Vận tải trong chiến tranh chống Mỹ

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Lại nói chuyện nghi binh, em nghe nói công binh nhà mình làm đường Trường Sơn, làm luôn cả đường rởm, mục đích là dụ máy bay Mỹ đến oánh còn đường thât ở chỗ khác
Đúng cụ ạ.

Ví dụ tuyến bắt đầu của đường mòn qua Quảng bình thì có tới 3 tuyến. Tất nhiên, rởm hay thật ở đây chỉ là khái niệm. Hôm nay tuyến A chịu trách nhiệm vận chuyển chính thì B,C sẽ là nghi binh .
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,906
Động cơ
605,410 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Cái hình chụp lại cùa em gần được như bản gốc của bảo tàng đường HCM. Chỉ có 2 cái dây cáp thôi, xe lắp thêm cái vành phụ lai xe cứ thế đi tren đoạn cáp này. Tất nhiên có sự tròng trành nhất định nhưng xe đi được. Em chỉ thắc mắc về cách tháo ra lắp vào kiểu gì...?
Nó chỉ là giải pháp đánh lừa thằng địch để che dấu con đường thật sự. Về nguyên tắc vật lý thì không thể làm được.
 

Xeđịahình

Xe container
Biển số
OF-2426
Ngày cấp bằng
18/11/06
Số km
5,846
Động cơ
622,087 Mã lực
Website
fr.pg.photos.yahoo.com
Em copy được cái này trên Infonet
Đầu năm 1965 Bộ Quốc phòng cử Trung tướng Đinh Đức Thiện, khi đó là Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần sang Trung Quốc công tác. Tại đây, ông Thiện được các chiến sĩ nước bạn cho đi tham quan những chiếc cầu dây cáp bắc từ núi này sang núi kia, từ bờ sông này nối sang bờ sông kia trong thời kỳ chống Nhật.

Về nước, ông Đinh Đức Thiện mang công trình mà mình tận mắt chứng kiến bên nước bạn trình lên Viện Kỹ thuật Giao thông, kết hợp với một số khoa của 4 trường đại học đóng trên địa bàn Hà Nội cùng nhau nghiên cứu, tiến tới việc đưa vào áp dụng phương pháp vận tải “mới lạ” này trong các chiến trường trên tuyến đường Trường Sơn.

Lúc đó, ông Nguyễn Trọng Quyến đang là giáo viên của khoa xe máy của trường sĩ quan hậu cần được chọn là người lái xe đầu tiên đi trên cáp. Ông kể lại: “Lần đầu tiên tôi cùng với những người đồng đội của mình thử nghiệm lái xe trên cáp ở khu vực cầu Diễn, trên chính 2 bờ sông Nhuệ.

Anh em kỹ sư cho máy đóng trụ bê tông âm từ 5m đến 6m rồi tiếp tục dùng tời buộc cáp, loại cáp to như cổ tay từ bờ sông bên này qua bờ bên kia với độ võng nhất định theo như tính toán của các kỹ sư. Tôi lái một chiếc xe tải của Liên Xô, chạy bằng hệ thống bánh puli (poulie: ròng rọc) trên cáp gần giống như bánh tàu hỏa chạy trên đường ray vậy.

Mới đầu tưởng có các puli định vị trên cáp cứ thế trượt theo nó mà sang bờ bên kia, ai ngờ nó đánh võng kinh khủng. Ròng rã từ tháng 2/1965 đến 5/1965, tôi liên tục chạy thử bằng hai cách. Đầu tiên là chạy bằng puli như đã kể, sau thiết kế sàn trượt cho xe có tải trọng từ 4 tấn trở lên.

Xe có tải trọng 1 tấn chạy bằng puli đè lên cáp được áp dụng cho những chỗ địa hình thoáng, máy bay trinh sát địch có chụp tọa độ cũng chỉ thấy hai vệt dây chứ không đoán được đó là cầu. Xe trọng tải từ 4 tấn trở lên chạy bằng sàn trượt áp dụng cho những nơi địa hình có cây cối nhiều, máy bay trinh sát địch khó phát hiện hơn”.

Cuộc thử nghiệm hút chết
Tháng 6/1965, Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Bộ Giao thông lúc bấy giờ là ông Phan Trọng Tuệ, mời các thành viên trong Hội đồng chính phủ cùng tất cả các thủ trưởng của các Bộ đến để duyệt buổi thử nghiệm cuối cùng để chuẩn bị lên kế hoạch áp dụng vào các chiến trường trên tuyến đường Trường Sơn.

Địa điểm diễn ra cuộc thử nghiệm cuối cùng lần ấy Viện Kỹ thuật giao thông chọn là ở Canh Diễn, cách cầu Diễn khoảng gần 1 km trên sông Nhuệ.

Ông Quyến nhớ lại: Khoảng 8h sáng, Phó Thủ tướng bảo tôi lái thử cho mọi người xem. Anh Đặng Văn Thông, Viện trưởng Viện Giao thông, chỉ vào chiếc đồng hồ đo độ võng của dây cáp dặn kỹ: “Khi lái, nếu xe nghiêng sang trái hoặc phải dưới 15 độ thì cứ việc đi tiếp.

Nếu xe nghiêng từ 16 độ đến 17 độ thì anh và phụ xe phải nhảy ra xuống sông để anh em công binh trực dưới đó vớt các anh lên”.
Tôi lái được quãng 1/4 đường cáp thì thấy đồng hộ nhảy lên 10 độ, quãng 1/3 thì lên 15 độ. Lúc này, nhìn gương chiếu hậu, ông phụ xe của tôi là anh Nguyễn Văn Xây nói gấp: “Anh ơi! Trong bờ, mọi người phất cờ ra lệnh anh em mình phải nhảy”.

Tôi đùa: “Anh em mình đang đi trên miệng tử thần. Nếu anh em mình mà nhảy thể nào cũng bị xe lật theo sau đè chết dưới lòng sông. Chú cứ kệ nó đi, đến đâu thì liệu đến đó.

Vừa nói xong thì xe lật. Rơi xuống sông, 3 tấn bê tông đổ hết, xe mất tải trọng lật tiếp ba vòng. Rất may là do cửa xe đóng kín nên nước chỉ có thể phun từ từ qua kẽ hở mà không ập vào.

Tôi và anh Xây ngồi nhìn cái chết dâng lên từng centimet trong cabin đến với mình. Thoáng hy vọng vụt lên, tôi bảo anh Xây: “Anh và tôi giờ nằm xuống, chờ cho áp suất trong cabin cân bằng với áp suất nước bên ngoài thì đạp cửa phi ra...”.

Những cây cầu lạ lùng…
Sau thất bại ấy, bao nhiêu công sức coi như đổ cùng chuyến xe mà ông Quyến lái. Tập trung đi tìm nguyên nhân, hóa ra chuyến xe bị lật hôm ấy không phải ông lái kém mà là do trận mưa hồi đêm làm cho trụ bê tông bị lún nghiêng, xe trườn lên không chịu được tải trọng, gặp gió thì lắc, càng lắc thì trụ cầu càng dơ, dây càng chùng và xe rơi... càng nhanh.

Cuộc thử nghiệm tiếp theo được tính toán kỹ lưỡng hơn với những trụ cầu đổ chết bằng bê tông cốt thép, đo độ giãn dây cáp trong khoảng giới hạn cho phép chứ không thể tùy tiện đóng cọc như lần thử nghiệm ban đầu. Dưới sự chứng kiến của quan chức Chính phủ, vào ngày 11/11/1965, lần thử nghiệm mang tính chất quyết định này ông Quyến đã thành công.

Chính phủ quyết định cho lắp đặt cầu dây cáp cho xe ôtô chạy bằng puli đầu tiên tại Km 0 (Đắc Krông, Quảng Trị). Tiếp theo đó là hàng loạt cây cầu kiểu “khác thường” này được nhân rộng trên khắp tuyến đường Trường Sơn tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển trang thiết bị, quân trang quân dụng từ hậu phương miền Bắc vào sâu trong chiến trường miền Nam, góp phần to lớn vào chiến thắng lịch sử mùa Xuân năm 1975, thống nhất đất nước...

Link đây ạ: http://infonet.vn/thuc-hu-chuyen-lai-xe-tren-day-cap-vuot-truong-son-trong-chien-tranh-post164119.info
 

gaconlen6

Xe máy
Biển số
OF-399051
Ngày cấp bằng
30/12/15
Số km
51
Động cơ
232,270 Mã lực
Tuổi
33
thêm một số thông tin về cầu cống vận tải cho các bác :

cầu ngầm : loại cầu kiên cố , xây bên dưới mặt nước máy bay không phát hiện được , sử dụng ở chỗ đường thấp mà mùa mưa xe không qua được . chỉ người đứng ở mép nước mới nhìn thấy . sử dụng vào ban đêm và phải có hoa tiêu dẫn đường mặc áo phản sáng đứng hai bên làm cọc tiêu. khi hết mùa mưa thì tháo ra giấu vào rừng

cầu nổi : ở các địa điểm vượt sông , làm 4-5 cây cầu giống nhau , có 2-3 chiếc là cầu thật , được ngụy trang bằng bằng cây cỏ , làm bằng phao hoặc bè tre nổi lềnh phềnh trên mặt nước , máy bay đi qua không bao giờ biết được , chỉ bắn phá các cây cầu không ngụy trang mà thôi . các cây cầu ngụy trang cứ trôi nổi như thế , khi cần thì cho người kéo đến điểm cần vượt sông là ok

đường giả : ở nơi trống trải , cho công binh chuyển cây khô tới để khiến địch tưởng rằng nơi đây vừa bị đánh bom , đào cả hố bom giả để đánh lừa , trong khi con đường thật sự được che phủ bởi cây và chạy vòng qua các hố bom

 

Xeđịahình

Xe container
Biển số
OF-2426
Ngày cấp bằng
18/11/06
Số km
5,846
Động cơ
622,087 Mã lực
Website
fr.pg.photos.yahoo.com
Cám ơn bác~o)~o)~o)~o)~o)~o)~o)~o)~o)~o)~o):bz:bz:bz:bz:bz:bz(*)

cầu ngầm : loại cầu kiên cố , xây bên dưới mặt nước máy bay không phát hiện được , sử dụng ở chỗ đường thấp mà mùa mưa xe không qua được . chỉ người đứng ở mép nước mới nhìn thấy . sử dụng vào ban đêm và phải có hoa tiêu dẫn đường mặc áo phản sáng đứng hai bên làm cọc tiêu. khi hết mùa mưa thì tháo ra giấu vào rừng

cầu nổi : ở các địa điểm vượt sông , làm 4-5 cây cầu giống nhau , có 2-3 chiếc là cầu thật , được ngụy trang bằng bằng cây cỏ , làm bằng phao hoặc bè tre nổi lềnh phềnh trên mặt nước , máy bay đi qua không bao giờ biết được , chỉ bắn phá các cây cầu không ngụy trang mà thôi . các cây cầu ngụy trang cứ trôi nổi như thế , khi cần thì cho người kéo đến điểm cần vượt sông là ok

đường giả : ở nơi trống trải , cho công binh chuyển cây khô tới để khiến địch tưởng rằng nơi đây vừa bị đánh bom , đào cả hố bom giả để đánh lừa , trong khi con đường thật sự được che phủ bởi cây và chạy vòng qua các hố bom

[/QUOTE]
 

vinhok

Xe máy
Biển số
OF-132269
Ngày cấp bằng
25/2/12
Số km
99
Động cơ
373,290 Mã lực
cháu xem ảnh ko hiẻu kiểu gì mà cầu lại chịu được trọng tải xe tải kia
 

vinhok

Xe máy
Biển số
OF-132269
Ngày cấp bằng
25/2/12
Số km
99
Động cơ
373,290 Mã lực
Cái cầu trong hình cụ em chửa rõ . Để em kiếm tài liệu , còn em chỉ biết một loại cầu qua sông , mà bọn mĩ sau này , khi chiến tranh kết thúc nó biết được , rất khâm phục nó gọi là cầu tàng hình . Cách lmf thì nôm na là : làm cầu , nối nhau với nhiều mắt ghép bằng lốp , ở giữa có đoạn ống thòng vào để bơm hơi . Khi ban ngày , thì cầu này để chìm xuống dưới lòng sông , đến đêm , bơm hơi vào làm nổi cây cầu lên , nhưng vẫn cách mặt nước vài cm chứ không nổi hẳn , khi đó sẽ có các hoa tiêu dẫn đường cho xe chập choạng vượt qua trong đêm . Để chắc ăn , ta tiến hành đánh nghi binh , quân ta làm một cái cầu thật ngay gần đoạn sông đó , tạm bợ thôi nhưng đủ để bắc qua sông cho xe đi , thậm chí là cho các đoàn xe thật mang ít hàng đi qua vào ban ngày cho bọn mẽo nó thấy và đánh bom sập cây cầu đó , đánh xong , chúng nó đinh ninh là cầu sập , bọn việt cộng không thể qua sông được nên nó phi máy bay về nhà , biết đâu rằng đó chỉ là những chuyến hàng giả . Và cây cầu tưởng là thật nhưng đó là cây cầu giả !
thêm một số thông tin về cầu cống vận tải cho các bác :

cầu ngầm : loại cầu kiên cố , xây bên dưới mặt nước máy bay không phát hiện được , sử dụng ở chỗ đường thấp mà mùa mưa xe không qua được . chỉ người đứng ở mép nước mới nhìn thấy . sử dụng vào ban đêm và phải có hoa tiêu dẫn đường mặc áo phản sáng đứng hai bên làm cọc tiêu. khi hết mùa mưa thì tháo ra giấu vào rừng

cầu nổi : ở các địa điểm vượt sông , làm 4-5 cây cầu giống nhau , có 2-3 chiếc là cầu thật , được ngụy trang bằng bằng cây cỏ , làm bằng phao hoặc bè tre nổi lềnh phềnh trên mặt nước , máy bay đi qua không bao giờ biết được , chỉ bắn phá các cây cầu không ngụy trang mà thôi . các cây cầu ngụy trang cứ trôi nổi như thế , khi cần thì cho người kéo đến điểm cần vượt sông là ok

đường giả : ở nơi trống trải , cho công binh chuyển cây khô tới để khiến địch tưởng rằng nơi đây vừa bị đánh bom , đào cả hố bom giả để đánh lừa , trong khi con đường thật sự được che phủ bởi cây và chạy vòng qua các hố bom
cảm ơn cụ về thông tin hữu ích
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,729
Động cơ
661,245 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Cám ơn bác~o)~o)~o)~o)~o)~o)~o)~o)~o)~o)~o):bz:bz:bz:bz:bz:bz(*)

đường giả : ở nơi trống trải , cho công binh chuyển cây khô tới để khiến địch tưởng rằng nơi đây vừa bị đánh bom , đào cả hố bom giả để đánh lừa , trong khi con đường thật sự được che phủ bởi cây và chạy vòng qua các hố bom
Còn thêm loại đường ngầm chạy dọc sông nữa cụ ợ. Cái này em mục sở thị và chạy qua chạy lại đường đó suốt mùa mưa 1978. Địa điểm là đường Hồ Chí Minh chạy qua thung lũng A Lưới (đoạn thung lũng A So). Con đường được làm dọc theo bờ của sông A Sáp (sông chạy dọc từ phía Nam ra phía Bắc thung lũng A So sau đó đổ qua Lào. Dọc theo bờ sông, cây đổ ra lúp xúp, đường được làm bằng cách xếp các đá tảng nhỏ lại với nhau, ngập cách mặt nước khoảng 30-50cm. Đường rộng khoảng 3m, có cây che lúp xúp phía trên nên rất khó phát hiện từ trên không. Ngay cả đứng trên bờ sông cũng ko biết có đường xe đi bên dưới. Chứng tích để lại là ven triền sông đầy những hố bom nhưng con đường không hề hấn chi. Bọn em đóng quân ở đó vào mùa mưa nhưng chỉ khi mưa, lũ mới tắc đường. Còn tạnh mưa 1 ngày, hết lũ là đã đi lại bình thường. Xe tụi em từ Uaz, đến Gaz, Zil 157 đều sử dụng đường này để lội ra lội vào từ nơi đóng quân (sân bay A So) đến đường HCM hiện nay cỡ khoảng 5km.

Đã gần 38 năm em không quay lại chỗ đó nên bây giờ không biết có còn không.
 

Xeđịahình

Xe container
Biển số
OF-2426
Ngày cấp bằng
18/11/06
Số km
5,846
Động cơ
622,087 Mã lực
Website
fr.pg.photos.yahoo.com
đá mà xếp để làm đường và khó phát hiện được từ trên không thì chắc người ta phải làm sao cho đá bớt màu trắng cụ nhể? Chứ màu đá cứ nhơn nhởn ra thì thằng địch nó phát hiện ra mất???~:>~:>~:>=:)=:)=:)

Còn thêm loại đường ngầm chạy dọc sông nữa cụ ợ. Cái này em mục sở thị và chạy qua chạy lại đường đó suốt mùa mưa 1978. Địa điểm lws à đường Hồ Chí Minh chạy qua thung lũng A Lưới (đoạn thung lũng A So). Con đường được làm dọc theo bờ của sông A Sáp (sông chạy dọc từ phía Nam ra phía Bắc thung lũng A So sau đó đổ qua Lào. Dọc theo bờ sông, cây đổ ra lúp xúp, đường được làm bằng cách xếp các đá tảng nhỏ lại với nhau, ngập cách mặt nước khoảng 30-50cm. Đường rộng khoảng 3m, có cây che lúp xúp phía trên nên rất khó phát hiện từ trên không. Ngay cả đứng trên bờ sông cũng ko biết có đường xe đi bên dưới. Chứng tích để lại là ven triền sông đầy những hố bom nhưng con đường không hề hấn chi. Bọn em đóng quân ở đó vào mùa mưa nhưng chỉ khi mưa, lũ mới tắc đường. Còn tạnh mưa 1 ngày, hết lũ là đã đi lại bình thường. Xe tụi em từ Uaz, đến Gaz, Zil 157 đều sử dụng đường này để lội ra lội vào từ nơi đóng quân (sân bay A So) đến đường HCM hiện nay cỡ khoảng 5km.

Đã gần 38 năm em không quay lại chỗ đó nên bây giờ không biết có còn không.
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,729
Động cơ
661,245 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
đá mà xếp để làm đường và khó phát hiện được từ trên không thì chắc người ta phải làm sao cho đá bớt màu trắng cụ nhể? Chứ màu đá cứ nhơn nhởn ra thì thằng địch nó phát hiện ra mất???~:>~:>~:>=:)=:)=:)
Đá núi thuộc dải miền Trung là đá xanh đen cụ ợ. Đá được chẻ sơ thành lát mỏng (tất nhiên không vuông vức được như đá chẻ làm gạch). Xếp lớp nghiêng như ngói nên nền rất chắc. Tụi em đi dép lốp lội bộ vẫn không bị vấp té ngã...
 

Xeđịahình

Xe container
Biển số
OF-2426
Ngày cấp bằng
18/11/06
Số km
5,846
Động cơ
622,087 Mã lực
Website
fr.pg.photos.yahoo.com
vote cụ nhá
Đá núi thuộc dải miền Trung là đá xanh đen cụ ợ. Đá được chẻ sơ thành lát mỏng (tất nhiên không vuông vức được như đá chẻ làm gạch). Xếp lớp nghiêng như ngói nên nền rất chắc. Tụi em đi dép lốp lội bộ vẫn không bị vấp té ngã...
 

ngotiteo

Xe điện
Biển số
OF-123598
Ngày cấp bằng
9/12/11
Số km
4,134
Động cơ
412,540 Mã lực
Nơi ở
1000 Road
Thời đấy em còn nhỏ, chỉ hóng hớt được 2 loại cầu:
- Cầu phao: là những cái phao lắp dãn cách (thay trụ cầu), giữa 2 phao gác đà thép, lát gỗ thành cầu (cầu này ko phải là cầu phao chuyên dụng của Công binh như các cụ thấy). Ngoài các phao đóng như xi phông, phao còn làm bằng thùng xăng, thùng đựng tên lửa, thậm chí là bè nứa kết lại.... Các cụ nhà mình sáng tạo vô cùng, cứ cái gì nổi là làm phao được tuốt. :))
Cầu phao đương nhiên tháo ra lắp vào được. Tối lắp vào, đến giờ cao điểm (máy bay Mỹ vào đánh theo đợt) thì tháo ra, kéo đi dấu mỗi nơi 1 khúc ở những lạch sông nhỏ, được ngụy trang...
- Loại cầu cố định. Bị đánh chìm xuống sông rồi thì để nguyên vậy, gia cố làm cầu thứ 2 chồng lên cầu bị sập, mặt ván có thể nổi trên mặt sông hoặc chìm 1 tý (thành đường ngầm). Các ván phía trên có thể tháo rời cất dấu. Pilot nhìn chỉ thấy xác cầu cũ nên ko oánh bồi làm gì.

Còn mấy loại ngầm thay cầu, phà thay cầu.... cũng được dùng hết.
Chiến tranh ác liệt nhưng ko phải oánh nhau 24/24. Vẫn có nhiều thời gian máy bay không bay vào nên đây là lúc cánh giao thông nhà mình hoạt động.

Ngay cả thời nay, phe US Nga mạnh thế mà xe của IS vẫn chạy lông nhông là các cụ đủ biết chiến sự ko thể liên tục trong ngày.
thì tướng tá nó cũng phải nghỉ chứ cụ nhể, oánh mãi người mệt bắn nhầm thì sao :D
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,729
Động cơ
661,245 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Trước em đọc báo thì công binh làm được loại cầu này, có cả ảnh chụp. Chỉ có điều thông tin ít ỏi quá và không có sách vở nào nói về chuyện này nữa. Có thể các cụ muốn giữ bí mật chăng?
Không biết đây có phải loại cầu mà cụ cần giữ bí mật không? :))

 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
23,116
Động cơ
397,089 Mã lực
Không biết đây có phải loại cầu mà cụ cần giữ bí mật không? :))

Em tìm cụ nào góp vốn với em làm vài cái như thế này cho khách du lịch lái xe qua. Mình để chế độ là nếu xe lăn xuống thì ca bin sẽ tự động rời ra và treo lơ lửng để tài xế không sao. Mỗi ông muốn thử cảm giác mạnh như thế này xin mời cốp ra 100 ô ba má.
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,729
Động cơ
661,245 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Em tìm cụ nào góp vốn với em làm vài cái như thế này cho khách du lịch lái xe qua. Mình để chế độ là nếu xe lăn xuống thì ca bin sẽ tự động rời ra và treo lơ lửng để tài xế không sao. Mỗi ông muốn thử cảm giác mạnh như thế này xin mời cốp ra 100 ô ba má.
Đưa vào chương trình thi VOC 2017 hợp lý hơn cụ. :))
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,906
Động cơ
605,410 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Em lại nghĩ đây là cái cầu khúc Tam Điệp ,Ninh Bình chi đó mà em đã nói ở trên.
Sau khi ngắm nghía thì em cho rằng đây là cầu Khuất (khúc như bác nói) ở Gia viễn —Ninh bình.
Xe có hàng đi qua cầu phao bên dưới.

Ngày nay nó còn lại cái mố cầu
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top