Đoạn đầu của cụ đối với e là mới mẻ nên có thói gian tìm hiểu thêm e sẽ hồi lại thêm với cụTheo lời giảng trong một pháp thoại của ngài Tuệ Sĩ về sự phích tạp của Phạn văn, ngài có giảng về chữ " khổ" và "thiền". "Khổ" trong nguyên ngữ mang ý nghĩa sự không thoả mãn nhưng qua Hán ngữ rồi sang ta thì dùng "khổ" làm cực đoan hoá nhận thức về khái niệm này. Chữ "thiền" trong nguyên ngữ là suy tư sâu sắc về một vấn đề, cũng bao hàm cả sự tập trung tuyệt đối dứt bỏ mọi tạp niệm. Như ví dụ gần với dân ta là cụ Phạm Ngũ Lão thiền định về binh thư đến nỗi giáo đâm vào đùi mà không biết. Lời kệ của ngài Phật hoàng cũng làm rõ một ý nữa, đó là tiềm năng vô cùng lớn của trí huệ khi ta ở vào trạng thái kích hoạt thành công thông qua tham thiền nhập định. Đức Thích Ca đã đạt đến hiệu năng cao của trí huệ khi thiền định bảy bảy bốn chín ngày dưới cội bồ đề để thành tựu hệ thống hoá toàn bộ tư tưởng triết học của Ngài. Bản ý của các nhà nghiên cứu về sau đều xác định rằng thành tựu triết học của Ngài chính là cánh cửa Niết bàn mà các đời tăng lữ về sau ẩn dụ.
Thiền là một phương pháp tu để kích hoạt trí huệ hay năng lực trí tuệ tự thân. Điển hình là ngài Huyền Trang 16 năm cả đi về cả tu học mà thành thạo tiếng Pà li và Phạn ngữ, thuộc làu 600 quyển kinh về Trung Hoa biên dịch lại. Thành tựu ấy được oánh giá là cần hàng nghìn chuyên gia trong bằng ấy năm vì thời đó không có các từ điển chuyên ngành, không có các cẩm nang văn hoá xã hội.
Nhưng khi đến Trung Hoa, bối cảnh đặc thù là có sẵn những trí thức Nho giáo và Đạo sĩ gia nhập Phật giáo có nhu cầu đi tắt đón đầu bằng sở học đã có, đồng thời cũng bởi nhu cầu hoà nhập tôn giáo bản địa thì người Trung Hoa sáng tạo ra phép " đốn ngộ" theo nguyên lý tâm truyền. Thiền tự dưng được khoác thêm một công năng siêu việt như kiểu cắm một cái USB vào máy tính và giải nén cái rụp, tất cả bể học mênh mông của Đức Thích Ca để lại bổng chốc bung ra trong đầu. Và để cổ võ cho biệt lệ này, Thiền tông Trung Hoa chắp nối ra cả một lịch sử truyền thuyết từ "Niêm hoa vi tiếu" cho tới Lục Tổ Huệ Năng, ví dụ dễ thấy là với đặc trưng phức tạp và hàm súc của tự hình Hán ngữ mà một chú tiểu không biết chữ lại phát biểu một bài kệ đi vào lịch sử Thiền tông, kể cả có nhờ người viết hộ mà không hiểu bản ý làm sao viết đúng chữ.
Tất nhiên, ý em chỉ dám đề cập đến một phần không hợp lý trong quá trình phát triển của Thiền tông và cách hiểu bình dân về thiền. Không có ý phủ nhận vì hiểu biết cũng chỉ là chắp nhặt.
Về các tư tuỏng của Ngài Huệ Năng lấy kinh Kim Cương làm cơ sở nên về mặt lý luận e tin vào tinh thần đốn ngộ trong đường lối của Ngài ấy , e lấy ví dụ ...... có một cái mà chúng ta không thể tìm thấy nên ko thể nói gì đuọc về nó , tuy nhiên qua Thiền Định ta lại có thể lờ mờ biết hoặc là trực nghiệm về nó ........chỗ này rõ ràng không kinh sách thứ lớp nào khỏa lấp đuọc , theo các tài liệu mô tả thì đó là Chân Như , là Phật Tính , sự trong sáng nguyên ủy .V.V ..... nhưng các cách diễn tả đó đều không đầy đủ bởi vì trong trạng thái Thiền Định có thể sẽ có một hệ quả xảy ra là các vấn đề ta đang khúc mắc hoặc chưa tìm thấy câu trả lời bỗng hiện ra một cách rõ ràng mà ko cần phải một sự suy tư có chủ đích hay một nỗ lực nào khác ngoài việc thả lỏng và quán sát hơi thở - chỗ này có vẻ liên quan đến cách ta hay gọi là Vô Thức , Tiềm Thức , bộ môn Tâm Lý hiện đại thuần túy gán cho các vấn đề tương tự vào một cái gọi là Vô Thức , nhưng làm thế nào để Vô Thức hoạt động thì câu trả lời chỉ có trong Thiền mà không có trong bất kỳ một Pháp nào khác ,
Về ý còm trước cụ có nói đến sự sai khác khi Thiền vào đến Trung Hoa xong dẫn đến các thực trang không được như mong muốn.... e cho rằng có nguyên nhân từ căn cơ của từng chúng sinh chứ không phải do vấn đề nội tại Tông Phái, một nguyên nhân khác có thể là do quá chú trọng vào hình thức , vào bề mặt , giáo lý , ...... giống như cách đã xảy ra ỏ Ấn Độ nhiều nghìn năm trước
Đoạn cụ nói về Thiền Usb công năng siêu Việt giải nén .... E nợ lại sẽ biện tiếp với cụ .
Chỉnh sửa cuối: