SỰ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU CỦA VÀNG VÀ BĐS DƯỚI GÓC NHÌN TÀI CHÍNH:
Có vị tiến sĩ nọ phát biểu vàng tăng giá không nhanh bằng đất. Vàng tăng 100 lần, đất tăng 400 lần.
- Thực tế thì vị tiến sĩ này nói không sai, nhưng chỉ qua câu nói trên thì có thể người đọc hiểu chưa chính xác, cũng như bị cánh cò lái diễn giải theo hướng lùa người ta mua bđs giá cao, bị mất thanh khoản vì k có giá trị sử dụng, lỗi thời…

Vàng:
- Vàng khác đất đai ở chỗ bạn để nguyên cục vàng 100 năm nữa thì nó vẫn là cục vàng. Nghĩa là nó k có giá trị gia tăng theo thời gian.
- Vì thế, vàng tăng giá chỉ vì 1 lý do duy nhất: tiền mất giá so với sức lao động
- Vàng chính là tiền tệ nguyên bản. Nên khi nó tăng giá so với đồng tiền khác thì thực ra chả ai có lãi. Lúc này bạn đổi vàng để lấy tiền, thì tiền này đã mất giá.
- Vì vàng cũng chính là tiền, nên có thể quy đổi ra hàng hoá trực tiếp mà k cần thông qua trung gian là tiền. Điều này thì miếng đất k thể làm được.

Đất:
- Miếng đất ban đầu, để 5-10 năm nó cũng là miếng đất. Nhưng Nhà nước phóng 1 con đường to, đào 1 cái cống, xây 1 cái cầu, trồng 1 hàng trụ điện…thì đương nhiên miếng đất có giá trị gia tăng, hấp thụ sức lao động từ xã hội.
- Miếng đất đó tự nhiên bị ngập, bị mất an ninh…thì giá trị sử dụng đương nhiên phải sụt giảm.
- Dễ thấy, đất là có thể gia tăng giá trị, bằng cách đầu tư công sức lao động lên nó như việc xây dựng tiện ích, tạo công ăn việc làm, xây nhà trên miếng đất…hoặc cũng có thể giảm giá trị vào những thời điểm nhất định với những lý do ngược lại.
- Đất nước hoà bình là đất sẽ tăng giá.

Kết luận:
- Vàng và đất là 2 lớp tài sản khác nhau, mục đích mua vào bán ra cũng khác nhau. So sánh lợi nhuận 2 cái này là khá vô nghĩa
- Có 1 điều vàng và đất giá trị sử dụng thật sẽ giống nhau, đó là khi tiền mất giá. Vì tiền mất giá thì sức lao động tăng giá, nên đất có giá trị sử dụng cao và vàng đều sẽ tăng.
- Cần phân biệt đất có giá trị sử dụng cao và miếng đất mua 1-3 triệu/m2 xong, xây cái biệt thự ở đó rồi bán 100-200tr/m2 mà chẳng có công ăn việc làm gì ở đó. Bđs phải có giá tương xứng với giá trị lao động mà cư dân ở đó, hoặc đầu tư công của Nhà nước tích luỹ trong 1 thời gian đủ dài.