- Biển số
- OF-33228
- Ngày cấp bằng
- 8/4/09
- Số km
- 1,728
- Động cơ
- 482,088 Mã lực
- Nơi ở
- Somewhere on the Earth
Em mong bđs cho thuê đc 5-6% là ấm lắm rồi.
Bác ấy muốn nói đầu tư vào bds nghĩ dưỡng nào thấp hơn Cocobay đó mà. Ah mà bác đầu tư chưa, em thấy chủ đầu tư thuê lại 8% vẫn chưa ngon, Alibaba tới 15 - 20% lận.bất động sản trú ẩn tốt là các bđs ở vị trí tốt đang cho thuê lợi nhuận từ 8% trở lên 1 năm, ví dụ trị giá 10tỷ thì cũng cho thuê dc 800tr 1 năm,
Mấy cái hứa hẹn đó toàn là hứa xuông, Vin PQ shop house đang kết nối khách hàng cho thuê, mức chủ shop house đưa ra giá chỉ dưới 5%/năm, Vin hỗ trợ miễn phí thuê 2 năm còn thấy ít ng quan tâm, mấy cái SH xa tít mù khơi cho hổ thuê mà 8%, bài toán đưa ra toàn dụ khị mấy ô cả tinBác ấy muốn nói đầu tư vào bds nghĩ dưỡng nào thấp hơn Cocobay đó mà. Ah mà bác đầu tư chưa, em thấy chủ đầu tư thuê lại 8% vẫn chưa ngon, Alibaba tới 15 - 20% lận.
tự cho thuê chứ ai đi nhờ cđt cho thuê, phải kiểm soát dcBác ấy muốn nói đầu tư vào bds nghĩ dưỡng nào thấp hơn Cocobay đó mà. Ah mà bác đầu tư chưa, em thấy chủ đầu tư thuê lại 8% vẫn chưa ngon, Alibaba tới 15 - 20% lận.
em cho thuê ở hà nội 10%, ít cũng dc 8%, chuyên mảng shop ở khối đế với văn phòng, chứ ko cần đánh bắt xa bờ làm gì, còn nói đến nghỉ dưỡng thì phải nhìn xa, các vị trí đất ở mặt biển nó là độc bản là duy nhất, khi đã xây đã mua là hết, tầm nhìn dài hạn thì nó là nơi giữ tiền mang lại lợi nhuận siêu kinh khủng, cụ hãy lấy bài học lịch sử từ, trần phú nha trang, võ nguyên giáp đà nẵng, bao biển hòn gai bãi cháy, những vị trí mua là dc bán là mất, chứ mấy ông nge mấy thằng vớ vẩn đi mua cái miếng đất quy hoạch vớ vẩn, 10 năm cũng chưa ai về xây nhà toàn mang tính chất đầu cơ, không có giá trị thực tại và nội tại thì chỉ có chờ chết,Mấy cái hứa hẹn đó toàn là hứa xuông, Vin PQ shop house đang kết nối khách hàng cho thuê, mức chủ shop house đưa ra giá chỉ dưới 5%/năm, Vin hỗ trợ miễn phí thuê 2 năm còn thấy ít ng quan tâm, mấy cái SH xa tít mù khơi cho hổ thuê mà 8%, bài toán đưa ra toàn dụ khị mấy ô cả tin
đã có đại dịch chắc chắn có lạm phát, suy thoái kinh tế đang hiện hữu, chỉ số cpi đang tăng cao đấy cụ, có cái Việt Nam mình đang làm rất tốt hơn rất nhiều so với năm 2007, các doanh nhgiệp cũng cứng cựa hơn rất nhiềuCòn lâu mới có lạm phát tăng, giá dầu còn đang rơi xuống 30$/thùng (năm 2007 là 100$).
Cả thế giới đang vật lộn chiến đấu với giảm phát.
Chắc chắn thế nào?đã có đại dịch chắc chắn có lạm phát, suy thoái kinh tế đang hiện hữu, chỉ số cpi đang tăng cao đấy cụ, có cái Việt Nam mình đang làm rất tốt hơn rất nhiều so với năm 2007, các doanh nhgiệp cũng cứng cựa hơn rất nhiều
cụ lấy cho m một ví dụ về bùng phát đại dịch lớn ko dẫn đến lạm phát, và suy thoái kinh tế thế giới không dẫn đến lạm phát vớiChắc chắn thế nào?
Làm sao nói chắc chắn có lạm phát khi cầu yếu đi thấy rõ.
Sẽ có lạm phát hay không đang là câu hỏi trị giá hàng ngàn tỷ $. Tất cả các nền kinh tế lớn, trừ TQ đều đang cố để có lạm phát ở mức 2%/năm mà còn chưa đạt được.
Suy thoái kinh tế không nhất thiết đi kèm với lạm phát mà thường (nhưng cũng không nhất thiết) đi kèm với giảm phát.
Đầy vụ suy thoái kinh tế đi kèm GIẢM PHÁT: năm 1929, năm 2008.cụ lấy cho m một ví dụ về bùng phát đại dịch lớn ko dẫn đến lạm phát, và suy thoái kinh tế thế giới không dẫn đến lạm phát với
giá đầu là do nga ngố với mấy anh trung đônng không tìm được tiếng nói chung thôi cụ, venezula giá dầu bằng không nhưng lạm phát kinh khủng,Đầy vụ suy thoái kinh tế đi kèm GIẢM PHÁT: năm 1929, năm 2008.
Cụ chỉ cần nhớ giá dầu năm 2007 là 80-100$/thùng, bây giờ sau 13 năm là 30$/thùng mà đấy là các ngân hàng trung ương khắp thế giới bơm tiền chứ nếu không bơm thì giảm phát còn nặng nề hơn.
Nước Nhật trong tình trạng giảm phát mấy chục năm nay.
Trước khi thỏa thuận OPEC+ hết hạn thì giá cũng chỉ là 50$/thùng, chỉ bằng 50-60% lúc đỉnh năm 2007.giá đầu là do nga ngố với mấy anh trung đônng không tìm được tiếng nói chung thôi cụ, venezula giá dầu bằng không nhưng lạm phát kinh khủng,
còn ngân hàng bơm tiền ra để kích thích nền kinh tế, cái bơm tiền này dẫn đến lạm phát chứ sao lại thành giảm phát dc nhỉ ( hay do kiến thức em sai )
em nhớ ko nhầm năm 2008 lạm phát là 22% mà cụ @@Trước khi thỏa thuận OPEC+ hết hạn thì giá cũng chỉ là 50$/thùng, chỉ bằng 50-60% lúc đỉnh năm 2007.
Bơm tiền mà vẫn không lạm phát, thậm chí giảm phát vì nguồn tiềnđầu vào tăng nhưng vòng quayđồng tiền lại giảm do kinh tế kém đi.
Cụ cứ hình dung: lượng tiền mà ngân hàng ngân hàng trung ương cung cấp là cái xe tải, xe càng lớn thì càng chở được nhiều, tuy vậy tổng khối lượng được chuyên chở còn phụ thuộc vào số lần chạy chở hàng của cái xe ấy.
Ngân hàng trung ương cung cấp một cái xe to hơn, nhưng thị trường yếu nên lại sử dụng cái xe ấy ít hơn, nếu một cái xe 3 tấn mà chạy 5 vòng/ngày thì vẫn chở được nhiều hơn là cái xe 10 tấn mà mỗi ngày chỉ chạy 1 vòng.
Cung tiền+tín dụng tăng hay giảm mới ảnh hưởng đến lạm phát, cung tiền tăng mà tín dụng giảm thì chưa chắc có lạm phát.
Chắc chắn rồi. Đang lo giảm phát đây cụ.Chắc chắn thế nào?
Làm sao nói chắc chắn có lạm phát khi cầu yếu đi thấy rõ.
Sẽ có lạm phát hay không đang là câu hỏi trị giá hàng ngàn tỷ $. Tất cả các nền kinh tế lớn, trừ TQ đều đang cố để có lạm phát ở mức 2%/năm mà còn chưa đạt được.
Suy thoái kinh tế không nhất thiết đi kèm với lạm phát mà thường (nhưng cũng không nhất thiết) đi kèm với giảm phát.
Bài này đăng nhiều nơi cụ nhỉ?Lạm phát hay giảm phát phụ thuộc vào “rổ Hàng Hoá” gồm 10 nhóm dưới đây.
Trong 10 nhóm thì xăng dầu nằm 1 phần trong nhóm 4 và nhóm 7. Một phần của khoảng 19% của rổ hàng hoá. Các cụ tham khảo để dự đoán tình hình.
Tuy nhiên việc giảm giá dầu hiện nay lại không liên quan nhiều đến covid-19.
Bản chất sâu xa đến từ cuộc chiến về vị thế của đồng Trump trên trường quốc tế. Em sưu tầm một bài để các cụ tham khảo phía dưới!
—————-
Danh mục rổ Hàng Hoá:
1. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống (trong đó có lương thực, thực phẩm) chiếm: 42,85%;
2. Đồ uống và thuốc lá chiếm: 4,56%;
3. May mặc, mũ nón, giày dép chiếm: 7,21%;
4. Nhà ở và vật liệu xây dựng (gồm cả điện, nước, chất đốt) chiếm: 9,99%;
5. Thiết bị và đồ dùng gia đình chiếm: 8,62%;
6. Dược phẩm y tế (thuốc và dịch vụ y tế) chiếm: 5,42%;
7. Phương tiện đi lại (giao thông), bưu điện (bưu chính viễn thông) chiếm: 9,04%;
8. Giáo dục chiếm: 5,41%;
9. Văn hóa, thể thao, giải trí (cả du lịch) chiếm: 3,59%;
10. Hàng hóa dịch vụ khác chiếm: 3,31%
—————————
Vị thế bá chủ của đồng usd do đâu?
Giá xăng đang giảm còn 16.000/1 lít, nhưng các bạn nghĩ là vì sao ?
Tất cả đều là do cú "knout-out" đang đập vào Đế chế Petrodollars-Mỹ... từ Putin-Nga!
1. Trước hết, cần nắm bắt rõ rằng Petrodollars là đồng đôla Mỹ mà các nước mua dầu mỏ dùng để trả cho các nước xuất khẩu dầu. Hệ thống petrodollar là sự trao đổi dầu lấy đôla Mỹ giữa những nước mua dầu và những nước sản xuất dầu. Petrodollar có một lịch sử lâu dài và phức tạp. Hiểu đơn giản, tất cả dầu trên thế giới đều phải mua bán bằng Đô la Mỹ. Và bằng vũ lực, đe dọa, cấm vận… Mỹ sẽ đảm bảo cho điều này, cho Petrodollar.
Nước Mỹ từ khoảng trên 45 năm qua luôn lấy đồng đô la của họ gắn liền với dầu mỏ khiến cho người ta thường gọi đó là "Đế chế Petrodollar". Chắc chắn chế độ này không phải là của bất kỳ vị cố vấn tối cao nào, nhưng nó chắc chắn là thứ khiến nước trở thành siêu cường số 1 thế giới.
Ban đầu giá dầu mỏ được áp đặt bằng đồng đô la chỉ có giá trị trong khối OPEC và theo thời gian nó mới xâm chiếm ra khắp thị trường các nước khác trên thế giới. OPEC (Organization of the Petroleum Exporting Countries), là Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ nhằmđảm bảo thu nhập ổn định cho các quốc gia thành viên và đảm bảo nguồn cung dầu mỏ cho các khách hàng. OPEC là tổ chức đa chính phủ được thành lập bởi các nước Iran, Iraq, Kuwait, Ả Rập Xê Út và Venezuela trong hội nghị tại Bagdad. Có thể thấy, OPEC được thành lập nhằm mục đích giữ giá dầu ở mức ổn định bằng việc cắt giảm lượng khái thác dầu hàng năm. Điều này được đảm bảo thực hiện bởi các quốc gia thành viên. Tuy nhiên, Mỹ lại không thuộc OPEC, có nghĩa Mỹ không có nghĩa vụ gì trong thỏa thuận của OPEC cả.
2. Chúng ta phải hiểu rằng, có 3 quốc gia xuất khẩu dầu lớn, là Mỹ, Arap Saudi và Nga. Tuy nhiên khác với Nga, chi phí khai thác dầu của 2 khu vực còn lại khá là cao, đặc biệt với Mỹ khai thác lọai dầu đá phiến. Và trên tất cả thị trường chứng khoán, thanh toán cho dầu mỏ chỉ tính bằng đô la và vì thế đồng đô la trở nên vô cùng giá trị. Điều đó lý giải cho việc vì sao FED in tiền phát hành ra bao nhiêu cũng không đủ mà vẫn không sợ lạm phát.
Điều Washington e ngại nhất chỉ là các nước xấu và các nước trong "trục ma quỷ" "dám làm phản" (theo định nghĩa của Mỹ) lại đồng Petrodollar như một số trường hợp sau:
- Năm 2000, Sadam Husein tuyên bố tương lai sẽ không bán dầu bằng đô la mà sẽ sử dụng đồng Euro. Dick Cheney khi ấy là CEO của tập đoàn năng lượng Halliburton đang có một số kế hoạch ở Iraq và Afghanistan. Tuy nhiên, Sadam Husein không hề biết về kế hoạch của giới diều hâu ở Washington qua tư vấn của "Project for the New American Century (PNAC)“ và "National Energy Policy Development Group (NEPDG) và số phận của Iraq và Afghanistan đã được đặt trên bàn cờ chiến lược của họ từ rất lâu. Vụ 11 tháng 9 đã thúc đẩy Washington thi hành kế hoạch, 2001 chiếm Afghanistan, 2003 chiếm Iraq với cớ Iraq sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt. Toàn bộ nguồn dầu mỏ của Iraq sau đó đã chuyển qua thanh toán bằng đồng đô la.
- Năm 2011, Muammar al-Gaddafi tuyên bố Lybia sẽ chỉ chấp nhận thanh toán dầu mỏ bằng đồng Gold-Dinar và kêu gọi các nước châu Phi làm theo. Với việc kêu gọi "đổi vàng lấy dầu" số phận ông ta sau đó dường như đã được định đoạt.
- Không chỉ riêng từ năm 2003 mà từ lâu, Iran đang dần quay lưng lại với việc bán dầu mỏ lấy USD. Nhưng khác với Iraq và Afghanistan, Iran là một nước quá lớn với người Mỹ, dân tộc Iran đoàn kết, thêm vào đó là nguy cơ Iran sở hữu vũ khí hạt nhân tương tự bắc Triều Tiên mà nếu Mỹ đưa quân vào sẽ phải trả giá quá đắt. Cách duy nhất có thể làm là đặt căn cứ quân sự bao vây cô lập Iran. Các nước mua dầu mỏ của Iran bao gồm: "nam" Triều Tiên, Nhật và Trung Quốc.
- Trung Quốc và Nga, cả hai nước này thời gian qua ký rất nhiều hợp đồng lớn, trọng tâm chính là nguồn tài nguyên của Nga. Nhờ hệ thống đường ống mới, Nga có thể chuyển dầu mỏ và khí đốt với một lượng rất lớn đáng lý ra trước kia dành cho thị trường châu Âu, nay chuyển hướng sang Trung Quốc. Trung Quốc mới đây (2018) qua mặt Mỹ trở thành nước nhập khẩu dầu mỏ nhiều nhất thế giới và là khách hàng lớn của nhiều nước xuất khẩu dầu mỏ. Cuộc khủng hoảng tại Ukraina hiện nay chỉ làm cho Nga chú tâm tới thị trường Trung Quốc nhiều hơn. Theo hiệp ước Thượng Hải, Nga và Trung Quốc không chỉ hợp tác về kinh tế, chính trị mà còn cả về quân sự và Iran hiện nay cũng là quan sát viên.
Thị trường chứng khoán của Trung Quốc "Shanghai Futures Exchange“ đã từng đã công bố, việc buôn bán dầu thô chỉ thanh toán bằng đồng Yuan. Trước đó, năm 2012 phía Trung Quốc cũng đã từng tuyên bố rằng, các thị trường chứng khoán của Trung Quốc cũng chấp nhận đồng Nhân dân tệ của họ cho việc mua bán dầu mỏ bên cạnh đồng đô la Mỹ, chính thức áp dụng toàn diện từ năm 2017.
3. Đối mặt với nguy cơ lệ thuộc vào năng lượng và mất khả năng kiểm soát toàn cầu, gần đây một chương trình ra đời tại Mỹ và Canada với mục tiêu "Energy Independence“, tức là tránh khỏi sự lệ thuộc vào năng lượng của nước ngoài và đồng thời đưa hai nước trở thành nguồn xuất khẩu ra khắp thế giới. Các công nghệ khai thác dầu từ cát, từ đá phiến sét được đẩy mạnh và hỗ trợ vốn và tất nhiên, chỉ thanh toán bằng đồng USD cho việc xuất khẩu nếu có. Ukraina và Ba Lan là hai nơi mà Mỹ dự kiến khuếch trương thế lực của khí đá phiến sét của mình ra thế giới, tiếp sau đó là các nước khác trong khu vực châu Âu, bao gồm cả Đức.
Đó cũng là lý do vì sao Nga-Putin phải triệt hạ sức mạnh của Ukarina, và miền đông Ukraina lại là nơi có nguồn tài nguyên mà Mỹ cần... điều này đã làm phá sản kế hoạch của Mỹ, khiến Mỹ điên tiết lên và làm mọi cách ép EU cấm vận Nga, đồng thời tìm mọi cách cấm vận, tấn công kinh tế Nga, hòng bóp nát nước Nga, nhưng 6 năm đã trôi qua và nước Nga vẫn đứng vững… Nhưng, bảo Nga không sao là không đúng, sau cuộc khủng hoảng 2014, 2015, Nga đã đồng ý với thỏa thuận OPEC+ mà Nga thừa biết tổ chức này đứng đầu là Ả rập Saudi do Mỹ chỉ đạo, theo đó, những người tham gia của nó giảm và đóng băng sản xuất dầu ở một mức độ nhất định để ổn định giá cả.
Kể từ đó, Nga-Putin đã lên kế hoạch đánh sập mặt Petrodollars, Tổng thống Nga Vladimir Putin khi đó đã ra lệnh phải tiến hành ngay lập tức đòn tấn công đầu tiên (First Strike) mang tên "Golden Tsar" nhằm vào "hệ thống Petrodollas" của Mỹ... Nếu thành công, thì như tuyên bố của Sergey Glazyev, cố vấn hàng đầu của Kremlin đã cảnh báo các nhà lãnh đạo phương Tây rằng:
"Người Mỹ càng hiếu chiến thì họ sẽ càng sớm thấy sự sụp đổ cuối cùng của đồng Dollars. Thoát khỏi đồng dollars là cách duy nhất để các nạn nhân thoát khỏi sự xâm lược của Mỹ... và ngay khi Nga và Trung Quốc thông qua, đó có thể sẽ là sự kết thúc của quân đội Hoa Kỳ".
Có điều, việc lật đổ petrodollars không phải là ý tưởng mới mẻ gì, khi trật tự này đã tồn tại hơn 40 năm qua. Nga quyết tâm thực hiện một thị trường mua bán dầu phi dollar. Moscow đã cho thấy những nỗ lực tích cực để giảm sự phụ thuộc vào petrodollars bằng việc chấp nhận thanh toán một phần bằng Nhân dân tệ đối với hoạt động xuất khẩu dầu sang Trung Quốc.
5. Một trong những lý do cho động thái này của ông Putin là do Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với tập đoàn dầu khí nhà nước Nga Rosneft và các công ty năng lượng khác, khiến họ gặp khó khăn trong việc thanh toán bằng đồng USD… Và rồi nước Mỹ, dưới thời của Tổng thống Mỹ Donald Trump để tiếp nối việc bảo vệ đế chế Petrodollars đã ký lệnh siết chặt cấm vận Nga vào năm ngoái. Sau đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố: “Nga sẽ trả đũa Mỹ tại một thời điểm và địa điểm mà chính họ lựa chọn”. Và bây giờ có lẽ đã đến lúc…
Trong một thông tin tưởng như không liên quan nhưng lại rất liên quan, trước Duma quốc gia Nga, nghị sĩ đảng Nước Nga Thống nhất, bà Valentina Tereshkova đề xuất sửa đổi Hiến pháp Nga, theo đõ bãi bỏ hạn chế nhiệm kỳ đối với Tổng thống Vladimir Putin. Như vậy, khi sửa đổi Hiến pháp có hiệu lực, quy định một người không thể giữ chức vụ Tổng thống Nga hơn 2 nhiệm kỳ liên tiếp sẽ được áp dụng mà không tính đến số nhiệm kỳ người này đảm nhận trước đó. Do đó, Tổng thống Putin sẽ tiếp tục được ra tranh cử sau khi mãn nhiệm vào năm 2024, thời điểm kết thúc nhiệm kỳ thứ 4… và vào thứ Sáu, ngày 6 tháng 3 năm 2020, tại cuộc họp của các ********* OPEC+ ở Viena, theo lệnh Putin, ********* năng lượng Nga đã nói KHÔNG với quyết định của OPEC với chương trình giảm sản lượng sản xuất dầu để ổn định giá “vàng đen”, khiến các ********* OPEC bị sốc.
Cuộc họp không thành công, giá dầu ngay lập tức sụp đổ từ 45 xuống còn 31 USD/thùng, giá thấp nhất kể từ năm 1991 – chiến tranh vùng Vịnh. Cuộc chiến giá dầu lửa giữa Nga và Arabia Saudi với Mỹ bắt đầu! Thực chất cú đấm bồi này là mở đầu cho một “cuộc chiến dầu giá rẻ” mà Nga-Putin triển khai để bóp chết ngành khai thác dầu đá phiến của Mỹ.
Như đã biết, Mỹ không có các mỏ dầu như Nga và Ả rập Saudi nên Mỹ chỉ sản xuất dầu bằng công nghệ đá phiến. Chính vì vậy giá thành sản xuất cao gấp 1,5 lần với sản xuất truyền thống. Tuy vậy mười năm nay, Mỹ nhờ công nghệ này và sử dụng quân bài OPEC đã trở thành một nhà xuất khẩu dầu lớn trên thế giới.
Nhưng, thật không may, công nghệ dầu đá phiến của Mỹ tồn tại rất mỏng manh trên đống nợ nần, sống nhờ giá dầu cao… Việc Nga gia nhập OPEC+ sau đó, khiến giá dầu lên và cũng khiến cho ngành khai thác dầu đá phiến của Mỹ tăng trưởng mạnh. Năm 2019, Mỹ đã trở thành nhà xuất khẩu dầu lớn nhất, kết hợp với cấm vận, trừng phạt Iran và Venezuela…Mỹ đã chiếm rất nhiều thị phần.
Đúng lúc đang hưng thì giá dầu đã hạ khi nguồn cầu hạn chế bởi dịch COVID-19 khiến thế giới xây xẩm thì Putin tung quả đấm bồi rút khỏi OPEC+, các thỏa thuận hiện tại sẽ chấm dứt sau khi hết hạn vào ngày 31/3/2020 và bắt đầu từ thời điểm này, mạnh ai nấy sản xuất…
6. Không chỉ có vậy, Nga cùng Trung Quốc còn tích cực xây dựng một hệ thống tài chính độc lập với hệ thống tài chính Mỹ. Thông qua đó, họ cho thế giới một lựa chọn thoát khỏi đồng đô la Mỹ. Sự độc quyền của đồng dollar Mỹ như một phương tiện trong giao dịch dầu thô trên toàn thế giới đang ngày càng bị thách thức bởi sự trỗi dậy của các loại tiền tệ khác. Nếu có thể bạn quên thì kéo lên trên đọc lại phần Trung Quốc bắt buộc mọi giao dịch đều phải bằng Nhân dân tệ, và kể từ đó khối lượng giao dịch hàng ngày trên sàn giao dịch Thượng Hải luôn duy trì quanh ngưỡng 500.000 lượt/ngày trong khoảng 02 năm qua - với mỗi giao dịch tương đương 1.000 thùng dầu thô. Khối lượng giao dịch của dầu thô bằng đồng CNY của Thượng Hải đã vượt qua các đối thủ trên Sàn giao dịch Dubai Mercantile, thậm chí đôi khi tiệm cận với Sàn giao dịch Biển Bắc Brent – vốn được coi là trung tâm của các giao dịch dầu thô quốc tế.
Với việc xây dựng các nhà máy lọc dầu mới và mở rộng công suất, giới chuyên gia ở Trung Quốc đã dự báo rằng, công suất lọc dầu của quốc gia sẽ tăng 8% trong năm 2019. Xây dựng một đế chế mới mang tên Petroyuan (Nhân dân tệ dầu mỏ) nhằm thay thế cho Petrodollar, được xem là nỗ lực của Bắc Kinh trong việc thiết lập công cụ để chống lại quyền bá chủ của đồng dollar Mỹ trên thị trường dầu mỏ.
Hồi tháng 5/2018, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp dụng lại các biện pháp trừng phạt đối với Iran, kêu gọi các nước khác cắt giảm nhập khẩu dầu của Iran về 0. Tuy nhiên, tuyên bố này của ông chủ Nhà Trắng không khiến Bắc Kinh nao núng, thậm chí Trung Quốc chuẩn bị tiếp tục nhập khẩu dầu từ Iran.
"Là nhà nhập khẩu dầu lớn nhất của Iran, Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục nhập khẩu dầu từ quốc gia này bằng đồng CNY và có thể chống lại sự biến động giá cả trên thị trường Thượng Hải", chuyên gia kinh tế trưởng của Tập đoàn Dầu khí và Kim loại Nhật Bản – ông Takayuki Nogami nhận định.
Nếu việc sử dụng đồng CNY để thanh toán giao dịch giao ngay tăng, nhu cầu giao dịch tương lai bằng tiền Trung Quốc sẽ tăng lên như một phương tiện để chống lại biến động giá.
7. "Nóng" ở Liên minh EU
Trong một diễn biến khác, Liên minh Á-Âu - một liên minh kinh tế liên lục địa bao gồm Kazakhstan và các quốc gia thành viên cũ khác của Liên Xô có kế hoạch thiết lập thị trường năng lượng chung.
Tại hội nghị của liên minh vào tháng 12/2018, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói: "Chúng tôi đã phê duyệt các chương trình quy mô lớn để hình thành thị trường chung cho các sản phẩm khí đốt và dầu mỏ."
Tổng thống Nga cũng tiết lộ kế hoạch sử dụng đồng rúp Nga để giao dịch thanh toán giữa các quốc gia thành viên. EU cũng bắt đầu nhận thức được những rủi ro của việc phụ thuộc nặng nề vào petrodollar. Cuối tháng trước, Ủy ban EU (châu Âu) đã tuyên bố ý định về việc tạo ra một chuẩn mực giao dịch bằng đồng euro đối với dầu thô, điều này khiến Mỹ điên tiết lên và liền đưa ngay EU vào danh sách những kẻ phá hoại thương mại Mỹ đấy, kiểu như gõ đầu nhắc nhở.
8. Tất nhiên, Mỹ cũng sẽ không ngồi yên nhìn đế chế petrodollars mà họ tạo dựng bị lung lay rồi sụp đổ. Khi hệ thống Petrodollars bị sụp đổ, Mỹ sẽ mất hết sức mạnh, quân đội Mỹ hết hung hăng… Do đó, để bảo vệ yếu tố sống còn của vị trí bá chủ, Mỹ đã đang và sẽ thực hiện 2 phương án thường thấy:
(i) Cấm vận, trừng phạt buộc đối thủ đầu hàng.
(ii) Sử dụng vũ lực.
Nhưng nước Nga thời Putin đã dám thách thức và quyết tâm phá bỏ hệ thống Petrodollar trong cuộc chiến giá dầu giá rẻ này là dựa trên các cơ sở sau:
(a) Tiềm lực quân sự Nga, coi như vô hiệu hóa việc Mỹ sẽ dung vũ lực đánh Nga như từng áp dụng ở Iraq, Lybia…
(b) Với tài chính hiện có, Nga đủ sức duy trì giá dầu từ 20-30 USD/thùng trong thời gian 4-6 năm. Bởi trong hai năm qua, Nga đã khá rõ ràng trong việc chuyển đổi sở thích giữa fiat, dưới dạng tiền dự trữ của thế giới, Đô la Mỹ và tài sản cứng, tức là vàng, nhất là vào giữa năm 2018, khoảng thời gian quan hệ giữa Mỹ và Nga chạm đáy đá… thì Nga lặng lẽ bắt đầu đào, nắm giữ vàng, dẫn tới tích trữ vàng của Nga tiếp tục tăng và chỉ sau vài tháng đã tăng lên mức kỷ lục, hơn gấp đôi trong 4 năm qua. Tính đến ngày 1 tháng 12, dự trữ vàng của ngân hàng trung ương ở mức 72,7 triệu ounce, trị giá khoảng 108 tỷ đô la.
Vì vậy, Nga đang muốn tăng gấp đôi và ngoài việc chuyển đổi dự trữ ngoại hối của mình thành vàng. Trong một báo cáo "Làm thế nào Petrodollar lặng lẽ chết, và không ai nhận ra" có nếu về vụ sụp đổ giá dầu vào cuối năm 2014, petrodollar đã trải qua lần trải nghiệm cận tử đầu tiên, vì xuất khẩu petrodollar sẽ giảm âm lần đầu tiên vào năm 2014 sau 18 năm. Và kể từ đó, chúng ta đã chứng kiến sự phục hồi "khiêm tốn" gần như nguy hiểm bằng 0, khiến toàn bộ hệ thống petrodollars vẫn đang treo trên đồng hồ tử thần.
(c) Có nhiều bạn sẽ thắc mắc về chuyện Nga hạ giá dầu thấp hơn chi phí sản xuất dầu đá phiến của Mỹ theo kiểu: “Ồ nếu là Mỹ thì thay vì bỏ 50$ chi phí để sản xuất ra 1 thùng dầu tôi sẽ mua thẳng với giá 30$ của Nga, mua cho hết dầu để bán thì thôi, để xem dầu mày hay tiền tao nhiều hơn”... Nghe thì dễ đấy vì Mỹ nhiều dollar mà. Nhưng vấn đề là Nga không bán dầu để lấy về dollar mà Nga bán bằng đồng rúp (hoặc , nhân dân tệ và euro). Nếu mà Mỹ muốn mua sẽ phải dùng Dollar đổi ra đồng Rúp hay CNY, Euro mới có thể mua được. Điều đó làm đồng Dollar yếu đi và đồng Rúp mạnh lên.
(d) Chi phí cho khai thác 1 thùng dầu Nga là từ 18-20 USD, trong khi các công ty dầu lớn có số nợ dollar ít. Và Với tài chính hiện có, Nga đủ sức duy trì giá dầu từ 20-30 USD/thùng trong thời gian 4-6 năm, đủ lâu để khiến đế chế Petrodollar sập mặt.
Cho nên, thời điểm này là cơ hội rất tốt bởi Mỹ vừa Đấm nhau với Trung xong, giờ lại thêm Covid-19 nữa …cho nên Nga đủ sức đánh nhau với Mỹ đến khi có kẻ chết hoặc đầu hàng. Ngắn hạn có thể bị thiệt nhưng trung hạn và dài hạn Nga sẽ chiến thắng. Và nếu như tại Idlib – Syria, Putin đã buộc Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đến để ký giấy đầu hàng thì rồi sẽ đến lúc Mỹ và nhà Saudi cũng kéo nhau đến Moscow…
Sự sụp đổ của OPEC – nền tảng của hệ thống đế chế Petrodollars thế giới của Mỹ - Saudi và thỏa thuận OPEC+ cũng chỉ là một phần của trò chơi người Mỹ…sẽ làm cho Putin-Nga hưởng lợi. Tiếp theo sẽ là hình thành một OPEC+ mới với các quy tắc mới “viết bằng tiếng Nga”, là trò chơi của người Nga mà không phải của người Mỹ. Rõ ràng khi Petrodollars sụp đổ, sự thống trị của Mỹ sẽ lung lay dữ dội hoặc xuống ngôi.
-Tổng hợp từ nhiều nguồn đã đọc trong 7 năm qua-
Nguồn: Bão lửa