[ATGT] Văn Hóa Giao Thông Sao Phải Đi Tìm? Là Đây Chứ Đâu?

kdrongviet

Xe tăng
Biển số
OF-18661
Ngày cấp bằng
16/7/08
Số km
1,098
Động cơ
513,540 Mã lực
Nơi ở
Khương Đình - Thanh Xuân - Hà Nội
Website
thuymocgroup.com

cuongduyS5568

Xe container
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-80455
Ngày cấp bằng
17/12/10
Số km
5,942
Động cơ
467,928 Mã lực
Nơi ở
Kính Mắt Hoàng Cương 0915653898
Không còi thì nó cứ tạt vào đầu mềnh thì làm thế nào hả cụ? :D
Thì ta lại bóp còi:))

Cụ phải luyện đi, về nhà bị Vợ mắng còn ức chế hơn nhiều, còi xe ăn thua gì :21:
Chuẩn, cả buổi tối bị nghe lu la còn chịu được huống hồ mấy cái tin tin vui tai:))

Magic flame: "Người văn minh không bóp còi inh ỏi". Em thấy cũng hay
Em cũng thấy hay:)
 

buonchan79

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-74859
Ngày cấp bằng
7/10/10
Số km
2,273
Động cơ
443,272 Mã lực
Nơi ở
quay 360 độ chỗ nào cũng thấy quán bia
em ra đường ghét nhất là mấy người điên + điếc suốt ngày dí còi inh ỏi liên tục. Nhiều khi đi làm về, tâm trạng mệt mỏi, nghe tiếng còi xe inh ỏi càng ức chế chỉ muốn bem nhau. Ức nhất là mấy cụ/mợ tầm trung tuổi, đi lúc nào cũng lừ đừ ở giữa đường, cứ đi 10m là còi bất kể đường như thế nào, or người đi đằng trước có để ý hay không? em ít tuổi nên không dám nói họ vì sợ thất lễ, nhưng ức chế lắm ợ
Ức chế vãi....luyện...:-B
 

236ac

Xe đạp
Biển số
OF-190
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
36
Động cơ
581,260 Mã lực
Bác nào mà nhân rộng văn hoá còi thì không lo về tài chính đâu. 10k cho một dòng chữ, chính tay em đi mua về.
 

BMWHOLIDAY

Xe buýt
Biển số
OF-10307
Ngày cấp bằng
28/9/07
Số km
508
Động cơ
538,330 Mã lực
Cụ nào có nhu cầu liên hệ với cụ chủ xe để lấy mẫu sticker thì liên lạc với em nhé, em giới thiệu kiếm tý hihi
 

nhareason

Xe container
Biển số
OF-11303
Ngày cấp bằng
29/10/07
Số km
5,343
Động cơ
583,020 Mã lực
Nơi ở
SorTuc - GĐ Hội.
Website
www.facebook.com
Bác nào mà nhân rộng văn hoá còi thì không lo về tài chính đâu. 10k cho một dòng chữ, chính tay em đi mua về.
Hệ hệ, ông bạn mình đây òi, sáng nay nhận đc thư mà mãi ko nghĩ ra là ở bài nào :))
 

kdrongviet

Xe tăng
Biển số
OF-18661
Ngày cấp bằng
16/7/08
Số km
1,098
Động cơ
513,540 Mã lực
Nơi ở
Khương Đình - Thanh Xuân - Hà Nội
Website
thuymocgroup.com
Bác nào mà nhân rộng văn hoá còi thì không lo về tài chính đâu. 10k cho một dòng chữ, chính tay em đi mua về.
Em cũng dự như vầy ợ, vấn đề là chính người lái xe không muốn dán mấy cái đó, vì dán vào mà "nhỡ" thì ê mẹt lém, hơn nữa cho ai mượn xe mà đồng chí đó đi không như mềnh thì..... X_X dư em có bao giờ dám gắn cái no go của OF vào ..mông đâu? cho dù cũng muốn lắm, dưng sợ bị cờ hụp quả nào đó thì biết ăn nói ra sao với các cụ mợ đây ợ? :D
 

simoni

Xe máy
Biển số
OF-58349
Ngày cấp bằng
5/3/10
Số km
50
Động cơ
444,990 Mã lực
Tuổi
41
để em học tập, nhưng phải cho font chữ khác cho điệu :))
 

kieninlove

Xe tăng
Biển số
OF-5186
Ngày cấp bằng
6/6/07
Số km
1,268
Động cơ
556,290 Mã lực
Nhà em mà đậu xe chỗ nào lạ cũng để số điện thoại rõ to lên kính lái... có gì là họ gọi ra ngay ....
 

thangktvta

Xe tăng
Biển số
OF-42628
Ngày cấp bằng
7/8/09
Số km
1,331
Động cơ
478,080 Mã lực
Nhà cháu hay xuống chỗ nhà bà chị ở Phố Huế, nhà sau trong ngõ nhỏ, phải dựng 2b chân cầu thang, để xe ở dưới rồi lên nhà cứ ngại, mấy lần định viết số alo để lại mà chả có giấy - bút :))!
 

sidecar_ox

Xe tải
Biển số
OF-68487
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
209
Động cơ
432,851 Mã lực
Rất tốt bác ạ. Hôm vừa rồi em đang vội đến lúc lấy xe thì thôi rồi, không biết gọi lái xe đâu nữa, cứ đứng đấy nửa khóc nửa mếu
 

236ac

Xe đạp
Biển số
OF-190
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
36
Động cơ
581,260 Mã lực
Văn hóa còi

KÍNH CÁC BÁC BÀI VIẾT: VĂN HÓA CÒI. BÀI NÀY EM " THUÊ" ANH BẠN THÂN VIẾT VÀ ĐÃ ĐƯỢC ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ Ô TÔ XE MÁY
Văn hóa còi. (Ở Việt Nam ta, còi được dùng để làm gì?)

Hồi ở nước ngoài nhà em cũng cố mua lấy cái xe để tiện cho công việc, vả lại giá xe cũng khá rẻ, chỉ cần 1-2k US$ là có thể mua được cái xe cu cũ, vậy chỉ còn phải đi thi lấy cái bằng lái nữa thôi là có thể lượn lờ được rồi. Đi thi lớ ngớ thế nào lại vớ được câu về còi. Quá ngon, chẳng cần học cũng biết. Ở Việt Nam em lại chả bấm còi đến vẹt cả tay ra à.
* Ê chíp, muốn vượt cái xe kia thì mày làm thế nào?
* Tao còi xin đường rồi vượt thôi.
Thế thì mày trượt, em gái ạ. Muốn vượt mày phải xi-nhan để báo hiệu cho xe sau và xin phép xe trước. Nếu nó cho phép thì nó sẽ dạt ra cho mày vượt, nếu không thì buồn ơi chào mi, đợi ra đường lớn chuyển làn rồi vượt em nhé.
Ở đây còi chỉ được dùng trong những trường hợp sau:
+ Cảnh báo nguy hiểm.
+ Chào mừng sự kiện nào đó, như đội tuyển Việt Nam của mày lọt vào World Cup chẳng hạn.
+ Chửi thằng nào đó nếu mày đủ bản lĩnh và có sẵn mật gấu ở nhà.
Xét một cách toàn diện thì khi đi thi gặp câu nào nó hỏi có còi hay không? Mày cứ không mà dện. Chắc chắn đúng.
Nhỏ nhẻ cười duyên để nịnh nọt cho qua chứ thực lòng nhà em ấm ức lắm. Về nhà mới thấy ở ta còi có rất nhiều công dụng và được sử dụng một cách rất phong phú chứ đâu có lạc hậu như ở “bển”. Này nhé:
• Khoe xe đẹp
Nhịp sống hối hả, ai nấy tất bật lưu thông trên đường, bỗng “Pang! Pang!”, mọi người nháo nhào dạt vào lề đường như lũ còng thấy động. Chẳng thấy cứu thương, cứu hỏa, hay phái đoàn… chi chi khẩn cấp gì cả, chỉ thấy nhõn cụ “cóc” đang “chễm trệ” trên một con xe “xịn” lừ lừ tiến đến. Tay phải cụ cầm lái, tay trái cụ ngoe ngẩy điếu thuốc trên thành xe, mặt cụ thả diều và nghiêm trọng như đang nghĩ đến giá gạo của bà con vùng lũ.
Các bác có xe đẹp này rất hay đi vào những phố trung tâm, mà có khi đi đâu bác ấy cũng chẳng cần biết miễn là đi thật… chậm, thật… thật chậm cốt cho mọi người xem xe và ngắm… các bác ấy. Đặc điểm chung về còi xe của các bác là “gây ấn tượng”, nghĩa là phải to, thậm chí rống lên càng tốt, nếu không thì phải dài, ăng ẳng càng hay… miễn sao để mọi người quay lại ngó nghiêng và phải nhìn thấy bác ấy đang... đi xe đẹp. Bấm nhiều mỏi tay thì bác bật nhạc, nhất là các bác có oto mui trần, xe độc – nhạc cũng không thể bình thường, phải là nhạc dance, phải đấm bịch bịch, đạp thình thình vào ngực người đi đường mới thôi. Nếu đang đi trên đường mà nghe văng vẳng, rõ dần… rồi rầm rầm “Ai lắc bi, lắc bi hoài” (I lucky lucky… I ) thì 100% là các bác này.
• Tự tin hơn
Cũng còi mọi lúc, mọi nơi thậm chí ở những thời điểm bất ngờ, những tình huống không tưởng là các chị già hay bà cô trẻ với đặc điểm chung là bằng lái của các chị thường được mua hoặc nhờ người khác thi hộ. Cho nên tay lái các chị yếu, các chị thiếu tự tin… thế là các chị… còi. Đường đông các chị run, còi. Đường vắng các chị cô đơn, còi. Có chị vừa đi, vừa cười và vừa còi. Có chị đường thông, hè thoáng, xe bon bon, nghĩa là chả có vấn đề gì cũng cứ còi cho nó… yên tâm. Nói chung khi nghe thấy tiếng còi bí hiểm của các chị thì bà con nên tự nguyện tránh xa cho nó lành, chứ đợi các chị ấy tránh thì e rằng sẽ có lúc phải ngồi đếm răng trong hối hận ở bệnh viện.
• Chứng tỏ mình là người quan trọng
Những người quan trọng này chúng ta dễ dàng gặp ở các ngã tư, ngã năm khi có đèn đỏ. 10 giây nữa đèn mới xanh còn người quan trọng thì cách lằn ranh giới dễ có đến 20m, nhưng mà cứ còi, còi dai dẳng, còi liên tục… còi thúc vào *** những người đứng trước. Còi vì sợ những người khác mù màu. Còi vì chứng tỏ ta vội lắm đây, ta cần phải đến dự hội nghị APEC ngay bây giờ. Hay chỉ cần các bác ấy chậm 10s thôi là nền kinh tế thế giới sẽ sụp đổ. Yên tâm đi, theo thống kê không chính thức thì 90% những người quan trọng này vội đi… uống bia.
• Nghiện
Thành phần chính của dân nghiện còi là các cậu choai choai với đặc điểm chung là coi xe với còi là một. Không dính vào thì thôi chứ động vào xe là phải bấm còi. Dắt xe ra khỏi nhà là còi. Lên xe, còi. Nổ máy, còi. Chào người quen, còi. Chửi người lạ, còi. Xin đường, còi. Không kịp vượt đèn vàng, còi. Đua xe, còi. Chạy lòng vòng, còi. Đèo người yêu đi chơi, còi mà đèo bà nội đi lễ cũng còi... Tất tật đều phải bấm còi. Ðứa cháu đưa nhà em đi chơi, đang đi ngon trớn thì nó bấm còi inh ỏi khiến em sợ rúm người. Hỏi có gì đâu mà còi, nó nhe răng: Bấm mãi quen tay. Không bấm tay chẳng biết làm gì. Vả lại còi liên hồi và thằng nào cũng còi nên có thằng nào nhường thằng nào đâu. Rồi nó kết luận: “Luật đi đường là còi. Còi thằng nào to thằng ấy thắng. Xe không còi thì đừng nghĩ đến chuyện ra đường”.
• Sành điệu
Sành điệu không còi nhiều như nghiện nhưng còi khủng bố và điên loạn hơn. Thành phần của quân khủng bố sành điệu này thì ngoài quân chính qui - ô tô, quân địa phương - xe máy còn có cả dân quân, du kích là các chiến sĩ xe đạp. Chỉ cần bỏ ra khoảng 1 triệu đồng là sành điệu có thể cho thiên hạ thấy mình khác người và điên đến mức nào. Xe máy lắp còi hơi ô tô ư? Chuyện nhỏ. Còi xe của sành điệu còn có thể là tiếng hú của xe cứu thương, xe cảnh sát, tiếng chó sủa, mèo kêu, bò rống, tiếng réo của lợn đang cơn động cỡn, hay thậm chí là tiếng rên khóc, tiếng hú hét, tiếng cười rùng rợn…Mà đấy mới chỉ là còi âm thanh đơn dành cho sành điệu nửa mùa thôi, chứ dân chơi bây giờ còi phải là âm thanh hỗn hợp, âm thanh đa phương tiện cơ. Các dân chơi “xịn” này mà kết nhóm với nhau, cùng nổi hứng yêu âm nhạc lên thì… “Thôi rồi Lượm ơi. Chú đồng chí nhỏ. Một dòng máu tươi”. Máu đây là máu chảy ra từ tai người đi đường.
• Và… còn nhiều.
Ôi thôi là còi. Còi cướp đường của các bác taxi. Các bác vừa còi vừa đi, không, phải là vừa phi mới đúng. Công an chặn lại bác cũng phi, công an phải đu toòng teng trên mui xe bác vẫn cứ vừa phi vừa còi. Hay còi mồm, còi tay của các bác xe khách liên tỉnh. Vân vân và vân vân.
Thành phố nào mà không có tiếng ồn, mà chả có tiếng còi. Có những tiếng còi thật thân thương, thật bịn dịn như tiếng còi tàu ở ga Hà Nôi, nó báo hiệu giờ chia ly sắp đến, nhưng cũng báo hiệu cho những cuộc hội ngộ sẽ diễn ra ở đâu đó trong một vài giờ nữa trên suốt chiều dài đất nước. Có tiếng còi đã đi vào lịch sử như tiếng còi trên nóc Nhà hát Lớn. Trong mưa bom bão đạn của trận Điện Biên Phủ trên không, tiếng còi vẫn vang xa, bao bọc, che chở và rồi trở thành biểu tượng cho một Hà Nội anh hùng và chiến thắng.
Nhưng ở Hà Nội, giờ đây tiếng còi đang được phổ cập hóa, được dùng vô tôi vạ, mọi lúc mọi nơi, nằm ngoài luật giao thông và nhiều khi chúng hoàn toàn vô ích nếu không muốn nói là phản tác dụng. Hà Nội đang trên đường trở thành một vương quốc còi xe với phương châm “còi xe là vũ khí” mở đường và đi cùng với nó là nỗi thống khổ, phiền toái của hàng triệu học sinh, sinh viên, người già, bệnh nhân… tất nhiên cả bạn và tôi, những người hay bấm còi vì sự căng thẳng không ngừng nghỉ mà nó gây ra trên khắp các nẻo đường Hà Nội.
 

buonchan79

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-74859
Ngày cấp bằng
7/10/10
Số km
2,273
Động cơ
443,272 Mã lực
Nơi ở
quay 360 độ chỗ nào cũng thấy quán bia
KÍNH CÁC BÁC BÀI VIẾT: VĂN HÓA CÒI. BÀI NÀY EM " THUÊ" ANH BẠN THÂN VIẾT VÀ ĐÃ ĐƯỢC ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ Ô TÔ XE MÁY
Văn hóa còi. (Ở Việt Nam ta, còi được dùng để làm gì?)

Hồi ở nước ngoài nhà em cũng cố mua lấy cái xe để tiện cho công việc, vả lại giá xe cũng khá rẻ, chỉ cần 1-2k US$ là có thể mua được cái xe cu cũ, vậy chỉ còn phải đi thi lấy cái bằng lái nữa thôi là có thể lượn lờ được rồi. Đi thi lớ ngớ thế nào lại vớ được câu về còi. Quá ngon, chẳng cần học cũng biết. Ở Việt Nam em lại chả bấm còi đến vẹt cả tay ra à.
* Ê chíp, muốn vượt cái xe kia thì mày làm thế nào?
* Tao còi xin đường rồi vượt thôi.
Thế thì mày trượt, em gái ạ. Muốn vượt mày phải xi-nhan để báo hiệu cho xe sau và xin phép xe trước. Nếu nó cho phép thì nó sẽ dạt ra cho mày vượt, nếu không thì buồn ơi chào mi, đợi ra đường lớn chuyển làn rồi vượt em nhé.
Ở đây còi chỉ được dùng trong những trường hợp sau:
+ Cảnh báo nguy hiểm.
+ Chào mừng sự kiện nào đó, như đội tuyển Việt Nam của mày lọt vào World Cup chẳng hạn.
+ Chửi thằng nào đó nếu mày đủ bản lĩnh và có sẵn mật gấu ở nhà.
Xét một cách toàn diện thì khi đi thi gặp câu nào nó hỏi có còi hay không? Mày cứ không mà dện. Chắc chắn đúng.
Nhỏ nhẻ cười duyên để nịnh nọt cho qua chứ thực lòng nhà em ấm ức lắm. Về nhà mới thấy ở ta còi có rất nhiều công dụng và được sử dụng một cách rất phong phú chứ đâu có lạc hậu như ở “bển”. Này nhé:
• Khoe xe đẹp
Nhịp sống hối hả, ai nấy tất bật lưu thông trên đường, bỗng “Pang! Pang!”, mọi người nháo nhào dạt vào lề đường như lũ còng thấy động. Chẳng thấy cứu thương, cứu hỏa, hay phái đoàn… chi chi khẩn cấp gì cả, chỉ thấy nhõn cụ “cóc” đang “chễm trệ” trên một con xe “xịn” lừ lừ tiến đến. Tay phải cụ cầm lái, tay trái cụ ngoe ngẩy điếu thuốc trên thành xe, mặt cụ thả diều và nghiêm trọng như đang nghĩ đến giá gạo của bà con vùng lũ.
Các bác có xe đẹp này rất hay đi vào những phố trung tâm, mà có khi đi đâu bác ấy cũng chẳng cần biết miễn là đi thật… chậm, thật… thật chậm cốt cho mọi người xem xe và ngắm… các bác ấy. Đặc điểm chung về còi xe của các bác là “gây ấn tượng”, nghĩa là phải to, thậm chí rống lên càng tốt, nếu không thì phải dài, ăng ẳng càng hay… miễn sao để mọi người quay lại ngó nghiêng và phải nhìn thấy bác ấy đang... đi xe đẹp. Bấm nhiều mỏi tay thì bác bật nhạc, nhất là các bác có oto mui trần, xe độc – nhạc cũng không thể bình thường, phải là nhạc dance, phải đấm bịch bịch, đạp thình thình vào ngực người đi đường mới thôi. Nếu đang đi trên đường mà nghe văng vẳng, rõ dần… rồi rầm rầm “Ai lắc bi, lắc bi hoài” (I lucky lucky… I ) thì 100% là các bác này.
• Tự tin hơn
Cũng còi mọi lúc, mọi nơi thậm chí ở những thời điểm bất ngờ, những tình huống không tưởng là các chị già hay bà cô trẻ với đặc điểm chung là bằng lái của các chị thường được mua hoặc nhờ người khác thi hộ. Cho nên tay lái các chị yếu, các chị thiếu tự tin… thế là các chị… còi. Đường đông các chị run, còi. Đường vắng các chị cô đơn, còi. Có chị vừa đi, vừa cười và vừa còi. Có chị đường thông, hè thoáng, xe bon bon, nghĩa là chả có vấn đề gì cũng cứ còi cho nó… yên tâm. Nói chung khi nghe thấy tiếng còi bí hiểm của các chị thì bà con nên tự nguyện tránh xa cho nó lành, chứ đợi các chị ấy tránh thì e rằng sẽ có lúc phải ngồi đếm răng trong hối hận ở bệnh viện.
• Chứng tỏ mình là người quan trọng
Những người quan trọng này chúng ta dễ dàng gặp ở các ngã tư, ngã năm khi có đèn đỏ. 10 giây nữa đèn mới xanh còn người quan trọng thì cách lằn ranh giới dễ có đến 20m, nhưng mà cứ còi, còi dai dẳng, còi liên tục… còi thúc vào *** những người đứng trước. Còi vì sợ những người khác mù màu. Còi vì chứng tỏ ta vội lắm đây, ta cần phải đến dự hội nghị APEC ngay bây giờ. Hay chỉ cần các bác ấy chậm 10s thôi là nền kinh tế thế giới sẽ sụp đổ. Yên tâm đi, theo thống kê không chính thức thì 90% những người quan trọng này vội đi… uống bia.
• Nghiện
Thành phần chính của dân nghiện còi là các cậu choai choai với đặc điểm chung là coi xe với còi là một. Không dính vào thì thôi chứ động vào xe là phải bấm còi. Dắt xe ra khỏi nhà là còi. Lên xe, còi. Nổ máy, còi. Chào người quen, còi. Chửi người lạ, còi. Xin đường, còi. Không kịp vượt đèn vàng, còi. Đua xe, còi. Chạy lòng vòng, còi. Đèo người yêu đi chơi, còi mà đèo bà nội đi lễ cũng còi... Tất tật đều phải bấm còi. Ðứa cháu đưa nhà em đi chơi, đang đi ngon trớn thì nó bấm còi inh ỏi khiến em sợ rúm người. Hỏi có gì đâu mà còi, nó nhe răng: Bấm mãi quen tay. Không bấm tay chẳng biết làm gì. Vả lại còi liên hồi và thằng nào cũng còi nên có thằng nào nhường thằng nào đâu. Rồi nó kết luận: “Luật đi đường là còi. Còi thằng nào to thằng ấy thắng. Xe không còi thì đừng nghĩ đến chuyện ra đường”.
• Sành điệu
Sành điệu không còi nhiều như nghiện nhưng còi khủng bố và điên loạn hơn. Thành phần của quân khủng bố sành điệu này thì ngoài quân chính qui - ô tô, quân địa phương - xe máy còn có cả dân quân, du kích là các chiến sĩ xe đạp. Chỉ cần bỏ ra khoảng 1 triệu đồng là sành điệu có thể cho thiên hạ thấy mình khác người và điên đến mức nào. Xe máy lắp còi hơi ô tô ư? Chuyện nhỏ. Còi xe của sành điệu còn có thể là tiếng hú của xe cứu thương, xe cảnh sát, tiếng chó sủa, mèo kêu, bò rống, tiếng réo của lợn đang cơn động cỡn, hay thậm chí là tiếng rên khóc, tiếng hú hét, tiếng cười rùng rợn…Mà đấy mới chỉ là còi âm thanh đơn dành cho sành điệu nửa mùa thôi, chứ dân chơi bây giờ còi phải là âm thanh hỗn hợp, âm thanh đa phương tiện cơ. Các dân chơi “xịn” này mà kết nhóm với nhau, cùng nổi hứng yêu âm nhạc lên thì… “Thôi rồi Lượm ơi. Chú đồng chí nhỏ. Một dòng máu tươi”. Máu đây là máu chảy ra từ tai người đi đường.
• Và… còn nhiều.
Ôi thôi là còi. Còi cướp đường của các bác taxi. Các bác vừa còi vừa đi, không, phải là vừa phi mới đúng. Công an chặn lại bác cũng phi, công an phải đu toòng teng trên mui xe bác vẫn cứ vừa phi vừa còi. Hay còi mồm, còi tay của các bác xe khách liên tỉnh. Vân vân và vân vân.
Thành phố nào mà không có tiếng ồn, mà chả có tiếng còi. Có những tiếng còi thật thân thương, thật bịn dịn như tiếng còi tàu ở ga Hà Nôi, nó báo hiệu giờ chia ly sắp đến, nhưng cũng báo hiệu cho những cuộc hội ngộ sẽ diễn ra ở đâu đó trong một vài giờ nữa trên suốt chiều dài đất nước. Có tiếng còi đã đi vào lịch sử như tiếng còi trên nóc Nhà hát Lớn. Trong mưa bom bão đạn của trận Điện Biên Phủ trên không, tiếng còi vẫn vang xa, bao bọc, che chở và rồi trở thành biểu tượng cho một Hà Nội anh hùng và chiến thắng.
Nhưng ở Hà Nội, giờ đây tiếng còi đang được phổ cập hóa, được dùng vô tôi vạ, mọi lúc mọi nơi, nằm ngoài luật giao thông và nhiều khi chúng hoàn toàn vô ích nếu không muốn nói là phản tác dụng. Hà Nội đang trên đường trở thành một vương quốc còi xe với phương châm “còi xe là vũ khí” mở đường và đi cùng với nó là nỗi thống khổ, phiền toái của hàng triệu học sinh, sinh viên, người già, bệnh nhân… tất nhiên cả bạn và tôi, những người hay bấm còi vì sự căng thẳng không ngừng nghỉ mà nó gây ra trên khắp các nẻo đường Hà Nội.
Honda còn thiết kế CÒI để dễ sử dụng hơn XI-NHAN dấy ạ...sao chúng nó ngu thế
 

kdrongviet

Xe tăng
Biển số
OF-18661
Ngày cấp bằng
16/7/08
Số km
1,098
Động cơ
513,540 Mã lực
Nơi ở
Khương Đình - Thanh Xuân - Hà Nội
Website
thuymocgroup.com
KÍNH CÁC BÁC BÀI VIẾT: VĂN HÓA CÒI. BÀI NÀY EM " THUÊ" ANH BẠN THÂN VIẾT VÀ ĐÃ ĐƯỢC ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ Ô TÔ XE MÁY
Văn hóa còi. (Ở Việt Nam ta, còi được dùng để làm gì?)

Hồi ở nước ngoài nhà em cũng cố mua lấy cái xe để tiện cho công việc, vả lại giá xe cũng khá rẻ, chỉ cần 1-2k US$ là có thể mua được cái xe cu cũ, vậy chỉ còn phải đi thi lấy cái bằng lái nữa thôi là có thể lượn lờ được rồi. Đi thi lớ ngớ thế nào lại vớ được câu về còi. Quá ngon, chẳng cần học cũng biết. Ở Việt Nam em lại chả bấm còi đến vẹt cả tay ra à.
* Ê chíp, muốn vượt cái xe kia thì mày làm thế nào?
* Tao còi xin đường rồi vượt thôi.
Thế thì mày trượt, em gái ạ. Muốn vượt mày phải xi-nhan để báo hiệu cho xe sau và xin phép xe trước. Nếu nó cho phép thì nó sẽ dạt ra cho mày vượt, nếu không thì buồn ơi chào mi, đợi ra đường lớn chuyển làn rồi vượt em nhé.
Ở đây còi chỉ được dùng trong những trường hợp sau:
+ Cảnh báo nguy hiểm.
+ Chào mừng sự kiện nào đó, như đội tuyển Việt Nam của mày lọt vào World Cup chẳng hạn.
+ Chửi thằng nào đó nếu mày đủ bản lĩnh và có sẵn mật gấu ở nhà.
Xét một cách toàn diện thì khi đi thi gặp câu nào nó hỏi có còi hay không? Mày cứ không mà dện. Chắc chắn đúng.
Nhỏ nhẻ cười duyên để nịnh nọt cho qua chứ thực lòng nhà em ấm ức lắm. Về nhà mới thấy ở ta còi có rất nhiều công dụng và được sử dụng một cách rất phong phú chứ đâu có lạc hậu như ở “bển”. Này nhé:
• Khoe xe đẹp
Nhịp sống hối hả, ai nấy tất bật lưu thông trên đường, bỗng “Pang! Pang!”, mọi người nháo nhào dạt vào lề đường như lũ còng thấy động. Chẳng thấy cứu thương, cứu hỏa, hay phái đoàn… chi chi khẩn cấp gì cả, chỉ thấy nhõn cụ “cóc” đang “chễm trệ” trên một con xe “xịn” lừ lừ tiến đến. Tay phải cụ cầm lái, tay trái cụ ngoe ngẩy điếu thuốc trên thành xe, mặt cụ thả diều và nghiêm trọng như đang nghĩ đến giá gạo của bà con vùng lũ.
Các bác có xe đẹp này rất hay đi vào những phố trung tâm, mà có khi đi đâu bác ấy cũng chẳng cần biết miễn là đi thật… chậm, thật… thật chậm cốt cho mọi người xem xe và ngắm… các bác ấy. Đặc điểm chung về còi xe của các bác là “gây ấn tượng”, nghĩa là phải to, thậm chí rống lên càng tốt, nếu không thì phải dài, ăng ẳng càng hay… miễn sao để mọi người quay lại ngó nghiêng và phải nhìn thấy bác ấy đang... đi xe đẹp. Bấm nhiều mỏi tay thì bác bật nhạc, nhất là các bác có oto mui trần, xe độc – nhạc cũng không thể bình thường, phải là nhạc dance, phải đấm bịch bịch, đạp thình thình vào ngực người đi đường mới thôi. Nếu đang đi trên đường mà nghe văng vẳng, rõ dần… rồi rầm rầm “Ai lắc bi, lắc bi hoài” (I lucky lucky… I ) thì 100% là các bác này.
• Tự tin hơn
Cũng còi mọi lúc, mọi nơi thậm chí ở những thời điểm bất ngờ, những tình huống không tưởng là các chị già hay bà cô trẻ với đặc điểm chung là bằng lái của các chị thường được mua hoặc nhờ người khác thi hộ. Cho nên tay lái các chị yếu, các chị thiếu tự tin… thế là các chị… còi. Đường đông các chị run, còi. Đường vắng các chị cô đơn, còi. Có chị vừa đi, vừa cười và vừa còi. Có chị đường thông, hè thoáng, xe bon bon, nghĩa là chả có vấn đề gì cũng cứ còi cho nó… yên tâm. Nói chung khi nghe thấy tiếng còi bí hiểm của các chị thì bà con nên tự nguyện tránh xa cho nó lành, chứ đợi các chị ấy tránh thì e rằng sẽ có lúc phải ngồi đếm răng trong hối hận ở bệnh viện.
• Chứng tỏ mình là người quan trọng
Những người quan trọng này chúng ta dễ dàng gặp ở các ngã tư, ngã năm khi có đèn đỏ. 10 giây nữa đèn mới xanh còn người quan trọng thì cách lằn ranh giới dễ có đến 20m, nhưng mà cứ còi, còi dai dẳng, còi liên tục… còi thúc vào *** những người đứng trước. Còi vì sợ những người khác mù màu. Còi vì chứng tỏ ta vội lắm đây, ta cần phải đến dự hội nghị APEC ngay bây giờ. Hay chỉ cần các bác ấy chậm 10s thôi là nền kinh tế thế giới sẽ sụp đổ. Yên tâm đi, theo thống kê không chính thức thì 90% những người quan trọng này vội đi… uống bia.
• Nghiện
Thành phần chính của dân nghiện còi là các cậu choai choai với đặc điểm chung là coi xe với còi là một. Không dính vào thì thôi chứ động vào xe là phải bấm còi. Dắt xe ra khỏi nhà là còi. Lên xe, còi. Nổ máy, còi. Chào người quen, còi. Chửi người lạ, còi. Xin đường, còi. Không kịp vượt đèn vàng, còi. Đua xe, còi. Chạy lòng vòng, còi. Đèo người yêu đi chơi, còi mà đèo bà nội đi lễ cũng còi... Tất tật đều phải bấm còi. Ðứa cháu đưa nhà em đi chơi, đang đi ngon trớn thì nó bấm còi inh ỏi khiến em sợ rúm người. Hỏi có gì đâu mà còi, nó nhe răng: Bấm mãi quen tay. Không bấm tay chẳng biết làm gì. Vả lại còi liên hồi và thằng nào cũng còi nên có thằng nào nhường thằng nào đâu. Rồi nó kết luận: “Luật đi đường là còi. Còi thằng nào to thằng ấy thắng. Xe không còi thì đừng nghĩ đến chuyện ra đường”.
• Sành điệu
Sành điệu không còi nhiều như nghiện nhưng còi khủng bố và điên loạn hơn. Thành phần của quân khủng bố sành điệu này thì ngoài quân chính qui - ô tô, quân địa phương - xe máy còn có cả dân quân, du kích là các chiến sĩ xe đạp. Chỉ cần bỏ ra khoảng 1 triệu đồng là sành điệu có thể cho thiên hạ thấy mình khác người và điên đến mức nào. Xe máy lắp còi hơi ô tô ư? Chuyện nhỏ. Còi xe của sành điệu còn có thể là tiếng hú của xe cứu thương, xe cảnh sát, tiếng chó sủa, mèo kêu, bò rống, tiếng réo của lợn đang cơn động cỡn, hay thậm chí là tiếng rên khóc, tiếng hú hét, tiếng cười rùng rợn…Mà đấy mới chỉ là còi âm thanh đơn dành cho sành điệu nửa mùa thôi, chứ dân chơi bây giờ còi phải là âm thanh hỗn hợp, âm thanh đa phương tiện cơ. Các dân chơi “xịn” này mà kết nhóm với nhau, cùng nổi hứng yêu âm nhạc lên thì… “Thôi rồi Lượm ơi. Chú đồng chí nhỏ. Một dòng máu tươi”. Máu đây là máu chảy ra từ tai người đi đường.
• Và… còn nhiều.
Ôi thôi là còi. Còi cướp đường của các bác taxi. Các bác vừa còi vừa đi, không, phải là vừa phi mới đúng. Công an chặn lại bác cũng phi, công an phải đu toòng teng trên mui xe bác vẫn cứ vừa phi vừa còi. Hay còi mồm, còi tay của các bác xe khách liên tỉnh. Vân vân và vân vân.
Thành phố nào mà không có tiếng ồn, mà chả có tiếng còi. Có những tiếng còi thật thân thương, thật bịn dịn như tiếng còi tàu ở ga Hà Nôi, nó báo hiệu giờ chia ly sắp đến, nhưng cũng báo hiệu cho những cuộc hội ngộ sẽ diễn ra ở đâu đó trong một vài giờ nữa trên suốt chiều dài đất nước. Có tiếng còi đã đi vào lịch sử như tiếng còi trên nóc Nhà hát Lớn. Trong mưa bom bão đạn của trận Điện Biên Phủ trên không, tiếng còi vẫn vang xa, bao bọc, che chở và rồi trở thành biểu tượng cho một Hà Nội anh hùng và chiến thắng.
Nhưng ở Hà Nội, giờ đây tiếng còi đang được phổ cập hóa, được dùng vô tôi vạ, mọi lúc mọi nơi, nằm ngoài luật giao thông và nhiều khi chúng hoàn toàn vô ích nếu không muốn nói là phản tác dụng. Hà Nội đang trên đường trở thành một vương quốc còi xe với phương châm “còi xe là vũ khí” mở đường và đi cùng với nó là nỗi thống khổ, phiền toái của hàng triệu học sinh, sinh viên, người già, bệnh nhân… tất nhiên cả bạn và tôi, những người hay bấm còi vì sự căng thẳng không ngừng nghỉ mà nó gây ra trên khắp các nẻo đường Hà Nội.
Á à, cụ chủ xe đây roài, xin lỗi cụ vì chưa được phép của cụ mà em đã post hàng của cụ lên đây ạ.
Hôm đó ở quán bia 89 LVL ra thấy hay quá nên làm cái thớt để bà con OF được chiêm ngưỡng và học hỏi ạ!
Rất mong diện kiến cụ để học hỏi!
 

hoatra

Xe điện
Biển số
OF-118695
Ngày cấp bằng
30/10/11
Số km
3,106
Động cơ
411,596 Mã lực
Nơi ở
Nơi vẫn ở
ở VN mình dùng còi(kèn) vô tội vạ, ở Châu âu, Mỹ hay đơn giản nhất sang Singapore, còi là chủi nhau. Nhưng ở mình mà không pim pim một cái, lúc lỡ quệt thì sẽ tội nặng hơn, tóm lại, còi chả chết ai, lại được tiếng thông báo đã xin đg
 

kieninlove

Xe tăng
Biển số
OF-5186
Ngày cấp bằng
6/6/07
Số km
1,268
Động cơ
556,290 Mã lực
Em hỏi khí ko phải có bao giờ Cụ bị gọi điện chửi chưa ợ :))[/QUOTE

chưa cụ ah, vì em toàn để giấy mătj sau, các cụ ấy dùng kính lúp soi được số của em thì mới em mới được nghe chửi ah ;))...tiếc thế ....(e fun tí' =)) )
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top