[Funland] Vận hạn tuổi 49

Tueminh2626

Xe điện
Biển số
OF-481687
Ngày cấp bằng
3/1/17
Số km
3,494
Động cơ
232,626 Mã lực
Tuổi
49
DẠY CON NIỆM PHẬT

Diệu Âm Lệ Hiếu


* Con người sống trên đời cần nên tạo phước đức

Là người Phật tử, tôi biết được một sự thật là tiền tài, quyền lực, địa vị, danh vọng không thể che chở cho con mình mỗi khi gặp tai họa mà chỉ có phước đức, công đức mới là chiếc áo giáp vô hình chắc chắn khiến cho con mình có thể vượt qua bao nhiêu khó khăn hiểm trở trong cuộc đời.

Tôi lấy sự kiện sóng thần Nhật Bản năm 2011 làm minh chứng, thiên tai đó đã cướp đi biết bao nhiêu sinh mạng nhưng trong đó có một em bé bốn tháng tuổi lại may mắn sống sót. Trải qua ba ngày sau cơn sóng thần động đất, người ta mới tìm ra em và đưa em về đoàn tụ cùng gia đình. Cha mẹ cũng không bảo vệ em được. Bởi vì khi đó, bản thân họ cũng phải chống chọi với tử thần. Vậy lúc đó, ai che chở cho em? Chỉ có phước đức của em mới tự bảo vệ mình.

Bản thân tôi cũng là một ví dụ. Năm lên 12 tuổi, một hôm tôi ngồi chơi, vô tình chạm tay vào sợi dây điện 220V hở múi nên bị giật. Ba tôi ngồi ở cái bàn phía sau lưng tôi mà không biết gì cả, mặc dù lúc đó trong tâm thức tôi gào lên: “Ba ơi cứu con!” Trong lúc tuyệt vọng, tôi buông thả sợi dây điện rớt xuống đất, nhờ vậy mà thoát chết. Sau đó, tôi hỏi lại thì ba tôi bảo không nghe, không biết gì việc tôi bị điện giật, dù rằng ông ở cách tôi chưa đầy bốn mét. Cha mẹ ở bên cạnh đó nhưng cũng không thể bảo vệ được con mình huống gì là ở xa? Sau ấn tượng đó, không bao giờ tôi quên; nếu như thiếu phước có lẽ tôi cũng vĩnh viễn ra đi.

Nhờ vậy mà tôi rút ra được bài học, “con người sống trong đời mà thiếu phước đức thì mọi việc đều hỏng, khổ đau sẽ triền miên.”

* Vì sao tôi dạy con mình niệm Phật?

Người xưa thường nói: “Dạy con từ thuở còn thơ…..”

Là gia đình Phật tử, hai vợ chồng tôi tu tập tại gia và hướng dẫn các con làm theo những điều tốt, điều thiện. Tôi thường nói với các con mình: “Các con à! Không ai có thể che chở được cho các con ngoại trừ các con. Các con phải cố gắng niệm Phật, bởi vì công đức niệm Phật rất lớn. Đó chính là áo giáp an toàn nhất có thể che chở cho các con chứ không phải ba mẹ hay của cải vật chất. Các con hãy ghi nhớ kỹ điều này.”

Khi tôi có thai các bé thì tôi không hiểu nhiều về Phật pháp nên tôi không thể giáo dục con lúc còn ở trong thai kỳ như các Quý Thầy đã dạy. Vì vậy, bây giờ tôi dạy các con hướng về thiện. Các cháu còn nhỏ nên tôi nghe lời Pháp sư Tịnh Không giảng, thường cho các cháu xem các phim về Nhị Thập Tứ Hiếu, Câu Chuyện Nhân Quả (Cảm Ứng Thiên), Phép Tắc Người Con. Quan niệm của vợ chồng tôi là phải dạy cho các cháu đạo đức, nhân quả khi các cháu còn nhỏ. Sau này nhất định các cháu sẽ trở thành những người có ích cho gia đình và xã hội. Các bậc cha mẹ đừng để con mình lớn rồi mới dạy thì sẽ gặp nhiều khó khăn; bởi vì tính cách hình thành từ bé đã ăn sâu nên khó thay đổi. Nếu như con cái lớn rồi mà tính cách đã quá xấu thì cha mẹ phải thành tâm niệm Phật hồi hướng cho con may ra mới có thể thay đổi được.

Khi tôi học Phật, được biết đến uy lực của câu vạn đức hồng danh A Di Đà Phật thì cảm xúc không thể tả. Công đức niệm danh hiệu Ngài quả thật không thể nghĩ bàn. Chính mắt tôi thấy, tai nghe những câu chuyện về bạn đồng tu, những người niệm Phật thật nhiệm mầu rất chân thật, nhiệm mầu nhất vẫn là một đời này có thể giải thoát khỏi sanh tử luân hồi. Trong cuộc sống xung quanh và ngay trong cuộc sống gia đình tôi cũng cảm nhận được có Phật lực gia trì mỗi khi gặp một chuyện gì đó tổn hại.

Con còn nhỏ không thể giải thích tường tận, nên chúng tôi chỉ khuyến khích các cháu hàng ngày lên trên gác thờ Phật, niệm danh hiệu Phật khoảng mười lăm phút, cũng phát nguyện vãng sanh và hồi hướng về Tây phương. Tuy là thời khóa ít, nhưng hạt giống Bồ-đề cứ gieo cho các cháu cho đến khi trưởng thành chắc chắn sẽ có được lợi ích.

Làm cha mẹ ai cũng mong muốn đem lại những gì quý nhất, tốt nhất để lại cho các con. Tôi lại nói với con: “Trong cuộc đời này, mẹ chỉ biết có một thứ mà không của cải quý giá nào sánh bằng mà ba mẹ có được dành cho các con bằng công đức của việc niệm danh hiệu “A Di Đà Phật”. A Di Đà Phật là VÔ LƯỢNG QUANG, VÔ LƯỢNG THỌ, VÔ LƯỢNG CÔNG ĐỨC, VÔ LƯỢNG TRÍ TUỆ, cái gì Ngài cũng vô lượng. Các con niệm Phật thì bao nhiêu công đức của Phật, cái quả mà Ngài đã thành tựu được con mang đến làm nhân cho mình rồi. Vậy quả của mình cũng sẽ thành Phật trong tương lai, nhân nào quả nấy. Khi con niệm A Di Đà Phật thì người con sẽ có một ánh sáng phát ra, ánh sáng này khiến cho yêu ma quỷ quái và mọi thứ xấu không thể đến gần con được”.

Tôi dạy thêm cho con: “Trong thế gian này ngoài niệm Phật A Di Đà ra các con nên niệm thêm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát. Ngài đại từ đại bi thường cứu khổ cho nhân gian rất là nhiều. Ngài sẽ che chở cho các con mỗi khi lâm nạn”. Kể cho các cháu nghe một vài chuyện thật về cảm ứng của Ngài cứu khổ trong cuộc sống này và cho các cháu xem thêm đĩa Sự Tích Quán Thế Âm Bồ Tát giúp các cháu tăng thêm niềm tin. Và chính niềm tin này sẽ tạo nên cảm ứng.

Là người học Phật, tất cả chúng ta đều biết mỗi người có một nghiệp riêng. Cha mẹ hay con cái cũng vậy. Cho nên ngoài việc khuyên con niệm Phật, chúng tôi dạy cho con ăn chay, giúp đỡ người khác, biết bố thí, phóng sanh và cúng dường Tam bảo….để các con tự tạo phước báo cho riêng mình. Và đó chính là áo giáp vô hình che chở cho các cháu, hơn tất cả tiền bạc và quyền lực cũng không che chở được. Bên cạnh đó, việc hướng dẫn cho con biết tốt xấu, biết nhân quả, sống biết yêu thương chia sẻ là những bài học giáo dục đầu tiên khi con vừa chuẩn bị vào tiểu học thiết nghĩ rất quan trọng. “Tiên học lễ, hậu học văn” – câu nói này của người xưa không bao giờ thừa. Khi trẻ còn nhỏ mà biết hiếu, nghĩa, yêu thương, nhân quả thì tương lai các bé sẽ là một người có ích cho xã hội và ngược lại nếu như trẻ khi còn nhỏ chỉ biết hưởng thụ, quen được cung phụng và sống ích kỷ, không biết nhân quả thì cho dù tương lai có giàu sang hay quyền lực bao nhiêu thì cũng hỏng, đều là không tốt cho gia đình và cả xã hội. Thời nay chúng ta có thể thấy nhiều, rất nhiều vị đều có tài nhưng thiếu đạo đức – đã làm tổn hại cho xã hội biết bao nhiêu. Từ thực tiễn này nên chúng ta cần chú ý kỹ việc dạy con lúc còn thơ. Hạt giống trồng không tốt nó sẽ cho ra trái đắng, nếu biết cách chăm sóc thì nó sẽ trở thành trái ngọt. Tất cả đều tùy thuộc vào mình – bậc phụ huynh chúng ta. Nhờ Phật pháp tôi hiểu được những điều này, cũng nhờ Phật pháp mà tôi biết đến công đức niệm Phật rất vi diệu, nhiệm mầu không thể nghĩ bàn. Đó cũng chính là lý do mà tôi muốn các con mình niệm Phật.
 

Tueminh2626

Xe điện
Biển số
OF-481687
Ngày cấp bằng
3/1/17
Số km
3,494
Động cơ
232,626 Mã lực
Tuổi
49
PHƯƠNG PHÁP TIÊU TRỪ TAI NẠN

Ấn Quang Đại Sư, tổ thứ 13 của Tịnh Độ Tông, hoá thân của Đại Thế Chí Bồ Tát giảng tại Pháp Hội Hộ Quốc Tức Tai Thượng Hải 1936


Mục đích của pháp hội lần này là hộ quốc tức tai. Làm sao để đạt được mục đích đó? Tôi cho rằng phương pháp căn bản là Niệm Phật bởi vì sát kiếp và hết thảy tai nạn đều do ác nghiệp của chúng sanh chiêu cảm. Nếu tất cả mọi người đều niệm Phật thì nghiệp này sẽ xoay chuyển được. Nếu chỉ có một ít người niệm Phật thì nghiệp ấy cũng có thể giảm khinh. Pháp môn Niệm Phật tuy là vì cầu sanh Tịnh Độ, liễu thoát sanh tử mà lập ra, nhưng sức tiêu trừ nghiệp chướng của nó thật cũng cực kỳ lớn lao.

Người chân chánh niệm Phật trước hết ắt phải ngăn tà, giữ lòng thành, giữ vẹn đạo nghĩa, tận hết bổn phận, đừng làm các điều ác, vâng làm các điều thiện. Cần nhất là phải hiểu rõ nhân quả, tự hành, dạy người hành. Hiện tại không có bậc Thánh để gần gũi, bao tà thuyết tàn hại nhân nghĩa đều là do bọn Tống Nho bài bác nhân quả - luân hồi đến nỗi sanh ra ác quả này. Nếu như ai cũng hiểu rõ lý nhân quả thì chẳng một ai dám xướng lên những thuyết sai lầm ấy cả.

Trong thế gian, người tốt hoàn toàn chẳng biến cải rất ít, kẻ xấu hoàn toàn chẳng biến cải cũng rất ít; đa số là kẻ lúc thượng, lúc hạ, khi tốt, khi xấu, cho nên giáo hóa là điều tối khẩn yếu vậy. Khổng Tử nói: “Chỉ bậc thượng trí và kẻ hạ ngu là chẳng thay đổi”. Chỉ cần ra sức giáo hóa thì không một ai là chẳng thể khiến họ cải ác quy thiện, buông dao đồ tể, lập địa thành Phật. Chỉ là do nơi con người tin tưởng, tận lực mà hành thôi.

Phàm là người học Phật thì có một việc bắt buộc phải chú ý là rất cần kiêng ăn mặn vì ăn mặn sẽ tăng trưởng sát cơ. Con người cùng hết thảy động vật cùng sanh trong vòng trời đất, tâm tánh vốn là bình đẳng, chỉ vì ác nghiệp nhân duyên đến nỗi hình thể sai khác quá xa. Nếu đời này quý vị ăn thịt chúng nó, đời mai sau chúng nó sẽ ăn thịt quý vị. Oan oan tương báo, đời đời sát cơ chẳng có lúc nào kết thúc. Nếu như ai ai cũng ăn chay được thì sẽ bồi dưỡng tâm từ bi của chính mình, tránh khỏi sát cơ. Nếu không, dù cho niệm Phật, nhưng chỉ lo sướng miệng, vui bụng, ăn đẫy thức tanh hôi, có được lợi ích mấy nhờ học Phật đâu!
Muốn nói đến “hộ quốc tức tai” thì trước hết phải biết là “hộ quốc” (giữ gìn đất nước) như thế nào? “Tức tai” (dứt trừ tai nạn) như thế nào?

Tôi cho rằng muốn đạt đến mục đích ấy, có hai biện pháp: Một là lâm thời, hai là bình thời. Nếu lúc bình thời có thể ăn chay niệm Phật để cầu hộ quốc tức tai thì thật là có công đức vô hạn; mà lúc lâm thời, dốc lòng thành kính cầu nguyện giữ yên đất nước, dứt bặt tai nạn cũng có hiệu lực tương đương; nhưng vẫn chẳng bằng lúc bình thời mọi người hộ quốc tức tai thì hay hơn. Bởi lẽ, nếu bình thời đại chúng ăn chay niệm Phật, do nguyện lực tiếp nối nên tà khí tiêu trừ, chánh khí tăng trưởng, ai nấy giữ tấm lòng tốt, nói lời tốt, làm việc tốt thì tự nhiên quốc gia được giữ vững, tai họa chẳng khởi vậy.

Sách xưa có ghi: “Thánh nhân chẳng trị lúc đã bệnh, trị lúc chưa bệnh; chẳng trị lúc đã loạn, trị từ lúc chưa loạn”. Bởi lẽ, đã loạn thì trị khó bình, trị từ lúc chưa loạn thì dễ an. Trị quốc giống như trị bịnh, có cách trị nơi ngọn, có cách trị nơi gốc. Trị bệnh là trị khi đã loạn. Bệnh đã phát thì tìm lấy cách trị có hiệu quả nhanh chóng, chẳng được không đau đầu lại trị bệnh đầu, đau chân thì chữa nơi chân, trị cái ngọn (triệu chứng) trước. Cái ngọn đã lành, sau đấy mới trị cái gốc khiến cho khí huyết lưu thông điều hòa, khỏe khoắn, sảng khoái. Gốc đã mạnh khỏe thì tự nhiên tinh thần phấn chấn, khả dĩ hăng hái ra sức.

Hiện thời, quốc gia nguy nan như thể ngàn cân treo sợi tóc. Tôi cho rằng hiện tại muốn bàn đến chuyện trị quốc thì phải trị cả ngọn lẫn gốc cùng lúc. Cách kiêm trị không chi tốt hơn là trước hết phải niệm Phật, tận lực làm lành, kiêng giết chóc, ăn chay, và hiểu sâu xa lý nhân quả trong ba đời. Kiếp vận hiện tại của thế giới, những tai nạn chúng ta phải chịu đựng đều là do quá khứ tạo nhiều ác nghiệp đến nỗi hiện tại cảm thọ khổ quả. Do đó, biết rằng: những ác quả này là do ác nhân trong quá khứ tạo thành. Muốn tránh khổ quả phải dứt khổ nhân. Quá khứ đã gieo khổ nhân thì chỉ niệm Phật, sám hối mới tiêu trừ được nổi.

Hiện tại nếu chẳng gieo khổ nhân nữa thì tương lai sẽ khỏi phải chịu khổ quả. Khổ nhân là gì? Là ba độc tham, sân, si. Thiện nhân là gì? Nếu ai ai cũng hiểu rõ lẽ nhân quả thì chẳng làm các điều ác, vâng làm các điều lành, tai họa sẽ chẳng từ đâu mà khởi lên được nữa! Nhưng người đời nay chẳng hiểu lý nhân quả nên lắm mối tư dục đầy ắp dạ, không điều ác nào chẳng làm, chỉ biết có mình, chẳng biết có ai khác, nào biết lợi người chính là lợi mình, hại người thật tai hại cho mình.

Vì thế, hằng ngày, tôi thường bảo: “Nhân quả là đại căn bản để thánh nhân trị thiên hạ, để Như Lai cứu độ chúng sanh. Bỏ nhân quả mà toan bàn đến chuyện trị quốc bình thiên hạ khác gì tìm cá trên cây, chưa từng thấy ai tìm được cả!” Phật dạy: “Muốn biết nhân đời trước, xem quả báo đời này. Muốn biết quả mai sau, xem việc làm đời này”. Nếu như những điều mình tạo tác đời này đều là việc ác, đời sau sao khỏi cảnh phải chịu khổ quả cho nổi! Nếu những hành vi đời này đều là việc lành thì đời sau lo chi chẳng hưởng thiện quả!

Kinh Dịch chép: “Nhà tích thiện ắt sự vui có thừa, nhà chất chứa điều chẳng lành, tai ương ắt có thừa” (Tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh. Tích bất thiện chi gia, tất hữu dư ương). Kinh Thư chép: “Tích thiện, giáng chi bách tường. Tích bất thiện, giáng chi bách ương” (Làm lành, trăm điều tốt lành giáng xuống. Làm việc chẳng lành, trăm tai ương đổ xuống). Lý ấy hệt như lý nhân quả của đức Phật ta đã giảng. Chữ “dư” đã nói đó chính là tàn dư của chánh báo, chứ không phải là chánh báo. Chính người ấy trong đời sau tự mình hưởng thụ điều vui mừng hay tai ương chính, còn dư báo lan qua con cháu. Dư báo, dư ương đều là do đời trước tích chứa mà ảnh hưởng đến đời này vậy.

Thế nhân chẳng biết nhân quả, cứ cho sau khi chết đi là đã giải thoát hoàn toàn, không nghĩ rằng sẽ lại có quả báo thiện ác nữa. Đây chính là tà kiến sai lầm nhất của thiên hạ về đời sau vậy. Cần biết là: Người đã chết đi rồi, thần thức chẳng bị diệt theo. Nếu con người biết thần thức chẳng diệt thì ắt sẽ thích làm lành, chẳng dám làm ác. Nếu cho rằng chết đi là hết sẽ chỉ cốt khoái ý chuyện trước mắt, mặc tình phóng túng, không điều ác gì chẳng làm. Hành vi đại nghịch cực ác ấy đều là kết quả của tà kiến đoạn diệt. Nếu hết thảy mọi người thật sự có thể chẳng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành thì tự nhiên thiên hạ thái bình, nhân dân an lạc. Nhưng đấy vẫn chưa phải là biện pháp rốt ráo.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top