[Funland] Về cái chết và sau khi chết

sleeping

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-367920
Ngày cấp bằng
24/5/15
Số km
1,707
Động cơ
271,557 Mã lực
Trong thế giới quan của phật giáo, trái đất chỉ là 1 trong muôn vàn các thế giới cùng tồn tại.
Thế giới mà chúng ta đang sống chỉ giống như một hạt cát trong vũ trụ.

Phật giáo có khái niệm "Tam thiên đại thiên thế giới" (3 nghìn tỷ hành tinh). Đức Phật nói vũ trụ này lại có "vô số Tam thiên đại thiên thế giới", tức là số lượng các thế giới khác nhau gần như là vô hạn.

Phật giáo cũng nói về thần thánh và gọi đó là các "chư Thiên", nhưng Đức Phật nói rằng các vị thần đó cũng chỉ là một dạng sinh vật sống trong 1 thế giới khác. Họ có sức mạnh và trí tuệ vượt trội con người, nhưng bản thân họ cũng có những giới hạn: họ không thoát khỏi được luật Nhân - Quả, không thoát khỏi được sinh tử, cũng không phải là bất tử (dù tuổi thọ của họ rất dài lâu, nhưng rồi cũng phải đến lúc họ chết đi).
Như vậy, Phật giáo coi các "chư Thiên" không phải là đấng tối cao toàn năng, mà chỉ là một dạng sống văn minh hơn loài người mà thôi.
 

taplai2012

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
27,411
Động cơ
514,019 Mã lực
Chắc cụ đùa? Chắc thiền trong ánh nắng quá nên cụ bị say hả? Chứ trong nhà mà thiền nhịn thở tới ngất, thì nó tương đương cụ túm tóc mình tự nhấc người lên được đấy :D
Cảm giác hay phết cụ ạ. Hít hơi sâu nén xuống bụng nhịn thở đến lúc tỉnh dậy thấy đang gục hoặc nằm ngửa ra hehe...
 

Joker Tiger

Xe tăng
Biển số
OF-709566
Ngày cấp bằng
5/12/19
Số km
1,863
Động cơ
19,843 Mã lực
Nhiều cụ, mợ ofer cũng có tuổi rồi nhỉ. Em có mấy câu hỏi:

1. Các cụ đã chuẩn bị gì để đón nhận cái ngày phải bỏ cái xác phàm này chưa?

2. Sau khi chết, chúng ta thế nào? Về đâu?
Hồi còn sống em cũng hay thắc mắc như cụ, bi giừ thì đỡ rồi
 

Thich uong ruou

Xe đạp
Biển số
OF-725339
Ngày cấp bằng
13/4/20
Số km
41
Động cơ
75,620 Mã lực
Tuổi
52
Nhiều cụ, mợ ofer cũng có tuổi rồi nhỉ. Em có mấy câu hỏi:

1. Các cụ đã chuẩn bị gì để đón nhận cái ngày phải bỏ cái xác phàm này chưa?

2. Sau khi chết, chúng ta thế nào? Về đâu?
Cụ muốn trả lời câu hỏi này thì tìm cách mở 7 luân xa. Nhất là luân xa thứ 7 ở trên đỉnh hộp sọ. Mở phát biết ngay và luôn.
 

Tueminh2626

Xe điện
Biển số
OF-481687
Ngày cấp bằng
3/1/17
Số km
2,602
Động cơ
230,999 Mã lực
Tuổi
49
Em mời các cụ nhé

Những biểu hiện về cảnh giới tái sinh

Sau khi mạng chung, tùy theo nghiệp nhân đã gây tạo của mỗi người mà có biểu hiện lâm chung và tái sinh vào những cảnh giới khác nhau. Các cảnh giới ấy là gì? Biểu hiện khi lâm chung ra sao? Đó là những vấn đề quan yếu cần lưu tâm trong hành trang tu tập của mỗi người con Phật.

Nghiệp – nhân tố quyết định

Động lực dẫn dắt con người tái sinh trong ba cõi, sáu đường, theo đạo Phật, đó là nghiệp. Nghiệp là những hành động có tác ý. Bốn loại nghiệp sau đây chi phối sự tái sinh của con người:

- Cực trọng nghiệp là những nghiệp cực nặng như ngũ nghịch, thập ác…
- Tập quán nghiệp là những nghiệp thường tạo tác, trở thành thói quen.
- Tích lũy nghiệp là những nghiệp do tích lũy nhiều đời.
- Cận tử nghiệp là nghiệp biểu hiện ra lúc lâm chung.

Nếu không có cực trọng nghiệp hay tập quán nghiệp nào làm điều kiện cho sự tái sinh thì cận tử nghiệp hoặc tích lũy nghiệp sẽ dẫn dắt người ta đi thọ sinh.

Có hai hướng vận hành đối với thần thức sau khi chết. Nếu người nào hiện đời nỗ lực tu hành, đạt đến cảnh giới nghiệp sạch, tình không tất được giải thoát; hoặc như thành tựu thiền định sẽ sinh về các cõi thiền (Sắc và Vô sắc); hay người nào hiện đời phát tâm tín nguyện niệm Phật thì khi lâm chung sẽ được vãng sinh về cảnh giới Tây phương Cực Lạc.

Còn lại đa phần chúng ta đều phải tái sinh vào một trong sáu cảnh giới luân hồi. Sáu cảnh giới đó là: Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh, A tu la, Người và Trời. Tùy theo nghiệp lành hay dữ mà thần thức tái sinh vào một trong sáu cảnh giới ấy mà họ không thể cưỡng lại được.


1. Sinh vào Địa ngục:

Địa ngục là cảnh giới tăm tối, khổ đau nhất mà những ai thường mắc phải tội ác khi sống ở nhân gian như: 1, Sát sinh; 2 Trộm cắp; 3, Tà dâm; 4, Uống rượu (hay dùng các chất ma túy hại mình và hại người); 5, Nói dối lừa phỉnh người khác tùy mức độ nặng nhẹ mà bị đọa vào cảnh giới này. Nhưng đặc biệt là những người tạo các nghiệp cực ác như ngũ nghịch, thập ác… lâm chung sẽ đọa vào cảnh giới đau khổ này ngay.

“Ngũ nghịch, thập ác” tạo tội cực nặng. Trong hết thảy kinh, đức Phật nói kẻ ấy ắt đọa địa ngục ngay trong một đời.

Tội Ngũ nghịch (Pañcānantarya) là:

- Làm thân Phật chảy máu,
- Giết A la Hán,
- Giết cha,
- Giết mẹ,
- Phá hòa hợp tăng, phỉ báng chính pháp.

Làm thân Phật chảy máu

Như ông Đề Bà Đạt Đa (Devadatta) ôm lòng hại Phật. Từ trên đỉnh núi xô một tảng đá to xuống đè Phật, thần hộ pháp từ trên không trung đỡ lấy, nhưng mảnh đá văng trúng chân Phật chảy máu. Nếu hại Phật sẽ kết tội với hết thảy chúng sinh. Phật là bậc đạo sư của ba cõi, [hại Phật] khiến cho cơ duyên nghe pháp đắc độ hết thảy chúng sinh bị đứt đoạn, tội lỗi ngập trời. Vì thế ông bị đọa vào địa ngục Vô gián. 5 tội ngũ nghịch: Giết Cha, giết Mẹ, giết A La Hán, làm thân Phật ra máu, và phá hòa hợp tăng, phỉ báng chính pháp.

Người phạm năm tội này sẽ bị đọa vào địa ngục Vô Gián. Đây là địa ngục ở tầng thứ tám của địa ngục nóng. Vô Gián có 5 nghĩa:

- Sau khi chết, bị đọa ngày vào ngục đó, mà không có gián cách (không qua giai đoạn trung ấm thân),

- Chịu khổ không gián đoạn,

- Trong vòng một kiếp, tương tục , không gián đoạn (thời gian chịu khổ),

- Trong vòng một kiếp, thọ mạng không gián đoạn (chết đi sống lại liên tục),

- Thân hình đầy khắp địa ngục không xen hở (để thọ khổ),

Tội nhân bị gươm đao đâm chém, gậy gộc đánh đập, cối xay nghiền giã v.v... đau khổ vô cùng, mỗi ngày chết đi sống lại không biết bao nhiêu lần mà kể. Thông thường nói kiếp là đại kiếp, 1 đại kiếp = 1 tỷ 344 triệu năm; 1 tiểu kiếp = 16 triệu 798 ngàn năm; 1 ngày ở địa ngục bằng mấy ngàn năm nhân gian.

Các vòng sinh tử như sau: mãn kiếp địa ngục thì sinh vào loài ngạ quỷ. Mãn kiếp ngạ quỷ thì sinh vào loài súc sinh, mãn kiếp súc sinh lại sinh làm người hạ liệt.

Loài Ngạ quỷ tức là loài quỷ đói, đầu to, bụng to nhưng cổ như cái kim, nên ăn gì cũng không xuống được dạ dầu nên lại nôn ra. Suốt ngày chỉ nghĩ đến và nước.

Loài Súc sinh tức là làm thú vật, sống không có trí tuệ, bị đói khát bức ngặt, lại bị các loài lớn hơn đe dọa mạng sống, sống luôn trong trạng thái lo sợ. Lại vì không có trí tuệ nên không giác ngộ khó được giải thoát. Một khi mất thân người, phải chịu khổ đau, trôi lăn trong ba đường ác trên đây và trong thời gian không sao tính không nổi, khó có đường ra nên Phật dạy: "Làm được thân người rất khó, nên khi được làm người phải biết lấy đây làm cơ hội lớn để tu hành".

Người nhân gian thường có câu: "Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại".

Nghĩa là sống một ngày ở tù bằng sống ở ngoài đời ngàn đời. Sống ngoài đời thời mạt pháp này đã khổ mà sống ở tù một ngày ví như sống trăm ngàn năm ở đời đây. Vậy khi sống trong nhà tù vô gián bị hành hạ khổ cực như vậy hỏi có cái khổ nào hơn?

Ba tội giết Cha mẹ, giết A la Hán, làm thân Phật ra máu, có thể chúng ta khó phạm. Nhưng còn hai tội phá hòa hợp tăng và phỉ báng Đại thừa (Chánh pháp). Phật tử chúng ta vì không hiểu, vô tình đã phạm quá nhiều, như chúng ta tu Tịnh độ chê bai Thiền, người tu Thiền chê bai Tịnh độ, cả hai đều phạm tội phỉ báng chánh Pháp, sa địa ngục Vô Gián.

Chúng ta ai cũng biết pháp môn Tịnh độ là pháp môn thù thắng nhất, diệu nghiệm nhất trong thời mạt pháp giúp chúng ta thoát ly sinh tử luân hồi, rốt ráo tu hành thành Phật. Chúng ta biết vậy nhưng cũng biết các pháp môn tu tiểu thừa khác để chọn lựa phương pháp tu hành của mình nhưng không vì thế phỉ báng pháp môn khác. Đây là điều chúng ta phải cần biết.

Còn tội phá hòa hợp tăng thì sao?

Vì muốn được lòng quí thầy, nên Phật tử đến thầy A nói theo thầy A, đến thầy B, nói theo thầy B, lại nó những lời không đúng sự thật (vì hoặc tự mình hiểu lầm, hoặc nghe kể xấu ác cố ý xuyên tạc).

Vì thiếu thiện cảm, hoặc oán hận, vì bị thầy C la rầy, quở trách, khởi tâm thù hận, nên lỗi nhỏ của thầy C liền phóng đại, tô màu, việc bé xé ra to, rêu rao, bêu xấu thầy C với phật tử và quý thầy khác, lại còn phịa chuyện để quý thầy khác không hài lòng về thầy C.

Phần lớn quý thầy trể bất hòa với nhau, nguyên nhân chánh đều do những lời thiếu cảnh giác của phật tử.

Hay coi người tu xuất gia hơn người tại gia, coi các thầy tu mặc áo cà sa, áo nâu mới là bậc đáng trọng mà coi thường Pháp sư cư sỹ tại gia tất cả tội đó cũng mắc vào tội ngũ nghịch.

Hai tội nói trên là nhân sa địa ngục Vô Gián. Hãy cận trọng!

3) Giết cha.
4) Giết mẹ.

Cha mẹ có ân đức rất lớn đối với chúng ta. Giết hại cha mẹ thuộc về tính tội, tự nhiên đọa trong địa ngục Vô Gián (Avīci Nairaka). kinh Địa Tạng đã giảng về địa ngục Vô Gián rất tường tận.

5) Phá hòa hợp tăng: Tăng đoàn là nơi bồi dưỡng nhân tài hoằng pháp cho nhà Phật. Nếu phá hoại tăng đoàn thì cũng là tội lỗi đọa địa ngục Vô gián. Chư Phật xuất thế cũng chẳng cứu được. Thời gian trong địa ngục Vô Gián cũng là vô lượng kiếp.

Thập ác (Daśākuśala) là thân: Giết, trộm, dâm; miệng: Nói dối, nói đôi chiều, ác khẩu, nói thêu dệt; ý: Tham, sân, si.

Người tạo thập ác tùy theo dụng tâm như thế nào mà chia thành ba phẩm Thượng, Trung, Hạ, cũng đều đủ tư cách phải vào địa ngục! Nếu nay những người tội ác như vậy đều có thể mười niệm thành tựu thì Hạ Hạ Phẩm đới nghiệp vãng sinh cũng chứng ba thứ bất thoái, điều này thật sự chẳng thể nghĩ bàn!

Biểu hiện của người sắp đọa vào địa ngục như sau: Nhìn ngó thân quyến với ánh mắt giận dữ; nằm úp mặt hoặc che giấu mặt, thân hình và miệng mồm hôi hám; cơ thể co quắp, tay chân bên trái ấn xuống đất.

2. Sinh vào Ngạ quỷ

Ngạ quỷ là cảnh giới mà chúng sinh thường xuyên bị đói khát và sợ hãi. Loài này còn được gọi là quỷ đói. Như đã nói ở trên: Ngạ quỷ tức là loài quỷ đói, đầu to, bụng to nhưng cổ như cái kim, nên ăn gì cũng không xuống được dạ dầu nên lại nôn ra. Suốt ngày chỉ nghĩ đến và nước nên làm gì có chút thời gian thân tâm an tịnh mà nghĩ về tu hành Phật pháp thoát khổ?

Những ai hiện đời tạo các nghiệp ác cùng với tính tham lam, keo kiệt… sau khi chết sẽ đọa vào cảnh khổ này.

Người lâm chung đọa vào ngạ quỷ có biểu hiện sau: Thân nóng như lửa; thường lo đói khát, hay nói đến việc ăn uống; không đại tiện nhưng tiểu tiện nhiều; đầu gối bên phải lạnh trước; tay bên phải nắm lại (biểu hiện lòng bỏn xẻn).

3. Sinh vào súc sinh

Súc sinh hay bàng sinh là các loại sinh vật có hình thù đa dạng, tâm thức tăm tối. Người nào hiện đời tạo các ác nghiệp cộng với tính si mê, ngu độn… sau khi chết đọa vào Súc sinh. Những biểu hiện tái sinh vào cảnh giới này như sau: Yêu mến vợ con, đắm đuối không bỏ; ngón tay và ngón chân đều co quắp; toàn thân toát mồ hôi; tiếng nói khò khè; miệng thường ngậm đồ ăn.

4. Sinh vào A tu la

A tu la còn gọi là Phi thiên, đây là hạng chúng sinh có hình tướng hung dữ, tâm luôn sân hận. Người nào hiện đời tuy có tu tập ngũ giới nhưng tâm còn nhiều sân hận và lòng dục nhiễm, sau khi chết sẽ đọa vào cảnh giới này. Có thể nói A tu la là một dạng khác của ngạ quỷ.

Biểu hiện lâm chung của người nào sắp tái sinh về cảnh giới A tu La gần giống như chúng sinh sắp tái sinh về ngạ quỷ như là: Thân nóng như lửa; thường lo đói khát, hay nói đến việc ăn uống; không đại tiện nhưng tiểu tiện nhiều; đầu gối bên phải lạnh trước; tay bên phải nắm lại (biểu hiện lòng bỏn xẻn).

5. Sinh vào cõi Người

Cõi người là cảnh giới chúng ta đang sống, thọ hưởng hạnh phúc lẫn khổ đau. Loài người có đầy đủ những thuận duyên để tu học giáo pháp của đức Phật. Những ai hiện đời có niềm tin đối với Tam Bảo và thọ trì năm giới như sau:

- Không sát sinh;
- Không trộm cắp;
- Không tà dâm;
- Không uống rượu;
- Không nói dối.

Người này sau khi chết sẽ được tái sinh vào cõi người. Nếu được tái sinh làm người, lúc lâm chung có những biểu hiện sau: Khởi niệm lành, sinh lòng hòa dịu, ưa việc phước đức; sinh lòng chánh tín, thỉnh Tam Bảo đến đối diện quy y; thấy bà con trông nom sinh lòng vui mừng; tâm chánh trực không ưa dua nịnh; dặn dò giao phó các công việc cho thân quyến rồi từ biệt ra đi.

Trong bức tranh địa ngục biến tướng đồ đã có mô tả lại các hình ảnh phạm nhân bị cảnh hành hình nơi địa ngục mà ai đã nhìn thấy đều thấy rùng mình kinh sợ. Nhiều nơi người ta in ra để cho những người sơ cơ học mà biết sợ để tránh tạo nghiệp ác như người giết thú vật, làm nghề ác bán hàng thịt, nhốt chim cầm thú, ăn nói không lễ độ, sân hận, làm nghề tà dâm hay mắc tội bán dâm v.v...

Các bạn nên biết! Những bức tranh ấy rất tốt có tính giáo dục nhưng cần để đúng nơi đúng chỗ thì phát huy tác dụng, ngược lại lại nếu để nơi không đúng thì lại gây ra phản cảm và mất đi tính thanh tịnh, trang nghiêm. Trong chùa mọi người nên tránh không treo trưng ở gần ban thờ Tam Bảo hay chỗ có tượng Phật và Bồ tát. Với những người đã học kinh điển giáo lý nhà Phật, học về thuyết nhân quả thì không nên treo phô trương các hình ảnh này làm cho người ta có cảm nghĩ ra sự tương phản, gây phiền não khi họ cho đây là địa ngục, là sự khủng bố tinh thần, gây ra sự phản cảm không cần thiết.

Nếu cần chỉ in ra vài tấm ảnh vừa phải để ở phòng nào đó cho người ta xem là được, nhưng tuyệt nhiên không để ở nơi trang nghiêm có tượng Phật, ban thờ Ta Bảo. Cho nên nói làm công đức cũng phải có trí tuệ là vì vậy.

6. Sinh vào cõi trời

Cõi trời tức sáu tầng trời của dục giới, chúng sinh ở cảnh giới này thân tướng trang nghiêm, hưởng phước lạc tự nhiên, sự ăn mặc thọ dụng đều tùy niệm hóa hiện. Người nào hiện đời tu thập thiện sau khi lâm chung được tái sinh về cõi trời.

Thập thiện là mười điều thiện như sau:

- Ba điều về Thân là: 1. Không sát sinh; 2. Không trộm cắp; 3. Không dâm dật;

- Bốn điều về khẩu tức là miệng: 4. Không nói dối; 5. Không nói lời thêu dệt; 6. Không nói lưỡi hai chiều; 7. Không nói lời độc ác.

- Ba điều về ý: 8, Không tham lam; 9, Không giận hờn, 10 không si mê, tà kiến.

Những người thực hành giữ mười điều thiện này thì khi lâm chung được sinh về cõi Trời sẽ có những biểu hiện sau: Phát khởi tâm lành; chánh niệm rõ ràng; đối với vợ con, tài sản lòng không lưu luyến; không có những sự hôi hám; ngửa mặt lên và nghĩ tưởng Thiên cung.

Trên đây là những biểu hiện lâm chung của sáu cảnh giới trong lục đạo. Tuy vậy, không phải mỗi trường hợp đều biểu hiện đầy đủ, mà đôi khi chỉ biểu lộ những điểm thiết yếu. Mặt khác, có người khi chết không biểu hiện tướng lành dữ. Muốn dự đoán cảnh giới tái sinh của họ, phải dựa theo hơi nóng lưu lại trên thân mới có thể quyết đoán được.

Vãng sinh về Tịnh độ

Người nào hiện đời tu hành phát tâm tin sâu, nguyện thiết, chuyên trì Thánh hiệu Nam mô A Di Đà Phật, phát tâm Bồ đề, làm nhiều việc công đức, sám hối làm lành, khi mạng chung thần thức sẽ được Phật và Thánh chúng hiện thân tiếp dẫn về Tịnh độ.

Lâm chung được vãng sinh về cực lạc có những biểu hiện sau:

Tâm không loạn động; biết trước giờ chết; tự mình niệm Phật; mùi thơm lạ tỏa khắp nhà; có hào quang; tự nói kệ để khuyên dạy đệ tử; nhạc trời trổi giữa hư không, hay có nhiều điềm lành hiện ra như trời bừng sáng vì ánh hòa quang Phật và Bồ tát chiếu đến, chim bay về ca hót v.v...Nếu có đầy đủ các điểm tốt kể trên thì chắc chắn được phẩm vị cao. Nếu chỉ được một vài điểm tốt thôi, cũng được vãng sinh về Tịnh độ nhưng ở hàm phẩm thấp hơn.

Sáu cảnh giới mà chúng sinh sau khi mạng chung sẽ tái sinh vào, trong đó bốn cảnh trước hoàn toàn khổ đau, hai cảnh giới Trời và Người tuy có hạnh phúc hơn nhưng vẫn bị khổ đau chi phối. Do vậy, cần nỗ lực tu tập để thoát ly sinh tử hoặc phát tâm thọ trì danh hiệu Phật để lúc lâm chung được Phật A Di Đà cùng đức Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát và hàng Thánh chúng đến tiếp dẫn, vãng sinh về nước Phật.

Khoa học hiện đại dù đi sau những giáo lý của Phật nhưng cuối cũng cũng chứng minh ra chết không phải là hết mà chỉ là sự chuyển từ trạng thái thân này đến một thân mới khác.

 

taplai2012

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
27,411
Động cơ
514,019 Mã lực
Chỉnh sửa cuối:

sleeping

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-367920
Ngày cấp bằng
24/5/15
Số km
1,707
Động cơ
271,557 Mã lực
Giáo lý của Phật Giáo một hệ thống triết lý hết sức phức tạp.Cơ sở tư tưởng cốt lõi của Phật Giáo là giải thích bản chất của sự khổ trong luân hồi, nguyên nhân của sự khổ, và làm thế nào để giải trừ đau khổ.

Đức Phật dạy: Ở đời thực có khổ đau (Khổ đế), khổ đau cũng có nguyên nhân (Tập đế), khổ đau có thể dập tắt (Diệt đế) và Bát chánh đạo - Trung đạo là con đường đưa đến khổ diệt (Đạo đế). Đây goi là Tứ diệu đế (hoặc Tứ Thánh đé). Tứ diệu đế là sự nhận thức đúng đắn các loại khổ đau, nguyên nhân dẫn đến khổ đau, trạng thái không có khổ đau và con đường để thoát đau khổ.

Con người chỉ thoát khỏi đau khổ nhờ nhận thức đúng về đau khổ. Thoát khỏi vô minh thì hết đau khổ.

Vô minh chỉ nhận thức sai lầm về bản ngã và thế giới xung quanh. Vô minh được xem là gốc của mọi bất thiện trong thế gian và cũng là một đặc tính của Khổ. Vô minh là tình trạng tâm thức không thấy sự vật "như nó là nó", cho ảo giác là sự thật , làm cho người còn mê lầm tưởng đó là sự thật và vì vậy sinh ra khổ.
Vô minh có hai khía cạnh: một là nó che đậy thế giới đích thật, hai là nó xây dựng cái ảo ảnh, cái giả. Vô minh ngăn trở không cho con người thấy thế giới đích thật.

Vô Minh sinh ra ái (ham muốn), Con người gồm có năm giác quan thông thường và ý (khả năng suy nghĩ, ý nghĩ) là sáu, gọi là Lục Căn. Ái chỉ mọi ham muốn xuất phát từ sự tiếp xúc của giác quan với đối tượng của giác quan đó. Sự tham muốn đó biểu lộ bằng tâm vướng bận và đó chính là Khổ.

Ái vì vậy xem nó là nguyên nhân của sinh tử, Luân hồi. Thoát khỏi Ái chưa đủ mà cần phải dứt bỏ sự chấp ngã mới thaost được luân hồi, sinh tử (giải thoát)
 
Chỉnh sửa cuối:

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
16,639
Động cơ
545,102 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
Nhiều cụ, mợ ofer cũng có tuổi rồi nhỉ. Em có mấy câu hỏi:

1. Các cụ đã chuẩn bị gì để đón nhận cái ngày phải bỏ cái xác phàm này chưa?

2. Sau khi chết, chúng ta thế nào? Về đâu?
Chờ đến lúc đó đã rồi tính!
 

nguyenhoang_gac

Xe buýt
Biển số
OF-38509
Ngày cấp bằng
17/6/09
Số km
683
Động cơ
477,482 Mã lực
Các cụ cho em hỏi slogan "những người hay nói đạo lý thì sống như xxx" thì thuộc giáo phái nào ạ?
 

Có sao đâu

Xe buýt
Biển số
OF-627052
Ngày cấp bằng
26/3/19
Số km
589
Động cơ
396,197 Mã lực
Nơi ở
Nơi cũ
Nhiều cụ, mợ ofer cũng có tuổi rồi nhỉ. Em có mấy câu hỏi:

1. Các cụ đã chuẩn bị gì để đón nhận cái ngày phải bỏ cái xác phàm này chưa?

2. Sau khi chết, chúng ta thế nào? Về đâu?
1- E chuẩn bị chỗ để nằm rồi
2- Cụ gửi E địa chỉ nhà Cụ, Sau khi chết E sẽ thế nào và đi đâu E sẽ về báo với Cụ nhé. thanks
 

Sang Decor

Xe hơi
Biển số
OF-578395
Ngày cấp bằng
10/7/18
Số km
171
Động cơ
140,941 Mã lực
1. Vợ chồng em đều mua bảo hiểm nhân thọ, con cái chưa đủ tuổi thành niên nên chuẩn bị cho con sổ tiết kiệm đủ để con trang trải việc ăn học tới khi trưởng thành. Từ 18t em đã tự đi làm thêm kiếm tiền ăn học nên em cũng định hướng cho các con tự lập khi đến tuổi thành niên. Sướng/khổ gì là do sự nỗ lực của các con, bố mẹ chỉ cho con đc nền tàng giáo dục.
2. Đi đâu thì đi, em ko buồn nghĩ đến :))
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,666 Mã lực
Tuổi
51
Sau khi chết là gì không ai biết, hoặc chứng minh được. Chỉ là gỉa thiết.

Tùy quan điểm mà mỗi người có hành xử khi sống và trăn trối lại gì cho hậu nhân.

1. Nếu chết là hết, thì như chơi 1 game. Game over hết mạng (không set up chơi lại được).
2. Nếu chết là còn thế giới khác, tùy theo tín ngưỡng , sẽ hành xử như có thượng đế, Phật.

3. Nếu chết là hết, Khi sắp chết (già, hấp hối) cần làm gì ?
4. Nếu chết là còn thế giới khác, Khi sắp chết (già, hấp hối) cần làm gì ?

5. Nếu chết là hết, Mà người nào mắc nợ nhiều, gánh nặng quá, có nên tự tử để trốn không ?
6. Nếu chết là hết, Mà có bệnh nan y , thất tình, buồn chán có nên tự tử để giải thoát không ?

7. Nếu chết còn thế giới khác, thì ta nên làm gì ở hiện tại ? Ưu tiên thế giới nào hơn? Dạng như ở VN đến hết hạn nào đó (chết) đi định cư nước khác (cõi khác).
Nếu đợt dịch một người sẽ ra đi thì sao? Hay một tai nạn họ cũng ra đi bất ngờ ? Nếu phải làm di chúc sẵn... thì cuộc sống có thú vị không?
Khi nào nên xóa bàn cờ chơi ván mới.

Hiện tại thì đa số con người chọn theo kiểu sống: tranh thủ sống, làm nhiều tiền (bất chính, kể cả phạm tội, nhưng không bị phát hiện) nhằm hưởng thụ và để lại cho Con cái. (trừ mọt số người lương thiện làm ăn chân chính). Nếu chết là hết, theo con mắt khoa học, thì Họ để lại tài sản nhiều nhất, con cái được lợi nhiều nhất. Xác xuất đúng 50/50, sai cũng 50/50.

Suy nghĩ sao cũng phù hợp, tùy quan điểm.
 
Chỉnh sửa cuối:

Tài Chính F88

Xe hơi
Biển số
OF-538644
Ngày cấp bằng
25/10/17
Số km
127
Động cơ
166,737 Mã lực
Tuổi
124
Em đang đói nhăn răng đơi, sợ quái gì cái chết :D
1. Việc này không chuẩn bị trước được. Tưởng 70 là chết nhưng không may ngày mai bị bệnh hoặc bị tai nạn đi rồi. Ngược lại qua 70 rồi mà thấy vẫn sống 80, 90 cũng chả chịu đi cho... Bao nhiêu kế hoạch đổ bể hết, chả chuẩn bị mà làm gì
2. Việc này phải hỏi con cháu xem nó cho mình ra Văn Điển hay lên Vĩnh Hằng
Cụ chủ trải nghiệm cái số 2 xong nhớ rì viu cho ae ộp phơ biết nhé.
Cụ thử trc r review cho mọi người rút kn
Cụ có câu hỏi nào khó hơn không :D
em xin mon men hỏi vài đại ca: sự sống và cái chết cách nhau bao xa?
 

cusao

Xe lăn
Biển số
OF-382106
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
10,611
Động cơ
377,323 Mã lực
Có rất nhiều nghuên cứu về thế giới của những người đã chết nhưng lai không có bằng chứng xác thực về mối liên hệ giữa thế giới 2 thế giới này....nên em kệ. Cứ thưởng thức giá trị của cuộc sống hiện tại đã. Khi chết đi chẳng biết gì nũa thế là kết thúc
 

xedapchongnguoc

Xe tăng
Biển số
OF-561171
Ngày cấp bằng
28/3/18
Số km
1,166
Động cơ
161,700 Mã lực
Tuổi
32
Em nghĩ là nó giống ngủ nhưng mà ko bảo giờ tỉnh luôn .và cứ cứ thế cứ thế sau đó thế nào em chiuh
 

max payne

Xe tải
Biển số
OF-408638
Ngày cấp bằng
5/3/16
Số km
328
Động cơ
228,652 Mã lực
Tuổi
36
Mọi sự việc diễn ra hằng ngày và đến với mình, mình làm hết sức để hoàn thành nhiệm vụ, đó là đã làm tròn trách nhiệm và chuẩn bị rồi.

Khi chết đi, linh hồn sẽ lìa khỏi xác và được đưa đến nơi phán xét, công ,tội phân minh.
Thiên thần đứng bên phải cầm quyển sổ ghi công trạng, những điều tốt mình làm khi còn sống, Quỷ Satan đứng bên trái cầm quyển sổ ghi những điều ác mình đã làm. Ngồi trên cao là Chúa trời.
Thiên thần và quỷ sứ đọc công trạng và luận tội. Người tốt được đưa lên thiên đàng sống cuộc sống thần tiên, người ác đua xuống hỏa ngục, bị lửa thiêu đốt đời đời...
Người vừa tốt vừa xấu thì đưa đi cải tạo..
đưa đi cải tạo là lại thêm 1 kiếp người á hạ cụ :)
 

sleeping

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-367920
Ngày cấp bằng
24/5/15
Số km
1,707
Động cơ
271,557 Mã lực
Sau khi chết là gì không ai biết, hoặc chứng minh được. Chỉ là gỉa thiết.

Tùy quan điểm mà mỗi người có hành xử khi sống và trăn trối lại gì cho hậu nhân.

1. Nếu chết là hết, thì như chơi 1 game. Game over hết mạng (không set up chơi lại được).
2. Nếu chết là còn thế giới khác, tùy theo tín ngưỡng , sẽ hành xử như có thượng đế, Phật.

3. Nếu chết là hết, Khi sắp chết (già, hấp hối) cần làm gì ?
4. Nếu chết là còn thế giới khác, Khi sắp chết (già, hấp hối) cần làm gì ?

5. Nếu chết là hết, Mà người nào mắc nợ nhiều, gánh nặng quá, có nên tự tử để trốn không ?
6. Nếu chết là hết, Mà có bệnh nan y , thất tình, buồn chán có nên tự tử để giải thoát không ?

7. Nếu chết còn thế giới khác, thì ta nên làm gì ở hiện tại ? Ưu tiên thế giới nào hơn? Dạng như ở VN đến hết hạn nào đó (chết) đi định cư nước khác (cõi khác).
Nếu đợt dịch một người sẽ ra đi thì sao? Hay một tai nạn họ cũng ra đi bất ngờ ? Nếu phải làm di chúc sẵn... thì cuộc sống có thú vị không?
Khi nào nên xóa bàn cờ chơi ván mới.

Hiện tại thì đa số con người chọn theo kiểu sống: tranh thủ sống, làm nhiều tiền (bất chính, kể cả phạm tội, nhưng không bị phát hiện) nhằm hưởng thụ và để lại cho Con cái. (trừ mọt số người lương thiện làm ăn chân chính). Nếu chết là hết, theo con mắt khoa học, thì Họ để lại tài sản nhiều nhất, con cái được lợi nhiều nhất. Xác xuất đúng 50/50, sai cũng 50/50.

Suy nghĩ sao cũng phù hợp, tùy quan điểm.
Phật Giáo quan niệm cái chết chỉ là một sự chuyển tiếp, một hiện tượng hay biến cố trên dòng tiếp nối liên tục của sự sống.
Sự sống và cái chết: tất cả chỉ là một sự tiếp nối, chuyển động bất tận, xoay vần liên tục.
Con người sau khi chết sẽ tái sinh trong lục đạo luân hồi tuy theo nghiệp .
Sau khi chết, thân xác trả về cho cát bụi còn thần thức mang theo nghiệp tiếp tục đi đầu thai một kiếp sống khác nhưng người đấy không thể nhớ lại những kiếp trước do Vô Minh che lấp.

Chỉ khi tu tập đến một cảnh giới nhất định sẽ có được Tuệ Giác nhìn thấy sinh tử trong tiền kiếp.
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
8,826
Động cơ
318,586 Mã lực
Cái cụ nói em có đọc rồi, nhưng làm sao kiểm chứng? Khoa học có chứng minh, trừ khi xe cán vỡ đầu, thì sau khi chết não vẫn sống, và não suy nghĩ gì thì có thể đo sóng điện để phỏng đoán. Nhưng đó là “quá trình chết”, còn khi thật sự đã chết thì như ngất thôi. Sóng điện hết, thần kinh của não k hoạt động. Nhận thức không còn gì.
Thì em cũng trải qua gây mê rồi và cũng đã chết hụt rồi. Còn tất nhiên nói "khi chết" phải hiểu là lúc ranh giới giữa sự sống thoi thóp cuối cùng với cái chết đang đến từ từ cận kề, giao thoa nhau. Là lúc hồn dần lìa khỏi xác. Chứ chết hẳn rồi thì em nghĩ chả còn gì hết.
 

Tueminh2626

Xe điện
Biển số
OF-481687
Ngày cấp bằng
3/1/17
Số km
2,602
Động cơ
230,999 Mã lực
Tuổi
49
THÂN TRUNG ẤM

(Dựa theo tài liệu của GS.Nguyễn văn Phú và các web Phật Giáo)
Thân Trung Ấm giải thích về tình trạng của một người khi chết thì Thần Thức mang nghiệp đi tái sanh. Thời gian đợi tái sanh thường là 49 ngày. Thân trước lúc chết gọi là Thân Tiền Ấm, thân khi tái sanh gọi là Thân Hậu Ấm, trong 49 đợi tái sanh gọi là Thân Trung Ấm. Có hai trường hợp ngoại lệ:

– Một vị có phước đức viên mãn khi vừa lìa đời là lên ngay cõi Cực Lạc.

– Kẻ độc ác phạm tội quá nặng khi vừa tắt thở là xuống ngay địa ngục.

Trong các sách nghiên cứu về Phật Giáo có quyển ”Tử Thư” của W.Y.Evans – Wentz sưu tầm, biên soạn và được Oxford University Press xuất bản lần thứ nhất năm 1927 tại Luân Đôn, tái bản lần thứ 3 tại Hoa Kỳ năm 1960. Phần tài liệu của sách lấy từ quyển “Liễu Sinh Thoát Tử” của Liêu Địch Nguyên do Thầy Quảng Phú dịch, Phật học viện Quốc tế xuất bản lần đầu tại Hoa kỳ năm 1983 nói chi tiết về những sự việc xẩy ra và các lời khuyên Thần Thức phải làm những gì trong 49 ngày để được lợi lạc và giải thoát. Xin tóm lược phần nói về Thân Trung Ấm:

****

Vào thế kỷ thứ VIII sau TL,Tăng Sĩ người Ấn Độ là tổ Padmasambhava, (Liên Hoa Sanh), đắc đạo, nhiều thần thông, có thể hàng phục các hung thần ác quỷ, được vua Tây Tạng thỉnh tới cất ngôi chùa đầu tiên ở Tây Tạng. Ngài dùng thần thông theo dõi thần thức của người mới chết, ghi lại vào cuốn Bardo Thodol (Cách giải thoát do nghe Kinh Thân Trung Ấm). Sau ngài Rigzin Karma Lingpa tìm thấy và cuốn ấy lưu truyền trong Mật Tông cho đến ngày nay. Ông Evans-Wentz dựa vào bản tiếng Anh của một vị Lạt Ma Tây Tạng và viết rằng: Thần Thức trải qua ba giai đoạn:

1/ giai đoạn lâm chung (chikhai bardo)

2/ giai đoạn tiếp dẫn (choniyid bardo)

3/ giai đoạn tái sanh (sidpa bardol).

A.GIAI ĐOẠN LÂM CHUNG.

Chết, tức là tứ đại: Đất, Nước, Gió, Lửa kết nên thân xác con người phân ly. Thần Thức có thể thấy một thứ ánh sáng chói lòa, đó là hào quang mãnh liệt của Pháp thân Phật hiện ra trong khoảnh khắc, dài, ngắn là tùy phước duyên của Thần Thức. Nếu Thần Thức theo ánh sáng đó ngay thì quá tốt; nhưng vì không đủ nhân duyên, hoặc bối rối chưa kịp hiểu gì cả; nên rất khó theo. Khi ánh sáng đó chấm dứt, thì mê man. Lúc “tỉnh” lại, thấy thân quyến chung quanh quan tài khóc than, muốn đến trò chuyện, an ủi, nhưng không điều khiển được cơ thể. Đó là lúc Thần Thức nhận ra rằng mình đã chết. Thần Thức có thể thấy sợ hãi, luyến tiếc… Đây là lúc hệ qua do tu hành tích lũy từ trước hỗ trợ giúp ích rất nhiều, và cũng là lúc tang quyến phải hiểu cách trợ giúp cho có hiệu quả, như là tụng kinh niệm Phật liên tục, ăn chay giữ giới, làm phúc, cúng dường … và hồi hướng công đức cho Thần Thức (kinh nói rằng Thần Thức chỉ được 1 phần 7 công đức). Không nên sát sinh làm cúng phẩm. Khóc than , đã không giúp gì cho Thần Thức; mà còn làm cho Thần Thức sinh lòng luyến ái, nảy sinh tà niệm gây ảnh hưởng xấu ngay lập tức vào việc tái sinh. Nếu có Tăng, Ni tụng kinh, nhiều càng tốt. Tuy khóc than thương tiếc là việc tự nhiên, nhưng cần ý thức công việc trọng đại hơn để tự chế, tạo điều kiện cho Thần Thức nhanh chóng chọn quyết định có lợi nhất cho chính Thần Thức. Nếu không dằn được luyến ái thì nên tránh xa linh cữu, cốt sao cho Thần Thức nhắm đúng hướng tái sinh mà không bị “chia trí”.

B.GIAI ĐOẠN TIẾP DẪN.

Chư Phật đến tiếp dẫn thần thức qua các hào quang chói lòa. Nghiệp lực của người quá vãng sẽ dự phần quan trọng cho Thần Thức quyết định chọn cảnh giới ứng hợp. Trong lúc còn tại thế, Thần Thức đã được học, hiểu biết rồi, đây là lúc ứng dụng, nên Thần Thức phải bình tĩnh chọn lựa. Sau đây là mấy điều cần chú ý:

1/ Các loại ánh sáng có các như : Màu TRẮNG rực rỡ – Màu LAM chói lòa – MàuVÀNG chói lọi, Màu ĐỎ mãnh liệt, Màu XANH thật sáng, thì đó là chư Phật, Thần Thúc phải nên theo ngay. Màu của chư Phật bao giờ cũng chói lòa rực rỡ. Màu ĐỎ rực rỡ là màu của Đức Phật-Di-Đà.

2/ Các loại ánh sáng Màu TRẮNG đùng đục (dull white light) – đó là cảnh chư thiên. Màu VÀNG ngả xanh (dull bluish yellow) – đó là cảnh người. Màu XANH LÁ CÂY (dull green) – đó là cảnh A-Tu-La. Màu LỤC(dull blue) – là cảnh súc sinh. Màu ĐỎ lợt (dull red )- là cảnh ngạ quỷ. Màu khói ĐEN (dull smoke coloured light) – là cảnh địa ngục. Tất cả các loại màu đó đều mờ mờ, đùng đục, yếu ớt.

Nghiệp của Thần Thức tạo thế nào thường bị “hút” vào cảnh đó, và “cảm thấy” thích hợp. Do vậy, những vị tu hành, giữ giới, tri hành thập thiện v.v…thì thường không hoặc ít sợ hãi dù gặp những cảnh hãi hùng bão tố và ác thú …, nghĩa là Thần Thức có nhiều phần sẽ gặp thiện đạo. Nếu hôm nay hoặc từ lâu chúng ta chuyên tâm niệm Phật, thì nhớ luôn luôn tự nhủ phải nhắm các ánh sáng chói lòa, đặc biệt là màu chói chang như màu ĐỎ của Đức Phật A Di-Đà. Lúc phải chọn lựa, là lúc những chủng tử niệm Phật Di-Đà thì đó là lú cnghiệp lực của Thần Thức đẩy Thần Thức về phía MÀU ĐỎ đó,nghĩa là Thần Thức đã được thoát.

Thần Thức cần ghi nhớ rằng, thoát chỉ là Thoát Luân Hồi mà thôi. Lên Tịnh độ còn phải tu, và đắc nhanh chậm do cái Phẩm mà mình được xếp vào một trong Chín Phẩm. Chúng ta cũng cần học trước đặc điểm của “Tứ Châu”; phải học thật thuộc và thật kỹ, đó là hành trang, là phương tiện để được tái sinh:

1/ Cảnh hồ nước lớn, trong có nhiều loại chim bơi lội, đó là Đông Thắng Thần Châu. Yên vui thật nhưng không tu được, chớ có đến.

2/ Cảnh cung điện, nhà cửa đẹp đẽ, đó là Nam Thiệm Bộ Châu, có Phật Pháp lưu hành, có nhiều người tu, nên tới, ở đó để tiếp tục Tu Giải Thoát.

3/ Cảnh hồ nước lớn, trên bờ có trâu bò gặm cỏ, đó là Tây Ngưu Hóa Châu giàu có, không nên đến vì hưởng thụ quá, nên dễ quên tu hành.

4/ Cảnh hồ nước trên bờ có nhiều loại cây cối và mọi loài súc vật, đó là Bắc Câu Lô Châu, ở đó sống lâu sung sướng, không nên đến vì không có Phật Pháp lưu hành.

Muốn dễ nhớ, chúng ta chọn Nam Thiệm Bộ Châu, tức Nam Diêm Phù Đề có cung điện nhà cửa, khi xưa đức Phật chọn châu này để giáng sinh. Học thuộc, nhớ kỹ, tạo nhân duyên phước lành là điều quan trọng vì nó ảnh hưởng đến nghiệp.



  1. GIAI ĐOẠN THỌ SANH.
Trong vòng hai ba tuần đầu, thường thường, vì do dự, vì sợ hãi, nên trước các cảnh nói trên đây, người ta chưa chọn xong. Bấy giờ lại hiện ra các cảnh hãi hùng khiếp đảm, phong ba bão táp, ác thú đuổi bắt v.v…(cũng do nghiệp cảm) làm cho Thần Thức chỉ muốn chóng chấm dứt cảnh sợ hãi này “cho xong đi”.

Thấy cảnh trời đẹp đẽ, lòng thích thú, tiến vào thì đó là vào Cảnh Trời.

Thấy cảnh nam nữ giao hợp, đi vào, đó là vào Cảnh Người.

Thấy cảnh vườn cây đẹp đẽ, bước vào, đó là vào Cảnh A-Tu-La.


Thấy hang sâu, chạy vào ẩn nấp, đó là vào Cảnh Súc Sinh.

Thấy sa mạc cây cối khô cằn, tiến vào, đó là vào Cảnh Quỷ Đói.

Thấy có tiếng hát buồn thảm mà đi tới thì đó là vào Địa Ngục.



Vì do nghiệp lực đưa đẩy, nên Thần Thức bơ vơ, bối rối. Vì thế việc hỗ trợ của cho Thần Thức hết sức cần thiết. Cầu siêu không phải là làm cho xong nghi lễ. Cầu siêu là giúp cho Thần Thức vững vàng trong chọn lựa. Chữ chọn lựa ở đây không đúng lắm vì thật ra nghiệp lực rất mạnh, nó lôi kéo Thần Thức đi theo đúng luật nhân duyên quả báo. Nhưng Cầu siêu làm công việc lả tạo trợ duyên, giảm bớt nghịch duyên, và hồi hướng công đức cho Thần Thức, càng nhiều càng tốt.



Tóm lại:

-không làm cho Thần Thức luyến tiếc, bực bội.

-Nên ăn chay,tụng kinh niệm Phật liên tục, nhắc Thần Thức tìm về cõi Phật

-Nên thỉnh chư Tăng Ni đầy đủ đạo hạnh tụng kinh cầu siêu thất tuần,

-Tránh làm hình thức.Phải thành tâm hồi hướng công đức đến cho người chết.

-Sau 49 ngày, vẫn tiếp tục tụng kinh, bố thí, cúng dường, ấn tống kinh sách hồi hướng để tạo nhân duyên.

-Thần Thức như là thí sinh sắp thi; tụng kinh, niệm Phật, cầu siêu là mách bảo cách thức và kinh nghiệm thi cử; nếu thí sinh có học hành chuẩn bị, lại được chỉ dẫn thêm thì nhiều hy vọng. Chúng ta cần suy nghĩ về điều này để hiểu thế nào là cầu siêu đúng cách, để mách bảo cho bạn bè và để lo cho chính chúng ta.

A Tu La

A Tu La hay các thần ở đình miếu trong tín ngưỡng Ấn Độ, đặc biệt được nhắc đến nhiều trong Phật giáo. Những vị thần này vẫn còn nằm trong tam giới, phúc hơn cõi người, bằng trời nhưng đức kém hơn. Thân hình cũng xấu hơn. Vua thần thì ở lưng chừng núi tu di. còn thần cấp dưới thì ở đình miếu. Những vị này lúc tu hay sân hận hoặc chẳng có tu hành mà có công giúp dân. Nên được làm thần để hưởng phúc. Đến khi phúc khí hết thần lại đi đầu thai nơi khác

A Tu La (Tiếng Phạn: Asura) và có nhiều tên gọi khác nhau: A tác la, A tô la, A tố la, A tố lạc, A tu luân. Trong Kinh thường nêu ra ba loại A Tu La:

1/A Tu La thiên đạo.

2/ A Tu La quỉ đạo.

3/ A Tu La súc đạo.

Theo Từ điển Phật học Huệ Quang, quyển 1, trang 84 giải thích: "A Tu La là 1 trong 6 đường, 1 trong 8 bộ chúng, 1 trong 10 giới, một trong những vị thần xưa nhất ở Ấn Độ, Một loại quỷ thần hiếu chiến, thường bị coi là ác thần và thường tranh đấu với trời Đế Thích không ngừng nên có danh từ A Tu La trường, A Tu La chiến v.v…

Theo phẩm A Tu La Luân trong Kinh Tăng Nhất A Hàm 3: Thân hình của A Tu La cao 84.000 do tuần, miệng rộng mỗi bề 1.000 do tuần. Còn phẩm A tu La Luân trong Kinh Trường A Hàm 20, phẩm A tu luân trong Kinh Đại Lâu Thán 2. Kinh Khởi Thế Nhân Bản 5 v.v…đều ghi rõ chỗ ở và sự tích của A Tu La. Về nghiệp nhân của A tu la, các Kinh thường nêu ra 3 thứ nhân làm cho chúng sanh sanh trong loại nầy: Sân, Mạn, Nghi.

Lại nữa, trong ba cõi trời ấy, còn có bốn giống A tu la.

1.Chúa A Tu La, nắm giữ thế giới, sức mạnh đến chỗ không phải sợ ai, có thể tranh quyền với Phạm Vương, Đế Thích và Tứ Thiên Vương; giống A Tu La này, nhân biến hóa mà có, thuộc về loài trời.- A Tu-La Trời – (do hoá sanh),

2-Nếu từ cõi Trời, đức kém phải sa đọa, chỗ ở gần với mặt trời, mặt trăng, thì giống A Tu La đó, từ thai sinh ra, thuộc về loài người- A-Tu-La Người (do thai sanh).

3-Nếu từ loài quỷ, do sức bảo hộ chính pháp, được thần thông vào hư không, thì giống A Tu La này, từ trứng sinh ra, thuộc về loài quỷ,A-Tu-La Quỷ (do noãn sanh),

4/ Có một số A Tu La thấp kém, sinh ra trong lòng biển lớn, lặn trong thủy huyệt, ban ngày đi chơi trên hư không, tối về ngủ dưới nước; giống A Tu La này, nhân thấp khí sinh ra, thuộc về loài súc sinh. A-Tu-La Bàng Sanh (do thấp sanh).



Tóm lại:

A-Tu-La là loài quỷ thần hay còn gọi là phi thiên (không phải các vị trời như vừa nêu trên). Tuy A-Tu-La có thần thông biến hoá, nhưng còn nhiều lòng sân hận, tranh đấu hơn thua sát phạt nên không được lên cõi Trời. Có bốn loại A-Tu-La:

1. A Tu-La Trời – (do hoá sanh),

2. A-Tu-La Người (do thai sanh),

3. A-Tu-La Quỷ (do noãn sanh),

4. A-Tu-La Bàng Sanh (do thấp sanh).



Trong vòng luân hồi, Đức Phật minh họa hình ảnh A-Tu-La – tay cầm cung tên, đao gươm và đánh chém tranh hơn tranh thua sát phạt với nhau. Đây là những cõi tu nhân riêng biệt mà gặt quả hư vọng nên còn luân hồi.

Theo Kinh Phật Vị Thủ Ca Trưởng Giả Thuyết Nghiệp Báo Sai Biệt thì liệt kê ra 10 thứ nhân làm cho chúng sanh, sanh trong loài A Tu La.

– 1Thân làm việc ác nhỏ

– 2.Miệng nói lời ác nhỏ

– 3.Ý nghĩ điều ác nhỏ –

– 4.Khởi tâm kiêu mạn

– 5.Khởi tâm ngã mạn

– 6.Khởi tâm tăng thượng mạn

– 7.Khởi tâm đại mạn

– 8.Khởi tâm tà mạn

– 9.Khởi tâm mạn mạn

– 10.Hướng về các căn
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top