Kính chào các cụ,
Hôm nay em xin phép cả nhà có 1 bài giới thiệu, so sánh và đánh giá về một món đồ chơi hiện nay đã rất quen thuộc với các cụ sử dụng xe Ranger/Everest nói riêng và xe Ford cũng như các loại xe ô tô khác nói chung ạ: Cảm biến độ nhạy chân ga
Mục đích của bài viết này vừa là để chia sẻ cho các cụ thêm cái nhìn nhận rõ ràng hơn về sản phẩm, 1 số kiến thức nhỏ về xe cũng như có lựa chọn khi muốn nâng cấp chiếc xe yêu quý của mình, nên nếu có điểm nào chưa chính xác, em rất mong được các cụ bỏ qua và góp ý ạ
Bài viết của em sẽ gồm các phần:
1. Sơ bộ về chân ga điện tử
2. Điều chỉnh độ nhạy chân ga
3. Các loại chip điều chỉnh độ nhạy chân ga
4. Đánh giá
--- --- --- --- --- --- --- --- --- ---
I. Sơ bộ về chân ga điện tử:
1. Đầu tiên em xin được nói về Chân ga điện tử ạ.
- Khoảng trước những năm 1995 - 2000, hầu hết xe ô tô phổ thông sử dụng chân ga cơ. Hiểu một cách đơn giản: Giữa bàn đạp ga và bướm ga được liên kết với nhau bởi 1 sợi cáp. Đây là liên kết "cứng" tức là: Khi đạp chân ga sâu bao nhiêu, gần như ngay lập tức bướm ga mở ra bấy nhiêu. Điều này có lợi rất lớn về hạn chế độ trễ chân ga, tuy nhiên cùng với đó và vấn đề khó khăn trong việc kiểm soát đáp ứng chân ga và mức tiêu hao nhiên liệu.
- Sau năm 2000, Chân ga điện tử được phổ biến như một trang bị bắt buộc của xe hơi hiện đại. Chân ga điện tử là một phần của hệ thống điều khiển bướm ga điện tử. Tức là Tín hiệu về độ sâu của chân ga được máy tính (ECU) tính toán để chuyển đến bướm ga, quyết định độ mở (nhiều hay ít) và tốc độ mở (nhanh hay chậm) của bướm ga, để điều chỉnh lượng nhiên liệu phun vào động cơ.
Có 2 loại chân ga: Đặt tựa và đặt treo
2. Đặc điểm của chân ga điện tử:
- Bên trong cụm chân ga điện tử có 1 cảm biến vị trí, để đo độ lớn của góc đạp chân ga, từ đó gửi tín hiệu đến ECU để mở góc bướm ga tương ứng
- Vì vậy, luôn luôn có độ trễ chân ga với bất kỳ mẫu xe nào. Đây là đặc trưng của việc xử lý tín hiệu trên ECU. Vấn đề chỉ là xe nào mang trong mình chất "thể thao" càng nhiều thì độ trễ chân ga càng nhỏ, chân ga càng nhạy. VD: Bim, Mẹc, Pọt chơ ...
- Dễ dàng điều chỉnh được đáp ứng chân ga theo nhu cầu của NSX và người dùng.
+ VD các xe cần độ "bốc", tăng tốc nhanh, máu đua thì NSX sẽ tinh chỉnh để chân ga có đáp ứng cực nhanh. Điều này cũng dẫn đến việc "ăn xăng" hơn
+ Các xe thiên về độ tiết kiệm nhiên liệu, thiên về xu hướng "quan chức nhà nước" như xe Nhật, đáp ứng chân ga sẽ được chỉnh chậm hơn, trễ hơn để xe lên ga từ từ.
- Với chân ga điện tử, trên các xe đời mới hiện nay có thể có chức năng ECO, SPORT để người dùng có thể tự điều chỉnh độ nhạy chân ga theo nhu cầu. Điều này chân ga cơ gần như không thể làm được.
Hôm nay em xin phép cả nhà có 1 bài giới thiệu, so sánh và đánh giá về một món đồ chơi hiện nay đã rất quen thuộc với các cụ sử dụng xe Ranger/Everest nói riêng và xe Ford cũng như các loại xe ô tô khác nói chung ạ: Cảm biến độ nhạy chân ga
Mục đích của bài viết này vừa là để chia sẻ cho các cụ thêm cái nhìn nhận rõ ràng hơn về sản phẩm, 1 số kiến thức nhỏ về xe cũng như có lựa chọn khi muốn nâng cấp chiếc xe yêu quý của mình, nên nếu có điểm nào chưa chính xác, em rất mong được các cụ bỏ qua và góp ý ạ
Bài viết của em sẽ gồm các phần:
1. Sơ bộ về chân ga điện tử
2. Điều chỉnh độ nhạy chân ga
3. Các loại chip điều chỉnh độ nhạy chân ga
4. Đánh giá
--- --- --- --- --- --- --- --- --- ---
I. Sơ bộ về chân ga điện tử:
1. Đầu tiên em xin được nói về Chân ga điện tử ạ.
- Khoảng trước những năm 1995 - 2000, hầu hết xe ô tô phổ thông sử dụng chân ga cơ. Hiểu một cách đơn giản: Giữa bàn đạp ga và bướm ga được liên kết với nhau bởi 1 sợi cáp. Đây là liên kết "cứng" tức là: Khi đạp chân ga sâu bao nhiêu, gần như ngay lập tức bướm ga mở ra bấy nhiêu. Điều này có lợi rất lớn về hạn chế độ trễ chân ga, tuy nhiên cùng với đó và vấn đề khó khăn trong việc kiểm soát đáp ứng chân ga và mức tiêu hao nhiên liệu.
- Sau năm 2000, Chân ga điện tử được phổ biến như một trang bị bắt buộc của xe hơi hiện đại. Chân ga điện tử là một phần của hệ thống điều khiển bướm ga điện tử. Tức là Tín hiệu về độ sâu của chân ga được máy tính (ECU) tính toán để chuyển đến bướm ga, quyết định độ mở (nhiều hay ít) và tốc độ mở (nhanh hay chậm) của bướm ga, để điều chỉnh lượng nhiên liệu phun vào động cơ.
Có 2 loại chân ga: Đặt tựa và đặt treo
2. Đặc điểm của chân ga điện tử:
- Bên trong cụm chân ga điện tử có 1 cảm biến vị trí, để đo độ lớn của góc đạp chân ga, từ đó gửi tín hiệu đến ECU để mở góc bướm ga tương ứng
- Vì vậy, luôn luôn có độ trễ chân ga với bất kỳ mẫu xe nào. Đây là đặc trưng của việc xử lý tín hiệu trên ECU. Vấn đề chỉ là xe nào mang trong mình chất "thể thao" càng nhiều thì độ trễ chân ga càng nhỏ, chân ga càng nhạy. VD: Bim, Mẹc, Pọt chơ ...
- Dễ dàng điều chỉnh được đáp ứng chân ga theo nhu cầu của NSX và người dùng.
+ VD các xe cần độ "bốc", tăng tốc nhanh, máu đua thì NSX sẽ tinh chỉnh để chân ga có đáp ứng cực nhanh. Điều này cũng dẫn đến việc "ăn xăng" hơn
+ Các xe thiên về độ tiết kiệm nhiên liệu, thiên về xu hướng "quan chức nhà nước" như xe Nhật, đáp ứng chân ga sẽ được chỉnh chậm hơn, trễ hơn để xe lên ga từ từ.
- Với chân ga điện tử, trên các xe đời mới hiện nay có thể có chức năng ECO, SPORT để người dùng có thể tự điều chỉnh độ nhạy chân ga theo nhu cầu. Điều này chân ga cơ gần như không thể làm được.