Nhà mình cũng toàn cụ có bảo hiểm chi trả đấy chứ cụ, dưng vẫn phải xuống hét ít nhất vài tiếng cho đám đông đi đường biết ta là ai, có cụ chân tay khỏe còn tổ chức hội thi Phù Đổng với nhau luôn. Nó là cái truyền thống hừng hực rồi.
Vâng thật đúng như cụ nói, và còn thêm phần chính nữa là cố làm sao bỏ túi dăm bảy triệu để hỉ hả đã bắt nạt được một thằng người.
Luật pháp thời kỳ hoang dại nên con người đối xử với nhau cũng hoang dại.
Trong trường hợp đã mua bảo hiểm(một trong 2 người) mà cố tình dùng luật thôn bản bắt vạ làng thì sẽ bị xử phạt theo chế tài hành chính dân sự và phạt tù theo hình sự thì mới có hơi hướng văn minh. Những điều này với người vô tâm tưởng vô hại nhưng dưới con mắt của các nhà xã hội học thì đó là mầm mống tai ương của ứng xử xã hội loài người.
Hồi nhỏ em đi học bằng xe đạp, các anh lớn đạp chậm rề rề rồi lừa cho đi lên sau đó dàn hàng ngang ra chèn cho va vào một ông làm bật tung cái tanh giữ gác đờ bu đằng trước, mà xe hồi xưa đi đường không cần dùng chuông và vừa đi vừa rải vật thể lạ chứ không tốt như xe bây giờ. Ông anh ấy xuống xe hùng hổ thu cặp sách rồi xem từ đầu xe đến cuối xe và kết quả bắt đền được của em mấy ngàn tiền làm gãy đũa ông ấy, mặc dù mấy chiếc đũa gãy đã han gỉ vết gãy... mếu máo xin mãi mới được lấy cặp để đi học và mặc dù nhà em hồi đó nghèo lắm nhưng ngày hôm sau Ba em phải tặc lưỡi đưa cho con mấy ngàn đồng để đi đền cái vạ làng, kẻo thằng con trai không đi học được vì bị ông anh đó chăn. Hôm sau gặp lại ở đoạn ấy em trả tiền, vợ ông ấy nhìn thấy chửi cho ông ấy te tua thế mà ông anh ấy vẫn cầm tiền cười tươi rói, người tốt "The Good" ở chung được với kẻ xấu "The Ugly" là bài học xã hội đầu đời của em đấy!
Câu chuyện vài chục năm trước cí thời "xe đạp ơi" của em là thế và giờ đây xã hội vẫn hoang dã như xưa!