Vay vốn ngân hàng và những vẫn đề cần quan tâm

car_online

Xe đạp
Biển số
OF-187993
Ngày cấp bằng
2/4/13
Số km
33
Động cơ
332,297 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chưa bao giờ việc vay vốn ngân hàng lại phát triển đến thế, giờ đây chúng ta không khó để tiếp cận việc vay vốn tại ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Nhưng để hiểu và nắm được cốt lõi vấn đề thì không phải ai cũng biết. Hy vọng bài viết này có thể giúp các bạn có cái nhìn khái quát hơn về việc vay vốn!
Ba nhóm vấn đề chính cần quân tâm
Nhóm I : Lãi suất

1.1. Lãi suất

- Hiện nay hầu hết các ngân hàng đều áp dụng một mức lãi suất ưu đãi trong thời gian đầu tiên. Tùy từng ngân hàng áp dụng nhưng thường từ 6 tháng - 1 năm đầu tiên.
- Sau khi hết ưu đãi, các ngân hàng sẽ điều chỉnh lãi suất theo một công thức chung là:

LÃI SUẤT CHO VAY = Lãi suất tiết kiệm + Biên độ dao động
- Lãi suất tiết kiệm : tùy từng ngân hàng sẽ áp dụng mức LSTK kỳ hạn 12 tháng, 13 tháng, 24 tháng hoặc lãi suất điều chỉnh vốn kinh doanh. Lãi suất tiết kiệm được điều chỉnh 1 tháng hoặc 3 tháng một lần tùy từng ngân hàng.
- Biên độ dao động: là một hàm số cố định trong suốt quá trình của khoản vay, được áp dụng theo từng ngân hàng và từng gói vay vốn.

Nhóm II: Thủ tục, thời gian và chi phí

2.1. Thủ tục

Hiện nay thủ tục làm vay trả góp tại các ngân hàng đang được điều chỉnh theo hướng đơn giản, do chưa có sự thống nhất trong quá trình quản lý thông tin cá nhân nên vẫn còn một số giấy tờ còn phức tạp. Có 2 nhóm giấy tờ chính là:

Hồ sơ pháp lý ( nhân thân )
- Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu
- Sổ hộ khẩu
- Đăng ký kết hôn hoặc xác nhận độc thân còn thời hạn

Hồ sơ chứng minh thu nhập
- Hợp đồng lao động
- Bảng lương hoặc sao kê tài khoản tại ngân hàng
- Đối với những trường hợp không chứng minh được thu nhập hoặc kinh doanh tự do khác có thể chứng minh thu nhập qua ( sổ sách ghi chép, đăng ký hộ kinh doanh, sao kê tài khoản ngân hàng, hóa đơn hoặc hợp đồng mua bán…)

2.2 Thời gian

- Các ngân hàng hiện nay đang áp dụng thời gian cho vay tối đa là 25 năm tùy từng sản phẩm vay vốn.

2.3 Chi phí

Ngoài các chi phí đã được ngân hàng quy định như: Đăng ký giao dịch bảo đảm, phí mở tài khoản, phí chuyển tiền, định giá, thì khách hàng không mất thêm bất cứ chi phí nào khác

Nhóm III: Phương án trả nợ, phí phạt trả nợ trước hạn

3.1. Phương án trả nợ:
Hiện nay có 2 phương án trả nợ cho khách hàng lựa chọn:

P.a1: Dư nợ giảm dần

- Tiền gốc sẽ được trả đều hàng tháng, lãi sẽ được tính trên dư nợ thực tế sau khi đã trừ đi số tiền gốc đã trả tháng trước đó. Phương án này phù hợp với những khoản vay trung và dài hạn như vay ô tô hoặc bất động sản

P.a2: Gốc và lãi trả đều hàng tháng ( niên kim )

- Gốc và lãi sẽ được tính toán trả đều hàng tháng. Hình thức này phù hợp với những khách hàng muốn vay ngắn hạn.

3.2. Phí phạt trả nợ trước hạn

- Hầu hết các ngân hàng đều áp dụng phí phạt trả nợ trước hạn từ 1% - 3% số tiền trả nợ trước hạn.
- Một số ngân hàng áp dụng linh hoạt cho khách hàng tất toán 1 phần hoặc tất cả khoản vay trước hạn.
- Có 1 số ngân hàng còn thu lại lãi suất ưu đãi trong thời gian đầu tiên khi khách hàng tất toán trước thời hạn.
 

car_online

Xe đạp
Biển số
OF-187993
Ngày cấp bằng
2/4/13
Số km
33
Động cơ
332,297 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội

Yellowtea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-145206
Ngày cấp bằng
9/6/12
Số km
13,622
Động cơ
505,489 Mã lực
Cảm ơn cụ! Nhưng chi phí còn chi phí thẩm định tài sản nữa cụ ah
 

pacifica

Xe đạp
Biển số
OF-323298
Ngày cấp bằng
12/6/14
Số km
23
Động cơ
288,730 Mã lực
Nơi ở
Ba Đình - Hà Nội
Mô hình chung em có thể khái quát cho các cụ hình dung được công việc của ng tín dụng như sau ạ:

1- CV NH ko phải là người được phê duyệt khoản vay mà là người làm hồ sơ trình lên cấp phê duyệt và bảo vệ hồ sơ đó để đc chấp nhận vay vốn, sau đó làm các thủ tục đúng quy trình để giải ngân khoản tiền đó. Các cụ hình dung CV như một luật sư bảo vệ các cụ trước hội đồng cho vay vậy.
2- Để trình lên và bảo vệ HS của khách hàng CV cần có càng nhiều thông tin càng tốt để lập HS và trình lên theo cách hợp lý nhất ( tránh những thông tin bất lợi và nhấn mạnh vào các thông tin ưu điểm ) từ đó ra được phê duyệt cho vay.
3- Việc quyết định dược cho vay dựa trên những logic hợp lý sau ạ: ( em diễn giải nôm na để các cụ ko chuyên hiểu được luôn )

a) Tài sản thế chấp
- Để được vay các cụ phải có một tài sản thế chấp đảm bảo cho khoản vay đó sao cho Số tiền vay chỉ bằng tối đa 70% Giá trị tài sản. Ví dụ Ô tô 1 tỷ thì vay tối đa đc 700 tr , ...
- Định giá tài sản thường không trùng với định giá thực tế và giá thị trường. Ví dụ: ô tô giá thị trường 1 tỷ, định giá NH chỉ đc 950tr , nhưng lưu ý là Nhà Đất còn thấp hơn rất nhiều. VD: nhà bán giá thị trường 5-6 tỷ nhưng khi định giá chỉ đc tầm 2-3 tỷ thôi, thậm chí còn ko được tính nhà xây dựng trên đất mà chỉ được tính giá trị đất không trong trường hợp Nhà xây đã quá lâu.

b) Phương án vay vốn.
- Các cụ phải show được nhu cầu vay vốn hợp lý: Ví dụ: vay kinh doanh, vay sửa nhà, vay mua sắm vật dụng, vay mua nhà đất, ô tô, ... thậm chí là vay để trả nợ. Lời khuyên chân thành là nên trao đổi thẳng thắng với Chuyên viên đang làm giúp mình từ đó họ sẽ tư vấn phương án hơp lý nhất cho các cụ ( vì CV sẽ như một luật sư bảo về các cụ, tìm ra hướng tốt nhất để giải quyết vấn đề )
- Dù các cụ có nhiều phương án thực tế nhưng để show các phương án đó lên giấy tờ là vô cùng khó, hơn nữa có một số phương án nhạy cảm mà Bank sẽ không chấp nhận. VD: vay để cho vay lãi ( tín dụng đen ), vay để trả nợ khoản vay khác quá "nóng" ( tùy trường hợp mới xử lý được ), vay vốn với mục đích không rõ ràng và không chứng minh được, vay vốn đầu tư với mức rủi ro quá cao ( như đánh bạc, đánh chứng khoán, v.v... )

c) Phương Án trả nợ:
- Dù sao đã gọi là vay tiền thì phải khoản vay đó, và người cho vay hay Bank cũng rất chú ý đến vấn đề này và trên HS phải show được khả năng thanh toán của người đi vay sao cho hợp lý nhất. Và trên hệ thống Quy trình của bất cử Bank nào cũng có công thức tính rất logic như sau ạ
Thu nhập còn lại ( để trả nợ ) = Tổng thu nhập - tổng chi phí
Tổng thu nhập: Là tổng các khoản thu đều đăn của khách hàng gồm: lương, thưởng, doanh thu, lợi nhuận kinh doanh, cổ tức từ công ty,...
Tổng chi phí gồm: - Chi phí sinh hoạt: Người lớn ( 4tr/tháng) , trẻ em ( 2tr/tháng )
- Chi phí hoạt động quản lý ( đối với công ty): Quỹ trả lương, chi phí vốn đầu vào, các chi phí khác, v.v....
- Các chi phí khác
- Và khoản " Thu nhập còn lại" đó sẽ là khoản được mổ xẻ ra để làm phương án trả nợ đồng thời để tính giá trị tối đa khoản vay ở mức an toàn mà các cụ được vay.
VD: Gia đình có 4 người: 2 ng lớn, 2 trẻ em, Tổng thu nhập từ lương là 30tr. Vậy tổng chi phí là 4x2 + 2x2 = 12tr
Thu nhập con lại 30-12 = 18 tr --> Đây là khoản tiền dư dả để đảm bảo trả nợ cho khoản vay và Banker sẽ dùng con số này để tính hơp lý về giá trị khoản vay và thời gian trả nợ hợp lý nhất.
- Với 18tr dư các cụ sẽ được vay bao nhiêu trong bao lâu ? Vâng, 18 tr này phải đảm bảo được trả cả gốc và lãi hàng tháng ( chưa tính đến biên độ an toàn nhé ).
VD: với khoản vay 600 triệu trong 5 năm ( 60 tháng ). Mỗi tháng gốc sẽ trả là 10tr, lãi là 4 triệu ( và giảm dần khi dự nợ thực tế giảm đi )
Vậy tổng gốc lãi hàng tháng phải đóng là 10+4 = 14 tr , các cụ có 18tr dư >14 --> phương án này sẽ được chấp nhận vay.
Với khoản vay 1,2 tỷ trong 10 năm ( 120 tháng) thì sao? : Mỗi tháng gốc trả 10tr, lãi 8 triệu ( giảm dần khi dư nợ thực tế giảm đi )
Tổng gốc lãi hàng tháng sẽ là 10+8 = 18tr, các cụ có 18tr dư vậy phương án này vừa đủ, tuy nhiên quá sát với khả năng trả nợ ( như kiểu bị trói quá chặt ), nên Bank thường sẽ đánh giảm khoản vay của các cụ xuống khoảng 1-1,1 tỷ để đảm bao tỷ lệ an toàn.

4- Thường thi một hồ sơ vay vốn rất phức tạp và "dày cộm" , và nhiều vấn đề phát sinh trong qua trình vay. Một hồ sơ vay vốn từ 100-1000,2000 trang giấy là chuyện bình thường ( các cụ đừng ngạc nhiên, hay hỏi bất cứ Banker nào về điều này ) thế nên bản thân em có nhưng quan điểm rõ ràng sau:
- Đối với các New Banker mới cứ nói ào ào là ok dễ thôi, nhanh ấy mà, nhận cái rụp mà không trao đổi kỹ về khách hàng, về tình huống, chưa hiểu rõ hết các vấn đề sẽ phát sinh thì em không đồng ý. Vì mỗi một sự qua loa đó sẽ gây nên phiền phức vô cùng trong quá trình giải ngân ( chắc chắn sẽ vấp và mất nhiều thời gian + chi phí )
- Có ty tỷ vấn đề phát sinh trong các loại hồ sơ đó đòi hỏi kinh nghiệm nhiều cả khách quan lẫn chủ quan, nên tốt nhất các cụ trước khi có ý định vay vốn làm cái gì đó thì nên trao đổi với những người nhiều kinh nghiệm, hiểu biết trước khi chọn Ngân hàng hay lãi suất. Để tránh mất thời gian và chi phí mà lại không được việc. Những người có Kn sẽ biết đc cái gì "có thể", cái gì "ko thể" chứ ko phải cái gì cũng "ok" hết đâu ạ. Nên nhờ họ nghĩ cho giải pháp tốt nhất chứ tội gì ngồi vắt óc lên nghĩ mà nó lại không hợp lý. Nếu nghề Tín dụng chỉ cần đơn giản là tìm người để cho vay tiền thì ngành tài chính mãi mãi ko phát triển được đâu ạ :D. Có rất nhiều chất xám trong đó đấy ạ, ko chỉ là làm ào ào đâu ạ.

5- Vấn đề cuối cùng vẫn ở chính mỗi người thôi ạ.
Em vẫn thường hay nói mọi ng nên tư duy một cách hợp lý. Tín dụng là con dao 2 lưỡi, rất sắc bén nhưng lại dễ đứt tay.
- Các cụ kinh doanh dùng vốn tín dụng rẻ để kiếm ra lợi nhuận lớn hơn --> là một nhà kinh doanh thành công, và càng vay nhiều thì càng giầu có. Không có đại gia nào mà ko Lợi dụng vốn tín dụng để kiếm lợi nhuận cao hơn cả ạ.
- Các cụ dùng vốn tín dụng có thể hưởng được các mong muốn của bản thân trước dù là chưa đủ tài chính. Các cụ cứ ngẫm mà xem, nhiều khi cần một khoản tiền trong thời gian ngăn thôi ạ, ví dụ 10-20tr mà lương, thu nhập thì 1 tuần nữa mới có, thật là bức xúc :D, nhiều khi hỏng hết cả cơm cháo. Đó là VD thôi ạ chứ Tín dụng ngân hàng thực chất là một sản phẩm san lấp những khoảnh khắc như vậy, giúp Support cho những cơ hội và nhu cầu tung cánh Nhưng ... phải sử dụng chúng đúng lúc và hợp lý. Cái này ở chính mỗi người thôi.
- Và khi các cụ sử dụng không hợp lý , khoản tín dụng sẽ quay ra làm các cụ đau đầu đấy . Ví dụ vay nhiều quá sức trả nợ hàng tháng, hoặc sau khi trả xong gốc+ lãi hàng tháng thì chi tiêu gia đình quá eo hẹp khiến CS trở nên khó khăn hơn. Các cụ nên trao đổi thật kỹ với CV nhiều kinh nghiệm nhé.
Ta sử dụng một khoản tiền vay là để mang lại giá trị cao hơn so với khoản tiền đó, các cụ hãy nhớ kỹ điều này.
 

lamlahm

Xe máy
Biển số
OF-377823
Ngày cấp bằng
15/8/15
Số km
64
Động cơ
246,240 Mã lực
Tuổi
33
Văn viết thì rất hay nhưng thực tế cho thấy ko phải trường hợp của KH nào cũng giống KH nào và giống như các cụ nêu trên. Gặp các cụ VP thì hồ sơ trơn "tuốt tuồn tuột" :x
 

car_online

Xe đạp
Biển số
OF-187993
Ngày cấp bằng
2/4/13
Số km
33
Động cơ
332,297 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Mô hình chung em có thể khái quát cho các cụ hình dung được công việc của ng tín dụng như sau ạ:

1- CV NH ko phải là người được phê duyệt khoản vay mà là người làm hồ sơ trình lên cấp phê duyệt và bảo vệ hồ sơ đó để đc chấp nhận vay vốn, sau đó làm các thủ tục đúng quy trình để giải ngân khoản tiền đó. Các cụ hình dung CV như một luật sư bảo vệ các cụ trước hội đồng cho vay vậy.
2- Để trình lên và bảo vệ HS của khách hàng CV cần có càng nhiều thông tin càng tốt để lập HS và trình lên theo cách hợp lý nhất ( tránh những thông tin bất lợi và nhấn mạnh vào các thông tin ưu điểm ) từ đó ra được phê duyệt cho vay.
3- Việc quyết định dược cho vay dựa trên những logic hợp lý sau ạ: ( em diễn giải nôm na để các cụ ko chuyên hiểu được luôn )

a) Tài sản thế chấp
- Để được vay các cụ phải có một tài sản thế chấp đảm bảo cho khoản vay đó sao cho Số tiền vay chỉ bằng tối đa 70% Giá trị tài sản. Ví dụ Ô tô 1 tỷ thì vay tối đa đc 700 tr , ...
- Định giá tài sản thường không trùng với định giá thực tế và giá thị trường. Ví dụ: ô tô giá thị trường 1 tỷ, định giá NH chỉ đc 950tr , nhưng lưu ý là Nhà Đất còn thấp hơn rất nhiều. VD: nhà bán giá thị trường 5-6 tỷ nhưng khi định giá chỉ đc tầm 2-3 tỷ thôi, thậm chí còn ko được tính nhà xây dựng trên đất mà chỉ được tính giá trị đất không trong trường hợp Nhà xây đã quá lâu.

b) Phương án vay vốn.
- Các cụ phải show được nhu cầu vay vốn hợp lý: Ví dụ: vay kinh doanh, vay sửa nhà, vay mua sắm vật dụng, vay mua nhà đất, ô tô, ... thậm chí là vay để trả nợ. Lời khuyên chân thành là nên trao đổi thẳng thắng với Chuyên viên đang làm giúp mình từ đó họ sẽ tư vấn phương án hơp lý nhất cho các cụ ( vì CV sẽ như một luật sư bảo về các cụ, tìm ra hướng tốt nhất để giải quyết vấn đề )
- Dù các cụ có nhiều phương án thực tế nhưng để show các phương án đó lên giấy tờ là vô cùng khó, hơn nữa có một số phương án nhạy cảm mà Bank sẽ không chấp nhận. VD: vay để cho vay lãi ( tín dụng đen ), vay để trả nợ khoản vay khác quá "nóng" ( tùy trường hợp mới xử lý được ), vay vốn với mục đích không rõ ràng và không chứng minh được, vay vốn đầu tư với mức rủi ro quá cao ( như đánh bạc, đánh chứng khoán, v.v... )

c) Phương Án trả nợ:
- Dù sao đã gọi là vay tiền thì phải khoản vay đó, và người cho vay hay Bank cũng rất chú ý đến vấn đề này và trên HS phải show được khả năng thanh toán của người đi vay sao cho hợp lý nhất. Và trên hệ thống Quy trình của bất cử Bank nào cũng có công thức tính rất logic như sau ạ
Thu nhập còn lại ( để trả nợ ) = Tổng thu nhập - tổng chi phí
Tổng thu nhập: Là tổng các khoản thu đều đăn của khách hàng gồm: lương, thưởng, doanh thu, lợi nhuận kinh doanh, cổ tức từ công ty,...
Tổng chi phí gồm: - Chi phí sinh hoạt: Người lớn ( 4tr/tháng) , trẻ em ( 2tr/tháng )
- Chi phí hoạt động quản lý ( đối với công ty): Quỹ trả lương, chi phí vốn đầu vào, các chi phí khác, v.v....
- Các chi phí khác
- Và khoản " Thu nhập còn lại" đó sẽ là khoản được mổ xẻ ra để làm phương án trả nợ đồng thời để tính giá trị tối đa khoản vay ở mức an toàn mà các cụ được vay.
VD: Gia đình có 4 người: 2 ng lớn, 2 trẻ em, Tổng thu nhập từ lương là 30tr. Vậy tổng chi phí là 4x2 + 2x2 = 12tr
Thu nhập con lại 30-12 = 18 tr --> Đây là khoản tiền dư dả để đảm bảo trả nợ cho khoản vay và Banker sẽ dùng con số này để tính hơp lý về giá trị khoản vay và thời gian trả nợ hợp lý nhất.
- Với 18tr dư các cụ sẽ được vay bao nhiêu trong bao lâu ? Vâng, 18 tr này phải đảm bảo được trả cả gốc và lãi hàng tháng ( chưa tính đến biên độ an toàn nhé ).
VD: với khoản vay 600 triệu trong 5 năm ( 60 tháng ). Mỗi tháng gốc sẽ trả là 10tr, lãi là 4 triệu ( và giảm dần khi dự nợ thực tế giảm đi )
Vậy tổng gốc lãi hàng tháng phải đóng là 10+4 = 14 tr , các cụ có 18tr dư >14 --> phương án này sẽ được chấp nhận vay.
Với khoản vay 1,2 tỷ trong 10 năm ( 120 tháng) thì sao? : Mỗi tháng gốc trả 10tr, lãi 8 triệu ( giảm dần khi dư nợ thực tế giảm đi )
Tổng gốc lãi hàng tháng sẽ là 10+8 = 18tr, các cụ có 18tr dư vậy phương án này vừa đủ, tuy nhiên quá sát với khả năng trả nợ ( như kiểu bị trói quá chặt ), nên Bank thường sẽ đánh giảm khoản vay của các cụ xuống khoảng 1-1,1 tỷ để đảm bao tỷ lệ an toàn.

4- Thường thi một hồ sơ vay vốn rất phức tạp và "dày cộm" , và nhiều vấn đề phát sinh trong qua trình vay. Một hồ sơ vay vốn từ 100-1000,2000 trang giấy là chuyện bình thường ( các cụ đừng ngạc nhiên, hay hỏi bất cứ Banker nào về điều này ) thế nên bản thân em có nhưng quan điểm rõ ràng sau:
- Đối với các New Banker mới cứ nói ào ào là ok dễ thôi, nhanh ấy mà, nhận cái rụp mà không trao đổi kỹ về khách hàng, về tình huống, chưa hiểu rõ hết các vấn đề sẽ phát sinh thì em không đồng ý. Vì mỗi một sự qua loa đó sẽ gây nên phiền phức vô cùng trong quá trình giải ngân ( chắc chắn sẽ vấp và mất nhiều thời gian + chi phí )
- Có ty tỷ vấn đề phát sinh trong các loại hồ sơ đó đòi hỏi kinh nghiệm nhiều cả khách quan lẫn chủ quan, nên tốt nhất các cụ trước khi có ý định vay vốn làm cái gì đó thì nên trao đổi với những người nhiều kinh nghiệm, hiểu biết trước khi chọn Ngân hàng hay lãi suất. Để tránh mất thời gian và chi phí mà lại không được việc. Những người có Kn sẽ biết đc cái gì "có thể", cái gì "ko thể" chứ ko phải cái gì cũng "ok" hết đâu ạ. Nên nhờ họ nghĩ cho giải pháp tốt nhất chứ tội gì ngồi vắt óc lên nghĩ mà nó lại không hợp lý. Nếu nghề Tín dụng chỉ cần đơn giản là tìm người để cho vay tiền thì ngành tài chính mãi mãi ko phát triển được đâu ạ :D. Có rất nhiều chất xám trong đó đấy ạ, ko chỉ là làm ào ào đâu ạ.

5- Vấn đề cuối cùng vẫn ở chính mỗi người thôi ạ.
Em vẫn thường hay nói mọi ng nên tư duy một cách hợp lý. Tín dụng là con dao 2 lưỡi, rất sắc bén nhưng lại dễ đứt tay.
- Các cụ kinh doanh dùng vốn tín dụng rẻ để kiếm ra lợi nhuận lớn hơn --> là một nhà kinh doanh thành công, và càng vay nhiều thì càng giầu có. Không có đại gia nào mà ko Lợi dụng vốn tín dụng để kiếm lợi nhuận cao hơn cả ạ.
- Các cụ dùng vốn tín dụng có thể hưởng được các mong muốn của bản thân trước dù là chưa đủ tài chính. Các cụ cứ ngẫm mà xem, nhiều khi cần một khoản tiền trong thời gian ngăn thôi ạ, ví dụ 10-20tr mà lương, thu nhập thì 1 tuần nữa mới có, thật là bức xúc :D, nhiều khi hỏng hết cả cơm cháo. Đó là VD thôi ạ chứ Tín dụng ngân hàng thực chất là một sản phẩm san lấp những khoảnh khắc như vậy, giúp Support cho những cơ hội và nhu cầu tung cánh Nhưng ... phải sử dụng chúng đúng lúc và hợp lý. Cái này ở chính mỗi người thôi.
- Và khi các cụ sử dụng không hợp lý , khoản tín dụng sẽ quay ra làm các cụ đau đầu đấy . Ví dụ vay nhiều quá sức trả nợ hàng tháng, hoặc sau khi trả xong gốc+ lãi hàng tháng thì chi tiêu gia đình quá eo hẹp khiến CS trở nên khó khăn hơn. Các cụ nên trao đổi thật kỹ với CV nhiều kinh nghiệm nhé.
Ta sử dụng một khoản tiền vay là để mang lại giá trị cao hơn so với khoản tiền đó, các cụ hãy nhớ kỹ điều này.
Cảm ơn cụ đã có những chia sẻ hết sức cụ thể và thực tế! Hy vọng được cụ chỉ giáo!
 

car_online

Xe đạp
Biển số
OF-187993
Ngày cấp bằng
2/4/13
Số km
33
Động cơ
332,297 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Văn viết thì rất hay nhưng thực tế cho thấy ko phải trường hợp của KH nào cũng giống KH nào và giống như các cụ nêu trên. Gặp các cụ VP thì hồ sơ trơn "tuốt tuồn tuột" :x
Hồ sơ trơn chưa chắc đã phải gặp các cụ VP là trơn, mà đôi khi nó trơn vì được bôi trơn đúng hạn mức! Em hy vọng cụ nói lên được những điểm tích cực của VP Bank!!!
 

PhucNguyen292

Xe hơi
Biển số
OF-397029
Ngày cấp bằng
16/12/15
Số km
122
Động cơ
234,650 Mã lực
Tuổi
31
Hiện tại ngân hàng em đang có chương trình cho VAY TÍN CHẤP - KHÔNG CẦN TÀI SẢN ĐẢM BẢO lên đến 500tr, lãi suất chỉ từ 0,7-1,1%, giải ngân chỉ từ 2-3 ngày, Cụ nào có nhu cầu alo cho em nhé: Phúc: 0972003920
 

haquochuytm4

Xe máy
Biển số
OF-370481
Ngày cấp bằng
15/6/15
Số km
68
Động cơ
252,125 Mã lực
bác nào tín chấp ko :)) dành riêng cho khối nhà nước nhé.
tối đa 200, lãi 0,9%/ tháng, trả trước ko phạt, lãi giảm dần.
 

car_online

Xe đạp
Biển số
OF-187993
Ngày cấp bằng
2/4/13
Số km
33
Động cơ
332,297 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hiện tại ngân hàng em đang có chương trình cho VAY TÍN CHẤP - KHÔNG CẦN TÀI SẢN ĐẢM BẢO lên đến 500tr, lãi suất chỉ từ 0,7-1,1%, giải ngân chỉ từ 2-3 ngày, Cụ nào có nhu cầu alo cho em nhé: Phúc: 0972003920
Cho vay tín chấp giờ lên ngôi quá, thế này thì thế chấp sắp bị xoá sổ rồi!
 

RF2012

Xe tải
Biển số
OF-321006
Ngày cấp bằng
25/5/14
Số km
261
Động cơ
292,810 Mã lực
Hiện tại ngân hàng em đang có chương trình cho VAY TÍN CHẤP - KHÔNG CẦN TÀI SẢN ĐẢM BẢO lên đến 500tr, lãi suất chỉ từ 0,7-1,1%, giải ngân chỉ từ 2-3 ngày, Cụ nào có nhu cầu alo cho em nhé: Phúc: 0972003920
Cụ làm bank nào vậy?
 

duc_vpbank

Xe tải
Biển số
OF-393314
Ngày cấp bằng
22/11/15
Số km
302
Động cơ
238,700 Mã lực
Tuổi
39
Hồ sơ trơn chưa chắc đã phải gặp các cụ VP là trơn, mà đôi khi nó trơn vì được bôi trơn đúng hạn mức! Em hy vọng cụ nói lên được những điểm tích cực của VP Bank!!!
Bên VPBank biết cách bôi trơn mà cụ :))
 

Black90

Xe tải
Biển số
OF-338459
Ngày cấp bằng
14/10/14
Số km
422
Động cơ
280,410 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cám ơn cụ chủ
 

pacifica

Xe đạp
Biển số
OF-323298
Ngày cấp bằng
12/6/14
Số km
23
Động cơ
288,730 Mã lực
Nơi ở
Ba Đình - Hà Nội
Bên VPBank biết cách bôi trơn mà cụ :))
Văn viết thì rất hay nhưng thực tế cho thấy ko phải trường hợp của KH nào cũng giống KH nào và giống như các cụ nêu trên. Gặp các cụ VP thì hồ sơ trơn "tuốt tuồn tuột" :x
Bác bên VP bank ko ạ :D . Để cái trơn "tuốt tuồn tuột" đó các cụ bên Vp cũng ướt mồ hôi không ít đâu ạ. Đành rằng khung của VP thoáng hơn nhưng không phải là tuyệt đối đâu.
 

lamlahm

Xe máy
Biển số
OF-377823
Ngày cấp bằng
15/8/15
Số km
64
Động cơ
246,240 Mã lực
Tuổi
33
Bác bên VP bank ko ạ :D . Để cái trơn "tuốt tuồn tuột" đó các cụ bên Vp cũng ướt mồ hôi không ít đâu ạ. Đành rằng khung của VP thoáng hơn nhưng không phải là tuyệt đối đâu.
Tất nhiện cụ ah. cái gì nó cũng có giá của nó. các cụ bên VP còn phải làm cật lực vs suy nghĩ nhiều hơn các NV NH khác thì mọi thứ mới trơn tru dc chứ ah :D
 

MrHip1990

Xe tải
Biển số
OF-193432
Ngày cấp bằng
10/5/13
Số km
471
Động cơ
332,930 Mã lực
Bác bên VP bank ko ạ :D . Để cái trơn "tuốt tuồn tuột" đó các cụ bên Vp cũng ướt mồ hôi không ít đâu ạ. Đành rằng khung của VP thoáng hơn nhưng không phải là tuyệt đối đâu.
VPBank đâu phải thích làm gì cũng được :D
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top