- Biển số
- OF-41910
- Ngày cấp bằng
- 30/7/09
- Số km
- 25,867
- Động cơ
- 1,874,118 Mã lực
- Nơi ở
- Đâu đó
- Website
- www.otofun.net
Kính thưa các cụ, các mợ.
Chưa bao giờ tình trạng giao thông ở VN nói chung và ở HN nói riêng tồi tệ như hiện nay. Chính vì thế, song song với những biện pháp của cơ quan chính quyền, OF cũng đã phát động chương trình: “Chung tay xây dựng văn hóa giao thông” vào ngày 18/12/2011 và đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ của ofers và chính quyền. Một chương trình tuy chưa triệt để làm giảm đi sự hỗn loạn của giao thông HN, nhưng phần nào hạn chế sự hỗn loạn đó.
Ảnh: Biển người
Chúng ta biết rằng năm 2012 sẽ là năm khó khăn hơn về giao thông. Vì sao? Vì chính quyền đang triển khai xây dựng những cầu vượt ở các ngã tư. Muốn xây dựng được thì phải rào, chắn đường để thi công. Điều này làm giảm đi diện tích lưu thông của phương tiện.
Chung tay cùng chính quyền phần nào hạn chế sự hỗn loạn của giao thông. Chúng ta phải làm gì? Phải chăng đó là cũng nhau xây dựng văn hóa giao thông? Vậy văn hóa giao thông là gì? Em tin rằng rất nhiều cụ, mợ trên này rõ hơn em, tuy nhiên em vẫn xin được sơ lược như sau:
Văn hóa khi tham gia giao thông – một bộ phận của văn hóa nơi công cộng, là tập hợp các cách thức xử sự, ứng xử, chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông, là tuân thủ của các chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thông.
1/ Tính pháp lý khi tham gia giao thông:
Văn hóa giao thông chính là chúng ta phải chấp hành đúng, gương mẫu và tự giác đối với Luật Giao thông đường bộ. Theo đó, hành vi xử thế trước hết phải đặt ý thức tự giác lên hàng đầu, tiếp đến là thực hiện đúng luật định, gương mẫu và tôn trọng những người liên quan, bảo đảm an toàn tài sản, an toàn công cộng và trật tự công cộng.
Tuy nhiên, thật buồn thay khi hằng ngày chúng ta bắt gặp các hành động: Vượt đèn đỏ, dừng đổ đèn đỏ không đúng quy định, chen lấn làn, bóp còi inh ỏi, bật pha trong phố, đi ngược chiều…mặc nhiên diễn ra. Điều này gây bao nhiêu phiền toái cho những người còn lại?
Ảnh 1: Dừng đèn đỏ
Ảnh 2: Leo vỉa hè
Ảnh 3: Lấn làn
Ảnh 4: Đèn pha
Ảnh 5: Đi ngược chiều
Ảnh 6: Hỗn loạn
Ảnh 7: Phân làn
2/ Tính cộng đồng khi tham gia giao thông:
Đấy là việc xử sự, là mối quan hệ giữa con người với con người khi tham gia giao thông giúp người khác bị rủi ro khi tham gia giao thông, như cấp cứu người bị nạn, chủ động đưa người già, yếu, trẻ nhỏ qua đường; cùng với cảnh sát giao thông phê bình, ngăn chặn hành vi sai phạm của người khác; thấy các sự cố về đường sá, phương tiện, phải kịp thời báo hiệu, thông báo cho nơi liên quan, để kịp thời ngăn chặn xử lý.
Hàng ngày chúng ta đọc báo thấy có bao nhiêu cuộc đâm chém nhau dẫn đến thương vong vì những nguyên nhân rất nhỏ, trong đó mấy năm gần đây nổi lên việc va chạm giao thông, thái độ ứng xử với nhau không phù hợp. Có bao nhiêu ánh mắt vô cảm người khác gặp tai nạn….
Chúng ta đã để những lo toan về cơm áo gạo tiền, đặt nặng sự an toàn của bản thân mình lên cao nhất, dần dần tạo nên tính ích kỷ bản thân đối với cộng đồng. Tham gia giao thông chỉ biết chen lấn, làm sao nhích lên nhanh hơn người khác một tí. Mà có biết rằng chúng ta chi cần nhường nhau một tí, một lúc là có thể k đến nỗi nào bị tắc đường.
Nhưng thật vui biết bao khi ngay trên OF chúng ta có những gương sáng, những hành động để chúng ta suy ngẫm và học tập: Như cụ khoaquay, cụ Pitt, cụ 29M – 1732 và mới đây nhất là cụ Công Nông….
Vì một tương lai giao thông tươi sáng, vì một thế hệ để con em chúng ta noi gương và học tập. Một mình chúng em không làm được. Chúng em thành khẩn kêu gọi tất cả thành viên OtoFun cùng chúng em Chung tay xây dựng văn hóa giao thông. Thể hiện qua những ý kiến đóng góp cho chương trình, những cam kết của các cụ, các mợ về quyết tâm xây dựng văn hóa giao thông.
Bài của em hơi dài, em rất biết ơn các cụ, mợ nào kiên nhẫn đọc xong đến những dòng cuối này có gì thiếu sót mong các cụ, các mợ góp ý và lượng thứ cho em.
Trân trọng!
Chưa bao giờ tình trạng giao thông ở VN nói chung và ở HN nói riêng tồi tệ như hiện nay. Chính vì thế, song song với những biện pháp của cơ quan chính quyền, OF cũng đã phát động chương trình: “Chung tay xây dựng văn hóa giao thông” vào ngày 18/12/2011 và đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ của ofers và chính quyền. Một chương trình tuy chưa triệt để làm giảm đi sự hỗn loạn của giao thông HN, nhưng phần nào hạn chế sự hỗn loạn đó.
Ảnh: Biển người
Chúng ta biết rằng năm 2012 sẽ là năm khó khăn hơn về giao thông. Vì sao? Vì chính quyền đang triển khai xây dựng những cầu vượt ở các ngã tư. Muốn xây dựng được thì phải rào, chắn đường để thi công. Điều này làm giảm đi diện tích lưu thông của phương tiện.
Chung tay cùng chính quyền phần nào hạn chế sự hỗn loạn của giao thông. Chúng ta phải làm gì? Phải chăng đó là cũng nhau xây dựng văn hóa giao thông? Vậy văn hóa giao thông là gì? Em tin rằng rất nhiều cụ, mợ trên này rõ hơn em, tuy nhiên em vẫn xin được sơ lược như sau:
Văn hóa khi tham gia giao thông – một bộ phận của văn hóa nơi công cộng, là tập hợp các cách thức xử sự, ứng xử, chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông, là tuân thủ của các chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thông.
1/ Tính pháp lý khi tham gia giao thông:
Văn hóa giao thông chính là chúng ta phải chấp hành đúng, gương mẫu và tự giác đối với Luật Giao thông đường bộ. Theo đó, hành vi xử thế trước hết phải đặt ý thức tự giác lên hàng đầu, tiếp đến là thực hiện đúng luật định, gương mẫu và tôn trọng những người liên quan, bảo đảm an toàn tài sản, an toàn công cộng và trật tự công cộng.
Tuy nhiên, thật buồn thay khi hằng ngày chúng ta bắt gặp các hành động: Vượt đèn đỏ, dừng đổ đèn đỏ không đúng quy định, chen lấn làn, bóp còi inh ỏi, bật pha trong phố, đi ngược chiều…mặc nhiên diễn ra. Điều này gây bao nhiêu phiền toái cho những người còn lại?
Ảnh 1: Dừng đèn đỏ
Ảnh 2: Leo vỉa hè
Ảnh 3: Lấn làn
Ảnh 4: Đèn pha
Ảnh 5: Đi ngược chiều
Ảnh 6: Hỗn loạn
Ảnh 7: Phân làn
2/ Tính cộng đồng khi tham gia giao thông:
Đấy là việc xử sự, là mối quan hệ giữa con người với con người khi tham gia giao thông giúp người khác bị rủi ro khi tham gia giao thông, như cấp cứu người bị nạn, chủ động đưa người già, yếu, trẻ nhỏ qua đường; cùng với cảnh sát giao thông phê bình, ngăn chặn hành vi sai phạm của người khác; thấy các sự cố về đường sá, phương tiện, phải kịp thời báo hiệu, thông báo cho nơi liên quan, để kịp thời ngăn chặn xử lý.
Hàng ngày chúng ta đọc báo thấy có bao nhiêu cuộc đâm chém nhau dẫn đến thương vong vì những nguyên nhân rất nhỏ, trong đó mấy năm gần đây nổi lên việc va chạm giao thông, thái độ ứng xử với nhau không phù hợp. Có bao nhiêu ánh mắt vô cảm người khác gặp tai nạn….
Chúng ta đã để những lo toan về cơm áo gạo tiền, đặt nặng sự an toàn của bản thân mình lên cao nhất, dần dần tạo nên tính ích kỷ bản thân đối với cộng đồng. Tham gia giao thông chỉ biết chen lấn, làm sao nhích lên nhanh hơn người khác một tí. Mà có biết rằng chúng ta chi cần nhường nhau một tí, một lúc là có thể k đến nỗi nào bị tắc đường.
Nhưng thật vui biết bao khi ngay trên OF chúng ta có những gương sáng, những hành động để chúng ta suy ngẫm và học tập: Như cụ khoaquay, cụ Pitt, cụ 29M – 1732 và mới đây nhất là cụ Công Nông….
Vì một tương lai giao thông tươi sáng, vì một thế hệ để con em chúng ta noi gương và học tập. Một mình chúng em không làm được. Chúng em thành khẩn kêu gọi tất cả thành viên OtoFun cùng chúng em Chung tay xây dựng văn hóa giao thông. Thể hiện qua những ý kiến đóng góp cho chương trình, những cam kết của các cụ, các mợ về quyết tâm xây dựng văn hóa giao thông.
Bài của em hơi dài, em rất biết ơn các cụ, mợ nào kiên nhẫn đọc xong đến những dòng cuối này có gì thiếu sót mong các cụ, các mợ góp ý và lượng thứ cho em.
Trân trọng!
Chỉnh sửa bởi quản trị viên: