- Biển số
- OF-710031
- Ngày cấp bằng
- 10/12/19
- Số km
- 267
- Động cơ
- 106,614 Mã lực
- Tuổi
- 41
Cứ phải cho bộ tế mấy đợt tổng thanh tra, kiểm tra toàn diện như bên nhà đèn ấy. Xong là đâu lại vào đấy, đầy đủ chả còn thiếu thứ gì nữa đâu.
Cũng cần bổ sung quy định : gđ là người chịu trách nhiệm toàn diện, mọi mặt khi để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, thiếu tb và vt.Cứ phải cho bộ tế mấy đợt tổng thanh tra, kiểm tra toàn diện như bên nhà đèn ấy. Xong là đâu lại vào đấy, đầy đủ chả còn thiếu thứ gì nữa đâu.
Em thây có gì mà ko dc, quy trình làm như bảo hiểm tư là đc.Nhỏ lẻ vậy không làm được bác ạ.
Hiện nay, BHYT họ làm với Bệnh viện, 1 cục to; và như thế cũng đủ chết rồi.
Và bệnh viện phát thuốc cho bác, miễn phí hoặc bác bù tiền theo quy định, ví dụ 20%.
BHYT tư nhân nó được thiết kế để phục vụ khách hàng lẻ, bác ạ, và số lượng ít.Em thây có gì mà ko dc, quy trình làm như bảo hiểm tư là đc.
Thế dân mới đỡ khổ chứ như mẹ em đang nằm Việt Đức đây, đóng tạm ứng 12tr nằm 1 tuần phòng dịch vụ chưa phải đóng thêm nhưng tiền đạm mua ngoài cũng hết gầm 5tr rồi.
Đáng lẽ ra khoản đó mình ko phải trả hết nếu kho của bệnh viện có.
Y tá đi mua hộ thì 870k còn mình tự mua thì 680k. Chênh nhau gần 200k
Mình ở HN kinh tế khá còn tặc lưỡi cho qua chứ hình dung 1 bệnh nhân ở quê lên bị tai tạn vỡ xươn hàm ko ăn đc, phải truyền độ 20 túi này thì vỡ mồm tiền.
ồ. Bác chưa hiểu hết rồi. bao năm nay lóng nga lóng ngong, ra đủ các kiểu văn bản như: Đi đêm phải mang đèn, có đèn phải có nến, có nến phải đốt lửa.... tít mù rồi lại vòng quanh, mèo vẫn hoàn mèo. Và thằng dân chết, thằng y tế bị chửi. Còn lỗi chính là do thằng.... Không ai sất. ha haDạ
Thế cậu không hiểu ý à ?
Ý là cứ làm đi, cái gì hoàn tất trong thời gian hiệu lực của nghị định thì ok, đóng hồ sơ. Cái gì làm đến thời điểm hết hạn thì lúc ấy mới dừng và kêu là nghị định hết hiệu lực nên không có cơ sở làm tiếp. Ấy mới là làm đúng.
Chứ nghị định vưa ra, chưa làm gì đã bảo không đủ thời gian làm nên cóc làm thì đấy là thiếu trách nhiệm, vô trách nhiệm
Như ví dụ, con bảo học phí đi học cả năm là 10 triệu, mẹ bảo nhà khó khăn mẹ không có tiền nộp đủ cả năm, mẹ trao đổi với trường và trường đồng ý là con cứ học đi, mẹ cho tiền nộp 1 tháng trước. Thằng con bẩu ồ, thế hết 1 tháng thì sao, thôi chả học nữa.
Bài này đã xóa, vẫn báo này hôm nay có bàiTình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế vẫn tiếp tục và một trong những nguyên nhân là qui định về đấu thầu! Tuy nhiên em đọc luật đấu thầu 22 vừa ban hành thì ko hề thấy cụm từ “vật tư y tế “ nó nằm ở chỗ nào cả! Cụ nào đang làm bệnh viện giải thích hộ em xem đấu thầu vật tư y tế nó qui định ở đâu trong luật đấu thầu ko ạ?
Trong khi luật khám chữa bệnh và luật bảo hiểm y tế em vẫn thấy có cụm từ “vật tư y tế”.
‘Quả bóng’ thiếu thuốc, vật tư nằm ngay trên sân bệnh viện
Trên nghị trường Quốc hội, các vị đại biểu tiếp tục thảo luận để tìm ra giải pháp khắc phục vấn đề thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế lúc âm thầm, lúc bột phát lâu nay, ảnh hưởng tới việc khám chữa bệnh của dân.vietnamnet.vn
DN cho mượn máy thì đương nhiên hóa chất hoặc vt tiêu hao của DN đó phải trúng thì cái máy đó mới chạy được.Ko hiểu tại sao luật lại cấm mượn máy trong khi ngân sách nhà nước ko đủ tiền cấp cho bv mua máy!
Vâng cụ ! Khoai phết , thế thì có khi hãng phải ước lượng được lợi nhuận của mình trong bao nhiêu năm / BV đó và xin tặng máy vậy. Không biết là khi hãng tặng máy thì BV có được nhận hay không nữa.Từ 2024 bệnh viện ko được phép mượn máy ngay cả khi phải mua vật tư đó, vậy lấy máy đâu để sử dụng vật tư y tế đó trong khi nhà nước đâu có tiền mua máy cho tất cả bệnh viện công!
Tư lệnh ngành là ng ... ngoài ngành thật ưu ViệtTư lệnh ngành nom được phết mà vẫn không xử lý nổi à
Mình có yêu cầu nó thanh toán như BH tư đâu, cứ đúng mức nó trả là đc.Bảo hiểm tư nó khống chế tổng số tiền chi trả nên nó ko lo lỗ chứ bảo hiểm y tế xã hội mà chi trả theo hoá đơn mua của bệnh nhân thì vỡ quỹ ngay, bệnh nhân cứ hàng tốt đắt tiền mà mua, ko bị khống chế tổng số tiền thanh toán bảo hiểm/ năm!
Chưa kể bảo hiểm y tế xã hội đóng cố định 1 năm mà ko quan tâm người mua đang được thanh toán bảo hiểm thế nào ở các năm trước! Bảo hiểm y tế tư nhân mà cụ thanh toán nhiều là năm sau nó tăng giá, người già nó ko bán vì sợ lỗ!
Thực tế chỉ vài triệu người mua bảo hiểm y tế tư nhân còn bảo hiểm y tế xã hội thì gần 90% dân số, làm theo qui trình bảo hiểm tư nhân thì sửa hết lại qui định để ko vỡ quỹ thì mất hết ý nghĩa an sinh xã hội!
Thì sửa quy định là đc, khi chưa có thầu mới thì lấy giá thầu cũ làm chuẩn.Ko đơn giản thế cụ ạ! Trường hợp hay gặp nhất trong thực tế là thế này: thuốc A giá trúng thầu 300k nhưng thời hạn kết quả thầu là 31/10/2023, bv chưa tổ chức đấu thầu kịp - khoa dược của bv cũng hết thuốc A dự trữ. mẹ cụ nằm viện ngày 6/11/2023 và phải tự mua thuốc A. Vậy bảo hiểm căn cứ vào giá nào để thanh toán thuốc A cho mẹ cụ khi mà kết quả thầu hết hạn? Nhỡ thầu mới giá còn 250k và hàng A” của cty khác trúng thầu thì sao?
Vụ CHƯA ĐẤU THẦU thì bác mua thêm được.Ko đơn giản thế cụ ạ! Trường hợp hay gặp nhất trong thực tế là thế này: thuốc A giá trúng thầu 300k nhưng thời hạn kết quả thầu là 31/10/2023, bv chưa tổ chức đấu thầu kịp - khoa dược của bv cũng hết thuốc A dự trữ. mẹ cụ nằm viện ngày 6/11/2023 và phải tự mua thuốc A. Vậy bảo hiểm căn cứ vào giá nào để thanh toán thuốc A cho mẹ cụ khi mà kết quả thầu hết hạn? Nhỡ thầu mới giá còn 250k và hàng A” của cty khác trúng thầu thì sao?
Vừa bàn sáng nay thì tối thấy báo đăng bài này, vậy là hoàn toàn làm đc chứ ko phải ko.Em cũng mong là dân kêu nhiều thì sẽ sửa được qui định nhưng hiện nay thì sửa chậm lắm, ví dụ thông tư qui định danh mục vật tư y tế thanh toán bảo hiểm y tế ban hành từ 2017 (trong đó có qui định thanh toán bảo hiểm vật tư y tế theo giá đấu thầu) đến giờ còn chưa sửa đổi bổ sung trong khi bao nhiêu vật tư y tế mới đã ra đời và được sử dụng tại bv bệnh nhân vẫn phải tự trả tiền!
Giá nó lệch thế này là thường mà bác.Năm nay lại tiếp tục thiếu, dù k căng như trước. Cụ nào đi viện chắc thấm, nhưng thấm nhất là đội ngũ y, bác sĩ và quản lý bệnh viện.
BV Nhi Trung ương thông tin việc thiếu thuốc điều trị thiếu hormon tăng trưởng
…Được biết, 1 lọ thuốc này mua trong Bệnh viện Nhi Trung ương có giá 2,5 triệu đồng. Một bệnh nhân dưới 16 tuổi điều trị bệnh Prader Willi có liệu trình điều trị 1 tháng sử dụng 6 lọ, với tổng số tiền hơn 15 triệu đồng. Tuy nhiên, BHYT thanh toán 10 triệu đồng, người nhà bệnh nhân chỉ đồng chi trả 5 triệu đồng.
Tuy nhiên, khi phải mua thuốc ở ngoài, người nhà bệnh nhân đang phải mua với giá gần 20 triệu đồng/6 lọ.
Nguồn: https://baochinhphu.vn/bv-nhi-trung-uong-thong-tin-viec-thieu-thuoc-dieu-tri-thieu-hormon-tang-truong-102240514174402178.htm
À em nói vụ thiếu thuốc ở bv nên bệnh nhân phải đi mua ngoài, lẽ ra trả 5 tr/tháng vốn đã nhiều, giờ phải chi trả thêm 15 tr nữa. Mà thuốc này dùng hàng ngày, liên tục cả đời ấy. Còn giá chênh nhau là do hãng khác nhau và sự khan hiếm… thôi.Giá nó lệch thế này là thường mà bác.
Vì mua trong gói thầu của bệnh viện, nó khác hoàn toàn, dù vốn đã rất đắt so với giá gốc.