Thưa các cụ, các mợ!
Cháu xin mạn phép mở thớt này , có thể nói klq đến 4b hay 2b nhưng nó tác động trực tiếp đến hiệu quả , hậu quả của việc điều khiển pt tham gia gt. Đó là kiến thức về luật.
Ở khía cạnh khái quát, vì có nhiều cm chưa thực sự am hiểu về giá trị , phạm vi điều chỉnh và hiệu lực -tác dụng cụ thể của các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản luật và văn bản dưới luật :
Hệ thống văn bản quy phạm PL từ trên xuống dưới bao gồm :
Văn bản luật
Văn bản dưới luật
Cần nói thêm về Quy chuẩn Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng)
Quy chuẩn nằm trong luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn. Quy chuẩn do Bộ trưởng ban hành , cụ thể là QC41- Bộ GTVT :
Luật của Quốc hội quy định các vấn đề cơ bản thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền và nghĩa vụ của công dân.
Nghị định của Chính phủ. được ban hành để quy định các vấn đề sau đây:
o Quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
o Quy định các biện pháp cụ thể để thực hiện chính sách kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ;
o Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ;
o Quy định những vấn đề cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Việc ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. được ban hành để quy định các vấn đề sau đây:
o Quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
o Quy định về quy trình, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành, lĩnh vực do mình phụ trách;
o Quy định biện pháp để thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực do mình phụ trách và những vấn đề khác do Chính phủ giao.
Như vậy hiểu rõ phân cấp Luật- Nghị định và Thông tư : Trong lĩnh vực GTDB cũng vậy, việc xác định lỗi phải căn cứ theo Luật :
Thứ nhất : Lỗi được xác định bởi trước hết là hành vi vi phạm PL :
Lỗi được cấu thành bởi 4 dấu hiệu : Hành vi xác định của con người ( chủ thể ) + Hành vi đó trái pháp luật + Hành vi đó có lỗi + Chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý gây lỗi . Nếu thiếu 1 trong 4 dấu hiệu đó thì là không có lỗi.
Thứ hai : Hành vi vi phạm được xác định trên căn cứ Luật, không phải nghị định hay thông tư.
Nghị định chỉ hướng dẫn thi hành Luật, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật và Nghị định. Cụ thể là Luật GTDB và nghị định 171, ND46/2015,Thông tư 63/2014/TT-BGTVT...
Khi hành vi không vi phạm luật thì không thể phạt theo thông tư hay nghị định.
Các lỗi mập mờ điểm này, nhà cháu xin tiếp tục ở phần sau và mời các cụ mợ thảo luật để tránh các trường hợp mất oan mà cứ ngỡ mình sai thật rồi bối rối không biết thế nào.
Cháu xin mạn phép mở thớt này , có thể nói klq đến 4b hay 2b nhưng nó tác động trực tiếp đến hiệu quả , hậu quả của việc điều khiển pt tham gia gt. Đó là kiến thức về luật.
Ở khía cạnh khái quát, vì có nhiều cm chưa thực sự am hiểu về giá trị , phạm vi điều chỉnh và hiệu lực -tác dụng cụ thể của các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản luật và văn bản dưới luật :
Hệ thống văn bản quy phạm PL từ trên xuống dưới bao gồm :
Văn bản luật
Văn bản dưới luật
- Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
- Nghị định của Chính phủ.
- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Kiểm toán Nhà nước.
- Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng nhân dân, thông tư của Chánh án tòa án nhân dân tối cao
- Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
- Nghị quyết liên tịch giữa ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.
- Thông tư liên tịch giữa Chánh án tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
- Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.
Cần nói thêm về Quy chuẩn Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng)
Quy chuẩn nằm trong luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn. Quy chuẩn do Bộ trưởng ban hành , cụ thể là QC41- Bộ GTVT :
Luật của Quốc hội quy định các vấn đề cơ bản thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền và nghĩa vụ của công dân.
Nghị định của Chính phủ. được ban hành để quy định các vấn đề sau đây:
o Quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
o Quy định các biện pháp cụ thể để thực hiện chính sách kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ;
o Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ;
o Quy định những vấn đề cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Việc ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. được ban hành để quy định các vấn đề sau đây:
o Quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
o Quy định về quy trình, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành, lĩnh vực do mình phụ trách;
o Quy định biện pháp để thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực do mình phụ trách và những vấn đề khác do Chính phủ giao.
Như vậy hiểu rõ phân cấp Luật- Nghị định và Thông tư : Trong lĩnh vực GTDB cũng vậy, việc xác định lỗi phải căn cứ theo Luật :
Thứ nhất : Lỗi được xác định bởi trước hết là hành vi vi phạm PL :
Lỗi được cấu thành bởi 4 dấu hiệu : Hành vi xác định của con người ( chủ thể ) + Hành vi đó trái pháp luật + Hành vi đó có lỗi + Chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý gây lỗi . Nếu thiếu 1 trong 4 dấu hiệu đó thì là không có lỗi.
Thứ hai : Hành vi vi phạm được xác định trên căn cứ Luật, không phải nghị định hay thông tư.
Nghị định chỉ hướng dẫn thi hành Luật, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật và Nghị định. Cụ thể là Luật GTDB và nghị định 171, ND46/2015,Thông tư 63/2014/TT-BGTVT...
Khi hành vi không vi phạm luật thì không thể phạt theo thông tư hay nghị định.
Các lỗi mập mờ điểm này, nhà cháu xin tiếp tục ở phần sau và mời các cụ mợ thảo luật để tránh các trường hợp mất oan mà cứ ngỡ mình sai thật rồi bối rối không biết thế nào.