- Biển số
- OF-172997
- Ngày cấp bằng
- 21/12/12
- Số km
- 483
- Động cơ
- 346,620 Mã lực
Chuyển trường Đh ra khỏi nội đô thì tiện thể chuyển luôn mấy cái bệnh viện ra gần đấy cho tiện, em nghĩ thế
Theo ý cụ thì chuyển luôn nhà trẻ ra nữa ạChuyển trường Đh ra khỏi nội đô thì tiện thể chuyển luôn mấy cái bệnh viện ra gần đấy cho tiện, em nghĩ thế
Lấy đâu ra trường nào mà 1/2 số sinh viên là người HN được cụ? Còn cái chuyện chuyển ra để giảm ách tắc giao thông và giảm tải mật độ sinh sống tại thủ đô hiện nay thì bộ phận giảng viên chuyển công tác ra là quá bình thường. Nếu không giảng viên nào có nhà rồi bán đi ra gần trường mới ở càng rộng chứ làm saoĐại học Hà Hoa Tiên là điển hình của duy ý chí, mở ra xong rồi không có sinh viên.
Do sự chênh lệch về mặt bằng văn hóa, giáo dục, kinh tế xã hội v.v... nên các trường ĐH ở thủ đô vẫn là nơi thu hút sinh viên. Trường Đại học không thể là một ốc đảo tách biệt với xã hội được, vì thế trong thời gian một vài chục năm tới, vẫn sẽ tồn tại các trường trong lòng thủ đô.
Các trường ĐH lớn thì số sinh viên, giảng viên là người Hà Nội cũng rất đông, việc di chuyển như vậy vô tình làm khó cho ít nhất 1/2 số sinh viên và giảng viên đang sinh sống tại Hà Nội.
Việc thực tế cần làm bây giờ là giảm bớt chỉ tiêu tuyển sinh tại các trường ĐH, để nâng cao chất lượng đầu ra, chứ như tình hình sinh viên ra trường hiện nay thì quá bết bát.
Cụ ơi, FPT là trường nhỏ, lại là trường tư. Cụ tính hộ em chuyển trường cỡ KTQD hay ĐHQG ấy, xem thế nào. Đất của ĐHQG cắm ở HL từ lâu lắm rồi mà có chuyển nổi đâu....Cháu hầu các cụ chuyện thực tế.
Đại học FPT ây ạ, trước nó lằm ở gần bến xe Mỹ Đình, bụp 1 phát chuyển nên cuối đại lộ Thăng Long luôn, hôm trước cháu vừa nên đấy chơi, bôn bề đồng không mông quạnh luôn. Nhà trường xây dựng 1 siêu thị + nhà ăn phục vụ sinh viên.
Khuân viên to rộng, có đủ sân đá bóng, thư viện, phòng tập ... Từ trong trường ra đướng Thăng Long cũng phải tầm 2 km, đường vắng tanh, tối chắc đếch chú nào giám mò ra đường.
Chẳng thấy chú SV nào vì thế mà nghỉ, giảng viên thì vẫn đủ để vận hành(cháu không có số liệu bao nhiêu ông nghỉ), và chắc cũng chẳng vì thế mà trường không tuyển được SV.
Túm lại là chuyển chẳng có gì khó, có điều người ta muốn chuyển không thôi.
khó khăn cụ nêu ra cũng đúng, ko sai nhưng toàn là bao biện.Các cụ hình dung với thực trạng làm dự án, đầu tư như ở ta hiện nay, khả năng chúng ta xây dựng được khu đô thị đại học ở đâu đó xa trung tâm HN, hoặc ở tỉnh khác thành công bao nhiêu phần trăm?
Em đồng ý với việc chuyển các trường ĐH, kể cả ủng hộ việc sinh viên nên ở ký túc xá, chứ ở ngoài thấy các em nó khổ quá, đắt đỏ, nay bị chửi, mai bị đuổi...nhục lắm, với lại ở KTX việc học tập sẽ tốt hơn nhiều. Riêng việc các Bệnh viện thì quan điểm là dân đâu đông thì viện ở đó, có thể 1 viện lớn, rồi có các chi nhánh hay viện vệ tinh, chứ cụ bảo chuyển BV ra ngoài, khi cấp cứu thì toi. Riêng chuyển được trường BK chẳng hạn thì cho tất các BV vào đó vô tư nhé.Bệnh viện cũng trong hoàn cảnh tương tự, chuyển hết trường ĐH, BV ra ngoài thì đường xá rộng rãi ngay.
Theo các cụ thì đề án này có khả thi không? Nhà cháu thì thấy việc chuyển các trường Đại học ra ngoài có rất nhiều lợi ích:
1. SV đa số là từ nông thôn, con nhà lao động mà phải sống trong môi trường TP có nhiều tệ nạn xã hội, dễ bị hư hỏng. Tiền ít mà lại phải chi tiêu tại nơi đắt đỏ quá sức chịu đựng của họ.
4 thằng sinh viên đi tập quân sự, không ra đến ngoài, vẫn có chiếu Tala nhé!
2. Một SV sẽ kéo theo người nhà lên TP nhiều lượt, chưa kể có gia đình đưa hẳn người lên ở cùng. SV trong một ngày ít nhất 1 lượt đi về, thường là nhiều lượt đi về, dẫn đến mật độ giao thông cao...
Giao thông nội thành giảm mật độ, giao thông ngoại thành mật độ tăng!
3. Do nhu cầu chỗ ở tăng nên sinh ra nhiều nhà trọ, căn hộ mini làm mật độ dân cư quá cao, phá hỏng quy hoạch, mỹ quan của TP, khó giải phóng mặt bằng...
Không xây lên, để nguyên còn nhếch nhác hơn; quy hoạch có quái đâu mà hỏng; giải phòng mặt bằng liên quan đến quyền sở hữu/quyền sử dụng của dân nhé!
4. Do nhu cầu thực phẩm cao nên kéo theo nhiều người ở các vùng xung quanh vào bán lương thực, thực phẩm (cả những thứ hỏng, thừa ế). Những người này thường mang quang gánh xe thồ cồng kềnh, đi lại, sang đường tuỳ tiện, gây cản trở giao thông.
Không mang vào nội thành, thì người ta mang ra ngoại thành bán, ở ngoại thành vẫn phải ăn, ko nhịn đói được!
5. Nhiều cửa hàng, dịch vụ lao vào chặt chém, lừa đảo các em như các cửa hàng cầm đồ, sửa chữa xe máy, máy tính, Photocopy, in ấn, lô đề, quần áo siđa... càng làm gia tăng các tệ nạn xã hội, chiếm dụng vỉa hè lòng đường.
Có cung ắt có cầu! Những dịch vụ này sẽ mọc lên ở ngoại thành!
6. Giãn các trường ra là dãn người ra khỏi TP sẽ dễ dàng giải phóng mặt bằng khi cần thiết, vì đất được gọi là vàng không còn giá trị nữa. Các cửa hàng cầm đồ, cửa hàng cửa hiệu nhỏ, quán nước, nhà trọ, trung tâm mua sắm, chợ cóc… sẽ bị ế ẩm hoặc tự phải xoá bỏ.
Chẳng bao giờ đất không còn giá trị, dù là ở Mù căng Chải!
7. Nhiều trường ở nội đô thu hút được sinh viên chỉ đơn giản là do… đứng chân ở nội đô. Các bạn từ nông thôn thường thích học ở TP lớn để thay đổi không khí, một số bị hút bởi nhiều thứ không liên quan đến học tập, nghiên cứu. Dãn các trường ra ngoài trung tâm sẽ đảm bảo tỉ lệ vào các trường cân đối hơn.
Chẳng có gì chắc chắn cả!
8. Nhiều trường trong nội đô diện tích quá chật hẹp. Chuyển các trường ra ngoài sẽ khắc phục được nhược điểm đó. Các trường có thể quy hoạch dài hạn, SV có điều kiện tốt về chỗ ăn ở, tập trung vào học tập, nghiên cứu, sinh hoạt ngoại khoá, thể thao, vui chơi… không bị phân tán bởi những thứ không tốt tràn ngập trong môi trường phố xá.
Cơ sở vật chất đâu mà nghiên cứu với cả vui chơi? Ra ngoại thành thì chỉ có: Nhậu, đánh bác và tán gái! Chắc gì quê đã lành mạnh hơn phố?
…
Nhưng tại sao người ta lại không hào hứng với việc này? Có thể do các nguyên nhân sau:
- Thiếu tầm nhìn dài hạn: Quan chức đi lên bằng chạy chọt tiêu cực, lợi ích nhóm, tham lam vô độ, bẩn thỉu… thì làm gì có tầm nhìn?
- Nội bộ các trường: Chỉ muốn trường khác chuyển còn mình thì không. Cán bộ CNV không muốn đi xa hoặc phải chuyển chỗ ở.
- Động lực: Bản thân các trường không muốn chuyển thì có nghĩa là không phải đi xin xỏ chạy chọt (tiêu cực phí), vậy thì bọn quan bẩn làm sao có động lực mà làm?
- Tốn kém: Hiển nhiên là phải tốn kém - hay là để đến mức loạn thì mới chuyển? - Thực ra giá trị chỗ đất cũ cũng đủ chi phí để hoán chuyển.
- Vô cảm cả lũ: Sống chết mặc bay… Cái gì không có lợi cho túi tiền của mình thì không làm.
…
Mời các cụ bổ sung!