rằng bố mẹ nó sống với nhau không hạnh phúc, thậm chí còn ghét bỏ nhau. Trên thế giới có cả triệu đứa trẻ mà bố mẹ ly hôn vậy thì nó không phải là cá biệt. Bố mẹ chia tay trong hòa bình, vì lợi ích của con cái có khi bọn trẻ nó còn hạnh phúc hơn, cho nó nhìn môt hướng tích cực hơn và sống có trách nhiệm hơn. Nó hiểu rằng bố mẹ nó đã yêu nhau, đến với nhau nhưng giờ bố mẹ nó có sự khác biệt, không thể sống được với nhau nữa và do vậy họ chia tay nhau. Nhưng bố và mẹ vẫn yêu thương nó, vẫn quan tâm đến nó thì có nghĩa là cuộc sống của nó không có nhiều thay đổi và thay đổi lớn nhất của nó là nó không ở cùng với bố mẹ nữa mà phải ở với 1 trong 2 người. Nhưng điểm ợi là trẻ con không phải chứng kiến những mâu thuấn, những cuộc cãi vã, những cuộc hẹn hò lén lút, đi đêm về hôm của bố mẹ với nhân tình...

Người Việt mình vẫn coi chuyện ly hôn là rất nặng nề dù ly hôn giờ là một việc rất phổ biến. Một điểm nữa là cái tôi của người Việt mình lớn quá, chỉ chăm chăm lo thiệt cho bản thân mà không nghĩ đến lợi ích của con cái. Mình chứng kiến khá nhiều căp vợ chồng chỉ vì cái tôi cá nhân của mình mà chửi bới, cãi vã nhau chả ra gì dù trước đây từng đầu gối tay ấp. Trước ly hôn thì lấy con ra làm bình phong, là điều kiện để ly hôn. Hậu ly hôn thì thay nhau nhồi nhét vào đầu con cái về những thói hư, tật xấu của đổi phương để kéo con về phía mình mà không nghĩ rằng đó là việc là nguy hiểm và biến đứa trẻ thành công cụ để trả thù nhau. Bố mày là thằng không ra gì, tiền chả kiếm được lại còn rượu chè, gái gú hoặc mẹ mày là đồ thế nọ thế kia, lăng loàn, đĩ bợm.
 

Isu_zu

Xe container
Biển số
OF-12249
Ngày cấp bằng
24/12/07
Số km
9,341
Động cơ
561,745 Mã lực
Như cụ định nghĩa thì trách nhiệm với bản thân mình chưa xong, nói gì trách nhiệm với vợ con hả cụ. Tu thân là khó nhất của con người. Nếu thích cuộc sống thi vị theo kiểu nay em này, mai em kia thì giống tây ấy, đừng lập gia đình, đừng có con cụ ạ. Vợ con có phải là thú nuôi đâu mà cần đưa cho tiền, vẫn giải quyết việc này nọ là xong. Nếu nói trách nhiệm với con cái, còn là trách nhiệm làm sao để con nó ko xấu hổ vì mình cụ ạ, ít nhất không làm gì trái pháp luật và đạo đức cơ bản của xã hội. Từ ngày có con, em ko vượt đèn đỏ, ko làm rất nhiều việc mà ngày xưa mìh tặc lưỡi ko sao đâu, thậm chí bị csgt tuýt còi, em đi nộp phạt thay vì đưa tiền cho đc việc. Nói thêm với cụ về quan điểm thôi chứ có nhẽ cái chữ "trách nhiệm" em và cụ tiếp cận ở góc độ khác nhau.
Chắc cụ lập gia đình cũng chưa lâu lắm. Và ai cũng từng có suy nghĩ như cụ :). E ko có ý định tranh luận, mà chỉ dựa vào thực tế cuộc sống, để đưa ra những nhận xét chung thôi. Như cụ là quý lắm đấy, mong cụ giữ vững lập trường :).
 

Isu_zu

Xe container
Biển số
OF-12249
Ngày cấp bằng
24/12/07
Số km
9,341
Động cơ
561,745 Mã lực
Cụ nhầm lẫn giữa khái niệm ngoại tình, và đi chịch kiểu bóc bánh trả tiền rồi. Khi đã ngoại tình thì đàn ông hay đàn bà đều vô trách nhiệm như nhau. Khi quyết định ngoại tình, nghĩa là bản thân anh chị đã biết chính mình đẩy gia đình vào chỗ tan nát, vậy mà còn leo lẻo cái mồm là vẫn trách nhiệm :)) người có trách nhiệm không ai làm thế cụ ạ...
Ngoại tình, đàn ông và đàn bà khác nhau chứ cụ. Nếu cụ nghĩ là giống nhau, thì em và cụ khác quan điểm :).
 

Tình cờ

Xe buýt
Biển số
OF-334301
Ngày cấp bằng
11/9/14
Số km
599
Động cơ
285,204 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Chắc cụ lập gia đình cũng chưa lâu lắm. Và ai cũng từng có suy nghĩ như cụ :). E ko có ý định tranh luận, mà chỉ dựa vào thực tế cuộc sống, để đưa ra những nhận xét chung thôi. Như cụ là quý lắm đấy, mong cụ giữ vững lập trường :).
10 năm có lẻ em cũng k rõ lâu hay ko cụ ạ.
 

Tình cờ

Xe buýt
Biển số
OF-334301
Ngày cấp bằng
11/9/14
Số km
599
Động cơ
285,204 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Ngoại tình, đàn ông và đàn bà khác nhau chứ cụ. Nếu cụ nghĩ là giống nhau, thì em và cụ khác quan điểm :).
Em hỏi cụ 1 câu là cụ có dám thẳng thứn với vợ về qđiểm của cụ ko. Nếu thẳng thắn mà vợ chấp nhận, ok, góc nhìn của cụ hợp lý. Nếu ko dám thẳng thắn, chỉ hành động thì rõ ràng cụ cũng ko tự tin là suy nghĩ của mình đúng. Cái gì phải giấu diếm đều ko ổn.
 

Yellowtea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-145206
Ngày cấp bằng
9/6/12
Số km
17,101
Động cơ
505,521 Mã lực
Hôm nay đọc đc truyện ngắn của nữ nhà văn nổi tiếng, Nguyễn Thị Thu Huệ - em thấy là trong các cuộc ly hôn thường trẻ con là tổn thương nhiều nhất.
Còn người đàn ông thường ko hiểu vợ họ cần gì/muốn gì.
Với bạn em, đơn giản chỉ là về ăn cơm tối đúng giờ.
Nhưng rất tuyệt vọng vì chồng nó toàn về lúc nửa đêm, dù chả bận rộn gì. Tháng vui thì được 2-3 lần. Nhiều lần nó dọa trả về địa phương rồi.
Các cụ đọc cho vui và nếu cụ nào đang chòng chành thì hy vọng sẽ ko chìm sau khi đọc truyện này, hixx.
-------------
Chín giờ.
Chị đứng lên.
Đằng sau. Anh đốt thuốc khói phả mù mịt, đặc quánh. Ngày trước. Đêm động phòng ngủ mới. Anh bảo phòng ngủ của mình chỉ có hương hoa và mùi da thịt chị. Anh bảo hút thuốc lá trong phòng ngủ là không văn minh, và bẩn thỉu...
Chị nói. Giọng khản dặc " Sang đó, ba năm tôi có thể đón con". Anh lắc đầu, cười rất nhạt trong những quầng khói đục: " Đến ngày mai thế nào còn chẳng dám nói trước huống hồ những ba năm sau". " Con ở với mẹ vẫn tốt hơn". Chị cố gắng. Anh lắc đầu. Cười mai mỉa chế giễu trên khuôn mặt trẳng bệch. Và bấm nút điều khiển tivi. Kênh VTV1 của đài THVN dang phát những hình ảnh về cuộc chiến ở Nam Tư. Từng đoàn người chạy tản cư sang các nước bạn và ách tắc ở biên giới. nhà cửa, đồ đạc bỏ lại. Họ lếch thếch chạy thoát thân. Chạy để tìm cuộc sống.
Lần này thì chính chị đứng lên và tắt tivi. Những người dân Nam Tư đó. Những cuộc di tản khốc liệt dưới bầu trời đầy bom đó không quan trọng với chị bằng việc chỉ còn một giờ đồng hồ nữa. Chị phải đi khỏi căn nhà này. Phải xa những gì lâu nay là máu thịt của chị. Xa đứa con trai bé bỏng thơm như một chiếc bánh ga tô mới ra lò. Không có một điều gì làm chị xúc động hơn chính bản thân bão tố trong lòng chị lúc này. Chiến tranh đã nổ ra. Bom đã rơi vào chính chị. Và chị cũng phải chạy đi. Đến một cảng mới để làm lại từ đầu.
Xung quanh họ. Bỗng im lặng đáng sợ. Ngoài vườn. Có tiếng gió rất nhẹ. Nhẹ đủ để thỉnh thoảng lùa vào làm những nan thuỷ tinh va lanhh tanh. Im lặng đến nỗi thập thõm ở đâu đó, có lẽ rất xa, tiếng dương cầm của một bé gái đang tập. Chỉ một vài nốt nhạc bắt đầu của một bản nhạc. Lúc nặng, lúc nhẹ. Vẳng đến rồi lại mất đi.
Chị lặng lẽ vào trong.
Đến cửa phòng hai đứa trẻ thì dừng lại.
Thằng anh đặt chiếc ô tô bé xíu và thằng siêu nhân xuống sàn nhà. Kéo chiếc ba lô và lôi một chiếc máy bay khá to, với hai cuốn chuyện tranh " Chú lính chì dũng cảm" và " Bé tìm hiểu luật giao thông". Thằng anh kéo thằng em vào lòng mình. Nói:" Ngày mai, em bảo chị Ba đọc cho nghe nhé. Đây là quyển sách dạy về luât đi đường. Em phải thuộc cho kỹ để mai kia đi học đỡ bị xe đâm. Còn quyển này. Em nhớ để có lòng dũng cảm " như chú lính chì". Thằng em gật gù. Say sưa nhìn hai cuốn truyện. " Còn đây là chiếc máy bay". Giọng thằng anh run run. Nghẹn tắc. Lấy tay nắm lấy bàn tay bé xíu của thằng em, đặt vào một chấm trắng trên thân máy bay, tượng trưng cho ô cửa sổ. Nói: " Anh sẽ ngồi ở đây. Coi như anh là ô số 5 này. Mỗi lần muốn nói chuyện với anh, em nhìn vào sẽ thấy". Và di ngón tay đếm đi. Một. Hai. Ba. Bốn. Năm. Thằng em quay lại nhìn anh. Mặt láu lỉnh. " Anh là số ba để em đếm cho nhanh". Thằng anh lắc đầu:" Em lại lười học rồi. Em phải chăm học. Em càng học giỏi, anh em mình càng chóng gặp lại nhau". " Em chán học lắm". Thằng em thở hắt ra. " Phải chăm học. Em có nghe anh không?". " Em chỉ thích chơi với anh thôi". " Thì em cứ để chiếc máy bay này bên mình, coi như là anh đang chơi với em". " Thế thì em là thằng siêu nhân trắng, em ở bên cạnh anh suốt ngày"." Anh sẽ mang siêu nhân bé tí này theo".

*
Mười giờ.
Chị đứng ở cửa vào.
Thằng anh đeo ba lô đứng bên cạnh. Anh đứng đối diện chị, bế trên tay thằng em đang díp mắt buồn ngủ. Tay cầm chặt chiếc máy bay. Chị cúi lại gần thằng bé. Rúc khuôn mặt đầy nước mắt vào cổ, hít một hơi dài như muốn nuốt mùi da thịt thơm tho của nó vào lòng.
Anh cúi xuống. Thằng anh đang im lặng nhìn ra vườn. Những bụi cây rung rung. Đưa vào tay nó mấy tờ 100 USD. Anh lầm bầm:" Con cất đi, sang đó còn có tiền tiêu". "Con xin". Thằng anh nói rồi cất tiền vào một ngăn của ba lô. " Anh cố gắng chăm sóc con. Nó còn bé lắm". Chị chùi nước mắt. Mặt méo xệch. " Cô xin cho con học trường Trung tâm, cố tìm chỗ có nhiều người Việt Nam cho con có bạn".
Thằng anh nhìn thằng em. Lúc này nó mới khóc. Tiếng khóc ri ri. Đau đớn như muốn nuốt ngược vào trong. Như bị oan ức không thanh minh được.
Chị cúi mặt. Cắn chặt môi. Bất giác chị đưa tay ra nắm lấy tay anh đang bóp chặt. " Xin lỗi anh. Xin lỗi con trai của mẹ...". "Tôi mới là người có lỗi. Cái lỗi của tôi...là sống với cô mà không hiểu cô cần gì... Nên cô mới bỏ đi...". Anh nghẹn giọng. Rồi đặt tay lên vai con trai. Lầu bầu trong miệng: " Tha lỗi cho bố, thanh niên".
Thằng anh ngẩng đầu nhìn bố. Nhìn thằng em đang ngủ gà ngủ gật. Gật đầu.
*
Buổi sáng. Phi trường.
Gió thổi hào phòng trên những khoảng sân rộng mênh mông. Chiếc máy bay Boeing 747 dài và to như một con cá voi khổng lồ đang gầm rú. Những luồng khói đặc phụt mạnh ra sau bị gió thổi sóng sánh lại. Những chiếc cánh quạt quay tít. Nhà ga náo động tiếng động cơ. Tiếng loa đọc lịch trình các chuyến bay. Tiếng người nhí nhéo, hỗn độn.
Chị và thằng anh đứng gần cửa máy bay. Mặt hai người đều thất thần hoảng loạn. Người chồng mới hớn hở vác đồ bên cạnh. Nhìn anh ta, thấy rõ sự chân thành và độ lượng của người đang yêu và được đền bù. Hai mẹ con dừng lại chân cầu thang. Và vô thức cùng ngoảnh lại nhà chờ. Chưa bao giờ chị đẹp và khuôn mặt lại nổi hình khối lên như thế. Tất cả lên cầu thang máy bay và chui vào trong khoang. Tiếng máy bay rú ro như muốn nổ tung.
Mặt thằng anh thất thần, hoảng loạn. Nó đi vào giữa hai hàng ghế. Chăm chăm đếm như không cần biết có ai bên mình. Một. Hai. Ba. Bốn. Và năm. Nó dừng lại. Bên ô cửa sổ. Một người đang ông ngoại quốc mặt đầy râu, mắt đen nháy đang ngồi phưỡn bụng thở. Ông ta chắc phải hơn một trăm cân. Chị và người chồng mới vẫn đi tiếp xuống giữa khoang rồi đứng lại. Ông mở cánh cửa trên đầu và xếp những va li nhỏ vào dó. Còn chị thì chui vào ghế, và quay lại. Thằng anh cứ đứng ở hàng thứ 5 như bị thôi miên bởi ông béo bụng. Chị gọi "Con ơi, ghế của mình ở đây cơ mà. Xuống đây". Thằng anh nhìn mẹ mắt đầy nước.
Nó lắc đầu tuyệt vọng. " Dưới này cơ mà con". Chị lại gọi. Nó vẫn lắc đầu, nhìn người đàn ông đầy vẻ kinh hãi. Rồi chị nhìn. Nói " Con hẹn với em là ngồi ở đây. Ô cửa số 5".
Chị thử dài đánh sượt và ngồi phịch xuống ghế. Nước mắt ràn rụa trên khuôn mặt méo xệch. Người chồng mới đã xếp xong đò, chui vào ghế trong. Chị cắn chặt môi, ngó ra vẫy thằng anh " Xuống đây con".
Thằng anh vẫn lắc đầu. Nó nhìn mẹ bằng đôi mắt mở to chưa từng thấy bao giờ. Rồi lại nhìn qua ô cửa đã bị lão béo kéo sập tấm chắn nắng xuống và đang nhắm mắt ngủ. Thằng anh chồm người qua mọt người khách bên ngoài. Chồm qua lãi béo. Đấm như điên vào ô cửa tròn đã đóng. Lão béo giật mình. Ngơ ngác và hiểu ra. Rồi lấy tay đẩy tấm nhựa trắng lên.
Ngoài trời. Nắng vàng ong. Mùa khô đã đến. Phía nhà chờ, cửa kính sáng loáng như gương.
Thằng anh vừa đấm vào ô cửa, vừa hét trong những giọt nước mắt: " BÉ ơi, có thấy anh không. Anh đang ở đây này".
Phía sau.
Chị cúi gục, khóc ngất đi.
*
Sau những khuôn cửa lớn sáng choang. Anh và thằng em đứng dán người vào cửa kính. Tay thằng bé cầm chiếc máy bay, một tay nắm chặt tay bố. Nó nhìn chiếc máy bay to đùng đang gào rú ngoài xa. Rồi cúi xuống chiếc máy bay ở tay. Rút bàn tay nhỏ xíu khỏi tay bố. Nó lấy ngón trỏ chỉ vào những chấm trắng trên thân máy bay. Lẩm bẩm đếm. " Một. Hai. Ba. Bốn... Năm. Anh ngồi đây. Đây là anh mình".
Mắt anh nhoè nước. Tai anh như có một luồng khí đặc quánh phủ lấp. Sao lại thế này nhỉ? Bao năm nay. Từ lúc linh cảm mách bảo về sự ra đi của chị. Ban đầu là thể xác. Rồi đến tinh thần. Lúc nào anh cũng bị ám ảnh về chuyện này để rồi bây giờ, anh lại chẳng hiểu tại sao?
" Một. Hai. Ba. Bốn... Năm", thằng em vẫn lẩm bẩm đếm. Chăm chỉ một cách kỳ lạ.
Tại sao? Tại sao? Hôm qua anh không vứt bỏ lòng tự ái, sự ghen tuông và tha thứ cho chị. Thậm chí van xin chị nghĩ lại? Tại sao anh luôn lường ra những rủi ro cho những hợp đồng ký với đối tác cả Ta lẫn Tây mà lại không lường được cái rủi ro ngày hôm nay? Tại sao đến hôm qua anh vẫn nghĩ là sự chia tay này sẽ không có thật? Chỉ là một câu chuyện đùa? Tại sao cơ chứ?
*
Trên máy bay.
Lão béo như hiểu được tình cảm của thằng anh, liền ngồi thẳng dậy óp bụng lại cho thằng anh đến sát được ô cửa. Vòng tay ra cho nó lọt vào lòng. Ông ta nhún vai, trìu mến nhìn nó.
Thằng anh mở to mắt nhìn xuống, một tay nắm chặt thằng siêu nhân trắng.
Bên dưới. Phía xa. Chỉ thấy nắng chiếu vào ô cửa kính laong loáng như những tấm gương trời. Người đi tiễn bé xíu với những cái đầu đen như hạt đỗ.
Nó lùi người lại. Chùi nước mắt. Đi ra đứng giữa hai hàng ghế, và nhìn mẹ. Mẹ nó đang cúi gục xuống khóc.
Chiếc máy bay lạnh lùng chạy một vòng ra xa và dừng lại. Rú to lên. Rồi nhấc hẳn lên khỏi mặt đất.
*
Đằng sau những tấm kính. Thằng em vẫn đứng với chiếc máy bay trên tay, lấy ngón trỏ chỉ vào những chấm trắng bé xíu và đếm " Một. Hai. Ba. Bốn... Năm"./.
Nguyễn Thị Thu Huệ
 

vivu80

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-136480
Ngày cấp bằng
30/3/12
Số km
2,828
Động cơ
387,360 Mã lực
Như cụ định nghĩa thì trách nhiệm với bản thân mình chưa xong, nói gì trách nhiệm với vợ con hả cụ. Tu thân là khó nhất của con người. Nếu thích cuộc sống thi vị theo kiểu nay em này, mai em kia thì giống tây ấy, đừng lập gia đình, đừng có con cụ ạ. Vợ con có phải là thú nuôi đâu mà cần đưa cho tiền, vẫn giải quyết việc này nọ là xong. Nếu nói trách nhiệm với con cái, còn là trách nhiệm làm sao để con nó ko xấu hổ vì mình cụ ạ, ít nhất không làm gì trái pháp luật và đạo đức cơ bản của xã hội. Từ ngày có con, em ko vượt đèn đỏ, ko làm rất nhiều việc mà ngày xưa mìh tặc lưỡi ko sao đâu, thậm chí bị csgt tuýt còi, em đi nộp phạt thay vì đưa tiền cho đc việc. Nói thêm với cụ về quan điểm thôi chứ có nhẽ cái chữ "trách nhiệm" em và cụ tiếp cận ở góc độ khác nhau.
Ơ được. Nếu quả thực đây chính là mợ ngoài đời chứ không phải những lời chém gió lòe thiên hạ thì em đánh giá mợ rất cao đấy! Khí chất này giờ gần như đã tuyệt chủng :) Chúc mợ sớm tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn.
 

MrSieurua

Xe máy
Biển số
OF-510941
Ngày cấp bằng
18/5/17
Số km
79
Động cơ
181,830 Mã lực
Tuổi
36
Phải chia tay là việc cực chẳng đã, chả ai muốn lấy vợ, lấy chồng xong rồi lại chia tay. Tuy nhiên, nếu đó là việc phải làm thì điều quan trọng nhất là nên đối xử với nhau một cách có tình, chia tay trong hòa bình, tôn trọng lẫn nhau và trên hết là vì lợi ích của con cái.

Bố mẹ chia tay, con cái là người khổ, nhưng cũng không nên lấy con cái ra làm bình phong để làm khó đối phương hoặc là cái cớ để tiếp tục sống một cuộc hôn nhân không tình yêu, không hạnh phúc. Đó là sự lừa dối chính mình và lừa dối chính con trẻ, đừng dạy con sống một cuộc sống giả tạo như vậy. Trẻ con càng lớn nó càng hiểu rằng bố mẹ nó sống với nhau không hạnh phúc, thậm chí còn ghét bỏ nhau. Trên thế giới có cả triệu đứa trẻ mà bố mẹ ly hôn vậy thì nó không phải là cá biệt. Bố mẹ chia tay trong hòa bình, vì lợi ích của con cái có khi bọn trẻ nó còn hạnh phúc hơn, cho nó nhìn môt hướng tích cực hơn và sống có trách nhiệm hơn. Nó hiểu rằng bố mẹ nó đã yêu nhau, đến với nhau nhưng giờ bố mẹ nó có sự khác biệt, không thể sống được với nhau nữa và do vậy họ chia tay nhau. Nhưng bố và mẹ vẫn yêu thương nó, vẫn quan tâm đến nó thì có nghĩa là cuộc sống của nó không có nhiều thay đổi và thay đổi lớn nhất của nó là nó không ở cùng với bố mẹ nữa mà phải ở với 1 trong 2 người. Nhưng điểm ợi là trẻ con không phải chứng kiến những mâu thuấn, những cuộc cãi vã, những cuộc hẹn hò lén lút, đi đêm về hôm của bố mẹ với nhân tình...

Người Việt mình vẫn coi chuyện ly hôn là rất nặng nề dù ly hôn giờ là một việc rất phổ biến. Một điểm nữa là cái tôi của người Việt mình lớn quá, chỉ chăm chăm lo thiệt cho bản thân mà không nghĩ đến lợi ích của con cái. Mình chứng kiến khá nhiều căp vợ chồng chỉ vì cái tôi cá nhân của mình mà chửi bới, cãi vã nhau chả ra gì dù trước đây từng đầu gối tay ấp. Trước ly hôn thì lấy con ra làm bình phong, là điều kiện để ly hôn. Hậu ly hôn thì thay nhau nhồi nhét vào đầu con cái về những thói hư, tật xấu của đổi phương để kéo con về phía mình mà không nghĩ rằng đó là việc là nguy hiểm và biến đứa trẻ thành công cụ để trả thù nhau. Bố mày là thằng không ra gì, tiền chả kiếm được lại còn rượu chè, gái gú hoặc mẹ mày là đồ thế nọ thế kia, lăng loàn, đĩ bợm.
kính rượu cụ, con cái mình đẻ ra nhưng nó là nó, con cái không phải tài sản của mình mà tranh giành. Em thì đang suy nghĩ, vợ chồng có thế nào thì con cái cũng phải ở chung, ví dụ có 2 đứa thì 2 đứa đó phải ở chung, không phải như tài sản mà chia, 2 đứa trẻ phải có quyền được sống chung với nhau.
 

Yellowtea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-145206
Ngày cấp bằng
9/6/12
Số km
17,101
Động cơ
505,521 Mã lực
Phải chia tay là việc cực chẳng đã, chả ai muốn lấy vợ, lấy chồng xong rồi lại chia tay. Tuy nhiên, nếu đó là việc phải làm thì điều quan trọng nhất là nên đối xử với nhau một cách có tình, chia tay trong hòa bình, tôn trọng lẫn nhau và trên hết là vì lợi ích của con cái.

Bố mẹ chia tay, con cái là người khổ, nhưng cũng không nên lấy con cái ra làm bình phong để làm khó đối phương hoặc là cái cớ để tiếp tục sống một cuộc hôn nhân không tình yêu, không hạnh phúc. Đó là sự lừa dối chính mình và lừa dối chính con trẻ, đừng dạy con sống một cuộc sống giả tạo như vậy. Trẻ con càng lớn nó càng hiểu rằng bố mẹ nó sống với nhau không hạnh phúc, thậm chí còn ghét bỏ nhau. Trên thế giới có cả triệu đứa trẻ mà bố mẹ ly hôn vậy thì nó không phải là cá biệt. Bố mẹ chia tay trong hòa bình, vì lợi ích của con cái có khi bọn trẻ nó còn hạnh phúc hơn, cho nó nhìn môt hướng tích cực hơn và sống có trách nhiệm hơn. Nó hiểu rằng bố mẹ nó đã yêu nhau, đến với nhau nhưng giờ bố mẹ nó có sự khác biệt, không thể sống được với nhau nữa và do vậy họ chia tay nhau. Nhưng bố và mẹ vẫn yêu thương nó, vẫn quan tâm đến nó thì có nghĩa là cuộc sống của nó không có nhiều thay đổi và thay đổi lớn nhất của nó là nó không ở cùng với bố mẹ nữa mà phải ở với 1 trong 2 người. Nhưng điểm ợi là trẻ con không phải chứng kiến những mâu thuấn, những cuộc cãi vã, những cuộc hẹn hò lén lút, đi đêm về hôm của bố mẹ với nhân tình...

Người Việt mình vẫn coi chuyện ly hôn là rất nặng nề dù ly hôn giờ là một việc rất phổ biến. Một điểm nữa là cái tôi của người Việt mình lớn quá, chỉ chăm chăm lo thiệt cho bản thân mà không nghĩ đến lợi ích của con cái. Mình chứng kiến khá nhiều căp vợ chồng chỉ vì cái tôi cá nhân của mình mà chửi bới, cãi vã nhau chả ra gì dù trước đây từng đầu gối tay ấp. Trước ly hôn thì lấy con ra làm bình phong, là điều kiện để ly hôn. Hậu ly hôn thì thay nhau nhồi nhét vào đầu con cái về những thói hư, tật xấu của đổi phương để kéo con về phía mình mà không nghĩ rằng đó là việc là nguy hiểm và biến đứa trẻ thành công cụ để trả thù nhau. Bố mày là thằng không ra gì, tiền chả kiếm được lại còn rượu chè, gái gú hoặc mẹ mày là đồ thế nọ thế kia, lăng loàn, đĩ bợm.
Cụ nói chuẩn luôn!
Thường các bố mẹ ích kỷ ít nghĩ cho các con.
 

DidiLe

Xe container
Biển số
OF-4953
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
7,186
Động cơ
644,146 Mã lực
Diễm tình tiểu thuyết của thím Huệ.

Vã cả mồ hôi với phi trường và bô inh 747 của Thím ý.

Hôm nay đọc đc truyện ngắn của nữ nhà văn nổi tiếng, Nguyễn Thị Thu Huệ - em thấy là trong các cuộc ly hôn thường trẻ con là tổn thương nhiều nhất.
Còn người đàn ông thường ko hiểu vợ họ cần gì/muốn gì.
Với bạn em, đơn giản chỉ là về ăn cơm tối đúng giờ.
Nhưng rất tuyệt vọng vì chồng nó toàn về lúc nửa đêm, dù chả bận rộn gì. Tháng vui thì được 2-3 lần. Nhiều lần nó dọa trả về địa phương rồi.
Các cụ đọc cho vui và nếu cụ nào đang chòng chành thì hy vọng sẽ ko chìm sau khi đọc truyện này, hixx.
-------------
Chín giờ.
Chị đứng lên.
Đằng sau. Anh đốt thuốc khói phả mù mịt, đặc quánh. Ngày trước. Đêm động phòng ngủ mới. Anh bảo phòng ngủ của mình chỉ có hương hoa và mùi da thịt chị. Anh bảo hút thuốc lá trong phòng ngủ là không văn minh, và bẩn thỉu...
Chị nói. Giọng khản dặc " Sang đó, ba năm tôi có thể đón con". Anh lắc đầu, cười rất nhạt trong những quầng khói đục: " Đến ngày mai thế nào còn chẳng dám nói trước huống hồ những ba năm sau". " Con ở với mẹ vẫn tốt hơn". Chị cố gắng. Anh lắc đầu. Cười mai mỉa chế giễu trên khuôn mặt trẳng bệch. Và bấm nút điều khiển tivi. Kênh VTV1 của đài THVN dang phát những hình ảnh về cuộc chiến ở Nam Tư. Từng đoàn người chạy tản cư sang các nước bạn và ách tắc ở biên giới. nhà cửa, đồ đạc bỏ lại. Họ lếch thếch chạy thoát thân. Chạy để tìm cuộc sống.
Lần này thì chính chị đứng lên và tắt tivi. Những người dân Nam Tư đó. Những cuộc di tản khốc liệt dưới bầu trời đầy bom đó không quan trọng với chị bằng việc chỉ còn một giờ đồng hồ nữa. Chị phải đi khỏi căn nhà này. Phải xa những gì lâu nay là máu thịt của chị. Xa đứa con trai bé bỏng thơm như một chiếc bánh ga tô mới ra lò. Không có một điều gì làm chị xúc động hơn chính bản thân bão tố trong lòng chị lúc này. Chiến tranh đã nổ ra. Bom đã rơi vào chính chị. Và chị cũng phải chạy đi. Đến một cảng mới để làm lại từ đầu.
Xung quanh họ. Bỗng im lặng đáng sợ. Ngoài vườn. Có tiếng gió rất nhẹ. Nhẹ đủ để thỉnh thoảng lùa vào làm những nan thuỷ tinh va lanhh tanh. Im lặng đến nỗi thập thõm ở đâu đó, có lẽ rất xa, tiếng dương cầm của một bé gái đang tập. Chỉ một vài nốt nhạc bắt đầu của một bản nhạc. Lúc nặng, lúc nhẹ. Vẳng đến rồi lại mất đi.
Chị lặng lẽ vào trong.
Đến cửa phòng hai đứa trẻ thì dừng lại.
Thằng anh đặt chiếc ô tô bé xíu và thằng siêu nhân xuống sàn nhà. Kéo chiếc ba lô và lôi một chiếc máy bay khá to, với hai cuốn chuyện tranh " Chú lính chì dũng cảm" và " Bé tìm hiểu luật giao thông". Thằng anh kéo thằng em vào lòng mình. Nói:" Ngày mai, em bảo chị Ba đọc cho nghe nhé. Đây là quyển sách dạy về luât đi đường. Em phải thuộc cho kỹ để mai kia đi học đỡ bị xe đâm. Còn quyển này. Em nhớ để có lòng dũng cảm " như chú lính chì". Thằng em gật gù. Say sưa nhìn hai cuốn truyện. " Còn đây là chiếc máy bay". Giọng thằng anh run run. Nghẹn tắc. Lấy tay nắm lấy bàn tay bé xíu của thằng em, đặt vào một chấm trắng trên thân máy bay, tượng trưng cho ô cửa sổ. Nói: " Anh sẽ ngồi ở đây. Coi như anh là ô số 5 này. Mỗi lần muốn nói chuyện với anh, em nhìn vào sẽ thấy". Và di ngón tay đếm đi. Một. Hai. Ba. Bốn. Năm. Thằng em quay lại nhìn anh. Mặt láu lỉnh. " Anh là số ba để em đếm cho nhanh". Thằng anh lắc đầu:" Em lại lười học rồi. Em phải chăm học. Em càng học giỏi, anh em mình càng chóng gặp lại nhau". " Em chán học lắm". Thằng em thở hắt ra. " Phải chăm học. Em có nghe anh không?". " Em chỉ thích chơi với anh thôi". " Thì em cứ để chiếc máy bay này bên mình, coi như là anh đang chơi với em". " Thế thì em là thằng siêu nhân trắng, em ở bên cạnh anh suốt ngày"." Anh sẽ mang siêu nhân bé tí này theo".

*
Mười giờ.
Chị đứng ở cửa vào.
Thằng anh đeo ba lô đứng bên cạnh. Anh đứng đối diện chị, bế trên tay thằng em đang díp mắt buồn ngủ. Tay cầm chặt chiếc máy bay. Chị cúi lại gần thằng bé. Rúc khuôn mặt đầy nước mắt vào cổ, hít một hơi dài như muốn nuốt mùi da thịt thơm tho của nó vào lòng.
Anh cúi xuống. Thằng anh đang im lặng nhìn ra vườn. Những bụi cây rung rung. Đưa vào tay nó mấy tờ 100 USD. Anh lầm bầm:" Con cất đi, sang đó còn có tiền tiêu". "Con xin". Thằng anh nói rồi cất tiền vào một ngăn của ba lô. " Anh cố gắng chăm sóc con. Nó còn bé lắm". Chị chùi nước mắt. Mặt méo xệch. " Cô xin cho con học trường Trung tâm, cố tìm chỗ có nhiều người Việt Nam cho con có bạn".
Thằng anh nhìn thằng em. Lúc này nó mới khóc. Tiếng khóc ri ri. Đau đớn như muốn nuốt ngược vào trong. Như bị oan ức không thanh minh được.
Chị cúi mặt. Cắn chặt môi. Bất giác chị đưa tay ra nắm lấy tay anh đang bóp chặt. " Xin lỗi anh. Xin lỗi con trai của mẹ...". "Tôi mới là người có lỗi. Cái lỗi của tôi...là sống với cô mà không hiểu cô cần gì... Nên cô mới bỏ đi...". Anh nghẹn giọng. Rồi đặt tay lên vai con trai. Lầu bầu trong miệng: " Tha lỗi cho bố, thanh niên".
Thằng anh ngẩng đầu nhìn bố. Nhìn thằng em đang ngủ gà ngủ gật. Gật đầu.
*
Buổi sáng. Phi trường.
Gió thổi hào phòng trên những khoảng sân rộng mênh mông. Chiếc máy bay Boeing 747 dài và to như một con cá voi khổng lồ đang gầm rú. Những luồng khói đặc phụt mạnh ra sau bị gió thổi sóng sánh lại. Những chiếc cánh quạt quay tít. Nhà ga náo động tiếng động cơ. Tiếng loa đọc lịch trình các chuyến bay. Tiếng người nhí nhéo, hỗn độn.
Chị và thằng anh đứng gần cửa máy bay. Mặt hai người đều thất thần hoảng loạn. Người chồng mới hớn hở vác đồ bên cạnh. Nhìn anh ta, thấy rõ sự chân thành và độ lượng của người đang yêu và được đền bù. Hai mẹ con dừng lại chân cầu thang. Và vô thức cùng ngoảnh lại nhà chờ. Chưa bao giờ chị đẹp và khuôn mặt lại nổi hình khối lên như thế. Tất cả lên cầu thang máy bay và chui vào trong khoang. Tiếng máy bay rú ro như muốn nổ tung.
Mặt thằng anh thất thần, hoảng loạn. Nó đi vào giữa hai hàng ghế. Chăm chăm đếm như không cần biết có ai bên mình. Một. Hai. Ba. Bốn. Và năm. Nó dừng lại. Bên ô cửa sổ. Một người đang ông ngoại quốc mặt đầy râu, mắt đen nháy đang ngồi phưỡn bụng thở. Ông ta chắc phải hơn một trăm cân. Chị và người chồng mới vẫn đi tiếp xuống giữa khoang rồi đứng lại. Ông mở cánh cửa trên đầu và xếp những va li nhỏ vào dó. Còn chị thì chui vào ghế, và quay lại. Thằng anh cứ đứng ở hàng thứ 5 như bị thôi miên bởi ông béo bụng. Chị gọi "Con ơi, ghế của mình ở đây cơ mà. Xuống đây". Thằng anh nhìn mẹ mắt đầy nước.
Nó lắc đầu tuyệt vọng. " Dưới này cơ mà con". Chị lại gọi. Nó vẫn lắc đầu, nhìn người đàn ông đầy vẻ kinh hãi. Rồi chị nhìn. Nói " Con hẹn với em là ngồi ở đây. Ô cửa số 5".
Chị thử dài đánh sượt và ngồi phịch xuống ghế. Nước mắt ràn rụa trên khuôn mặt méo xệch. Người chồng mới đã xếp xong đò, chui vào ghế trong. Chị cắn chặt môi, ngó ra vẫy thằng anh " Xuống đây con".
Thằng anh vẫn lắc đầu. Nó nhìn mẹ bằng đôi mắt mở to chưa từng thấy bao giờ. Rồi lại nhìn qua ô cửa đã bị lão béo kéo sập tấm chắn nắng xuống và đang nhắm mắt ngủ. Thằng anh chồm người qua mọt người khách bên ngoài. Chồm qua lãi béo. Đấm như điên vào ô cửa tròn đã đóng. Lão béo giật mình. Ngơ ngác và hiểu ra. Rồi lấy tay đẩy tấm nhựa trắng lên.
Ngoài trời. Nắng vàng ong. Mùa khô đã đến. Phía nhà chờ, cửa kính sáng loáng như gương.
Thằng anh vừa đấm vào ô cửa, vừa hét trong những giọt nước mắt: " BÉ ơi, có thấy anh không. Anh đang ở đây này".
Phía sau.
Chị cúi gục, khóc ngất đi.
*
Sau những khuôn cửa lớn sáng choang. Anh và thằng em đứng dán người vào cửa kính. Tay thằng bé cầm chiếc máy bay, một tay nắm chặt tay bố. Nó nhìn chiếc máy bay to đùng đang gào rú ngoài xa. Rồi cúi xuống chiếc máy bay ở tay. Rút bàn tay nhỏ xíu khỏi tay bố. Nó lấy ngón trỏ chỉ vào những chấm trắng trên thân máy bay. Lẩm bẩm đếm. " Một. Hai. Ba. Bốn... Năm. Anh ngồi đây. Đây là anh mình".
Mắt anh nhoè nước. Tai anh như có một luồng khí đặc quánh phủ lấp. Sao lại thế này nhỉ? Bao năm nay. Từ lúc linh cảm mách bảo về sự ra đi của chị. Ban đầu là thể xác. Rồi đến tinh thần. Lúc nào anh cũng bị ám ảnh về chuyện này để rồi bây giờ, anh lại chẳng hiểu tại sao?
" Một. Hai. Ba. Bốn... Năm", thằng em vẫn lẩm bẩm đếm. Chăm chỉ một cách kỳ lạ.
Tại sao? Tại sao? Hôm qua anh không vứt bỏ lòng tự ái, sự ghen tuông và tha thứ cho chị. Thậm chí van xin chị nghĩ lại? Tại sao anh luôn lường ra những rủi ro cho những hợp đồng ký với đối tác cả Ta lẫn Tây mà lại không lường được cái rủi ro ngày hôm nay? Tại sao đến hôm qua anh vẫn nghĩ là sự chia tay này sẽ không có thật? Chỉ là một câu chuyện đùa? Tại sao cơ chứ?
*
Trên máy bay.
Lão béo như hiểu được tình cảm của thằng anh, liền ngồi thẳng dậy óp bụng lại cho thằng anh đến sát được ô cửa. Vòng tay ra cho nó lọt vào lòng. Ông ta nhún vai, trìu mến nhìn nó.
Thằng anh mở to mắt nhìn xuống, một tay nắm chặt thằng siêu nhân trắng.
Bên dưới. Phía xa. Chỉ thấy nắng chiếu vào ô cửa kính laong loáng như những tấm gương trời. Người đi tiễn bé xíu với những cái đầu đen như hạt đỗ.
Nó lùi người lại. Chùi nước mắt. Đi ra đứng giữa hai hàng ghế, và nhìn mẹ. Mẹ nó đang cúi gục xuống khóc.
Chiếc máy bay lạnh lùng chạy một vòng ra xa và dừng lại. Rú to lên. Rồi nhấc hẳn lên khỏi mặt đất.
*
Đằng sau những tấm kính. Thằng em vẫn đứng với chiếc máy bay trên tay, lấy ngón trỏ chỉ vào những chấm trắng bé xíu và đếm " Một. Hai. Ba. Bốn... Năm"./.
Nguyễn Thị Thu Huệ
 

Mợ toét 2710

Xe lừa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-163316
Ngày cấp bằng
25/10/12
Số km
36,159
Động cơ
311,860 Mã lực
Nơi ở
Alo e 24/7 nhé các cụ 0946.538.556
Website
www.gach3ddep.net
Nhà cháu ít khi cm những thớt như này vì mỗi nhà một cảnh, những thông tin đưa ra chỉ thiếu hay lệch chút ít thôi là có thể cách nhìn nhận vấn đề, lời khuyên đưa ra phản tác dụng ngay, nhưng thấy mợ chủ có vẻ là người ... chí khí, biết suy nghĩ trước sau, nên nhà cháu có đôi lời thế này, mợ dùng được gì thì dùng:

1. Vấn đề nhà cửa, tải sản: mợ k cần phải tỏ ra cao thượng mà làm gì, để xảy ra ly hôn là từ việc ck mợ có tri kỷ bên ngoài, (mợ đã níu kéo mà k được, tất nhiên mợ cũng biết có phần lỗi của mợ nữa), nên mợ cứ nhận phần chia theo luật, vì mợ phải Nuôi Con Khôn Lớn. Vd cái nhà định giá 4 tỉ, mợ có 2 tỉ tm mợ hoàn toàn có thể mua căn hộ nhỏ, mẹ đơn thân thuê nhà vất vả lắm mợ, bước khởi đầu mợ gần như tay trắng sẽ kéo theo nh hệ lụy, tâm sinh lý mợ k ổn sẽ ảnh hưởng đến con. Chưa nói đến tập 2 nếu mợ còn muốn.

2. Biết là mợ đã mở đường cho ck quay lại, nhưng k được, mợ thì lăn tăn vì tài chính kém, nếu nhà cháu là mợ, cháu cố thêm 1-2 năm nữa, vừa là thêm tích lũy, vừa là để có ly hôn thì sau k hối hận gì nữa, vì đã cố thử hết cách rồi. Cháu cũng đọc mợ đã cố 1-2 năm rồi.

3. Mợ nên thu thập bằng chứng, ra tòa rất có lợi cho mợ trong việc nhận nuôi tất cả các con. Nếu nhà cháu là mợ, cháu sẽ bằng mọi cách nuôi hết con. Để con cho tập 2 của ck là việc k bao giờ nên làm, nhất là ng đó theo mợ họ là tri kỷ của nhau rồi. Mợ nuôi hết con thì ck phải chu cấp 1 phần theo luật định, cũng k phải đáng lo quá đâu.

Qua những thớt như thế này mới thấy bao giờ phụ nữ cũng là người thiệt thòi, nhất là yếu về kinh tế, k có tích lũy cho bản thân, tuổi thanh xuân thì qua vèo rồi. Nhà cháu là cụ, nên cảm thông sâu sắc với mợ, cũng như tập 1 của cháu he he, nên cháu hồi đó ra đi tay trắng, chu cấp đầy đủ, đến giờ vợ con nói cần gì là như thánh chỉ với cháu luôn. mà cháu k ngoại tình như ck mợ đâu nhá. Hay mợ li hôn đi xong cháu với mợ làm tập 2 với nhau :)) .
E hơi tò mò chút nhưng nếu có thể cụ chia sẻ lý do nhà cụ ly hôn vì theo cụ nói cụ k ngoại tình, cụ lại trách nhiệm với vợ con tuyệt vời thế ạ?
 

Tình cờ

Xe buýt
Biển số
OF-334301
Ngày cấp bằng
11/9/14
Số km
599
Động cơ
285,204 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Nhà cháu ít khi cm những thớt như này vì mỗi nhà một cảnh, những thông tin đưa ra chỉ thiếu hay lệch chút ít thôi là có thể cách nhìn nhận vấn đề, lời khuyên đưa ra phản tác dụng ngay, nhưng thấy mợ chủ có vẻ là người ... chí khí, biết suy nghĩ trước sau, nên nhà cháu có đôi lời thế này, mợ dùng được gì thì dùng:
:)) .
Cám ơn cụ, em có vài quan điểm:
1. Tranh chấp tài sản là thứ tranh chấp nên tránh nhất trong quan hệ hôn nhân, gia đình nói chung. Hơn nữa nếu ko chia nhà thì việc ly hôn là của hai vc, chia nhà nghĩa là chấp nhận nhà chồng có thể vào cuộc, cũng tức là hai bên nội ngoại sẽ biết và can thiệp, thậm chí còn sứt mẻ ít nhiều, vậy con cái mình có được bình yên sau ly hôn hay ko!
2. Chứng cứ à, em có cực nhiều và đã vứt đi sạch sẽ, ko còn để lại dấu vết gì vì em cũng ko định đấu tố ai. Nếu đơn phương thì với lý do duy nhất là chả còn tình cảm.
3. Cụ thấy các mợ thiệt thòi thì cụ châu về hợp phố với ex đi, đã muộn đâu cụ ơi, chờ em lâu lắm, biết đến bao giờ mới xong đây, lại còn con anh con em con chúng ta, hi hi, mà tính em em biết, chỉ chăm và yêu đc con mềnh thôi, bảo yêu và chăm con ng khác em chạy lun. Nếu ck em lấy vợ mới thì phải trả con cho em chứ lị, chả vợ mới nào thích nuôi con ck cũ, mong mình hứng đi ấy chớ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top