[Funland] Về đoàn tàu bánh răng cưa độc đáo của xứ Hoa đào

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
23,148
Động cơ
757,349 Mã lực
Ông nội và bố em hay kể về ngôi nghè cũ của quê em, xưa cột gỗ to 2 người ôm.
nghè là gì vậy cụ
Cột gỗ 2 người ôm thì đường kính cỡ 1m. Em vào Huế thấy cột cung đình cũng chỉ cỡ 40-50cm thôi. Cá mất chắc to gấp mấy lần cá trong rổ cụ nhỉ
 

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
12,152
Động cơ
477,939 Mã lực
nghè là gì vậy cụ
Cột gỗ 2 người ôm thì đường kính cỡ 1m. Em vào Huế thấy cột cung đình cũng chỉ cỡ 40-50cm thôi. Cá mất chắc to gấp mấy lần cá trong rổ cụ nhỉ
Nghè kiểu như đền miếu, qui mô cho xóm thôn chứ ko rộng cho cả làng cụ anh ạ!
 

bmtbuon

Xe buýt
Biển số
OF-87529
Ngày cấp bằng
5/3/11
Số km
525
Động cơ
410,077 Mã lực
Nơi ở
đã từng daklak
nghè là gì vậy cụ
Cột gỗ 2 người ôm thì đường kính cỡ 1m. Em vào Huế thấy cột cung đình cũng chỉ cỡ 40-50cm thôi. Cá mất chắc to gấp mấy lần cá trong rổ cụ nhỉ
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nghè. Còn có thể 2 người con nít ôm kk vì nghe kể lại chắc có sai số. Nhưng giờ đình làng quê em còn những cây cột gỗ đường kính tầm 1m mà.
 

diboduoimua

Xe tăng
Biển số
OF-332356
Ngày cấp bằng
22/8/14
Số km
1,366
Động cơ
384,675 Mã lực
[Nhớ rằng, năm 90 chúng đã phá tuyến đường sắt như bảo vật quốc gia này để bán mấy đầu máy vô giá ấy lấy 650 nghìn đô la. Và bây giờ chúng muốn khôi phục lại với số tiền hơn 1 tỉ đô. Hãy lôi những kẻ phá hoại ra bắn trước đã rồi làm gì hãy làm]

-----
Đà Lạt vừa "giải phóng", ông Phạm Khương thay mặt ban quân quản tiếp nhận ga Đà Lạt khi đầu máy, toa xe và toàn bộ tuyến đường đã nằm phơi sương suốt từ năm 1969 vì chiến tranh. Dầu mazut, thứ dầu đặc chủng để chạy đầu máy răng cưa, cũng không còn. Vậy mà chỉ hai tháng sau, ngày 6.6.1975, chiếc đầu máy răng cưa lại lần đầu tiên lăn bánh gần 70km, vượt D’ran, vượt Eo Gió, vượt Krongpha về tới Tân Mỹ, chỉ còn chờ cầu Tân Mỹ hoàn nhịp là lăn bánh về đến ga cuối Tháp Chàm. Không có dầu mazut, ông Khương đã cùng anh em kỹ sư còn lại ở ga Đà Lạt mày mò hoán đổi cho tàu chạy bằng than củi. Vậy mà tàu lăn bánh gọn gàng, công nhân đi hái trà ở Cầu Đất, cán bộ đi công tác xuống Phan Rang, rồi lâm nông sản xuôi ngược Phan Rang - Đà Lạt được tiếp tế cho nhau sau ngày giải phóng đều nhờ những toa tàu răng cưa vừa hồi sinh chở miễn phí.
Nhưng tàu chỉ chạy được đúng 27 chuyến. Cuối năm 1975, khi vừa chuyển giao tuyến đường cho Liên hiệp Xí nghiệp đường sắt VN thì ông nhận được lệnh sét đánh : ngừng chạy tàu, tháo toàn bộ tà vẹt trên tuyến đường Phan Rang - Đà Lạt để chuyển ra tu bổ cho đường sắt Thống Nhất đoạn Bình Định - Quảng Nam. Không chỉ ông Khương mà cả chính quyền tỉnh Lâm Đồng lúc đó cũng bàng hoàng. Một sự đánh đổi cấp tốc được đề ra, Lâm Đồng quyết định hạ cây rừng, cấp 230.000 thanh tà vẹt gỗ cho ngành đường sắt. Nhưng số tà vẹt ấy vẫn không làm thay đổi được quyết định ban đầu.
Tàu răng cưa ngưng chạy. Đường sắt răng cưa vẫn bị tháo tà vẹt. Ông Phạm Khương một lần nữa gửi công văn hỏa tốc năn nỉ lần cuối cùng : xin tháo 70% tà vẹt để những thanh ray còn có điểm tựa ( không bị gỡ đi vì khác kích cỡ với tuyến đường sắt Thống Nhất ). Nhưng tất cả đều bị khước từ. Sau đó thì gần như toàn bộ tuyến đường từ ga Trại Mát trở về Tháp Chàm đều bị gỡ sạch tà vẹt. Còn những thanh ray và cả những đoạn răng cưa mười mấy cây số thì được hóa giá đưa về các nông trường, nhà máy tận dụng làm các công trình và sau đó tiếp tục được người dân “tiếp sức” cho vào những xưởng phế liệu.
Quá khứ bị bán rẻ
Vậy là tuyến đường răng cưa huyền thoại đã tan hoang chỉ sau một quyết định. Bảy đầu máy Fuka lầm lũi nằm lại ga Đà Lạt, Tháp Chàm và Krongpha phơi sương gió. Những đầu máy răng cưa ấy có thể bị quên lãng trên chính xứ sở nó từng hoạt động, nhưng với những kỹ sư hỏa xa Thụy Sĩ, nơi cũng có một tuyến đường sắt răng cưa nhưng lại không còn chiếc đầu máy răng cưa hơi nước nào còn vận hành được, thì “đống sắt” trên những nhà ga ở miền cao nguyên Việt Nam là một báu vật.
Ông Khương nhớ đầu năm 1988, Ralph Schorno, một kỹ sư hỏa xa người Thụy Sĩ, đã tìm đến ga Đà Lạt và Tháp Chàm để xem những chiếc đầu máy răng cưa. Trong số bảy chiếc đầu máy, Ralph Schorno chấm được bốn cái còn tốt có thể khôi phục và một số toa tàu của Mỹ để lại. Và sau chuyến thị sát ấy của kỹ sư Ralph Schorno, những cuộc mặc cả đã được đẩy đi nhanh chóng với sự trợ giúp của Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Hà Nội bởi một lý do rất đơn giản : cả một tuyến đường đã bị phá dỡ, chỉ còn mấy đầu máy hoen gỉ bỗng dưng có người mang đến những khoản USD lớn xin mua thì tại sao phải ngại ngần. Số tiền đề nghị bán là 1 triệu USD nhưng sau nhiều lần đàm phán đã được chốt giá 650.000 USD, cả lúc đó và muôn đời sau, đó là một cái giá rẻ bèo cho các báu vật nầy.
Thương vụ diễn ra nhanh chóng đến mức không ai kịp can thiệp. Ông Phạm Khương kể khi tỉnh Lâm Đồng một lần nữa hay biết về quyết định đó đã triệu tập một cuộc họp suốt 3 ngày liền để tìm cách giữ lại những chiếc đầu máy răng cưa. Nhưng “tiền trao cháo múc”, tháng 8.1990 khi mọi người đang họp thì phía Thụy Sĩ đã đưa xe đặc chủng lên tới Đà Lạt. Và cứ vậy, lần lượt những chiếc đầu máy và toa tàu răng cưa rời D’ran, rời Eo Gió, vượt Kronphra về Tháp Chàm rồi thẳng cảng Vũng Tàu, xuống tàu biển Thụy Sĩ. Câu chuyện về thương vụ bán những đầu máy răng cưa ấy đã vĩnh viễn đóng chặt giấc mơ nối lại tuyến đường xe lửa răng cưa trong ông Phạm Khương và rất nhiều người. Nhưng với người Thụy Sĩ lại mở ra một chương mới về sự hồi sinh của tuyến đường răng cưa mà từ nhiều thập kỷ trước đó, họ đã không còn đầu máy để chạy.
Chỉ hai tháng sau khi những đầu máy răng cưa rời Đà Lạt, ông Phạm Khương đã nhận được bưu phẩm của kỹ sư Ralph Schorno từ nhà ga Jungfraujoch. Đó là một cuốn sách rất dày, in những tấm ảnh màu trên nền giấy tốt, kể lại hành trình tìm ra đầu máy răng cưa ở Đà Lạt, đưa về Thụy Sĩ. Và cuối sách là những hình ảnh về hai trong bốn chiếc đầu máy răng cưa mà họ đã khôi phục thành công đang nhả khói trên đường đèo vượt dãy Alpes. Và rất lịch sự, người Thụy Sĩ đã không quên đính kèm một tấm bảng trên thành đầu máy, với dòng chữ về mốc thời gian mà chiếc đầu máy từng chạy trên tuyến đường Phan Rang–Đà Lạt. Như một sự nhắc nhớ về nguồn cội, nhắc nhớ về cả một nỗi đau trong những người Việt Nam từng yêu mến và tự hào về con đường răng cưa đã mất.
---
* Trong quá trình xây dựng và khai thác Thiết lộ Lâm Viên, Công ty Hỏa xa nhà nước CFI nhập cảng vào Việt Nam các đầu máy chạy được trên đường rầy răng cưa theo bốn đợt như bảng bên. Các đầu máy HG 4/4 được xem là vật hiếm không thể tìm đâu ra ngoài Việt Nam vì công ty SLM ở Winterthur của Thụy Sĩ ( Schweizerische Lokomotiv und Maschinenfabrik ) chỉ chế tạo 7 chiếc đầu máy kiểu HG 4/4 và công ty MFE ( Maschinenfabrik Esslingen ) của Đức chế tạo thêm 2 đầu máy HG 4/4 dựa trên giấy phép nhượng quyền của SLM trong chương trình bồi thường chiến tranh cho Pháp khi Đức bại trận trong Đệ nhất Thế chiến theo hoà ước Versailles. Tất cả 9 đầu máy nầy đều được đem sử dụng ở Việt Nam và không có ở nơi nào khác trên thế giới. Tất cả cũng đều là những đầu máy hơi nước mạnh nhất thế giới chạy được trên hệ thống răng cưa Abt.
* Đây không phải chỉ là một sai lầm lớn mà còn thể hiện sự ngu xuẩn cực độ. Bởi vì đường rầy xe lửa đoạn Sông Pha - Đà Lạt được chế tạo đặc biệt cho đường xe lửa răng cưa với tính toán kỹ lưỡng về thiết kế cho địa thế dốc. Để có thể chịu được lực kéo khủng khiếp khi xe lửa leo núi trong một khoảng thời gian dài nên bản thân các tà vẹt đỡ phải được làm bằng thép có chất lượng cao nhất. Ngay cả đến những con ốc và bù lon cũng khác với loại dùng cho đường rầy xe lửa thông thường.
Do sự không hiểu biết về kỹ thuật cơ khí đường sắt của lãnh đạo, mặc dù có sự phản đối của các nhân viên hoả xa miền Nam cũ, Cục Đường Sắt vẫn ra lệnh tháo gỡ toàn bộ tuyến đường để đưa vào việc phục hồi tuyến đường sắt Xuyên Việt. Thời kỳ nầy tiếng nói của những nhân viên làm việc cho chính quyền cũ không được xem xét. Ngay cả phản ứng của chính quyền cấp tỉnh mới ở sở tại cũng không mang lại hiệu quả, họ đành nhìn địa phương mình mất đứt đi một báu vật mà ngay trong thời điểm khó khăn về kinh tế, đây là một tuyến giao thông kinh tế huyết mạch mang tính sinh tồn.
Và có thể đoán chuyện gì xảy ra tiếp theo sau đó. Đường rầy đặc biệt này không thể ăn khớp khi kết nối với loại đường rầy ở nơi bằng phẳng. Họ quyết định biến chúng thành sắt phế thải, chất đống tại các kho chứa, nơi lũ kẻ cắp cưa vụn ra và các quan tham bán chúng đi với giá sắt vụn rẻ như bèo. Đúng là một thảm kịch của lịch sử hỏa xa Đông Dương ! Nếu đường xe lửa này không bị tháo gỡ, thì giờ đây đã có thể dễ dàng khôi phục để có những chuyến xe lửa du lịch kỳ thú từ các khu nghỉ dưỡng vùng duyên hải Nha Trang, Ninh Chữ, Mũi Né đi lên cao nguyên Lâm Viên.
Theo Phạm Văn Hải
Đang đề xuất đầu tư hơn 1 tỷ $ để khôi phục lại tuyến này đây cụ ơi ...

 

duytrong

Xe lăn
Biển số
OF-41559
Ngày cấp bằng
25/7/09
Số km
11,366
Động cơ
536,237 Mã lực
nghè là gì vậy cụ
Cột gỗ 2 người ôm thì đường kính cỡ 1m. Em vào Huế thấy cột cung đình cũng chỉ cỡ 40-50cm thôi. Cá mất chắc to gấp mấy lần cá trong rổ cụ nhỉ
Nghè theo em thì bé hơn đình làng, mà cột gỗ chỗ Nghè cụ ấy tả to thế thì chắc không phải Nghè rồi.
 

haiyen1012

Xe điện
Biển số
OF-586932
Ngày cấp bằng
26/8/18
Số km
3,463
Động cơ
256,988 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cái ngành đường sắt bât giờ nó cũng mạt hạng ra đấy thôi cụ, có ra cái gì đâu.
Chục năm rồi em ko đi tàu hỏa
 

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
23,148
Động cơ
757,349 Mã lực
Đang đề xuất đầu tư hơn 1 tỷ $ để khôi phục lại tuyến này đây cụ ơi ...

giờ xét lại có khi khối cụ nghĩ giá mà năm 199x tây nó mua luôn đường sắt bắc nam mà được giá (thu được số kha khá thời đói kém) thì bán cũng hay nhỉ. Giờ để đsbn èo uột, sống chả ra sống chết chả chết được.
 

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
23,148
Động cơ
757,349 Mã lực
mịa, cái ông kia vẽ bánh PPP 27k tỏi chắc mai mốt đổi lấy vài chục hecta đất nào đó thôi.
khỏi lo đi.
 

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,775
Động cơ
162,249 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cái sự dốt này thì bàn mãi nhiều năm vẫn ko hết đâu ! Dốt mà cứ tưởng mình giỏi hơn người thì càng kinh hoàng nữa !
Thực ra đặt vào hoàn cảnh thời đấy để mà tiếc nuối thì đúng chứ cũng không hẳn là dốt đâu cụ.

Liên hiệp đường sắt quyết định tháo bỏ đường sắt răng cưa vào đầu những năm 8x. Lúc đấy thì đang đánh nhau to với Trung Quốc, mọi đường viện trợ với Quốc tế đều bị cắt đứt. Thế nên mục tiêu sống còn là phải duy trì tuyến đường sắt huyết mạch Bắc Nam, các tuyến nhánh phải gỡ bỏ vật liệu để dồn về bảo dưỡng cho tuyến chính.

Hồi đó đến ăn còn chả có, nghĩ gì đến việc lên Đà Lạt du lịch bằng đầu máy hơi nước.

Ảnh đầu máy trước khi lên đường đi Thụy Sĩ

anh-doc-dau-may-duong-sat-rang-cua-vn-hoi-huong-thuy-si-1-Hinh-4.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

nhuataiche

Xe container
Biển số
OF-570365
Ngày cấp bằng
22/5/18
Số km
7,608
Động cơ
245,690 Mã lực
Tuổi
51
Thực ra đặt vào hoàn cảnh thời đấy để mà tiếc nuối thì đúng chứ cũng không hẳn là dốt đâu cụ.

Liên hiệp đường sắt quyết định tháo bỏ đường sắt răng cưa vào đầu những năm 8x. Lúc đấy thì đang đánh nhau to với Trung Quốc, mọi đường viện trợ với Quốc tế đều bị cắt đứt. Thế nên mục tiêu sống còn là phải duy trì tuyến đường sắt huyết mạch Bắc Nam, các tuyến nhánh phải gỡ bỏ vật liệu để dồn về bảo dưỡng cho tuyến chính.

Hồi đó đến ăn còn chả có, nghĩ gì đến việc lên Đà Lạt du lịch bằng đầu máy hơi nước.

Ảnh đầu máy trước khi lên đường đi Thụy Sĩ

anh-doc-dau-may-duong-sat-rang-cua-vn-hoi-huong-thuy-si-1-Hinh-4.jpg
Một đất nước nông nghiệp, 90% dân số mà ăn còn chả có, nghĩa là vấn đề lớn lắm. Cái đầu máy chỉ là 1 vấn đề nhỏ trong cái vấn đề lớn đó thôi !
 

xedieu

Xe cút kít
Biển số
OF-24289
Ngày cấp bằng
17/11/08
Số km
17,035
Động cơ
493,954 Mã lực
Nơi ở
VTC1
Cái gì cũng có tính thời điểm và cái giá của nó! Em đi học ĐH mẹ em bán mất mảnh đất giờ gần 100 tỷ kìa!
 

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
23,148
Động cơ
757,349 Mã lực
Thực ra đặt vào hoàn cảnh thời đấy để mà tiếc nuối thì đúng chứ cũng không hẳn là dốt đâu cụ.

Liên hiệp đường sắt quyết định tháo bỏ đường sắt răng cưa vào đầu những năm 8x. Lúc đấy thì đang đánh nhau to với Trung Quốc, mọi đường viện trợ với Quốc tế đều bị cắt đứt. Thế nên mục tiêu sống còn là phải duy trì tuyến đường sắt huyết mạch Bắc Nam, các tuyến nhánh phải gỡ bỏ vật liệu để dồn về bảo dưỡng cho tuyến chính.

Hồi đó đến ăn còn chả có, nghĩ gì đến việc lên Đà Lạt du lịch bằng đầu máy hơi nước.

Ảnh đầu máy trước khi lên đường đi Thụy Sĩ

anh-doc-dau-may-duong-sat-rang-cua-vn-hoi-huong-thuy-si-1-Hinh-4.jpg
Cụ nào có gan thì đem vợ 2 phơi nắng mưa chừng 2 tháng xem thử giá bán còn lại bao nhiêu %. Nói thì quý lắm chứ đồ phơi nắng phơi mưa, bán được coi như là thành công chứ giờ luận tội thì dễ lắm.
 

ung_sung_tu_tai

Xì hơi lốp
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
6,010
Động cơ
203,270 Mã lực
Tuổi
44
Vâng
Ở Việt Nam ta, chắc không ít những gia đình đã từng bán đi một phần đất của ông cha để lại để có tiền nuôi con ăn học, có tiền sửa sang/xây dựng lại ngôi nhà khang trang cho gia đình ở. Có khi bán cả vài trăm mét vuông đất chỉ đủ cho con nó đóng học mấy năm tính ra hồi đó chắc tầm vài chục triệu

Giờ con cái, liệu có mấy đứa quay lại trách mắng bố mẹ rằng sao ông bà ấu trĩ, ngu ngốc đến thế, lại bán cả đất ông cha đi lấy vài chục triệu, giờ có tiền tỷ cũng chả mua lại được.


giờ xét lại có khi khối cụ nghĩ giá mà năm 199x tây nó mua luôn đường sắt bắc nam mà được giá (thu được số kha khá thời đói kém) thì bán cũng hay nhỉ. Giờ để đsbn èo uột, sống chả ra sống chết chả chết được.
Thực ra đặt vào hoàn cảnh thời đấy để mà tiếc nuối thì đúng chứ cũng không hẳn là dốt đâu cụ.

Liên hiệp đường sắt quyết định tháo bỏ đường sắt răng cưa vào đầu những năm 8x. Lúc đấy thì đang đánh nhau to với Trung Quốc, mọi đường viện trợ với Quốc tế đều bị cắt đứt. Thế nên mục tiêu sống còn là phải duy trì tuyến đường sắt huyết mạch Bắc Nam, các tuyến nhánh phải gỡ bỏ vật liệu để dồn về bảo dưỡng cho tuyến chính.

Hồi đó đến ăn còn chả có, nghĩ gì đến việc lên Đà Lạt du lịch bằng đầu máy hơi nước.

Ảnh đầu máy trước khi lên đường đi Thụy Sĩ

anh-doc-dau-may-duong-sat-rang-cua-vn-hoi-huong-thuy-si-1-Hinh-4.jpg
Một đất nước nông nghiệp, 90% dân số mà ăn còn chả có, nghĩa là vấn đề lớn lắm. Cái đầu máy chỉ là 1 vấn đề nhỏ trong cái vấn đề lớn đó thôi !
Cái gì cũng có tính thời điểm và cái giá của nó! Em đi học ĐH mẹ em bán mất mảnh đất giờ gần 100 tỷ kìa!
 

cuhaifus

Xe container
Biển số
OF-7216
Ngày cấp bằng
18/7/07
Số km
5,549
Động cơ
494,862 Mã lực
Thực ra đặt vào hoàn cảnh thời đấy để mà tiếc nuối thì đúng chứ cũng không hẳn là dốt đâu cụ.

Liên hiệp đường sắt quyết định tháo bỏ đường sắt răng cưa vào đầu những năm 8x. Lúc đấy thì đang đánh nhau to với Trung Quốc, mọi đường viện trợ với Quốc tế đều bị cắt đứt. Thế nên mục tiêu sống còn là phải duy trì tuyến đường sắt huyết mạch Bắc Nam, các tuyến nhánh phải gỡ bỏ vật liệu để dồn về bảo dưỡng cho tuyến chính.

Hồi đó đến ăn còn chả có, nghĩ gì đến việc lên Đà Lạt du lịch bằng đầu máy hơi nước.

Ảnh đầu máy trước khi lên đường đi Thụy Sĩ

anh-doc-dau-may-duong-sat-rang-cua-vn-hoi-huong-thuy-si-1-Hinh-4.jpg
Bây giờ những đầu máy này nằm trong bảo tàng hay ở đâu cụ ơi, đọc những bài này xong thực sự thấy quả là đáng tiếc vì phá nhiều quá
 

Dan123

Xe hơi
Biển số
OF-785811
Ngày cấp bằng
28/7/21
Số km
189
Động cơ
27,342 Mã lực
Tuổi
34
View attachment 5540186
Đà Lạt vừa giải phóng, ông Phạm Khương thay mặt ban quân quản tiếp nhận ga Đà Lạt khi đầu máy, toa xe và toàn bộ tuyến đường đã nằm phơi sương suốt từ năm 1969 vì chiến tranh. Dầu mazut, thứ dầu đặc chủng để chạy đầu máy răng cưa, cũng không còn. Vậy mà chỉ hai tháng sau, ngày 6.6.1975, chiếc đầu máy răng cưa lại lần đầu tiên lăn bánh gần 70km, vượt D’ran, vượt Eo Gió, vượt Krongpha về tới Tân Mỹ, chỉ còn chờ cầu Tân Mỹ hoàn nhịp là lăn bánh về đến ga cuối Tháp Chàm. Không có dầu mazut, ông Khương đã cùng anh em kỹ sư còn lại ở ga Đà Lạt mày mò hoán đổi cho tàu chạy bằng than củi. Vậy mà tàu lăn bánh gọn gàng, công nhân đi hái trà ở Cầu Đất, cán bộ đi công tác xuống Phan Rang, rồi lâm nông sản xuôi ngược Phan Rang–Đà Lạt được tiếp tế cho nhau sau ngày giải phóng đều nhờ những toa tàu răng cưa vừa hồi sinh chở miễn phí.
Nhưng tàu chỉ chạy được đúng 27 chuyến. Cuối năm 1975, khi vừa chuyển giao tuyến đường cho Liên hiệp Xí nghiệp đường sắt VN thì ông nhận được lệnh sét đánh: ngừng chạy tàu, tháo toàn bộ tà vẹt trên tuyến đường Phan Rang–Đà Lạt để chuyển ra tu bổ cho đường sắt Thống Nhất đoạn Bình Định–Quảng Nam. Không chỉ ông Khương mà cả chính quyền tỉnh Lâm Đồng lúc đó cũng bàng hoàng. Một sự đánh đổi cấp tốc được đề ra, Lâm Đồng quyết định hạ cây rừng, cấp 230.000 thanh tà vẹt gỗ cho ngành đường sắt. Nhưng số tà vẹt ấy vẫn không làm thay đổi được quyết định ban đầu.
Tàu răng cưa ngưng chạy. Đường sắt răng cưa vẫn bị tháo tà vẹt. Ông Phạm Khương một lần nữa gửi công văn hỏa tốc năn nỉ lần cuối cùng: xin tháo 70% tà vẹt để những thanh ray còn có điểm tựa (không bị gỡ đi vì khác kích cỡ với tuyến đường sắt Thống Nhất). Nhưng tất cả đều bị khước từ. Sau đó thì gần như toàn bộ tuyến đường từ ga Trại Mát trở về Tháp Chàm đều bị gỡ sạch tà vẹt. Còn những thanh ray và cả những đoạn răng cưa mười mấy cây số thì được hóa giá đưa về các nông trường, nhà máy tận dụng làm các công trình và sau đó tiếp tục được người dân “tiếp sức” cho vào những xưởng phế liệu.
Quá khứ bị bán rẻ
Vậy là tuyến đường răng cưa huyền thoại đã tan hoang chỉ sau một quyết định. Bảy đầu máy Fuka lầm lũi nằm lại ga Đà Lạt, Tháp Chàm và Krongpha phơi sương gió. Những đầu máy răng cưa ấy có thể bị quên lãng trên chính xứ sở nó từng hoạt động, nhưng với những kỹ sư hỏa xa Thụy Sĩ, nơi cũng có một tuyến đường sắt răng cưa nhưng lại không còn chiếc đầu máy răng cưa hơi nước nào còn vận hành được, thì “đống sắt” trên những nhà ga ở miền cao nguyên Việt Nam là một báu vật.
Ông Khương nhớ đầu năm 1988, Ralph Schorno, một kỹ sư hỏa xa người Thụy Sĩ, đã tìm đến ga Đà Lạt và Tháp Chàm để xem những chiếc đầu máy răng cưa. Trong số bảy chiếc đầu máy, Ralph Schorno chấm được bốn cái còn tốt có thể khôi phục và một số toa tàu của Mỹ để lại. Và sau chuyến thị sát ấy của kỹ sư Ralph Schorno, những cuộc mặc cả đã được đẩy đi nhanh chóng với sự trợ giúp của Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Hà Nội bởi một lý do rất đơn giản: cả một tuyến đường đã bị phá dỡ, chỉ còn mấy đầu máy hoen gỉ bỗng dưng có người mang đến những khoản USD lớn xin mua thì tại sao phải ngại ngần. Số tiền đề nghị bán là 1 triệu USD nhưng sau nhiều lần đàm phán đã được chốt giá 650.000 USD, cả lúc đó và muôn đời sau, đó là một cái giá rẻ bèo cho các báu vật nầy.
Thương vụ diễn ra nhanh chóng đến mức không ai kịp can thiệp. Ông Phạm Khương kể khi tỉnh Lâm Đồng một lần nữa hay biết về quyết định đó đã triệu tập một cuộc họp suốt 3 ngày liền để tìm cách giữ lại những chiếc đầu máy răng cưa. Nhưng “tiền trao cháo múc”, tháng 8.1990 khi mọi người đang họp thì phía Thụy Sĩ đã đưa xe đặc chủng lên tới Đà Lạt. Và cứ vậy, lần lượt những chiếc đầu máy và toa tàu răng cưa rời D’ran, rời Eo Gió, vượt Kronphra về Tháp Chàm rồi thẳng cảng Vũng Tàu, xuống tàu biển Thụy Sĩ. Câu chuyện về thương vụ bán những đầu máy răng cưa ấy đã vĩnh viễn đóng chặt giấc mơ nối lại tuyến đường xe lửa răng cưa trong ông Phạm Khương và rất nhiều người. Nhưng với người Thụy Sĩ lại mở ra một chương mới về sự hồi sinh của tuyến đường răng cưa mà từ nhiều thập kỷ trước đó, họ đã không còn đầu máy để chạy.
Chỉ hai tháng sau khi những đầu máy răng cưa rời Đà Lạt, ông Phạm Khương đã nhận được bưu phẩm của kỹ sư Ralph Schorno từ nhà ga Jungfraujoch. Đó là một cuốn sách rất dày, in những tấm ảnh màu trên nền giấy tốt, kể lại hành trình tìm ra đầu máy răng cưa ở Đà Lạt, đưa về Thụy Sĩ. Và cuối sách là những hình ảnh về hai trong bốn chiếc đầu máy răng cưa mà họ đã khôi phục thành công đang nhả khói trên đường đèo vượt dãy Alpes. Và rất lịch sự, người Thụy Sĩ đã không quên đính kèm một tấm bảng trên thành đầu máy, với dòng chữ về mốc thời gian mà chiếc đầu máy từng chạy trên tuyến đường Phan Rang–Đà Lạt. Như một sự nhắc nhớ về nguồn cội, nhắc nhớ về cả một nỗi đau trong những người Việt Nam từng yêu mến và tự hào về con đường răng cưa đã mất.
* Trong quá trình xây dựng và khai thác Thiết lộ Lâm Viên, Công ty Hỏa xa nhà nước CFI nhập cảng vào Việt Nam các đầu máy chạy được trên đường rầy răng cưa theo bốn đợt như bảng bên. Các đầu máy HG 4/4 được xem là vật hiếm không thể tìm đâu ra ngoài Việt Nam vì công ty SLM ở Winterthur của Thụy Sĩ (Schweizerische Lokomotiv und Maschinenfabrik) chỉ chế tạo 7 chiếc đầu máy kiểu HG 4/4 và công ty MFE (Maschinenfabrik Esslingen) của Đức chế tạo thêm 2 đầu máy HG 4/4 dựa trên giấy phép nhượng quyền của SLM trong chương trình bồi thường chiến tranh cho Pháp khi Đức bại trận trong Đệ nhất Thế chiến theo hoà ước Versailles. Tất cả 9 đầu máy nầy đều được đem sử dụng ở Việt Nam và không có ở nơi nào khác trên thế giới. Tất cả cũng đều là những đầu máy hơi nước mạnh nhất thế giới chạy được trên hệ thống răng cưa Abt.
* Đây không phải chỉ là một sai lầm lớn mà còn thể hiện sự ngu xuẩn cực độ. Bởi vì đường rầy xe lửa đoạn Sông Pha–Đà Lạt được chế tạo đặc biệt cho đường xe lửa răng cưa với tính toán kỹ lưỡng về thiết kế cho địa thế dốc. Để có thể chịu được lực kéo khủng khiếp khi xe lửa leo núi trong một khoảng thời gian dài nên bản thân các tà vẹt đỡ phải được làm bằng thép có chất lượng cao nhất. Ngay cả đến những con ốc và bù lon cũng khác với loại dùng cho đường rầy xe lửa thông thường.

Do sự không hiểu biết về kỹ thuật cơ khí đường sắt của lãnh đạo, mặc dù có sự phản đối của các nhân viên hoả xa miền Nam cũ, Cục Đường Sắt vẫn ra lệnh tháo gỡ toàn bộ tuyến đường để đưa vào việc phục hồi tuyến đường sắt Xuyên Việt. Thời kỳ nầy tiếng nói của những nhân viên làm việc cho chính quyền cũ không được xem xét. Ngay cả phản ứng của chính quyền cấp tỉnh mới ở sở tại cũng không mang lại hiệu quả, họ đành nhìn địa phương mình mất đứt đi một báu vật mà ngay trong thời điểm khó khăn về kinh tế, đây là một tuyến giao thông kinh tế huyết mạch mang tính sinh tồn.

Và có thể đoán chuyện gì xảy ra tiếp theo sau đó. Đường rầy đặc biệt này không thể ăn khớp khi kết nối với loại đường rầy ở nơi bằng phẳng. Họ quyết định biến chúng thành sắt phế thải, chất đống tại các kho chứa, nơi lũ kẻ cắp cưa vụn ra và các quan tham bán chúng đi với giá sắt vụn rẻ như bèo. Đúng là một thảm kịch của lịch sử hỏa xa Đông Dương! Nếu đường xe lửa này không bị tháo gỡ, thì giờ đây đã có thể dễ dàng khôi phục để có những chuyến xe lửa du lịch kỳ thú từ các khu nghỉ dưỡng vùng duyên hải Nha Trang, Ninh Chữ, Mũi Né đi lên cao nguyên Lâm Viên.

( Chia sẻ từ trang Fb Anh Dung Tran)
Đau cụ ạ, còn nhiều thứ khác, hy vọng cụ nào đang cố sống chết thủ đoạn ngoi lên nhìn rõ về một thời☹
 

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,775
Động cơ
162,249 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bây giờ những đầu máy này nằm trong bảo tàng hay ở đâu cụ ơi, đọc những bài này xong thực sự thấy quả là đáng tiếc vì phá nhiều quá
Các cháu nó hồi cố hương rồi cụ ạ, Switzerland. Tuyến đường sắt leo núi có đường ray răng cưa duy nhất trên thế giới chạy bằng đầu máy hơi nước đang còn hoạt động.

erlebnis-mobilitaet-dampfbahn_furka.jpg
furka-scheitelwp-vs-20200712_144954.jpg
images2067036_t71.jpg


Capture1.JPG

Capture.JPG
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,909
Động cơ
339,642 Mã lực
Tuổi
44
Các ông cứ back-date kiểu này rồi đòi luận tội các vị đi trước thì ai dám làm. Nói như kiểu Nga bán Alaska cho Mỹ ấy. Nói chung phải đánh giá trong bối cảnh lúc đó. Giờ nghĩ làm lại đường sắt răng cưa mới thấy tiếc ngày xưa bán rẻ chứ nếu làm đường sắt loại khác hoặc chuyển sang làm đường bộ cao tốc thì chả ai để ý cái đó đâu. Tư duy này mà chuyển sang buôn đất buôn chứng thì tiếc suốt ngày.
 

nhuataiche

Xe container
Biển số
OF-570365
Ngày cấp bằng
22/5/18
Số km
7,608
Động cơ
245,690 Mã lực
Tuổi
51
Cụ nào có gan thì đem vợ 2 phơi nắng mưa chừng 2 tháng xem thử giá bán còn lại bao nhiêu %. Nói thì quý lắm chứ đồ phơi nắng phơi mưa, bán được coi như là thành công chứ giờ luận tội thì dễ lắm.
Bác đang suy nghĩ theo kiểu người thường, nhưng em đã gặp những người suy nghĩ kiểu công chức rồi. Luận tội kiểu gì cũng đúng cả !
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top