Ho chịu xếp hàng chờ đến lượt mình thì họ là người có văn hóa chứ.
Văn hoá xếp hàng thì có, nhưng thanh lịch trong ẩm thực thì có thể không còn ợ.
Thớt kụ chủ có thể có tí liên quan tới băn khoăn của những người "đi tìm lại sự thanh lịch" nêu trong bài báo này chăng?
Hành trình tìm lại "người Tràng An" thanh lịch
(Dân trí) - Ông bà ta xưa nói: "Lời chào cao hơn mâm cỗ", thế mà giờ đây vì miếng ăn, người HN có thể chịu ‘nhục’ được thế này sao???” - Nguyễn Hoàng:
hoangem_itcm@yahoo.com.vn nêu câu hỏi xuất hiện nhiều trong hàng ngàn phản hồi của bạn đọc về tình trạng “bún mắng”,”cháo chửi”… ở Hà Nội.
>> “Bún mắng, cháo chửi” đang ngày càng phổ biến ở Hà Nội
“Đặc sản” danh bất hư truyền
Rất nhiều ý kiến cùng chung quan điểm với Đại biểu Quốc Hội Bùi Thị An rằng: Những hiện tượng không lành mạnh trong kinh doanh như báo chí phản ánh đang ngày càng phổ biến ở Hà Nội. Chính điều này đang làm mất đi nét văn hóa đặc trưng của mảnh đất nghìn năm văn hiến...
“Tôi xa Hà Nội 40 năm, nhớ HN nên luôn đọc và xem về HN qua các phương tiện thông tin đại chúng, rồi qua bạn bè đã về thăm HN. Trời ơi, trong con mắt người phương xa...nghe họ nói mà tôi thấy nhục và đau xót. Sao không ít người HN buôn bán, phục vụ... vừa hung hăng vừa thiếu tôn trọng, sẵn sàng chửi tục, to tiếng để ép người mua thế? Rồi còn bạn bè làm ăn mà cũng lừa lọc trắng trợn?... Chính quyền HN nên chấn chỉnh lại cái gọi là đạo đức "người Tràng An" ngay….” – Nguyễn Minh Hằng:
minhhang@yahoo.com
“Ăn uống là 1 nghệ thuật , nhưng xem những hình ảnh trên mình thấy rất bất bình. Khách hàng nên loại bỏ những cửa hàng hành xử thiếu văn hóa như thế. Tôi nghĩ, vào những quán như thế dù có ăn '' nem rồng chả phượng'' tôi cũng chẳng thèm!” – Bảo Nam:
lienket99@gmail.com
“Nói chung là chuyện bình thường như cơm bữa ở HN, không có gì lạ cả, giờ mới nói không có gì mới mẻ. Có điều nếu so sánh với TPHCM thì HN còn thua xa. Thật đáng buồn cho một người HN phải nói lên điều này!” - Hoàng Võ Hiệp:
hiepkdtanviet@gmail.com
“Mình sống ở HN và thấy thực trạng này xảy ra rất nhiều. Nhận thức của nhiều người bán hàng và cả mua hàng còn rất hạn chế. Nhiều khi lên chợ Đồng Xuân, hồ Hoàn Kiếm vào dịp cuối tuần thấy cảnh bán hàng chửi khách, nhất là khách Tây như cơm bữa. Hầu như lần nào cũng thấy, cũng buồn!!! Đến chút văn hóa tối thiểu cũng không có. Mong rằng trong thời gian không xa khi trình độ nhận thức của ta cao hơn, sẽ bớt dần được những thói hư tật xấu, những cử chỉ không đẹp, thiếu ý thức văn hóa thế này!” - Nguyen Xuan Loc:
nguyenxuanloc63@gmail.com
“Qua những chuyện trên, tôi xin có mấy điều “khen” người HN:
1/. (Có lẽ) không đâu dễ tính như người HN. Thời buổi này mà còn cảnh xếp mua bán như thời bao cấp !!!???
2/, (Có lẽ) không ai chịu nhịn, chịu nhục hơn người HN. Mua hàng bị chưởi mắng nhưng vẫn cắn răng mà mua !!!??? Giỏi thật.
3/. (Có lẽ) không nơi nào trên đất nước VN có những món ăn độc đáo như HN: Phở chưởi, Bún mắng … bây giờ thêm có thêm bánh trung thu cằn nhằn, gắt gỏng…!!!???
4/. (Có lẽ) không nơi nào có cảnh buôn bán như Hà Nội: không cần mời, không tiếp thị, không quảng cáo, không thứ phẩm, không phế phẩm, không tồn kho, không có date, không dám chê, không trả giá, không mua quá số lượng, không cần ai phục vụ…
5/. Ông bà mình có những câu: Một miếng giữa làng bằng 1 sàng xó bếp. Ăn xem nồi, ngồi xem hướng. Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng… Không biết câu nào đúng trong hoàn cảnh này. Mong các nhà thông thái, các đấng học giả, các vị trí thức, các ngài học rộng cho thêm ý kiến. Xin cảm ơn!” - Cuu Binh:
cubin2003@gmail.com
Ngược mọi thời đại
Nhận xét trên của Narusasu:
ngunhuheo_trau_bo@yahoo.com có thể coi là tóm tắt chung cho cách nhìn của người dân cả nước với những điều từ lâu đã trở thành nghịch lý không thể lý giải nổi, mà đáng tiếc thay lại bị gắn với Thủ đô, với người Hà Nội từ xa xưa vẫn được ngợi ca: Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An…
Mà cũng chẳng cần so sánh đâu cho xa, ngay với những vùng miền khác thôi, HN xưa và nay trong mắt nhiều người dân VN đã khác nhau nhiều lắm lắm:
“Trong TPHCM cũng chờ... nhưng phục vụ nói chuyện nghe mát ruột lắm. Anh chị ráng chờ chút xíu, có chỗ em sắp xếp liền. Chờ gần 1h mới có chỗ vào trong quán ăn trong ngày Chay ngồi. Phục vụ gửi menu và xin lỗi vì phải để mình chờ đợi. Thấy dù có đông và thiếu sót, nhưng văn hóa một quán, một nhà hàng là yếu tố quan trọng nhất. À mà dạo này có mấy anh chị đàng ngoài vào bán hàng cũng quát quát y sỳ vậy. Ớn, mình thấy người nói giọng Bắc là… sợ lắm, vì thấy người ta hung hăng dữ tợn quá! Mình đi miền Tây thấy dân ở đó thiệt thà, chất phát, thương ghê! Từ bỏ ý định ra HN chơi, nghe bạn bè nói ra đó quán nào cũng do ‘Gilet tài trợ’ hết.... cắt đứt cổ!” - Quyen Nguyen:
ntlequyen@yahoo.com.vn
“Lâu rồi không đi HN nên cũng quên mất cảnh xếp hàng khi ăn phở Bát Đàn...Ở nước ngoài nhà hàng dành cả hàng ghế cho khách ngồi đợi, ngay cả trong TPHCM cũng chẳng có kiểu làm ăn tệ như kiểu kinh doanh đó của HN đâu... Để vậy thật không xứng danh Thủ đô chút nào!!!” - Daniel Vu:
Vudang0115@gmail.com
“HN là Thủ đô, là trung tâm văn hóa của cả nước. Nhưng xem ra nhiều người HN lại thiếu văn hóa ứng xử, coi nặng miếng ăn hơn danh dự? Những người bán quán kiểu này mà vào Gia Lai kinh doanh thì sập tiệm sớm, vì người dân Gia Lai mặc dù là vùng cao, vùng sâu nhưng không bao giờ chấp nhận kiểu hành xử… không thấy văn hóa đâu như vậy” - nick Ăn mày có văn hóa:
anmay2006@yahoo.com
“HN là Thủ đô của đất nước, nhưng có lẽ HN nên học nhiều hơn nữa từ Đà Nẵng. Mà nói chung là tất cả mọi mặt phải học tập nhiều ở Đà Nẵng thì mới xứng tầm là Thủ đô. Điều này chắc tất cả đều đồng ý khi biết về ĐN. Tôi lo cứ để tình trạng HN bị chê bai như vậy thì cần xem lại xem có xứng đáng với danh hiệu Thành phố Hòa Bình không?” - Võ Dũng:
ducdung.acct@yahoo.com.vn
“Tôi là người Bắc "nòi", nhưng đã sinh sống tại Nha Trang hơn 20 năm nay. Tôi rất hiểu tính cách, tâm lý người Bắc nói chung và người sống ở HN nói riêng. Người Bắc nói chung cho đến nay vẫn rất coi trọng cái ăn, không coi trọng hình thức. Điều này cũng dễ hiểu, vì cái khổ, cái thèm cho đến nay nó vẫn hằn in trong tâm khảm nhiều thế hệ, mặc dù hiện nay chúng ta không thiếu thốn như trước. Họ coi được ăn miếng ăn ngon là điều hạnh phúc kể cả nếu bị mắng chửi, hơn là ăn miếng không ngon lắm mà được phục vụ nhiệt tình. Sau bao năm xa quê, lâu lâu trở về, đi nhậu cùng bạn bè ngoài Bắc, tôi vẫn thấy thái độ phụ vụ của họ không khác gì cách đây 20 năm…. Theo tôi nghĩ có lẽ…100 năm nữa người bán hàng và người tiêu dùng ngoài Bắc mình vẫn vậy!” - Nguyễn Hoạt:
hoatbatdua@gmail.com
Dù có cố biện minh thế nào thì cách ứng xử và cả kinh doanh “ngược mọi thời đại” như thế chắc chắn rồi cũng sẽ bị xã hội đào thải, như Nguyen Thuan
thuanminhchau@gmail.com cảnh báo:
“Trong kinh doanh, những chỗ bán hàng kiểu như thế này mà vẫn đông khách gọi là ‘hội chứng đông người’. Nhưng về mặt văn hóa kinh doanh thì cách phục vụ này hoàn toàn không ổn. Chủ cửa hàng phải luôn luôn nhớ rằng khách hàng là người trả lương cho mình. Nếu sau mấy năm nữa nhận thức của người tiêu dùng được nâng cao, các cửa hàng này phải học lại cách bán hàng thì may ra mới tồn tại được!”
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về HN.... Nhưng hành trình tìm lại "người Tràng An" thanh lịch xem ra còn dài dài..
http://dantri.com.vn/dien-dan/hanh-trinh-tim-lai-nguoi-trang-an-thanh-lich-781529.htm