1 số cách nhìn của em. Em chỉ đưa ra quan điểm để các cụ thêm cách nhìn chứ em không tranh luận:
1: Hiện tại không đánh thì tương lai không thể đánh được nữa:
- Mỹ chưa có nhà máy Chip, đánh ĐL, Nhật Bản cũng bị ảnh hưởng => Mỹ (và thế giới) sẽ mất hẳn nguồn Chip. Không đánh ngay hiện nay, vài năm nữa khi mà Mỹ xây được vài nhà máy Chip thì lúc đó Mỹ (và thế giới) nó chả sợ lắm về việc này.
- Các nhà máy sản xuất hàng hóa quan trọng của thế giới chưa chuyển ra khỏi Trung Quốc. Nhưng quá trình này đang được thúc đẩy. Càng đợi thì TQ càng giảm vai trò (Thế giới giảm phụ thuộc vào TQ) trong chuỗi sản xuất hàng hóa. TQ càng khó ép buộc các nước. Như Nga sở hữu tài nguyên cơ bản chả nước nào chuyển đi được. Nhưng nhà máy sẽ dần rời TQ.
Thế giới đang phụ thuộc nhiều vào TQ đánh giờ TG đôi khi còn phải trơ mắt nhìn. Để lâu thế giới nó càng bớt phụ thuộc ông càng dễ bị vả lại khi dám ho he.
- Xu hướng phát triển công nghệ sắp tới của thế giới là AI: Phần mềm + Phần cứng: Năng lực tính toán.
Năng lực tính toán của TQ sẽ bị hạn chế thời gian tới, với việc Mỹ sẽ hạn chế dần cho đến khi sẽ cấm để TQ tiếp cận và có các công nghệ để xây dựng và sản xuất các Chip có năng lực tính toán cao, hiện đại.
Khi không có được các hệ thống phần cứng này thì phần mềm cũng chỉ đóng góp được 1 phần.
Thời gian tới khi mà Mỹ phát triển các hệ thống AI + Phần cứng thành một thể thống nhất, tác chiến thông minh và tự động, ngày càng hoàn thiện thì TQ dẫm chân tại chỗ.
Hiện nay khoảng cách giữa TQ và Mỹ đang ngắn => Không đánh sớm thì khoảng cách ngày càng xa.
- Dân số TQ ngày càng già hóa. Chỉ có lãnh đạo TQ giờ mới hô hào khẩu hiệu chiến tranh. Người trẻ TQ phần lớn lo cơm áo, gạo tiền và phụng dưỡng người già.... Không đánh sớm, càng để lâu (15-20 năm nữa) thì dân số già ngày càng nhiều. TQ không dám đưa người trẻ vào một cuộc chiến cực khổ và nhiều thương vong, góp phần vào gánh nặng cho nền kinh tế.
2: Đánh thì tất cả cùng khổ nhưng TQ sẽ thành nát nhất:
- Trung Quốc là ngọn cây, Mỹ và Châu Âu, NB, HQ là gốc cây. Ngọn chết gốc vẫn sống và đẻ ra ngọn mới: Các nhà máy TQ là nhà máy sản xuất hàng cuối cùng, cần rất nhiều lao động. Để xây dựng được các nhà máy này (thiết bị, công nghệ) lại là từ các doanh nghiệp Mỹ và châu Âu , NB, HQ. Nếu đánh nhau, các nhà máy này sản xuất cho đến khi hỏng thì khốn đốn vì không có thiết bị thay, công nghệ để hoạt động....
Châu Âu và Mỹ, NB, HQ sẽ lại dựng nhà máy, sử dụng nhân sự của các nước khác. Các nước này có thể chậm một thời gian nhưng sẽ lại bắt được nhịp và đi tếp.
TQ có thể đi theo quán tính một thời gian nhưng sẽ sụp đổ nền sản xuất và sẽ đi ngang rất rất lâu.
3: TQ không tự tin vào mình:
- Chiến tranh lớn gần nhất là Thế chiến 1 và 2.
+ Thế chiến 1: Các nước tham chiến đều có hệ thống thuộc địa cung cấp nguồn lực để phục vụ chiến tranh.
+ Thế chiến 2: Đức, Ý, Nhật: Quân sự hóa nền kinh tế tất cả phục vụ chiến tranh. Tấn công rất nhiều nước cướp bóc tài nguyên và nhân lực để làm nguồn lực cho chiến tranh. Có nền sản xuất vượt trội các nước khác. Nền chính trị thì dân chúng đồng lòng và ủng hộ chính phủ rất cao.
Tuy nhiên tất cả không thể lại được Mỹ bơm vật lực cho đồng minh => Đồng minh thắng.
TQ không thể quân sự hóa nền kinh tế vì nhiều lý do. Không có nguồn tài nguyên và công nghệ để bảo đảm sản xuất khi bị cấm vận = > Suy thoái kinh tế, khó khăn. TQ không thể tự tin lao vào một cuộc chiến tranh mà biết trước kinh tế sẽ suy thoái và dân trong nước sẽ bạo loạn.
TQ muốn dân chú ý ra ngoài, giảm bạo loạn trong nước chứ không tự tin bước vào một cuộc chiến mà tạo thêm bạo loạn trong nước.
- Vũ khí TQ chưa được kiểm nghiệm. Trong khi vũ khí Mỹ và Nga được sử dụng và đúc rút qua rất nhiều cuộc chiến tranh, ở nhiều điều kiện khí hâu khác nhau và thực chiến. Còn TQ thì chỉ có triển khai trên lý thuyết, trên các cuộc diễn tập rất đơn giản.
Tâm lý của đội ngũ lãnh đạo và binh lính tham chiến cũng tương tự. Tất cả chỉ là diễn tập trong "thời bình" chưa diễn ra trong thực chiến lần nào.
Hệ thống y tế chưa được kiểm nghiệm.
Gần nhất là Cúm Vũ Hán - TQ phát hiện trước, ra vacxin, thuốc, có hệ thống sản xuất phục vụ y tế, dân sinh khổng lồ, Tuyên bố sản xuất Vacxin sớm và tiêm số lượng lớn. Nhưng nay vẫn loay hoay phong tỏa vì TQ không tự tin về Vacxin, không tự tin về hệ thống y tế, không tự tin về sự bảo đảm của nền kinh tế, không tự tin về lòng dân khi có vấn đề.
Mỹ và Châu Âu đi sau nhưng giờ đang tung tăng sinh hoạt bình thường và phát triển.